- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 4Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 5Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3994/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 20 tháng 10 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỨC HỖ TRỢ THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 5, NGHỊ ĐỊNH SỐ 02/2017/NĐ-CP NGÀY 09/01/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT VÙNG BỊ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI, DỊCH BỆNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về việc: “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước”; Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc: “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước”;
Căn cứ Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 4521/TTr-STC-TCDN ngày 20/10/2017 về việc quy định chi tiết Điều 5, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định chi tiết mức hỗ trợ theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, với những nội dung chính như sau:
1. Hỗ trợ đối với cây trồng:
- Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 triệu đồng/ha.
- Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha.
- Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha.
- Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.
- Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha.
- Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
- Riêng giống khoai tây: hỗ trợ 12.000.000 đồng/ha.
2. Hỗ trợ đối với sản xuất lâm nghiệp:
- Diện tích cây rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trồng trên đất lâm nghiệp, vườn giống, rừng giống bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2,000.000 đồng/ha.
- Diện tích cây giống được ươm trong giai đoạn vườn ươm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha.
3. Hỗ trợ đối với nuôi thủy, hải sản:
- Diện tích nuôi tôm quảng canh (nuôi tôm lúa, tôm sinh thái, tôm rừng, tôm kết hợp) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 5,000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha.
- Diện tích nuôi cá truyền thống, các loài cá bản địa bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 8,600,000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 5,000.000 đồng/ha.
- Diện tích nuôi tôm sú bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 7.100.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 5,000.000 đồng/ha.
- Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 25.500,000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000,000 đồng/ha.
- Diện tích nuôi nhuyễn thể bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 40.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha,
- Lồng, bè nuôi nước ngọt bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ từ 8.600,000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 5.000.000 đồng/100 m3 lồng.
- Diện tích nuôi cá rô phi đơn tính thâm canh bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 25.500.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha.
- Lồng, bè nuôi trồng ngoài biển (xa bờ, ven đảo) bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 18.000.000 đồng/100 m3 lồng; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 12.500.000 triệu đồng/100 m3 lồng.
- Diện tích nuôi trồng các loại thủy, hải sản khác bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha.
4. Hỗ trợ đối với nuôi gia súc, gia cầm:
a) Thiệt hại do thiên tai:
- Gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 15.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 28.000 đồng/con;
- Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 350.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 730.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con;
- Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 6.600.000 đồng/con;
- Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.300.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 4.100.000 đồng/con;
- Hươu, nai, cừu, dê, hỗ trợ 1.800.000 đồng/con.
b) Thiệt hại do dịch bệnh:
Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ sản xuất có gia súc, gia cầm phải tiêu hủy bắt buộc do mắc bệnh dịch hoặc trong vùng có dịch bắt buộc phải tiêu hủy với mức hỗ trợ cụ thể như sau:
- Hỗ trợ 38.000 đồng/kg hơi đối với lợn;
- Hỗ trợ 45.000 đồng/kg hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai;
- Hỗ trợ 35.000 đồng/con gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).
Điều 2. Nguồn kinh phí hỗ trợ:
- Từ nguồn Trung ương hỗ trợ 70% (theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ).
- Từ nguồn ngân sách tỉnh 30%.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Đối tượng, nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ; trình tự, thủ tục hỗ trợ:
Thực hiện theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
2. Trách nhiệm của các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan.
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra, lập dự toán kinh phí hỗ trợ thiệt hại gửi Sở Tài chính thẩm định.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các hộ sản xuất bị thiệt hại đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chính sách và mức quy định.
- Chủ trì tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan Trung ương kết quả thực hiện cơ chế, chính sách theo quy định.
b) Sở Tài chính:
- Thẩm định kinh phí hỗ trợ thiệt hại trình Chủ tịch UBND tỉnh hỗ trợ theo quy định; đồng thời tổng hợp, báo cáo Bộ Tài chính bổ sung kinh phí thực hiện cơ chế chính sách.
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh quyết toán hỗ trợ chính sách và thẩm định, tổng hợp quyết toán theo quy định.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Tổng hợp tình hình thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra, lập dự toán kinh phí hỗ trợ thiệt hại gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính.
- Triển khai thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp đến các hộ sản xuất bị thiệt hại đảm bảo công khai, minh bạch, đúng chính sách và mức quy định. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật Nhà nước về các quyết định của mình theo quy định.
- Tổng hợp, báo cáo quyết toán kinh phí gửi Sở Tài chính và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ quyết toán theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 23/2019/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025
- 2Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước
- 4Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 5Thông tư 342/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 23/2019/QĐ-UBND quy định về hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019-2025
- 7Nghị quyết 11/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 8Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Quyết định 3994/QĐ-UBND năm 2017 quy định về mức hỗ trợ theo quy định tại Điều 5, Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- Số hiệu: 3994/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Đức Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/10/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực