BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3767/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KỸ THUẬT DẠY NGHỀ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI” DO JICA - NHẬT BẢN TÀI TRỢ
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Hiệp định về hợp tác kỹ thuật giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản ký ngày 20 tháng 10 năm 1998;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Căn cứ Biên bản thảo luận về Dự án ‘‘Tăng cường năng lực đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” giữa các cơ quan hữu quan của Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ngày 25 tháng 12 năm 2012;
Căn cứ Công văn số 113/CV-ĐHCN-HTQT ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đề nghị thẩm định và phê duyệt kiện dự án và Biên bản cuộc họp thẩm định dự án ngày 20 tháng 5 năm 2013;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phát triển nguồn nhân lực,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ với các nội dung chính như sau:
1. Tên Dự án: Tăng cường năng lực đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề tại Trường Đại học công nghiệp Hà Nội.
2. Cơ quan tài trợ: Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA).
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương.
4. Đơn vị chủ trì thực hiện: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
5. Thời gian thực hiện dự án: 36 tháng, từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 6 năm 2016.
6. Tổng vốn thực hiện dự án: 236,346,250 JPY
Trong đó
- Vốn ODA do JICA tài trợ: 191,477,000 JPY (Bằng chữ: Một trăm chín mốt triệu bốn trăm bảy mươi bảy nghìn Yên Nhật Bản).
- Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 10,800,000,000 VND (Bằng chữ: mười tỷ tám trăm triệu Đồng Việt Nam).
7. Hình thức cấp vốn ODA: Viện trợ không hoàn lại
8. Mục tiêu, kết quả dự kiến và các hoạt động của Dự án.
8.1. Mục tiêu
Mục tiêu chung: Một số cơ sở đào tạo nghề của Việt Nam được cung cấp chương trình đào tạo nghề trình độ cao đẳng cấp quốc tế.
Mục tiêu cụ thể: Với tư cách là một cơ sở đào tạo nghề trình độ tiên tiến tương đương trình độ Nhật Bản, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có thể quản lý tốt việc chuyển giao công nghệ, chuyển giao chương trình đào tạo giáo viên cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề tại Việt Nam với các nghề Cơ khí, Điện và Điện tử.
8.2. Kết quả dự kiến và hoạt động của dự án.
8.2.1. Kết quả 1: Xây dựng một mô hình đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng và phương pháp giảng dạy cho các giáo viên kỹ thuật dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống dạy nghề và phù hợp với các quy định hiện hành của Việt Nam.
Những hoạt động chính để đạt được Kết quả 1:
- Nghiên cứu các chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề hiện tại của Việt Nam tại các cơ sở đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề;
- Xây dựng một mô hình đào tạo thích hợp để triển khai các hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng và phương pháp giảng dạy cho các giáo viên dạy nghề sẽ được thực hiện tại các cơ sở đào tạo dạy nghề trực thuộc ngành, địa phương khác nhau;
- Thí điểm triển khai mô hình đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức;
- Cải tiến và hoàn thiện mô hình đề xuất về đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức thông qua quá trình triển khai của Dự án;
- Trao đổi với Bộ Công Thương và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các cơ quan quản lý khác về việc triển khai các hoạt động trên và kết quả về mô hình đào tạo thí điểm để làm cơ sở khoa học cho việc cải tiến mô hình đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức hiện hành đối với giáo viên dạy nghề của Việt Nam.
8.2.2. Kết quả 2: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ xây dựng các chương trình đào tạo mới để bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy cho các giáo viên dạy nghề các nghề: Cơ khí, Điện và Điện tử cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề khác bằng cách tiếp cận quản lý theo chu trình.
Những hoạt động để đạt được Kết quả 2:
- Đánh giá trình độ năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và của các cơ sở đào tạo nghề khác;
- Xác định nhóm đối tượng giáo viên dạy nghề và các lĩnh vực đào tạo để bồi dưỡng nâng cao đội ngũ giáo viên dạy nghề;
- Xây dựng chương trình đào tạo và các tài liệu hướng dẫn cho việc đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy;
- Tổ chức đào tạo giáo viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy;
- Tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy cho nhóm giáo viên dạy nghề mục tiêu đã được xác định;
- Phân tích đánh giá các kết quả và thông tin phản hồi về chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức để hoàn thiện chương trình và các tài liệu hướng dẫn giảng dạy trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành chương trình đó.
8.2.3. Kết quả 3: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và Trường Cao Đẳng nghề kỹ thuật công nghệ (TTC) chia sẻ các kiến thức, kỹ thuật và bí quyết công nghệ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề khác thông qua việc phối hợp cùng thực hiện các công việc/hoạt động trong dự án.
Những hoạt động để đạt được Kết quả 3:
- Trường TTC cử cán bộ giáo viên dạy nghề tới Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội để tham gia các hoạt động của dự án;
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thiết lập các mục tiêu hoạt động thường niên và các mô tả công việc cụ thể cho các thành viên của dự án đến từ TTC và giám sát các kết quả hoạt động so với mục tiêu đã đề ra của hoạt động dự án;
- Trường TTC tiến hành tổ chức hội thảo và phiên họp học tập, rút kinh nghiệm tại TTC để phổ biến cho các trường nghề về kiến thức, kỹ thuật và bí quyết công nghệ mà các giáo viên của họ đã thu được thông qua việc tham gia đầy đủ các hoạt động của dự án;
- Trường TTC tiến hành đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức kỹ năng và phương pháp giảng dạy cho giáo viên kỹ thuật dạy nghề dựa trên mô hình thí điểm tại trường dưới sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
9. Tổ chức thực hiện dự án
9.1. Ban điều phối dự án:
Ban điều phối dự án phía Việt Nam bao gồm: đại diện của Bộ Công Thương (Vụ Phát triển nguồn nhân lực, Vụ Hợp tác quốc tế), đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Vụ Kinh tế đối ngoại), đại diện Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), và các cán bộ khác do Bộ trưởng Bộ Công Thương Quyết định.
Ban điều phối phía Nhật Bản bao gồm: đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội, và các cán bộ khác do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản phái cử.
9.2. Ban quản lý dự án và cán bộ tham gia thực hiện Dự án
Trưởng ban quản lý và các thành viên do Bộ Công Thương chỉ định dựa trên đề xuất của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ cử cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường tham gia trực tiếp vào các hoạt động của Dự án.
Điều 2. Giao Vụ Phát triển nguồn nhân lực phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế quản lý dự án, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức thực hiện dự án theo các quy định hiện hành của Việt Nam và Nhà tài trợ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ; Vụ trưởng các Vụ: Phát triển nguồn nhân lực, Hợp tác quốc tế, Tổ chức cán bộ, Tài chính, kế hoạch, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 1648/QĐ-LĐTBXH phê duyệt danh sách các trường, trung tâm dạy nghề được hỗ trợ đầu tư tập trung bằng kinh phí năm 2010 của Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục – Đào tạo đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 3141/QĐ-BGDĐT năm 2012 về Chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng - an ninh, văn bằng 2 trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Báo cáo 113/BC-BCT năm 2013 kết quả, hiệu quả hoàn thiện mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Bộ Công thương ban hành
- 1Quyết định 1648/QĐ-LĐTBXH phê duyệt danh sách các trường, trung tâm dạy nghề được hỗ trợ đầu tư tập trung bằng kinh phí năm 2010 của Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục – Đào tạo đến năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 3141/QĐ-BGDĐT năm 2012 về Chương trình đào tạo giáo viên Giáo dục quốc phòng - an ninh, văn bằng 2 trình độ đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 4Nghị định 38/2013/NĐ-CP quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ
- 5Báo cáo 113/BC-BCT năm 2013 kết quả, hiệu quả hoàn thiện mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Bộ Công thương ban hành
Quyết định 3767/QĐ-BCT năm 2013 phê duyệt Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo giáo viên kỹ thuật dạy nghề tại Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội” do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ của Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 3767/QĐ-BCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/06/2013
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực