Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3901/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 30 tháng 10 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (KIỂM LÂM) THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG, BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẤP TỈNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 09/2014/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy chế công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

Căn cứ Quyết định số 2257/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2262/SNN-TCCB ngày 05/10/2017 và Giám đốc Sở Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (Kiểm lâm) thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý rừng đặc dụng, Ban Quản lý rừng phòng hộ cấp tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tư pháp, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Hoàng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (KIỂM LÂM) THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG, BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẤP TỈNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3861/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

PHẦN I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành

STT

Tên thủ tục hành chính

Tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích

Trang

1

Thủ tục khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước ổn định lâu dài đối với hộ gia đình, cá nhân

 

2

Thủ tục khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước ổn định lâu dài đối với cộng đồng dân cư thôn

 

3

Thủ tục khoán công việc và dịch vụ

 

 

PHẦN II

NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (KIỂM LÂM) THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BAN QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG, BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ CẤP TỈNH

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI

1. Thủ tục khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước ổn định lâu dài đối với hộ gia đình, cá nhân.

1.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Công bố công khai thông tin về khoán:

Bên khoán phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đối tượng khoán thông tin rộng rãi, niêm yết công khai trong thời gian 15 ngày làm việc về diện tích khoán, đối tượng khoán, thời gian nhận hồ sơ khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Tiếp nhận và xét duyệt đề nghị nhận khoán:

+ Bên nhận khoán gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ban quản lý rừng đặc dụng hoặc Ban quản lý rừng phòng hộ (bên khoán) 01 bộ hồ sơ.

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính của tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày bên khoán thông báo cho bên nhận khoán để hoàn thiện hồ sơ.

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ hợp lệ, bên khoán thực hiện xét duyệt hồ sơ nhận khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 2 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định 168/2016/NĐ-CP) và niêm yết công khai đối tượng được nhận khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định như sau: Bên nhận khoán là hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư trú năm 2006; cộng đồng dân cư thôn theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Luật đất đai năm 2013 nơi có đối tượng khoán.

Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định như sau: Bên nhận khoán quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 168/2016/NĐ-CP phải đảm bảo các tiêu chí sau: a) Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b, c của khoản này; b) Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại các điểm a và c của khoản này; c) Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán; d) Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo.

- Bước 3: Ký kết hợp đồng:

Sau 10 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách đối tượng được nhận khoán, bên khoán và bên nhận khoán tổ chức thương thảo và ký kết hợp đồng khoán theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục Nghị định 168/2016/NĐ-CP; bàn giao diện tích khoán ngoài thực địa; lập biên bản giao, nhận diện tích và các tài sản trên diện tích khoán theo mẫu số 05 quy định tại Phụ lục Nghị định 168/2016/NĐ-CP. Sau khi nhận bàn giao diện tích khoán tại thực địa, bên nhận khoán có trách nhiệm tiếp nhận ranh giới, mốc giới, diện tích nhận khoán và các tài sản trên diện tích khoán. Thời gian thực hiện tối đa không quá 10 ngày làm việc.

1.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp;

- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện.

1.3. Thành phần hồ sơ:

- Đề nghị nhận khoán;

- Bản sao chụp sổ hộ khẩu; giấy chứng nhận hộ nghèo.

1.4. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

1.5. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 35 (ba mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

1.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ.

1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng khoán ổn định lâu dài đối với hộ gia đình, cá nhân theo Mẫu 04 đính kèm Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016.

1.8. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hợp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn).

1.9. Mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị nhận khoán theo Mẫu 02 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016.

1.10. Phí, lệ phí: Không.

1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b và c của khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP;

- Hộ gia đình nhận khoán có thành viên có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm a và c của  khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP;

- Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người Kinh nghèo theo quy định tại điểm d của khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP.

1.12. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

* Ghi chú: - Mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm.

- Mẫu kết quả thực hiện TTHC đính kèm.

 

Mẫu số 02: Mẫu đơn đề nghị nhận khoán

(Ban hành kèm theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐỀ NGHỊ NHẬN KHOÁN

Kính gửi:......................................................

1. Họ và tên người đề nghị nhận khoán……........................................................................

năm sinh:……....………........................................................................................................

CMND:.................................... Ngày cấp................................. Nơi cấp……...……………...

Hoặc mã số định danh cá nhân:..................... Ngày cấp..................... Nơi cấp………........

2. Địa chỉ thường trú:……....................................................................................................

……………………………….………………………………………………………………...

3. Dân tộc:…….....................................................................................................................

4. Phân loại hộ1:……............................................................................................................

5. Số nhân khẩu:…....................................................... Số lao động:…...............................

6. Đối tượng nhận khoán2:……............................................................................................

7. Địa điểm đề nghị được nhận khoán3:…….......................................................................

..............................................................................................................................................

8. Diện tích đề nghị nhận khoán (ha):……...........................................................................

9. Hình thức nhận khoán4:……............................................................................................

Để sử dụng vào mục đích5:……..........................................................................................

10. Cam kết thực hiện đúng các quy định về khoán.

 

 

……….., ngày ... tháng ... năm .....
Người đề nghị nhận khoán
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

.............................................................................................................................................

1 Phân loại hộ theo tiêu chí phân loại của Nhà nước.

2 Rừng, vườn cây, mặt nước.

3 Địa điểm đề nghị nhận khoán: Ghi rõ thửa đất, lô, khoảnh, tiểu khu, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương theo phương án khoán đã được công bố.

4 Khoán ngắn hạn, khoán ổn định lâu dài.

5 Bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, sản xuất kinh doanh mặt nước...

 

Mẫu số 04: Hợp đồng khoán

(Ban hành kèm theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP)

TÊN TỔ CHỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………….., ngày ... tháng ... năm .....

 

HỢP ĐỒNG KHOÁN
Số: …./HĐ-……..

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật đất đai năm ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số       /2016/NĐ-CP ngày     tháng     năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước;

Căn cứ Kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng/kế hoạch sản xuất kinh doanh……………. phê duyệt ngày ... tháng ... năm …..

Căn cứ đề nghị nhận khoán của bên nhận khoán ngày ... tháng ... năm .....

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….., tại............................................................................

Chúng tôi gồm:

I. Bên khoán (Bên A)……..................................................................................................

Do ông (bà)..................................................... chức vụ…….......................... làm đại diện

Địa chỉ:….......................................................; Số điện thoại..……………; Fax…...………

Tài khoản số:...............................................; Mã số thuế:………......................................

II. Bên nhận khoán (Bên B)……….................................................................................

Do ông (bà): .................................................................. làm đại diện (nếu là hộ gia đình nhận khoán ghi đầy đủ các thành viên trong gia đình gồm:

(1) Họ và tên........................................................................ quan hệ với chủ nhận khoán,

(2) Họ và tên……………….................................................. quan hệ với chủ nhận khoán

(3) Họ và tên……………….................................................. quan hệ với chủ nhận khoán

(4) Họ và tên………………........................................... quan hệ với chủ nhận khoán .....)

Địa chỉ:………….................................................................................................................

CMND:…............................... Ngày cấp .......................... Nơi cấp….................................

Hoặc mã số định danh cá nhân:………............................. Ngày cấp….............................

Nơi cấp………….................................................................................................................

Điện thoại:………................................................................................................................

Tài khoản số:….............................................. Mã số thuế:………......................................

Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng khoán với các Điều, khoản sau đây:

Điều 1. Hình thức, đối tượng, địa điểm khoán

1. Hình thức khoán: Khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh………..……………

2. Đối tượng khoán1:…………...........................................................................................

3. Diện tích khoán………… ha để sử dụng vào mục đích khoán2………..........................

4. Địa điểm, vị trí ranh giới: Thửa đất:.….., Lô…….., Khoảnh..….., Tiểu khu..........., tên địa danh (nếu có) thuộc xã…….............. huyện……................... tỉnh…........................................

5. Mô tả hiện trạng: Rừng, vườn cây, mặt nước, tài sản khác gắn liền trên đất.

Vị trí, ranh giới và đặc điểm khu rừng có sơ đồ và hồ sơ kèm theo.

Điều 2. Nội dung khoán

1. Về công việc3: Mô tả và nêu rõ nội dung yêu cầu công việc về khối lượng và chất lượng

……………………………...………………………………………………………………….

2. Bên khoán cung cấp vật tư kỹ thuật:

a) Cây giống:…………..........................................................................................................

b) Phân bón:…………...........................................................................................................

c) Vật tư khác:…………........................................................................................................

3. Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và…………....................................................

4. Về chia sẻ lợi ích và hưởng lợi khi nhận khoán

a) Lâm sản phụ, sản phẩm tỉa thưa.

b) Các lợi ích chia sẻ khác và…………................................................................................

Điều 3. Thời hạn khoán

Thời hạn khoán là ……. năm (viết bằng chữ)………........., kể từ ngày … tháng ... năm …… đến ngày … tháng … Năm …..

Điều 4. Quyền và trách nhiệm của các bên

Quyền và trách nhiệm của các bên thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số:         /2016/NĐ-CP ngày     tháng    năm 2016, của Chính phủ. Trong đó, quy định cụ thể như sau:

1. Quyền và trách nhiệm của bên A

a) Bảo đảm việc quản lý và sử dụng đất, sử dụng rừng, vườn cây và mặt nước đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán.

c) Khi phát hiện vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp Luật, thì tùy theo mức độ vi phạm áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp Luật hoặc đơn phương hủy bỏ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý.

d) Quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh; đảm bảo các điều kiện cần thiết (vật tư, tiền vốn...) phục vụ cho quá trình sản xuất theo các định mức kinh tế, kỹ thuật và hợp đồng đã ký.

đ) Bồi thường thiệt hại cho bên nhận khoán theo quy định, nếu vi phạm hợp đồng.

e) Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp Luật.

2. Quyền và trách nhiệm của bên B

a) Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo giao kết hợp đồng.

b) Được nhận bồi thường thiệt hại do bên khoán vi phạm hợp đồng.

c) Bồi thường thiệt hại cho bên khoán, nếu vi phạm hợp đồng. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm và gây thiệt hại.

d) Chấp hành các quy định phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, phòng cháy, chữa cháy rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản.

đ) Được chia sẻ các lợi ích hình thành từ diện tích nhận khoán (nếu có) và thành quả lao động, kết quả đầu tư theo hợp đồng.

e) Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro bất khả kháng bên nhận khoán được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp Luật.

g) Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp Luật.

Điều 5. Giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán và đồng tiền thanh toán

1. Giá trị hợp đồng (ghi rõ tổng giá trị và phân theo từng giai đoạn)

2. Phương thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt.

3. Thanh toán

a) Tạm ứng giá trị hợp đồng.

b) Thanh toán khối lượng hoàn thành.

4. Đồng tiền thanh toán: Đồng Việt Nam.

Điều 6. Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

1. Nghiệm thu

a) Thời hạn:………...............................................................................................................

b) Thành phần:………..........................................................................................................

c) Nội dung nghiệm thu:……................................................................................................

2. Thanh lý hợp đồng

a) Thanh lý trước thời hạn:………........................................................................................

b) Thanh lý khi kết thúc hợp đồng:………............................................................................

Điều 7. Sửa đổi hợp đng

1. Bất kỳ sự thay đổi hay Điều chỉnh nào của hợp đồng này đều phải được thỏa thuận và đồng ý của hai bên.

2. Mọi sự thay đổi hoặc Điều chỉnh chỉ có hiệu lực khi cả hai bên ký hợp đồng sửa đổi hoặc biên bản ghi nhớ để đưa vào phụ lục hợp đồng.

Điều 8. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Khi hợp đồng hết thời hạn mà bên B không được tiếp tục gia hạn.

2. Khi Bên B hoặc Bên A có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (phải thông báo trước cho bên A hoặc Bên B biết ít nhất 30 ngày).

3. Bên B hoặc Bên A không thực hiện đầy đủ các nội dung theo thỏa thuận hợp đồng.

4. Do Nhà nước thu hồi đất của bên A để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng hoặc mục đích công cộng do cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 9. Giảquyết tranh chấp

1. Bên khoán và bên nhận khoán giải quyết các tranh chấp phát sinh thông qua thương lượng, hòa giải.

2. Nếu tranh chấp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải, thì sau thời gian 15 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bên khoán và nhận khoán được chủ động đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp Luật.

Điều 10. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hai bên cam kết thực hiện đúng quy định tại Hợp đồng này, nếu Bên nào vi phạm Hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp Luật.

Cam kết khác (nếu có)………...................................................................................................

Hợp đồng này được lập thành…….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, các bản còn lại được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng du)

 

...........................................................................................................................................

Rừng, vườn cây, diện tích mặt nước.

2 Bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, sản xuất kinh doanh mặt nước.

3 Theo thiết kế của bên khoán được duyệt về công việc bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, vườn cây và thu hoạch vườn cây, kinh doanh mặt nước.

 

2. Thủ tục khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước ổn định lâu dài đối với cộng đồng dân cư thôn.

2.1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Công bố công khai thông tin về khoán:

Bên khoán phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đối tượng khoán thông tin rộng rãi, niêm yết công khai trong thời gian 15 ngày làm việc về diện tích khoán, đối tượng khoán, thời gian nhận hồ sơ khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Tiếp nhận và xét duyệt đề nghị nhận khoán:

+ Bên nhận khoán gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp cho Ban quản lý rừng đặc dụng hoặc Ban quản lý rừng phòng hộ (bên khoán) 01 bộ hồ sơ.

Thời gian nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào giờ hành chính của tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ các ngày lễ, tết).

+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày bên khoán thông báo cho bên nhận khoán để hoàn thiện hồ sơ.

+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn nhận hồ sơ hợp lệ, bên khoán thực hiện xét duyệt hồ sơ nhận khoán theo quy định tại khoản 2 Điều 2 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định 168/2016/NĐ-CP) và niêm yết công khai đối tượng được nhận khoán tại trụ sở của bên khoán và Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Bước 3: Ký kết hợp đồng:

Sau 10 ngày kể từ ngày niêm yết danh sách đối tượng được nhận khoán, bên khoán và bên nhận khoán tổ chức thương thảo và ký kết hợp đồng theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục Nghị định 168/2016/NĐ-CP; bàn giao diện tích khoán ngoài thực địa; lập biên bản giao, nhận diện tích và các tài sản trên diện tích khoán theo mẫu số 05 quy định tại Phụ lục Nghị định 168/2016/NĐ-CP. Sau khi nhận bàn giao diện tích khoán tại thực địa, bên nhận khoán có trách nhiệm tiếp nhận ranh giới, mốc giới, diện tích nhận khoán và các tài sản trên diện tích khoán. Thời gian thực hiện tối đa không quá 10 ngày làm việc.

2.2. Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp;

- Nộp hồ sơ qua đường bưu điện.

2.3. Thành phần hồ sơ:

- Đề nghị nhận khoán;

- Biên bản họp thôn: Gồm nội dung thống nhất đề nghị nhận khoán; cử đại diện giao kết hợp đồng;

- Danh sách các thành viên và bản sao chụp sổ hộ khẩu của cá nhân và hộ gia đình trong cộng đồng.

2.4. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

2.5. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 35 (ba mươi lăm) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

2.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý rừng đặc dụng; Ban quản lý rừng phòng hộ.

2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng khoán ổn định lâu dài đối với cộng đồng dân cư thôn theo Mẫu 04 đính kèm Nghị định số 168/2016/NĐ-CP.

2.8. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương nơi có đối tượng khoán.

2.9. Mẫu đơn, tờ khai: Đề nghị nhận khoán theo Mẫu 03 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP.

2.10. Phí, lệ phí: Không.

2.11. Điều kiện thực hiện TTHC:

Cộng đồng dân cư thôn nhận khoán đảm bảo đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP.

2.12. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

* Ghi chú: - Mẫu đơn, mẫu tờ khai đính kèm.

- Mẫu kết quả thực hiện TTHC đính kèm.

 

Mẫu số 03: Mẫu đơn đề nghị nhận khoán

(Ban hành kèm theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐỀ NGHỊ NHẬN KHOÁN

(dùng cho cộng đồng dân cư thôn)

Kính gửi:...................................................................................

1. Tên cộng đồng dân cư thôn đề nghị khoán1:…….......................................................

2. Địa chỉ.........................................................................................................................

3. Số hộ:…........................................................ trong đó số hộ nghèo:……..................

4. Họ và tên người đại diện cộng đồng dân cư thôn (viết chữ in hoa)......................... Tuổi: ............................................... chức vụ…………………................

CMND:….................................... Ngày cấp…........................... Nơi cấp.......................

Hoặc mã số định danh cá nhân:............... Ngày cấp….............  Nơi cấp……................

Sau khi được nghiên cứu Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước và kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh, cộng đồng dân cư thôn đã họp trao đổi thống nhất trong thôn (có biên bản cuộc họp của cộng đồng dân cư thôn kèm theo) đề nghị khoán cho cộng đồng như sau:

5. Đối tượng nhận khoán2:……......................................................................................

6. Địa điểm đề nghị được nhận khoán3:……..................................................................

7. Diện tích đề nghị nhận khoán (ha):…….....................................................................

8. Hình thức nhận khoán4:……......................................................................................

Để sử dụng vào mục đích5:…….....................................................................................

9. Cam kết thực hiện đúng các quy định về khoán.

 

 

………….., ngày ... tháng ... năm .....
Người đại diện cộng đồng dân cư thôn
(Ký và ghi rõ họ, tên)

 

...........................................................................................................................................

1 Ghi “Cộng đồng dân cư thôn”, sau đó là tên của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc hoặc tên của đơn vị tương đương.

2 Rừng, vườn cây, mặt nước.

3 Địa điểm đề nghị nhận khoán: Ghi rõ thửa đất, lô, khoảnh, tiểu khu, xã, huyện, tỉnh, có thể ghi cả địa danh địa phương theo phương án khoán đã được công bố.

4 Khoán công việc, dịch vụ; khoán ổn định lâu dài.

5 Bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, sản xuất kinh doanh trên mặt nước...

 

Mẫu số 04: Hợp đồng khoán

(Ban hành kèm theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP)

TÊN TỔ CHỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………….., ngày.... tháng... năm...

 

HỢP ĐỒNG KHOÁN
Số: …./HĐ-……..

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật đất đai năm ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số       /2016/NĐ-CP ngày     tháng     năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước;

Căn cứ Kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng/kế hoạch sản xuất kinh doanh………… phê duyệt ngày ... tháng ... năm …..

Căn cứ đề nghị nhận khoán của bên nhận khoán ngày ... tháng ... năm …..

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….., tại……………………...............................................

Chúng tôi gồm:

I. Bên khoán (Bên A)…….................................................................................................

Do ông (bà)……............................................... chức vụ ............................... làm đại diện

Địa chỉ:……........................................................; Số điện thoại...……………; Fax.……….

Tài khoản số:.................................................; Mã số thuế:……….....................................

II. Bên nhận khoán (Bên B)………...................................................................................

Do ông (bà):.................................................. làm đại diện (nếu là hộ gia đình nhận khoán ghi đầy đủ các thành viên trong gia đình gồm:

(1) Họ và tên……………….................................................. quan hệ với chủ nhận khoán,

(2) Họ và tên……………….................................................. quan hệ với chủ nhận khoán

(3) Họ và tên……………….................................................. quan hệ với chủ nhận khoán

(4) Họ và tên………………............................................ quan hệ với chủ nhận khoán .....)

Địa chỉ:…………...................................................................................................................

CMND:……............................... Ngày cấp.......................... Nơi cấp…................................

Hoặc mã số định danh cá nhân:…............................ Ngày cấp………................................

Nơi cấp…………..................................................................................................................

Điện thoại:……….................................................................................................................

Tài khoản số:….............................................. Mã số thuế:……….......................................

Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng khoán với các Điều, khoản sau đây:

Điều 1. Hình thức, đối tượng, địa điểm khoán

1. Hình thức khoán: Khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh………………..……..

2. Đối tượng khoán1:………….............................................................................................

3. Diện tích khoán………….……… ha để sử dụng vào mục đích khoán2 ..........................

4. Địa điểm, vị trí ranh giới: Thửa đất:……...., Lô….., Khoảnh..….., Tiểu khu.........., tên địa danh (nếu có) thuộc xã……….............. huyện…...................... tỉnh ........................................

5. Mô tả hiện trạng: Rừng, vườn cây, mặt nước, tài sản khác gắn liền trên đất.

Vị trí, ranh giới và đặc điểm khu rừng có sơ đồ và hồ sơ kèm theo.

Điều 2. Nội dung khoán

1. Về công việc3: Mô tả và nêu rõ nội dung yêu cầu công việc về khối lượng và chất lượng

………………………………..……………………………………………………………….

2. Bên khoán cung cấp vật tư kỹ thuật:

a) Cây giống:………….........................................................................................................

b) Phân bón:…………...........................................................................................................

c) Vật tư khác:…………........................................................................................................

3. Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và…………....................................................

4. Về chia sẻ lợi ích và hưởng lợi khi nhận khoán

a) Lâm sản phụ, sản phẩm tỉa thưa.

b) Các lợi ích chia sẻ khác và…………................................................................................

Điều 3. Thời hạn khoán

Thời hạn khoán là……. năm (viết bằng chữ)........, kể từ ngày ... tháng ... năm ..… đến ngày … tháng … năm ..…

Điều 4. Quyền và trách nhiệm của các bên

Quyền và trách nhiệm của các bên thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số:    /2016/NĐ-CP ngày      tháng       năm 2016, của Chính phủ. Trong đó, quy định cụ thể như sau:

1. Quyền và trách nhiệm của bên A

a) Bảo đảm việc quản lý và sử dụng đất, sử dụng rừng, vườn cây và mặt nước đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán.

c) Khi phát hiện vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp Luật, thì tùy theo mức độ vi phạm áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp Luật hoặc đơn phương hủy bỏ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý.

d) Quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh; đảm bảo các Điều kiện cần thiết (vật tư, tiền vốn...) phục vụ cho quá trình sản xuất theo các định mức kinh tế, kỹ thuật và hợp đồng đã ký.

đ) Bồi thường thiệt hại cho bên nhận khoán theo quy định, nếu vi phạm hợp đồng.

e) Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp Luật.

2. Quyền và trách nhiệm của bên B

a) Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo giao kết hợp đồng.

b) Được nhận bồi thường thiệt hại do bên khoán vi phạm hợp đồng.

c) Bồi thường thiệt hại cho bên khoán, nếu vi phạm hợp đồng. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm và gây thiệt hại.

d) Chấp hành các quy định phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, phòng cháy, chữa cháy rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản.

đ) Được chia sẻ các lợi ích hình thành từ diện tích nhận khoán (nếu có) và thành quả lao động, kết quả đầu tư theo hợp đồng.

e) Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro bất khả kháng bên nhận khoán được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp Luật.

g) Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp Luật.

Điều 5. Giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán và đồng tiền thanh toán

1. Giá trị hợp đồng (ghi rõ tổng giá trị và phân theo từng giai đoạn)

2. Phương thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt.

3. Thanh toán

a) Tạm ứng giá trị hợp đồng.

b) Thanh toán khối lượng hoàn thành.

4. Đồng tiền thanh toán: Đồng Việt Nam.

Điều 6. Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

1. Nghiệm thu

a) Thời hạn:………................................................................................................................

b) Thành phần:………...........................................................................................................

c) Nội dung nghiệm thu:…….................................................................................................

2. Thanh lý hợp đồng

a) Thanh lý trước thời hạn:……….........................................................................................

b) Thanh lý khi kết thúc hợp đồng:……….............................................................................

Điều 7. Sửa đổi hợp đng

1. Bất kỳ sự thay đổi hay Điều chỉnh nào của hợp đồng này đều phải được thỏa thuận và đồng ý của hai bên.

2. Mọi sự thay đổi hoặc Điều chỉnh chỉ có hiệu lực khi cả hai bên ký hợp đồng sửa đổi hoặc biên bản ghi nhớ để đưa vào phụ lục hợp đồng.

Điều 8. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Khi hợp đồng hết thời hạn mà bên B không được tiếp tục gia hạn.

2. Khi Bên B hoặc Bên A có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (phải thông báo trước cho bên A hoặc Bên B biết ít nhất 30 ngày).

3. Bên B hoặc Bên A không thực hiện đầy đủ các nội dung theo thỏa thuận hợp đồng.

4. Do Nhà nước thu hồi đất của bên A để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng hoặc mục đích công cộng do cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 9. Giảquyết tranh chấp

1. Bên khoán và bên nhận khoán giải quyết các tranh chấp phát sinh thông qua thương lượng, hòa giải.

2. Nếu tranh chấp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải, thì sau thời gian 15 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bên khoán và nhận khoán được chủ động đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp Luật.

Điều 10. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hai bên cam kết thực hiện đúng quy định tại Hợp đồng này, nếu Bên nào vi phạm Hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp Luật.

Cam kết khác (nếu có)………....................................................................................................

Hợp đồng này được lập thành…….... bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, các bản còn lại được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng du)

 

............................................................................................................................................

Rừng, vườn cây, diện tích mặt nước.

2 Bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, sản xuất kinh doanh mặt nước.

3 Theo thiết kế của bên khoán được duyệt về công việc bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, vườn cây và thu hoạch vườn cây, kinh doanh mặt nước.

 

3. Thủ tục khoán công việc và dịch vụ.

3.1. Trình tự thực hiện: Chưa có văn bản QPPL quy định.

3.2. Cách thức thực hiện: Chưa có văn bản QPPL quy định.

3.3. Thành phần hồ sơ: Chưa có văn bản QPPL quy định.

3.4. Số lượng hồ sơ: Chưa có văn bản QPPL quy định.

3.5. Thời hạn giải quyết: Chưa có văn bản QPPL quy định.

3.6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ.

3.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Hợp đồng khoán công việc và dịch vụ theo Mẫu 01 đính kèm Nghị định số 168/2016/NĐ-CP.

3.8. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn.

3.9. Mẫu đơn, tờ khai: Chưa có văn bản QPPL quy định.

3.10. Phí, lệ phí: Không.

3.11. Điều kiện thực hiện TTHC:

- Cá nhân nhận khoán có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện được hợp đồng khoán và không là thành viên trong hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm b và c của khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP.

- Hộ gia đình nhận khoán có thành viên đầy đủ năng lực hành vi dân sự và trong độ tuổi lao động, đảm bảo thực hiện hợp đồng khoán và không là thành viên của cộng đồng dân cư thôn đã nhận khoán theo quy định tại điểm a và c của khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP.

- Cộng đồng dân cư nhận khoán đảm bảo đủ điều kiện về tổ chức, nhân lực, vật lực để thực hiện hợp đồng khoán theo quy định tại điểm c của khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP.

- Trường hợp số cá nhân, hộ gia đình đề nghị nhận khoán lớn hơn nhu cầu khoán, thì bên khoán ưu tiên khoán cho cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo theo quy định tại điểm d của khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP.

2.12. Căn cứ pháp lý của TTHC:

Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

* Ghi chú: Mẫu kết quả thực hiện TTHC đính kèm.

 

Mẫu số 01: Hợp đồng khoán

(Ban hành kèm theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP)

TÊN TỔ CHỨC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……….., ngày ... tháng ... năm .....

 

HỢP ĐỒNG KHOÁN
Số: …./HĐ-…….

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật đất đai năm ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Bộ luật dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số       /2016/NĐ-CP ngày     tháng     năm 2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp nhà nước;

Căn cứ Kế hoạch quản lý bảo vệ và phát triển rừng/kế hoạch sản xuất kinh doanh…… phê duyệt ngày ... tháng ... năm ..…

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….., tại……………………................................................

Chúng tôi gồm:

I. Bên khoán (Bên A)

Do ông (bà)…............................................... chức vụ……….......................... làm đại diện

Địa chỉ:…......................................................; Số điện thoại….……….…; Fax…...………..

Tài khoản số:.................................................; Mã số thuế:……….......................................

II. Bên nhận khoán (Bên B)

Do ông (bà):…………........................................................................................... làm đại diện

(nếu là hộ gia đình nhận khoán ghi đầy đủ các thành viên trong gia đình gồm: (1) Họ và tên………… quan hệ với chủ nhận khoán, (2) Họ và tên………………………… quan hệ với chủ nhận khoán, (3) Họ và tên..………………… quan hệ với chủ nhận khoán, (4) Họ và tên………………….………………… quan hệ với chủ nhận khoán......................................)

Địa chỉ:……..........................................................................................................................

CMND:………................................ Ngày cấp......................... Nơi cấp................................

Hoặc mã số định danh cá nhân:…......................... Ngày cấp……......................................

Nơi cấp…….........................................................................................................................

Điện thoại:……….................................................................................................................

Tài khoản số:……............................................. Mã số thuế:……........................................

Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng khoán với các Điều, khoản sau đây:

Điều 1. Hình thức, đối tượng, địa điểm khoán

1. Hình thức khoán1:…………..............................................................................................

2. Đối tượng khoán2:…………..............................................................................................

3. Diện tích khoán……………….ha để sử dụng vào mục đích khoán3….............................

4. Địa điểm, vị trí ranh giới: Thửa đất:….., Lô…….., khoảnh …….., tiểu khu ......... tên địa danh (nếu có) thuộc xã……............... huyện…................................. tỉnh….............................

5. Mô tả hiện trạng: Rừng, vườn cây, mặt nước, tài sản khác gắn liền trên đất.

Vị trí, ranh giới và đặc điểm khu rừng có sơ đồ kèm theo.

Điều 2. Nội dung khoán

1. Về công việc4: Mô tả và nêu rõ nội dung yêu cầu công việc về khối lượng và chất lượng

…………………………………………………………………………………………………

2. Bên khoán cung cấp vật tư kỹ thuật:

a) Cây giống:……………......................................................................................................

b) Phân bón:…………….......................................................................................................

c) Vật tư khác:……………....................................................................................................

Điều 3. Thời hạn khoán:

Thời hạn khoán5……… tháng, kể từ ngày … tháng … năm ..… đến ngày … tháng … năm ..…

Điều 4. Quyền và trách nhiệm của các bên

1. Quyền và trách nhiệm của bên A

a) Bảo đảm việc quản lý và sử dụng đất, sử dụng rừng, vườn cây và mặt nước đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán.

c) Khi phát hiện vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp Luật, thì tùy theo mức độ vi phạm áp dụng các biện pháp xử lý theo quy định của pháp Luật hoặc đơn phương hủy bỏ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý.

d) Quản lý, chỉ đạo quá trình sản xuất kinh doanh; đảm bảo các Điều kiện cần thiết (vật tư, tiền vốn...) phục vụ cho quá trình sản xuất theo các định mức kinh tế, kỹ thuật và hợp đồng đã ký.

đ) Bồi thường thiệt hại cho bên nhận khoán theo quy định, nếu vi phạm hợp đồng.

2. Quyền và trách nhiệm của bên B

a) Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo giao kết hợp đồng.

b) Được nhận bồi thường thiệt hại do bên khoán vi phạm hợp đồng.

c) Bồi thường thiệt hại cho bên khoán, nếu vi phạm hợp đồng. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm và gây thiệt hại.

d) Chấp hành các quy định phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, phòng cháy, chữa cháy rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản.

đ) Được chia sẻ các lợi ích hình thành từ diện tích nhận khoán (nếu có) và thành quả lao động, kết quả đầu tư theo hợp đồng.

e) Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro bất khả kháng bên nhận khoán được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp Luật.

Điều 5. Giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán và đồng tiền thanh toán

1. Giá trị hợp đồng (ghi rõ tổng giá trị và phân theo từng giai đoạn)

2. Phương thức thanh toán: Chuyển khoản hoặc tiền mặt.

3. Thanh toán

a) Tạm ứng giá trị hợp đồng:………….................................................................................

b) Thanh toán khối lượng hoàn thành:…………..................................................................

4. Đồng tiền thanh toán: Đồng Việt Nam.

Điều 6. Nghiệm thu, thanh lý hợp đồng

1. Nghiệm thu

a) Thời hạn:…………...........................................................................................................

b) Thành phần:…………......................................................................................................

c) Nội dung nghiệm thu:…………........................................................................................

2. Thanh lý hợp đồng

a) Thanh lý trước thời hạn:…………...................................................................................

b) Thanh lý khi kết thúc hợp đồng:………….......................................................................

Điều 7. Sửa đổi hợp đng

1. Bất kỳ sự thay đổi hay Điều chỉnh nào của hợp đồng này đều phải được thỏa thuận và đồng ý của hai bên.

2. Mọi sự thay đổi hoặc Điều chỉnh chỉ có hiệu lực khi cả hai bên ký hợp đồng sửa đổi hoặc biên bản ghi nhớ để đưa vào phụ lục hợp đồng.

Điều 8. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Khi hợp đồng hết thời hạn mà bên B không được tiếp tục gia hạn.

2. Khi Bên B hoặc Bên A có nhu cầu chấm dứt hợp đồng trước thời hạn (phải thông báo trước cho bên A hoặc Bên B biết ít nhất 30 ngày).

3. Bên B hoặc Bên A không thực hiện đầy đủ các nội dung theo thỏa thuận hợp đồng.

Điều 9. Giảquyết tranh chấp

1. Bên khoán và bên nhận khoán giải quyết các tranh chấp phát sinh thông qua thương lượng, hòa giải.

2. Nếu tranh chấp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải, thì sau thời gian 15 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp, bên khoán và nhận khoán được chủ động đề nghị Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp Luật.

Điều 10. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hai bên cam kết thực hiện đúng quy định tại Hợp đồng này, nếu Bên nào vi phạm Hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại do việc vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định của pháp Luật.

Hợp đồng này được lập thành……….. bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản, các bản còn lại được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền./.

 

ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng du)

 

.............................................................................................................................................

1 Khoán công việc, dịch vụ.

2 Rừng, vườn cây, diện tích mặt nước.

3 Bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên.

Theo thiết kế của bên khoán được duyệt về công việc bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, vườn cây và thu hoạch vườn cây, kinh doanh mặt nước.

5 Thời hạn khoán không quá 12 tháng.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3901/QĐ-UBND năm 2017 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (Kiểm lâm) thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý rừng đặc dụng, Ban Quản lý rừng phòng hộ cấp tỉnh Quảng Bình

  • Số hiệu: 3901/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/10/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Nguyễn Tiến Hoàng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/10/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản