ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3762/QĐ-UBND | Nghệ An, ngày 05 tháng 08 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2007 - 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Công văn số 05/MABVN ngày 12/4/2016 của Ủy ban Quốc gia Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB) Việt Nam về việc báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm khu DTSQ miền Tây Nghệ An theo yêu cầu của UNESCO;
Căn cứ Văn bản cam kết số VFD-DCOP/2016/IUL/066 ngày 25/7/2016 của Văn phòng Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam về việc hỗ trợ từ dự án VFD cho Báo cáo đánh giá 10 năm Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 1889/TTr-SNN-KHTC ngày 26/07/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch xây dựng Báo cáo đánh giá 10 năm (2007 - 2017) Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
(Có Kế hoạch chi tiết kèm theo)
Điều 2.
1. Tổ công tác xây dựng báo cáo đánh giá 10 năm chủ trì, phối hợp các thành viên Ban quản lý khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Sở Tài chính thẩm định dự toán, tham mưu kinh phí trình UBND tỉnh quyết định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Các thành viên BQL khu DTSQ; Tổ công tác xây dựng báo cáo 10 năm; BQL Chương trình PTLNBV; Dự án Rừng và Đồng bằng và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ 10 NĂM (2007-2017) KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3762/QĐ-UBND ngày 05/8/2016 của UBND tỉnh Nghệ An)
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
a) Đánh giá định kỳ 10 năm (2007-2017) sau khi Khu DTSQ được công nhận là quy định bắt buộc làm cơ sở để Hội Đồng điều phối quốc tế (ICC) Chương trình Con người và Sinh Quyển của UNESCO xem xét khả năng tuân thủ và còn phù hợp so với các tiêu chí Khu DTSQ thế giới.
b) Báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm (2007-2017) góp phần quảng bá, nâng cao vai trò, hình ảnh khu DTSQ miền Tây Nghệ An nói riêng và hệ thống khu DTSQ Việt Nam nói chung đồng thời chia sẻ kinh nghiệm quản lý của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, tỉnh Nghệ An tới cộng đồng các khu DTSQ trong nước và quốc tế.
2. Yêu cầu
a) Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Quốc gia MAB/UNESCO Việt Nam, Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và một số tổ chức trong nước, quốc tế khác tổ chức thành công đợt đánh giá định kỳ 10 năm Khu DTSQ miền Tây Nghệ An; đảm bảo các Điều kiện phục vụ việc đánh giá, biên tập báo cáo đạt chất lượng cao và đúng Tiến độ yêu cầu đề ra.
b) Xác định, giới thiệu những thành tựu bảo vệ, bảo tồn và nghiên cứu phát huy các giá trị nổi bật của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An trong giai đoạn 10 năm (2007-2017) và các kết quả nghiên cứu bảo tồn các giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa tại Khu DTSQ miền Tây Nghệ An.
c) Đưa ra các bài học kinh nghiệm cho Ban quản lý, khai thác hiệu quả giá trị toàn cầu của danh hiệu và mô hình Khu DTSQ miền Tây Nghệ An; xây dựng các định hướng quản lý bảo tồn và phát triển bền vững Khu DTSQ miền Tây Nghệ An trong 10 năm tới.
II. Phạm vi thực hiện
Trên địa bàn 09 huyện miền Tây tỉnh Nghệ An gồm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương.
III. Nội dung kế hoạch
1. Đánh giá hiện trạng những thay đổi nổi bật của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An giai đoạn 10 năm (2007 - 2016)
a) Hiện trạng và thay đổi diện tích, phân vùng dân số
b) Hiện trạng và thay đổi về chức năng bảo tồn
c) Hiện trạng và thay đổi chức năng hỗ trợ
d) Hiện trạng và thay đổi cơ cấu, cơ chế quản lý và điều phối:
- Ban Quản lý Khu DTSQ và ngân sách hoạt động;
- Kế hoạch quản lý (bao gồm tuyên bố tầm nhìn, mục tiêu quản lý cả trong hiện tại và cho 5 đến 10 năm tới).
- Chiến lược truyền thông, quảng bá cho Khu DTSQ;
- Chiến lược thúc đẩy hợp tác giữa các bên trong Khu DTSQ;
- Sáng kiến phát triển văn hóa cộng đồng (vật thể, phi vật thể, phong tục, tập quán, ngôn ngữ,…).
e) Hiệu quả quản lý Khu DTSQ
- Hiệu quả quản lý Khu DTSQ nói chung (bao gồm những trở ngại trong công tác quản lý/điều phối Khu DTSQ);
- Sự gắn kết, lồng ghép Khu DTSQ trong các kế hoạch, chính sách phát triển của quốc gia, địa phương;
- Sự tham gia liên tục của người dân địa phương trong công tác của Khu DTSQ (nêu rõ cộng đồng nào, nhóm nào, tham gia như thế nào);
- Vai trò của phụ nữ và thanh thiếu niên;
- Thay đổi trong quy định quản lý các phân vùng;
- Hoạt động nghiên cứu, giám sát;
- Năng lực tập thể trong quản lý Khu DTSQ.
f) Mối quan hệ giữa 3 vùng chức năng
2. Đánh giá hiện trạng các yếu tố đặc trưng về con người, vật lý, sinh học và thể chế quản lý
a) Các dịch vụ hệ sinh thái
b) Chức năng bảo tồn
c) Chức năng phát triển
d) Chức năng hỗ trợ
e) Quản lý, điều phối và phối hợp khu DTSQ
f) Sự đảm bảo các tiêu chí Khu DTSQ thế giới
g) Các tài liệu liên quan
3. Các thông tin kết nối mạng lưới toàn cầu các Khu DTSQ, tài liệu truyền thông, bản đồ, quy định quản lý đã ban hành.
a) Cập nhật vị trí và bản đồ có tọa độ
b) Bản đồ cập nhật thảm thực vật và độ che phủ đất
c) Danh mục các văn bản Quy phạm pháp luật liên quan
d) Các kế hoạch quản lý/hợp tác và sử dụng đất
e) Cập nhật danh mục các loài động thực vật
f) Các tài liệu liên quan khác
1. Thành lập Tổ công tác soạn thảo báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Thời gian tháng 7 năm 2016.
2. Xây dựng kế hoạch và kinh phí báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm trình UBND tỉnh phê duyệt. Thời gian tháng 7 năm 2016.
3. Hội thảo khởi động kế hoạch xây dựng đánh giá 10 năm khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Thời gian tháng 8 năm 2016.
4. Tổ chức khảo sát, thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá hiện trường. Thời gian từ tháng 9 đến tháng 2 năm 2016, cụ thể:
- Khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu ngoài hiện trường: Thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2016.
- Hội thảo rà soát số liệu và dự kiến nội dung dự thảo các báo cáo chuyên đề. Thời gian tháng 1 năm 2017.
- Hội thảo Chiến lược hành động khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An từ năm 2016 - 2020, tầm nhìn 2030. Thời gian tháng 2 năm 2017.
5. Xây dựng dự thảo báo cáo đánh giá định kỳ (bản tiếng Việt) gửi đến Ủy ban MAB/UNESCO Việt Nam. Thời gian từ tháng 3 năm 2017.
6. Tổ chức Hội thảo tham vấn chuyên gia cho báo cáo định kỳ. Thời gian tháng 4 năm 2017.
7. Xây dựng bộ sản phẩm truyền thông kèm báo cáo chính. Thời gian tháng 1 đến tháng 6 năm 2017.
8. Sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo đánh giá định kỳ bản tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh. Thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2017.
9. Trình UBND tỉnh phê chuẩn và gửi Báo cáo chính thức tới UNESCO. Thời gian từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2017.
10. Hội thảo công bố kết quả đánh giá định kỳ. Thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2017.
IV. Kinh phí thực hiện:
- Tổng kinh phí dự kiến: 2.210.000.000 đồng
(Hai tỷ, hai trăm mười triệu đồng).
- Nguồn ngân sách tỉnh; tài trợ từ dự án quốc tế và nguồn hợp pháp khác.
V. Tổ chức thực hiện
1. Các thành viên BQL khu DTSQ miền Tây Nghệ An (theo Quyết định 7238/QĐ-UBND ngày 23/12/2014) chỉ đạo các địa phương, đơn, vị Sở, ban, ngành liên quan do mình phụ trách phối hợp với Ban quản lý Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 2020, Tổ công tác xây dựng báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm Khu DTSQ (theo Quyết định số 3269/QĐ-UBND ngày 07/07/2016 của UBND tỉnh) cung cấp, thu thập tài liệu, hồ sơ dữ liệu liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Tổ công tác xây dựng báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm Khu DTSQ (theo Quyết định số 3269/QĐ-UBND ngày 07/07/2016 của UBND tỉnh) chủ trì triển khai các hoạt động theo kế hoạch để xây dựng báo cáo đánh giá định kỳ 10 năm khu DTSQ miền Tây Nghệ An đảm bảo chất lượng cao, đúng tiến độ theo quy định.
3. Ban quản lý Dự án rừng đồng bằng tỉnh Nghệ An phối hợp Tổ công tác, hỗ trợ kinh phí và các điều kiện khác thực hiện Kế hoạch./.
- 1Quyết định 05/2008/QĐ-UBND về quy chế quản lý khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 07/2010/QĐ-UBND phê duyệt phương án thống nhất quản lý rừng phòng hộ môi trường, Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Chỉ thị 11/2011/CT-UBND về tăng cường biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 05/2008/QĐ-UBND về quy chế quản lý khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 07/2010/QĐ-UBND phê duyệt phương án thống nhất quản lý rừng phòng hộ môi trường, Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Chỉ thị 11/2011/CT-UBND về tăng cường biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
Quyết định 3762/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch xây dựng Báo cáo đánh giá 10 năm Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An giai đoạn 2007-2017
- Số hiệu: 3762/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/08/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Đinh Viết Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/08/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực