Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 39/2013/QĐ-UBND | Tiền Giang, ngày 23 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TÀI SẢN NHÀ NƯỚC; THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT TRONG ĐẤU THẦU ĐỂ MUA SẮM TÀI SẢN NHẰM DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CẤP TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết số 47/2013/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2013 sửa đổi Điểm 2, Khoản II, Điều 1 Nghị quyết số 236/2010/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước; thẩm quyền phê duyệt trong đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Quyết định này thay thế Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định việc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản hàng hóa, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu của cơ quan nhà nước bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Bải bỏ Điều 4 Quy định phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ban hành kèm theo Quyết định số 26/2010/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TÀI SẢN NHÀ NƯỚC; THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT TRONG ĐẤU THẦU ĐỂ MUA SẮM TÀI SẢN NHẰM DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh; thẩm quyền phê duyệt trong đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan nhà nước, đơn vị bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp khi mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ (không thuộc dự án đầu tư xây dựng) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên từ các nguồn kinh phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Quy định này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 3. Phạm vi áp dụng
1. Nội dung mua sắm tài sản, gồm:
a) Trang thiết bị, phương tiện làm việc quy định tại Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
b) Vật tư, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
c) Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;
d) May sắm trang phục ngành (gồm cả mua sắm vật liệu và công may);
đ) Dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có);
e) Phương tiện vận chuyển: ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);
g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
h) Các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; dịch vụ thuê trụ sở làm việc và tài sản khác; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định và các dịch vụ khác;
i) Dịch vụ tư vấn (tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn trong mua sắm khác);
k) Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);
l) Các loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
(Các loại hàng hóa, tài sản, dịch vụ nêu trên, sau đây gọi chung là tài sản).
2. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, gồm:
a) Kinh phí ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị;
b) Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có);
c) Nguồn vốn đầu tư phát triển (ODA) vay ưu đãi (trừ trường hợp Hiệp định vay hoặc điều ước quốc tế có quy định khác);
d) Nguồn viện trợ, tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp mua sắm theo yêu cầu của nhà tài trợ);
đ) Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật;
e) Nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi của đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
g) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
3. Quy định này không áp dụng đối với những trường hợp như sau:
a) Mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư xây dựng;
b) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh.
Chương II
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TÀI SẢN NHÀ NƯỚC; THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT TRONG ĐẤU THẦU CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ CẤP TỈNH
Điều 4. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Quyết định mua sắm tài sản là xe ô tô;
b) Quyết định mua sắm đối với các tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên tính trên một đơn vị tài sản.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh:
a) Trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm được giao, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh quyết định mua sắm tài sản cho cơ quan mình đối với các tài sản có giá trị dưới 500 triệu đồng tính trên một đơn vị tài sản (trừ tài sản là xe ô tô);
b) Quyết định việc phân cấp về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
Điều 5. Thẩm quyền phê duyệt trong đấu thầu của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh
1. Đối với gói thầu mua sắm tài sản thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch đấu thầu;
b) Giao Sở Tài chính chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch đấu thầu;
c) Ủy quyền Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp mua sắm làm nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Đối với gói thầu mua sắm tài sản thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh:
a) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt kế hoạch đấu thầu;
b) Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu; kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu do cơ quan mình trực tiếp mua sắm.
Điều 6. Quy trình chỉ định thầu thực hiện mua sắm đối với gói thầu mua sắm tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng)
1. Đối với gói thầu mua sắm tài sản có giá gói thầu từ 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) trở lên trên một lần mua sắm phải thực hiện đấu thầu mua sắm theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu.
2. Đối với gói thầu mua sắm tài sản có giá gói thầu dưới 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng) thì được chỉ định thầu thực hiện mua sắm với điều kiện nội dung mua sắm là các hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường để phục vụ cho các hoạt động có tính chất thường xuyên diễn ra hàng ngày của các cơ quan, đơn vị (gồm mua sắm nhỏ lẻ tài sản mới, tài sản để thay thế tài sản hỏng; mua sắm phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ phục vụ hoạt động thường xuyên; dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; mua sắm phục vụ yêu cầu cấp thiết, đột xuất):
a) Trường hợp gói thầu có giá gói thầu từ 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng) đến dưới 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng): cơ quan, đơn vị mua sắm lấy báo giá của ít nhất ba nhà thầu khác nhau (báo giá trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện) làm cơ sở để lựa chọn nhà thầu tốt nhất. Kết quả chọn thầu phải bảo đảm chọn được nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ tư vấn tối ưu nhất về chất lượng, giá cả và một số yêu cầu khác (nếu có) như thời hạn cung cấp hàng hóa, các yêu cầu về bảo hành, đào tạo, chuyển giao, không phân biệt nhà thầu trên cùng địa bàn hoặc khác địa bàn.
b) Trường hợp gói thầu có giá gói thầu dưới 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng): Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định việc mua sắm cho phù hợp, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; đồng thời phải đảm bảo chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật; nếu có điều kiện để thực hiện thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị mua sắm tài sản quyết định thực hiện theo hướng dẫn đối với gói thầu có giá gói thầu từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng quy định trên đây.
Đối với hàng hóa thông dụng Sở Tài chính có thông báo giá định kỳ thì các đơn vị mua sắm không được mua cao hơn giá thông báo của Sở Tài chính.
Điều 7. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
1. Đối với chủng loại tài sản chỉ do một cơ sở sản xuất, có giá bán thống nhất do Nhà nước quy định (như điện, nước...) cước điện thoại cố định, bảo trì hệ thống tổng đài điện thoại cố định: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện ký hợp đồng với đơn vị cung cấp để thực hiện.
2. Trường hợp cần lựa chọn nhà thầu để cung cấp dịch vụ tổ chức các hội nghị, hội thảo, đại hội, tập huấn,... (phục vụ ăn, nghỉ cho đại biểu; cho thuê hội trường, phòng họp và các dịch vụ liên quan như trang trí, khánh tiết, nước uống,...) mà do yêu cầu thực tế phải bố trí địa điểm ăn, nghỉ tập trung cho tất cả đại biểu; Thủ trưởng đơn vị căn cứ địa điểm dự kiến tổ chức hội nghị để lựa chọn và ký hợp đồng trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ, đảm bảo phù hợp với quy mô, tính chất, nguồn kinh phí, tiết kiệm, hiệu quả và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; đồng thời phải đảm bảo đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ để thanh toán, quyết toán theo quy định.
3. Đối với việc mua sắm để thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước:
a) Đối với các nội dung mua sắm đã được giao khoán cho tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án quy định tại Điểm 1 Mục II Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thì tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án tự quyết định việc mua sắm cho phù hợp, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; đồng thời phải đảm bảo chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật.
b) Đối với các nội dung mua sắm không được giao khoán cho tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án quy định tại Điểm 2 Mục II Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước thì áp dụng theo quy định tại Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính để thực hiện.
Điều 8. Giá gói thầu mua sắm tài sản
Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (hoặc trưởng bộ phận, phòng, ban) được giao nhiệm vụ mua sắm tài sản cơ quan, đơn vị cần căn cứ vào một trong các tài liệu sau:
1. Giá hàng hóa cần mua của ít nhất 03 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá.
2. Dự toán gói thầu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, số lượng, đơn giá...).
3. Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá, của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá.
Đối với những loại hàng hóa, dịch vụ yêu cầu phải thẩm định giá theo quy định tại Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá và quy định của pháp luật có liên quan phải có thông báo thẩm định giá của cơ quan quản lý giá.
4. Có thể tham khảo giá thị trường tại thời điểm mua sắm từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp công bố được khai thác qua mạng Internet hay giá của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất (không quá 06 tháng).
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Tổ chức thực hiện
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; hướng dẫn tổ chức thực hiện đấu thầu trong cơ quan, đơn vị (nếu thấy cần thiết) trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư 68/2012/TT-BTC ngày 26 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật về đấu thầu có liên quan./.
- 1Quyết định 32/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định việc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản hàng hóa, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu của cơ quan nhà nước bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Quyết định 3091/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Quy định về thẩm quyền phê duyệt và thẩm định trong đấu thầu mua sắm tài sản bằng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 1937/QĐ-UBND năm 2012 quy định phân cấp về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Thuận
- 4Quyết định 49/2012/QĐ-UBND về Quy định thực hiện việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 615/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 6Quyết định 09/2014/QĐ-UBND quy định thực hiện nội dung trong đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 7Quyết định 85/2005/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về phân cấp thẩm định kết quả đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh mua sắm tài sản khi sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo Quyết định 21/2002/QĐ-CTUBBT Tỉnh Bình Thuận
- 8Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2013 quy định một số nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản để duy trì hoạt động thường xuyên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 9Quyết định 46/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 86/2013/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện việc đấu thầu mua sắm tài sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 48/2012/QĐ-UBND
- 10Quyết định 2688/QĐ-UBND năm 2014 quy định thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ đấu thầu dự án đầu tư sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 11Quyết định 04/2008/QĐ-UBND bãi bỏ các văn bản quy định hình thức mua sắm tài sản phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh Kon Tum ban hành
- 12Quyết định 70/2016/QĐ-UBND Quy chế mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 13Quyết định 52/2016/QĐ-UBND Quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước; thẩm quyền phê duyệt trong lựa chọn nhà thầu để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cấp do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
- 14Quyết định 473/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kỳ 2014-2018
- 15Quyết định 4300/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
- 1Quyết định 32/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định việc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản hàng hóa, phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu của cơ quan nhà nước bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Quyết định 26/2010/QĐ-UBND Quy định về phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 3Quyết định 615/QĐ-UBND năm 2014 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
- 4Quyết định 52/2016/QĐ-UBND Quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước; thẩm quyền phê duyệt trong lựa chọn nhà thầu để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cấp do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang
- 5Quyết định 473/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Tiền Giang kỳ 2014-2018
- 6Quyết định 4300/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
- 1Quyết định 170/2006/QĐ-TTg về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 170/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Giá
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 6Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008
- 7Nghị định 52/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
- 8Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
- 9Thông tư 245/2009/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 52/2009/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 3091/QĐ-UBND năm 2010 ban hành Quy định về thẩm quyền phê duyệt và thẩm định trong đấu thầu mua sắm tài sản bằng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 11Thông tư 68/2012/TT-BTC quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân do Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 1937/QĐ-UBND năm 2012 quy định phân cấp về đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước bằng vốn Nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Thuận
- 13Quyết định 49/2012/QĐ-UBND về Quy định thực hiện việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 14Nghị quyết 47/2013/NQ-HĐND sửa đổi Điểm 2, Khoản II, Điều 1 Nghị quyết 236/2010/NQ-HĐND quy định việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 15Quyết định 09/2014/QĐ-UBND quy định thực hiện nội dung trong đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 16Quyết định 85/2005/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về phân cấp thẩm định kết quả đấu thầu hoặc chào giá cạnh tranh mua sắm tài sản khi sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo Quyết định 21/2002/QĐ-CTUBBT Tỉnh Bình Thuận
- 17Quyết định 152/QĐ-UBND năm 2013 quy định một số nội dung thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản để duy trì hoạt động thường xuyên tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 18Quyết định 46/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 86/2013/QĐ-UBND về Quy chế thực hiện việc đấu thầu mua sắm tài sản trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 48/2012/QĐ-UBND
- 19Quyết định 2688/QĐ-UBND năm 2014 quy định thẩm quyền thẩm định, phê duyệt hồ sơ đấu thầu dự án đầu tư sử dụng ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 20Quyết định 04/2008/QĐ-UBND bãi bỏ các văn bản quy định hình thức mua sắm tài sản phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước do tỉnh Kon Tum ban hành
- 21Quyết định 70/2016/QĐ-UBND Quy chế mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 39/2013/QĐ-UBND về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước; thẩm quyền phê duyệt trong đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh Tiền Giang
- Số hiệu: 39/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/10/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Trần Kim Mai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra