ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 396/QĐ-UBND | Khánh Hòa, ngày 11 tháng 02 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại văn bản số 196/STP-KTVB ngày 29/01/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 3.Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 11/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về cơ chế phối hợp giữa Sở Tư pháp với các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (sau đây gọi là cơ quan), Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (sau đây gọi là đơn vị) trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Nguyên tắc, hình thức phối hợp
1. Hoạt động phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, địa phương và những quy định pháp luật có liên quan, nhằm đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, chủ động và trách nhiệm để đảm bảo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được tiến hành thường xuyên, toàn diện, công khai.
2. Hoạt động phối hợp được thực hiện thông qua các hình thức:
- Báo cáo của các cơ quan, địa phương trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
- Phối hợp tổ chức các hoạt động điều tra, khảo sát;
- Phối hợp kiểm tra về tình hình theo dõi thi hành pháp luật;
- Phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến tình hình tuân thủ pháp luật.
1. Phối hợp xem xét, đánh giá tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
2. Phối hợp xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật;
3. Phối hợp xem xét, đánh giá tình hình tuân thủ pháp luật;
4. Phối hợptrong hoạt động kiểm tra việc thi hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý xử lý vi phạm hành chính;
5. Phối hợp xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
1. Các cơ quan:
- Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, qua kết quả rà soát kiến nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời bổ sung, sửa đổi, thay thế, đình chỉ thi hành hoặc ban hành văn bản mới nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, các cơ quan gửi đề nghị xây dựng Quyết định, Chỉ thị của UBND tỉnh trong năm tiếp theo đến Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tư pháp để tổng hợp xây dựng Chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần tham mưu ban hành.
- Thường xuyên theo dõi, đối chiếu với chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh để phát hiện các văn bản chưa được ban hành hoặc ban hành chậm hơn tiến độ thời gian yêu cầu, xác định nguyên nhân và kiến nghị phương án xử lý; phối hợp với Sở Tư pháp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét điều chỉnh chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan rà soát, kiểm tra, phát hiện các văn bản do UBND tỉnh ban hành có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không bảo đảm tính khả thi, không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương để kiến nghị UBND tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 5.Phối hợp trong xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật
1. Các cơ quan, địa phương:
- Thống kê số lượng các đợt tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiến hành theo dõi;
- Đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, phù hợp của hoạt động tập huấn (kiến nghị về nội dung, hình thức tập huấn bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thiết thực); phổ biến pháp luật, tác động của công tác tập huấn, phổ biến pháp luật đến ý thức tuân thủ và mức độ nâng cao nhận thức pháp luật của các cơ quan, tổ chức, công dân;
- Đánh giá về thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức làm công tác thi hành pháp luật trong lĩnh vực theo dõi; các điều kiện về trang thiết bị và cơ sở vật chất đảm bảo việc thi hành pháp luật;
- Kiến nghị các biện pháp để nâng cao chất lượng thi hành pháp luật trong lĩnh vực theo dõi.
2. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổng hợp, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho việc thi hành pháp luật theo Kế hoạch này và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
1. Các cơ quan, đơn vị:
Thống kê các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo triển khai, đôn đốc thực hiện do mình ban hành liên quan đến lĩnh vực theo dõi, đồng thời tổ chức đánh giá về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác trong hướng dẫn áp dụng pháp luật.
2. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị đánh giá về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác trong hướng dẫn áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền.
1. Các cơ quan, đơn vị:
Thông qua hoạt động xử lý vi phạm hành chính, báo cáo, thống kê về tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực theo dõi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân.
2. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện thống kê số liệu về tình hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực theo dõi; đánh giá về mức độ tuân thủ pháp luật của tổ chức, công dân. Trong quá trình đánh giá, cần tập trung theo dõi, đánh giá đối với các loại vi phạm có tính chất phổ biến hoặc nổi lên trong từng thời kỳ, xác định nguyên nhân và kịp thời kiến nghị các giải pháp xử lý.
Điều 8. Phối hợp trong hoạt động kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1. Căn cứ Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của địa phương và các văn bản hướng dẫn có liên quan, Giám đốc Sở Tư pháp đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Đoàn Kiểm tra để kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thực hiện kiểm tra và báo cáo, kiến nghị về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Các cơ quan có trách nhiệm cử đại diện tham gia hoạt động kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Sở Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh trong việc thu thập thông tin theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Điều 10. Phối hợp xây dựng báo cáo tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh
1. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (báo cáo 6 tháng, 1 năm, báo cáo theo lĩnh vực, địa bàn hay báo cáo khác theo yêu cầu cụ thể của cơ quan trung ương, UBND tỉnh) và gửi báo cáo đến Sở Tư pháp theo đúng thời hạn được xác định trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của UBND tỉnh và theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đúng thời gian quy định.
Điều 11. Sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. Thủ trưởng các cơ quan có trách nhiệm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. Sở Tư pháp:
- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên thu thập thông tin kiến nghị của nhân dân về tình hình thi hành pháp luật.
- Phối hợp với Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh thu thập ý kiến của các luật gia, luật sư về các vấn đề pháp lý liên quan đến tình hình thi hành pháp luật.
- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Khánh Hòa, Báo Khánh Hòa thu thập ý kiến phản ánh của dư luận xã hội về tình hình thi hành pháp luật.
- Hướng dẫn và giúp các cơ quan, đơn vị xử lý những vướng mắc phát sinh khi triển khai thực hiện việc theo dõi thi hành pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cử đại diện tham gia các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Điều 12. Trách nhiệm thực hiện
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
- 1Quyết định 07/2014/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 93/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 1117/QĐ-UBND năm 2015 về quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 5Quyết định 234/QĐ-UBND về việc ban hành tỷ lệ quy đổi đơn vị tính đối với một số loại khoáng sản không kim loại áp dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 6Quyết định 560/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 7Quyết định 3877/QĐ-UBND năm 2017 về Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 4Quyết định 07/2014/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 93/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Quyết định 53/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 7Quyết định 1117/QĐ-UBND năm 2015 về quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 8Quyết định 234/QĐ-UBND về việc ban hành tỷ lệ quy đổi đơn vị tính đối với một số loại khoáng sản không kim loại áp dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 9Quyết định 560/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Quyết định 396/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- Số hiệu: 396/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/02/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
- Người ký: Lê Xuân Thân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/02/2015
- Ngày hết hiệu lực: 20/12/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực