Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 38/2002/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2002 

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 08 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Nay ban hành các tiêu chuẩn ngành sau:

- 10TCN  525-2002: Phân hữu cơ vi sinh vật từ bã bùn mía - Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra

- 10TCN  526-2002: Phân hữu cơ vi sinh vật từ rác thải sinh hoạt -Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra

Điều 2: Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký

Điều 3: Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

 

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

 

 

10 TCN 525-2002

 

 

 

 

PHÂN HỮU CƠ VI SINH VẬT  TỪ BÃ BÙN MÍA

Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI - 2002

 

 

 

 

Tổ chức chịu trách nhiệm biên soạn tiêu chuẩn:

                 VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Cơ quan đề nghị ban hành tiêu chuẩn:

                  VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ – CHẤT LƯỢNG SẢN  PHẨM

Cơ quan ban hành tiêu chuẩn:

                 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

PHÂN HỮU CƠ VI SINH VẬT TỪ BÃ BÙN MÍA

Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra

10TCN 525-2002

Organic- Bio fertilizer from sugar cane refuse - Technical parameters,  testing  method
Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2002-QĐ-BNN-KHCN ngày 16 tháng 5  năm 2002

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho phân hữu cơ vi sinh vật sản xuất chủ yếu từ bã bùn mía có bổ sung một số nguyên liệu hữu cơ khác,  chứa các vi sinh vật hữu hiệu (cố định nitơ, phân giải hợp chất photpho khó tan) .

2. Thuật ngữ định nghĩa

Phân hữu cơ vi sinh vật từ bã bùn mía trong tiêu chuẩn này là sản phẩm được sản xuất chủ yếu từ bã bùn mía có bổ sung một số nguyên liệu hữu cơ khác, chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn đạt tiêu chuẩn đã ban hành, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh vật từ bã bùn mía không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người, động vật, thực vật,  môi trường sống và chất lượng nông sản.

3. Tiêu chuẩn trích dẫn

-          TCVN 5979-1995 (ISO 10390:1993(E)) : Chất lượng đất - Xác định pH;

-          10TCN 216-95: Qui phạm khảo nghiệm  trên đồng ruộng. Hiệu lực các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, chất lượng nông sản;

-          TCVN số 6166-96 : Phân bón vi sinh vật cố định Nitơ;

-          TCVN số 6167-96 : Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất Photpho khó tan;

-          10 TCN số 301-97 : Phân tích phân bón - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu;

-          10 TCN số 302-97 : Phân tích phân bón - Phương pháp xác định độ ẩm;

-          10 TCN số 304-97 : Phân tích phân bón - Phương pháp xác định nitơ tổng số;

-          10 TCN số 307-97 : Phân tích phân bón - Phương pháp xác định photpho hữu hiệu;

-          10 TCN số 360-99 : Phân tích phân bón - Phương pháp xác định kali hữu hiệu;

-          10 TCN số 366-99 : Phân tích phân bón - Phương pháp xác định cacbon tổng số;

Thông tư  75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000 của Bộ NN và PTNT: Hướng dẫn thi hành quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Yêu cầu kỹ thuật

TÊN CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ TÍNH

MỨC

1. Hiệu quả đối với cây trồng

 

Tốt

2. Độ chín (hoai) cần thiết

 

Tốt

3. Đường kính hạt không lớn hơn

mm

4-5

4. Độ ẩm  không lớn hơn

%

35

5. pH

 

6,0-8,0

6. Mật độ vi sinh vật hữu hiệu (đã được tuyển chọn) không nhỏ hơn

CFU/ g  mẫu

106

 

7. Hàm lượng cacbon tổng số không nhỏ hơn

%

13

8. Hàm lượng nitơ tổng số không nhỏ hơn

%

2,5

9. Hàm lượng lân hữu hiệu không nhỏ hơn

%

2,5

10. Hàm lượng kali hữu hiệu không nhỏ hơn

%

1,5

11. Thời hạn bảo quản không ít hơn

tháng

6

5. Phương pháp kiểm tra

5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu được tiến hành theo 10 TCN 301-97.

5.2. Hiệu quả phân hữu cơ vi sinh vật  bón cho cây trồng được xác định theo 10TCN 216-95.

5.3. Độ chín (hoai) của phân hữu cơ vi sinh từ bã bùn mía được xác định bằng phương pháp đo nhiệt độ của túi (bao) phân bón. Cách tiến hành như sau:  Sử

dụng nhiệt kế có mức đo nhiệt độ từ 0oC đến 100 0C,  cắm sâu khoảng 50 đến 60 cm vào trong  túi (bao) phân bón có trọng lượng không nhỏ hơn 10kg. Sau 15 phút  đọc nhiệt độ. Tiến hành theo dõi và ghi chép sự thay đổi nhiệt độ trong 3 ngày liên tiếp,  mỗi ngày đo 1 lần (vào 9-10 giờ). Phân bón bảo đảm độ chín (hoai), khi nhiệt độ của túi (bao) phân bón không thay đổi trong suốt thời gian theo dõi.

5.4. Kích thước hạt phân bón được xác định bằng phương pháp rây: Cân 100g phân bón. Rây qua rây cỡ 4-5 mm. Cân lượng phân bón lọt qua rây. Độ đồng đều và độ mịn của phân bón được coi là bảo đảm khi 95% lượng phân bón lọt qua rây.

5.5. Độ ẩm của phân bón được xác định theo 10TCN 302-97.

5.6. pH được xác định theo  TCVN 5979-1995 (ISO 10390:1993(E)).

5.7. Hàm lượng hữu cơ tổng số được xác định theo 10TCN 366-99.

5.8. Mật  độ  vi  sinh vật hữu  ích được  xác định theo TCVN 6166-96, TCVN 6167-96.

5.9. Hàm lượng nitơ tổng số được xác định theo 10 TCN304-97. 10 TCN 525-2002

5.10. Hàm lượng lân hữu hiệu được xác định theo 10TCN 307-97.

5.11. Hàm lượng kali hữu hiệu được xác định theo 10TCN 360-99.

6. Bao bì, ghi nhãn

Phân hữu cơ vi sinh vật từ bã bùn mía phải được bảo quản trong các bao gói tốt, chống được các ảnh hưởng bất lợi bên ngoài. Nhãn ghi trên bao bì phân bón phải thực hiện theo  quy định tại Thông tư 75/TT-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 17/7/2000 về việc hướng dẫn thi hành quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

 

 

 

 


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

 

 

 

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

 

 

10 TCN 526-2002

 

 

 

PHÂN HỮU CƠ VI SINH VẬT TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT

Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ NỘI - 2002

 

Tổ chức chịu trách nhiệm biên soạn tiêu chuẩn:

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Cơ quan đề nghị ban hành tiêu chuẩn:

VỤ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ – CHẤT LƯỢNG SẢN  PHẨM

Cơ quan ban hành tiêu chuẩn:

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

PHÂN HỮU CƠ VI SINH VẬT TỪ RÁC THẢI SINH HOẠT

Yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm tra

10TCN 526-2002

Organic-Biofertilizer from housewast - Technical parameters and testing methods

Ban hành kèm theo Quyết định số  38/2002/QĐ-BNN-KHCN ngày 16 tháng 5 năm 2002

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho phân hữu cơ vi sinh vật sản xuất từ  rác thải sinh hoạt.

2. Thuật ngữ định nghĩa

Phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt là sản phẩm được sản xuất từ rác thải sinh hoạt (trừ các chất rắn khó phân hủy như nilon, vữa, xỉ than...), chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn đạt tiêu chuẩn đã ban hành, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.  Phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người, động vật, thực vật,  môi trường sống và chất lượng nông sản.

-          3. Tiêu chuẩn trích dẫn

-          TCVN 4829-89: Vi sinh vật học - Hướng dẫn chung về các phương pháp phát hiện Salmonella;

-          TCVN 5979-1995 (ISO 10390:1993(E)) : Chất lượng đất - Xác định pH;

-          TCVN 5989-1995 (ISO 5666/1 : 1983):  Chất lượng nước - Xác định thuỷ ngân tổng số bằng quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa - Phương pháp sau khi vô cơ hoá với pemanganat-pesunfat;

-          10TCN 216-95:  Qui phạm khảo nghiệm  trên đồng ruộng.  Hiệu lực các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, chất lượng nông sản;

-          TCVN  6166-96: Phân bón vi sinh vật cố định Nitơ;

-          TCVN  6167-96 : Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất Photpho khó tan;

-          10 TCN  301-97 : Phân tích phân bón - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu;

10 TCN 302-97 : Phân tích phân bón - Phương pháp xác định độ ẩm;

10 TCN 526-2002

-          10TCN 366-99 : Phân tích phân bón-Phương pháp xác định các bon tổng số;

-          10 TCN 304-97 : Phân tích phân bón - Phương pháp xác định nitơ tổng số;

-          10 TCN 307-97 : Phân tích phân bón - Phương pháp xác định photpho hữu hiệu;

-          10 TCN 360-99: Phân tích phân bón - Phương pháp xác định kali hữu hiệu;

-          TCVN 6496-1999 : Chất lượng đất - Xác định cadimi, crom, coban, đồng, chì, mangan, niken và kẽm trong dịch chiết đất bằng cường thuỷ - các phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa và không ngọn lửa;

Thông tư số 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000 của Bộ NN và PTNT: Hướng dẫn thi hành quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Yêu cầu kỹ thuật

Tên chỉ tiêu

ĐƠN VỊ TÍNH

MỨC

1. Hiệu quả đối với cây trồng

 

Tốt

2. Độ chín (hoai) cần thiết

 

Tốt

3. Đường kính hạt (không lớn hơn)

mm

4-5

4. Độ ẩm (không lớn hơn)

%

35

5. pH

 

6,0-8,0

6. Mật độ vi sinh vật hữu hiệu (đã được tuyển chọn) (không nhỏ hơn)

CFU/ g mẫu

106

 

7. Hàm lượng cacbon tổng số không nhỏ hơn

%

13

8. Hàm lượng nitơ tổng số không nhỏ hơn

%

2,5

9. Hàm lượng lân hữu hiệu không nhỏ hơn

%

2,5

10. Hàm lượng kali hữu hiệu không nhỏ hơn

%

1,5

11. Mật độ Salmonella trong 25 gram mẫu

CFU

0

12. Hàm lượng chì (khối lượng khô) không  lớn hơn

mg/kg

250

13. Hàm lượng cadimi (khối lượng khô) không lớn hơn

mg/kg

2,5

14. Hàm lượng crom  (khối lượng khô) không lớn hơn

mg/kg

200

15. Hàm lượng đồng (khối lượng khô) không lớn hơn

mg/kg

200

16. Hàm lượng niken (khối lượng khô) không lớn hơn

mg/kg

100

17. Hàm lượng kẽm (khối lượng khô) không lớn hơn

mg/kg

750

18. Hàm lượng thuỷ ngân (khối lượng khô) không lớn hơn

mg/kg

2

19. Thời hạn bảo quản không ít hơn

tháng

6

5. Phương pháp kiểm tra

5.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu được tiến hành theo 10 TCN 301-97.

5.2. Hiệu quả phân bón được xác định theo 10TCN 216-95.

5.3. Độ chín (hoai) của phân hữu cơ vi sinh từ rác thải sinh hoạt được xác định bằng phương pháp đo nhiệt độ của túi (bao) phân bón. Cách tiến hành như sau:   Sử dụng nhiệt kế có mức đo nhiệt độ từ 0oC đến 1000C, cắm sâu khoảng 50 đến 60 cm vào trong  túi (bao) phân bón có trọng lượng không nhỏ hơn 10 kg. Sau 15 phút,  đọc nhiệt độ. Tiến hành ghi chép và theo  

10 TCN 526-2002

      dõi sự thay đổi nhiệt độ trong 3 ngày liên tiếp,  mỗi ngày đo nhiệt độ 1 lần (vào 9-10 giờ). Phân bón bảo đảm độ chín (hoai) khi nhiệt độ của túi (bao) phân bón không thay đổi trong suốt thời gian theo dõi.                                                                                                                                                         

5.4. Kích thước hạt phân bón được xác định bằng phương pháp rây: Cân 100 g phân bón. Rây qua rây cỡ 4-5 mm. Cân lượng phân bón lọt qua rây. Độ đồng đều và độ mịn của phân bón được coi là bảo đảm khi 95% lượng phân bón lọt qua rây.

5.5. Độ ẩm của phân bón được xác định theo 10TCN 302-97.

5.6. pH được xác định theo TCVN 5979-1995 (ISO 10390:1993(E)).

5.7. Mật độ vi sinh vật hữu ích được xác định theo TCVN 6166-96, TCVN 6167-96.

5.8. Hàm lượng cacbon tổng số được xác định theo 10TCN 366-99.

5.9. Hàm lượng nitơ tổng số được xác định theo 10TCN304-97.

5.10. Hàm lượng lân hữu hiệu được xác định theo 10TCN 307-97.

5.11. Hàm lượng kali hữu hiệu được xác định theo 10TCN 360-99.

5.12. Mật độ Salmonella được xác định theo TCVN 4829-89.

5.13. Hàm lượng cadimi, crom, đồng, chì, niken và kẽm được xác định theo  TCVN 6496 - 99 (ISO 11047:1995).

5.14. Hàm lượng thuỷ ngân được xác định theo  TCVN 5989-1995 (ISO 5666/1 : 1983).

6. Bao bì, ghi nhãn

Phân hữu cơ vi sinh vật từ rác thải sinh hoạt phải được bảo quản trong các bao gói tốt, chống được các ảnh hưởng bất lợi bên ngoài. Nhãn ghi trên bao bì phân bón phải thực hiện theo quy định tại Thông tư số 75/TT-BNN-KHCN của Bộ NN và PTNT ngày 17/7/2000  về việc hướng dẫn thi hành quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về Qui chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 38/2002/QĐ-BNN Về việc ban hành tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 38/2002/QĐ-BNN
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/05/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Bùi Bá Bổng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản