Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3953/QĐ-UBND | Vĩnh Yên, ngày 27 tháng 12 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư số: 03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số: 3186/QĐ-UBND ngày 03/9/2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Quy hoạch phát triển ngành Bưu chính, Viễn thông (BCVT) tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số: 56/TTr-STTTT, ngày 09/12/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển BCVT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau:
A. Tên quy hoạch: Quy hoạch phát triển BCVT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
B. Chủ đầu tư: Sở Thông tin và Truyền thông Vĩnh Phúc.
- Phần mở đầu
- Phần I. Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển ngành BCVT
- Phần II. Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển ngành BCVT
- Phần III. Quy hoạch phát triển BCVT tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Phần IV. Giải pháp và tổ chức thực hiện
- Phụ lục
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Bưu chính
- Phát triển bưu chính theo hướng hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố Vĩnh Phúc trong tương lai: tin học hóa, tự động hóa, đa dạng hóa loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Phát triển rộng lĩnh vực hoạt động bưu chính để tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng hoạt động tự chủ.
- Ưu tiên đầu tư phát triển bưu chính cho vùng nông thôn, vùng núi nhằm rút ngắn khoảng cách giữa các vùng trong tỉnh.
- Phát triển bưu chính đi đôi với đảm bảo an ninh – quốc phòng, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển bền vững.
2. Viễn thông
- Phát triển viễn thông đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH (hạ tầng giao thông, đô thị…).
- Xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, độ phủ rộng khắp, tốc độ và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố Vĩnh Phúc trong tương lai.
- Phát triển viễn thông đi đôi với sử dụng hiệu quả hạ tầng ngành viễn thông và các ngành khác; bảo đảm an ninh - quốc phòng, an toàn thông tin, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển bền vững.
II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
1. Mục tiêu
1.1. Bưu chính
- Xây dựng, phát triển mạng lưới bưu chính tỉnh Vĩnh Phúc đạt mức tiên tiến so với các tỉnh, thành trong vùng và cả nước (các chỉ tiêu phổ cập dịch vụ bưu chính, dịch vụ tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin đến cấp xã).
- Đến năm 2020, số dân phục vụ bình quân dưới 8.500 người/điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân dưới 1,5km/điểm phục vụ.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động ngành bưu chính, nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Đa dạng hóa loại hình dịch vụ: dịch vụ tài chính, dịch vụ về bảo hiểm, dịch vụ về ứng dụng công nghệ thông tin…
- Phát triển bưu chính ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại: công nghệ tự động hóa, ứng dụng tin học hóa trong bưu chính...
1.2. Viễn thông
- Xây dựng, phát triển mạng lưới Viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc đạt mức tiên tiến so với các tỉnh, thành trong vùng và cả nước.
- Phát triển mạng truy nhập theo hướng cáp quang hóa.
- Phát triển dịch vụ theo xu hướng hội tụ.
- Phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp.
- Xây dựng hạ tầng Viễn thông làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng hạ tầng thông tin phục vụ tốt công tác phòng chống thiên tai, an ninh quốc phòng.
2. Các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020
2.1. Bưu chính
- 100% hệ thống các điểm bưu điện văn hóa xã cung cấp dịch vụ Internet băng rộng.
- Doanh thu dịch vụ bưu chính, chuyển phát tăng bình quân 25% năm, giai đoạn 2010 - 2015 và 22% giai đoạn 2016 - 2020.
- 100% nhu cầu về dịch vụ bưu chính của người dân được đáp ứng.
- 100% các điểm bưu điện văn hóa xã là các điểm đa dịch vụ về bưu chính.
2.2. Viễn thông
- 100% thuê bao Internet là thuê bao băng rộng.
- Hoàn thiện quá trình xây dựng mạng NGN trên địa bàn toàn tỉnh.
- Mạng thông tin di động công nghệ 3G phủ sóng tới 100% khu dân cư.
- Dịch vụ viễn thông cố định: phổ cập tới tất cả các hộ gia đình.
- 100% nhu cầu về các dịch vụ viễn thông của người dân được đáp ứng, kể cả khu vực vùng núi, khu vực khó khăn về địa hình.
- Ngầm hóa 90% hạ tầng mạng ngoại vi khu vực thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên.
- 80% dân số sử dụng Internet.
- Đến năm 2020, mật độ điện thoại trên địa bàn tỉnh đạt 167 thuê bao/100 dân (cố định 39 thuê bao/100 dân, di động 128 thuê bao/100 dân).
III. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH TRÊN CÁC VÙNG LÃNH THỔ
1. Vùng trung du - miền núi phía Bắc
Bao gồm các huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo và bắc Bình Xuyên: Đây là vùng trung du, xen lẫn miền núi; vùng có quỹ đất đai lớn phục vụ cho phát triển công nghiệp, du lịch vui chơi giải trí và phát triển nông nghiệp đa canh. Quy hoạch phát triển BCVT khu vực này chú trọng phát triển mở rộng độ phủ mạng lưới rộng khắp, công nghệ hiện đại đồng thời chú trọng dịch vụ viễn thông công ích, dịch vụ phổ cập.
2. Vùng trung tâm
Bao gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và trung tâm huyện Bình Xuyên. Vùng trung tâm chính trị, KT-XH của tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ, du lịch, công nghiệp và phát triển đô thị. Quy hoạch phát triển BCVT khu vực này chú trọng phát triển mạng lưới với công nghệ hiện đại, băng thông rộng, độ phủ rộng khắp; Đa dạng các loại hình dịch vụ BCVT; Phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông đảm bảo mỹ quan đô thị.
3. Vùng đồng bằng
Bao gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và nam Bình Xuyên: Vùng phát triển cây lương, cây thực phẩm, cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; Phát triển các làng nghề - tiểu thủ công nghiệp, khu công nghiệp phù hợp. Quy hoạch phát triển BCVT khu vực này là phát triển mở rộng độ phủ mạng lưới rộng khắp, công nghệ hiện đại đồng thời chú trọng tới dịch vụ công ích.
IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN BCVT TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
1. Về bưu chính
1.1. Quy hoạch mạng bưu cục, điểm phục vụ
Đến năm 2020, toàn tỉnh có 172 điểm phục vụ bưu chính, số dân phục vụ bình quân dưới 8.500 người/điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân dưới 1,5km/điểm phục vụ
1.2. Hiện đại hóa mạng bưu cục
- Hiện đại hoá mạng bưu cục theo hướng mở rộng phạm vi kinh doanh, kết nối mạng tin học bưu chính các điểm phục vụ, triển khai một số thiết bị tự động.
- Trang bị máy tính và kết nối mạng đến các điểm phục vụ để kết nối mạng bưu chính, nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp thêm các dịch vụ từ hệ thống mạng bưu chính. Kết nối mạng băng rộng tăng khả năng hoạt động các điểm bưu điện văn hoá xã, cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
- Xây dựng dự án ứng dụng công nghệ mới trong bưu chính bao gồm đầu tư trang thiết bị hiện đại cho mạng lưới bưu chính đồng thời đào tạo nguồn nhân lực nhằm làm chủ công nghệ mới.
1.3. Mạng vận chuyển bưu chính, chuyển phát
- Quy hoạch tăng tần suất các tuyến đường thư cấp 2 lên 2 chuyến/ngày, các đường thư có sản lượng lớn lên 3 chuyến/ngày, tăng tần suất các tuyến đường thư đến các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị mới...
- Trang bị thêm phương tiện vận chuyển (ô tô chuyên dụng) cho tuyến đường thư, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày cao của người dân.
- Quy hoạch tăng thêm điểm trao đổi túi, gói trên tuyến đường thư cấp 2 từ Vĩnh Yên - Lập Thạch; tuyến đường thư sau quy hoạch như sau: Vĩnh Yên - Tam Đảo - Tam Dương - Lập Thạch - Sông Lô.
- Kết hợp sử dụng các phương tiện vận chuyển xã hội nhằm nâng cao hiệu quả mạng vận chuyển bưu chính.
1.4. Dịch vụ
Phát triển dịch vụ theo hướng đa dạng hóa, cung cấp tất cả các dịch vụ bưu chính đến các điểm phục vụ, chú trọng tới phát triển các dịch vụ mới, dịch vụ tài chính và các dịch vụ ứng dụng trên nền CNTT.
1.5. Đổi mới tổ chức sản xuất
- Ứng dụng công nghệ thông tin phát triển mạng tin học bưu chính.
- Áp dụng tin học hóa trong bưu chính.
- Áp dụng chuẩn hóa các loại bao bì bưu chính.
- Ứng dụng công nghệ đổi mới hệ thống quản lý, khai thác để nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành dịch vụ.
- Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong cung cấp dịch vụ.
1.6. Phát triển nguồn nhân lực bưu chính
- Đào tạo nhân lực theo hướng tin học hóa, tự động hóa đáp ứng nhu cầu đổi mới của bưu chính.
- Đào tạo nguồn nhân lực tại các Bưu cục và 100% các điểm bưu điện văn hóa xã trong đó chủ yếu tập trung đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ đặc biệt là các dịch vụ mới và đào tạo nâng cao kỹ năng sử dụng thành thạo Internet, phục vụ việc phổ cập.
- Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ nhân viên. Bố trí nhân lực biết giao dịch bằng Tiếng Anh tại các điểm phục vụ trong các khu công nghiệp lớn, có nhiều doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.
1.7. Quy hoạch sử dụng đất cho bưu chính
- Quy hoạch sử dụng đất cho bưu chính chủ yếu dùng cho việc phát triển mạng điểm phục vụ.
- Hệ thống cửa hàng giao dịch sẽ do chủ đại lý tự chịu trách nhiệm.
- Quy hoạch mở rộng hệ thống các điểm bưu điện văn hóa xã đã được xây dựng (thực hiện đối với các điểm bưu điện văn hóa xã có khả năng mở rộng diện tích). Dự tính khoảng 70% số điểm bưu điện văn hóa xã có khả năng mở rộng diện tích: 75 điểm. Quy hoạch mở rộng diện tích cho mỗi điểm tối thiểu 50m2 tại khu vực thành thị và tối thiểu 100m2 tại khu vực nông thôn; mục đích mở phòng máy phổ cập dịch vụ Internet và phòng đọc sách báo cho người dân.
2. Quy hoạch phát triển viễn thông
2.1. Mạng chuyển mạch
- Đối với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường, thực hiện triển khai xây dựng ngay hạ tầng mạng theo công nghệ NGN.
- Đối với các doanh nghiệp hiện đang cung cấp dịch vụ trên địa bàn triển khai từng bước thay thế dần các thiết bị truy nhập hiện tại bằng các thiết bị truy nhập mạng thế hệ mới (NGN). Mạng NGN sẽ được triển khai song song với mạng chuyển mạch kênh hiện có. Đến thời điểm thích hợp sẽ loại bỏ hoàn toàn mạng chuyển mạch kênh.
2.2. Mạng truyền dẫn
- Quy hoạch nâng cấp dung lượng 2 tuyến vòng Ring chính đến năm 2020, đạt dung lượng 200 Gbps. Thực hiện thu gom lưu lượng cho truyền dẫn nội tỉnh, liên tỉnh.
+ Ring 1: Vĩnh Yên - Tam Đảo - Tam Dương - Lập Thạch - Sông Lô - Vĩnh Tường - Vĩnh Yên.
+ Ring 2: Vĩnh Yên - Vĩnh Tường - Yên Lạc - Bình Xuyên - Phúc Yên - Tam Đảo - Vĩnh Yên.
- Quy hoạch tuyến truyền dẫn: phát triển các tuyến truyền dẫn mới tới các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị mới…; trên các trục đường: trục đường Xuyên Á, trục đường Bắc Bình Xuyên…; đến các khu du lịch, dịch vụ phục vụ các nhu cầu về giải trí, thương mại, du lịch... và phát triển tuyến truyền dẫn phục vụ cho các thiết bị mạng thế hệ mới (NGN) mới lắp đặt: MSAN, Media Gateway….
- Nối vòng Ring các tuyến cáp quang trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phát triển mạng truy nhập quang trên địa bàn toàn tỉnh theo mô hình mạng NGN đa dịch vụ. Khách hàng được cung cấp dịch vụ băng rộng và truy nhập đa giao thức.
- Nâng cấp các tuyến cáp quang nhánh sử dụng công nghệ NG-SDH tại các khu vực có lưu lượng lớn lên 40 Gb/s, Đồng thời nâng cấp dung lượng cho vòng Ring cáp quang chính nội tỉnh đạt 200 Gb/s, nhằm đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ băng rộng mới trên nền NGN.
2.3. Mạng ngoại vi
- Thực hiện ngầm hoá đến khu vực dân cư, cụm dân cư, khu công nghiệp. Phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và hiện đại hóa hạ tầng mạng ngoại vi. Tiến độ xây dựng tuyến cống bể, ngầm hóa mạng ngoại vi đồng bộ với xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.
- Đẩy nhanh quá trình ngầm hóa cáp treo hiện có, rút ngắn khoảng cách cáp phục vụ (cáp chính và dây cáp), phát triển mạng ngoại vi theo hướng cáp quang hóa, đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu về sử dụng dịch vụ băng rộng của người dân.
- Bắt buộc phải sử dụng chung cơ sở hạ tầng khi có nhiều doanh nghiệp cùng có nhu cầu xây dựng tuyến cáp ngoại vi.
2.4. Mạng thông tin di động
Phát triển mạng thông tin di động theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp (nhà trạm, trụ anten, mạng truyền dẫn…), đảm bảo tiết kiệm, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và đảm bảo mỹ quan đô thị.
2.5. Mạng Internet
- Lắp đặt bổ sung thiết bị truy nhập DSLAM tại khu vực các xã trên địa bàn các huyện (huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Yên Lạc, Bình Xuyên); cung cấp dịch vụ Internet băng rộng tới mọi người dân trên địa bàn tỉnh.
- Cung cấp dịch vụ Internet được tích hợp qua các thiết bị NGN (MSAN, MediaGateway… (phần quy hoạch chuyển mạch).
- Triển khai cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng bằng cáp quang đến thuê bao (FTTH) trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cấp một số DSLAM trung tâm lên BRASS.
2.6. Mạng vô tuyến băng rộng
Phát triển mạng vô tuyến băng rộng trên địa bàn tỉnh: nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ, chất lượng cuộc sống của người dân, hỗ trợ phát triển du lịch, giáo dục, y tế...
2.7. Dịch vụ viễn thông
Mở rộng các dịch vụ được triển khai trên mạng cố định, di động và Internet như tư vấn, tra cứu, giải đáp thông tin; thương mại điện tử; giải trí,…
2.8. Phát triển nguồn nhân lực viễn thông
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực, trình độ và đảm bảo về số lượng.
2.9. Danh mục và các chương trình dự án trọng điểm
Chi tiết như phục lục kèm theo Quyết định này
V. TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2030
1. Bưu chính
- Tự động hoá trong khai thác: khâu chia chọn được tự động hoá do trung tâm chia chọn tự động thực hiện; Tin học hoá các công đoạn Bưu chính.
- Bưu chính phát triển hội tụ với viễn thông và tin học, hội tụ đa ngành… đa dạng loại hình dịch vụ (phát hành điện tử…), đa dạng hình thức thanh toán…
- Dịch vụ cung cấp rộng rãi trên mọi lĩnh vực: giáo dục, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
- Thị trường mở cửa hoàn toàn bình đẳng. Phát triển mạnh thị trường kinh doanh qua mạng (mạng bưu chính điện tử).
2. Viễn thông
- Phát triển theo hướng hội tụ đa ngành (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế…) cung cấp đa dịch vụ: thương mại điện tử, chính phủ điện tử, đào tạo từ xa…
- Chuyển đổi về hạ tầng: cáp quang thay thế cho toàn bộ mạng cáp đồng; đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ băng rộng của người dân.
- Mạng viễn thông phát triển theo hướng ngầm hóa mạnh mẽ: ngầm hóa đạt tới 80 - 90% đến thuê bao, cải thiện chất lượng dịch vụ và đảm bảo mỹ quan đô thị.
- Mạng thông tin di động có sự chuyển đổi về công nghệ: ứng dụng các công nghệ truy nhập băng rộng, giảm số lượng trạm thu phát sóng.
- Dịch vụ phát triển theo hướng phân tách: dịch vụ về hạ tầng và dịch vụ về ứng dụng.
- Xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ: mọi thành phần kinh tế (trong nước và ngoài nước) đều có thể tham gia cung cấp dịch vụ.
- Thị trường viễn thông mở cửa hoàn toàn bình đẳng. Các doanh nghiệp trên thị trường sẽ phân tách 2 dạng là doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và doanh nghiệp cung cấp và bán lại dịch vụ.
3. Quản lý nhà nước
- Quản lý chặt về phát triển hạ tầng: ban hành các quy định về phân tách doanh nghiệp hạ tầng viễn thông và doanh nghiệp phi hạ tầng viễn thông, ban hành các quy chế, quy định về sử dụng chung cơ sở hạ tầng, ngầm hóa mạng viễn thông…; hướng tới sự phát triển bền vững.
- Ban hành các quy định, quy chế về quản lý chất lượng dịch vụ phù hợp với sự phát triển của công nghệ.
V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về BCVT.
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: định hướng doanh nghiệp phát triển mạng lưới theo hoạch định; đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện phát triển hạ tầng đồng bộ với phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh.
- Từng bước đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khai thác hiệu quả mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về BCVT cấp huyện, thị.
- Hỗ trợ đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực tại các điểm Bưu điện văn hóa xã, nâng cao trình độ và kỹ năng sử dụng Internet, thực hiện nhiệm vụ phổ cập, nâng cao hiệu quả hoạt động.
2. Phát triển khoa học công nghệ
- Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng mạng lưới theo hướng ứng dụng các công nghệ mới (NGN, 3G…), cung cấp nhiều giải pháp xây dựng hạ tầng hiệu quả và nhanh chóng: ưu đãi về thuế, ưu đãi cấp phép về đất...khi doanh nghiệp xây dựng hạ tầng theo hướng ngầm hóa, cáp quang hóa, ứng dụng công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng…
- Triển khai cung cấp dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dân sinh tại các điểm bưu điện văn hóa xã (cung cấp các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin thông qua hệ thống thông tin cơ sở tại các điểm bưu điện văn hóa xã).
- Phát triển công nghệ đi đôi với sử dụng hiệu quả hạ tầng: công nghệ vô tuyến băng rộng, công nghệ truyền dẫn cáp quang (thay thế cáp đồng), cáp ngầm…
3. Phát triển hạ tầng
- Ban hành các quy định, quy chế về sử dụng cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động, mạng truyền dẫn; ngầm hóa mạng ngoại vi… của tỉnh
- Phát triển hạ tầng theo hoạch định chung, đồng bộ với các ngành: giao thông, xây dựng…đảm bảo mỹ quan.
- Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong vấn đề quản lý và sử dụng chung cơ sở hạ tầng: định hướng, đôn đốc doanh nghiệp phát triển hạ tầng dùng chung.
- Doanh nghiệp phối hợp thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng dùng chung qua Sở Thông tin Truyền thông.
- Doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng hạ tầng và chia sẻ hạ tầng theo tỷ lệ nguồn vốn đóng góp hoặc theo thỏa thuận (nếu có).
4. Giải pháp về cơ chế chính sách
4.1. Bưu chính
- Hỗ trợ thu nhập cho lao động tại các điểm bưu điện văn hóa xã từ nguồn thu các dịch vụ do tỉnh đầu tư…
- Ban hành các cơ chế ưu đãi, điều kiện hỗ trợ đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho các cơ quan Đảng, Nhà nước tại địa phương; cung cấp dịch vụ tại những khu vực có mật độ người sử dụng thấp.
4.2. Viễn thông
- Ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông (mạng thông tin di động, mạng truyền dẫn…); Tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, tiết kiệm chi phí đầu tư, tránh đầu tư chồng chéo.
- Ban hành các quy định, quy chế về phát triển hạ tầng mạng ngoại vi: quy định về ngầm hóa, cáp quang hóa…
- Tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, thủ tục giấy tờ trong quyền hạn của tỉnh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng phát triển mạng lưới.
- Ban hành cơ chế khuyến khích, điều kiện hỗ trợ, ưu đãi các doanh nghiệp khi doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới tại khu vực có số người sử dụng dịch vụ thấp.
5. Giải pháp về huy động vốn đầu tư
- Huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp xây dựng, phát triển hạ tầng dùng chung (mạng thông tin di động, mạng truyền dẫn). Kết hợp sử dụng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh xây dựng hệ thống thông tin cơ sở tại các điểm bưu điện văn hóa xã.
- Ưu tiên các nguồn vốn đầu tư từ trong tỉnh: huy động nguồn vốn từ các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư, đầu tư xây dựng hạ tầng (vị trí trạm thu phát sóng, ngầm hóa mạng cáp…) theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, sau đó cho doanh nghiệp thuê lại.
- Sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng hệ thống thư viện tại các điểm Bưu điện văn hoá xã, ưu tiên cho các địa phương vùng nông thôn điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; xây dựng hệ thống thông tin cơ sở tại các điểm Bưu điện văn hóa xã.
6. Giải pháp an toàn, an ninh thông tin
- Doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông xây dựng các phương án hoạt động dự phòng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
- Phối hợp các ngành, các cấp bảo vệ hạ tầng mạng lưới: trạm thu phát sóng di động (BTS), cáp quang, cáp ngoại vi…
- Giám sát, theo dõi việc cung cấp các dịch vụ; ngăn chặn và ngừng cung cấp dịch vụ đối với những trường hợp sử dụng dịch vụ BCVT và Internet xâm phạm an ninh, quốc phòng.
7. Giải pháp về quản lý nhà nước
- Ban hành các quy định nâng cao năng lực quản lý nhà nước: nâng cao vai trò, thẩm quyền của Sở đối với các doanh nghiệp, các ngành, các cấp… đảm bảo sự phối hợp đồng bộ trong triển khai thực hiện quy hoạch.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong triển khai thực hiện quy hoạch.
- Kiểm tra, giám sát chất lượng thiết bị, chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi người sử dụng.
- Giám sát, theo dõi việc xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới BCVT trên địa bàn tỉnh, hạn chế những thiếu sót, cố tình làm sai quy hoạch.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là cơ quan đầu mối, chủ trì hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy hoạch. Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp về phát triển BCVT trên địa bàn, trình Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xem xét, quyết định để hướng dẫn và tổ chức thực hiện. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế và sự phát triển BCVT tham mưu, trình UBND tỉnh điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp.
- Báo cáo Bộ TT&TT trong việc theo dõi và chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện Quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai xây dựng các chương trình, đề án: như xây dựng hệ thống “Thư viện kỹ thuật nông nghiệp” tại các điểm bưu điện văn hoá xã; Trung tâm thông tin cơ sở,...
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông (mạng thông tin di động, mạng truyền dẫn…); quy định ngầm hóa mạng ngoại vi…
- Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo phù hợp với cảnh quan kiến trúc và các quy định của tỉnh.
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản tăng cường công tác quản lý nhà nước về BCVT.
2. Các sở, ban, ngành liên quan
- Đóng góp các ý kiến, phương án, biện pháp, cách thức phù hợp nhằm thực hiện tốt quy hoạch BCVT. Phối hợp với Sở TT&TT thực hiện các nội dung của quy hoạch có liên quan, trong đó chú ý một số nội dung sau:
- Phối hợp trong việc đảm bảo an toàn, an ninh thông tin liên lạc phục vụ dân sinh, an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Phối hợp xây dựng và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ thông qua mạng điểm phục vụ bưu chính dưới các hình thức tài liệu, thông tin dữ liệu và hướng dẫn trực tiếp.
- Thông báo kịp thời các quy hoạch, kế hoạch xây dựng và phát triển các khu kinh tế, khu du lịch, tuyến du lịch, trung tâm thương mại, nút thương mại nhằm phối hợp phát triển mạng lưới thông tin đi trước, hiện đại và phù hợp với quy hoạch.
3. Các doanh nghiệp
Căn cứ vào quy hoạch này, xây dựng chiến lược kinh doanh, quy hoạch và kế hoạch phát triển phù hợp với định hướng phát triển của ngành và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh góp phần thiết thực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển BCVT nói riêng; chủ động phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện đồng thời, kiến nghị, đề xuất giải quyết hoặc hỗ trợ tháo gỡ, đảm bảo tuân thủ pháp luật và phù hợp với điều kiện của đơn vị.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
- Phối hợp với các cơ quan liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp BCVT triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn quản lý.
- Phối hợp với Sở TT&TT quản lý việc xây dựng phát triển hạ tầng địa bàn: mạng thông tin di động (BTS), mạng ngoại vi…
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND cấp huyện, các doanh nghiệp BCVT và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM.ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 2Quyết định 177/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 3Quyết định 20/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 4Quyết định 2540/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 5Quyết định 05/2007/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020
- 6Quyết định 1933/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 do Tỉnh Kiên Giang ban hành
- 7Quyết định 2620/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết quy hoạch bưu chính, viễn thông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 8Quyết định 3252/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Qui hoạch phát triển Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Sơn La đến năm 2010 và định hướng đến 2020
- 9Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 10Quyết định 3563/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 11Quyết định 1563/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 12Quyết định 3742/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông đến 2010, định hướng 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 13Chỉ thị 18/2006/CT-UBND đẩy mạnh phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 14Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt dự án quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 15Nghị quyết 178/NQ-HĐND năm 2007 phê chuẩn Qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin tỉnh Sơn La đến năm 2010 và định hướng đến 2020
- 16Quyết định 27/2007/QĐ-UBND phê duyệt đề án khảo sát, đánh giá hiện trạng Bưu chính - Viễn thông và công nghệ thông tin đến hết năm 2005 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 17Quyết định 3607/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020
- 18Quyết định 44/2013/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 119/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 3Thông tư 03/2008/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 4Quyết định 177/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông tỉnh Đắk Nông đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 5Quyết định 20/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 6Quyết định 2540/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Tiền Giang đến năm 2020
- 7Quyết định 05/2007/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Hà Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020
- 8Quyết định 1933/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 do Tỉnh Kiên Giang ban hành
- 9Quyết định 2620/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề cương và dự toán chi tiết quy hoạch bưu chính, viễn thông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 do tỉnh Bình Phước ban hành
- 10Quyết định 3252/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Qui hoạch phát triển Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Sơn La đến năm 2010 và định hướng đến 2020
- 11Quyết định 280/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020
- 12Quyết định 3563/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 13Quyết định 1563/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 14Quyết định 3742/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông đến 2010, định hướng 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 15Chỉ thị 18/2006/CT-UBND đẩy mạnh phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 16Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt dự án quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 17Nghị quyết 178/NQ-HĐND năm 2007 phê chuẩn Qui hoạch phát triển bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin tỉnh Sơn La đến năm 2010 và định hướng đến 2020
- 18Quyết định 27/2007/QĐ-UBND phê duyệt đề án khảo sát, đánh giá hiện trạng Bưu chính - Viễn thông và công nghệ thông tin đến hết năm 2005 do tỉnh Nghệ An ban hành
- 19Quyết định 3607/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020
- 20Quyết định 44/2013/QĐ-UBND phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Nghệ An đến năm 2020
Quyết định 3953/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 3953/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/12/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Phùng Quang Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra