- 1Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 2Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 373/1999/QĐ-NHNN13 | Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 1999 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC NGOÀI
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Căn cứ Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 1998 của Chính phủ về ngoại hối;
- Căn cứ Nghị định số 86/1999/NĐ-CP ngày 30/8/1999 của Chính phủ về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng, Giám đốc Sở Giao dịch và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC |
QUẢN LÝ NGOẠI TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 373/1999/QĐ-NHNN13 ngày 20 tháng 10 năm 1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
a) Quỹ dự trữ ngoại hối Nhà nước;
b) Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng;
c) Tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước;
d) Các nguồn ngoại tệ khác.
2. Quy chế này quy định việc quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài.
Điều 2. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao cho Sở giao dịch quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước theo những nguyên tắc sau:
- Bảo toàn dự trữ ngoại hối Nhà nước;
- Bảo đảm khả năng thanh toán, đáp ứng các nhu cầu ngoại hối khi cần thiết;
- Đảm bảo khả năng sinh lời.
Điều 3. Sở Giao dịch quản lý nguồn vốn của Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước dưới các hình thức: thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong và ngoài nước, can thiệp thị trường ngoại tệ theo chỉ thị của Thống đốc, đầu tư dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, chuyển đổi ngoại tệ theo cơ cấu, mua bán giấy tờ có giá, ủy thác đầu tư theo các quy định của Quy chế này.
Điều 4. Đồng tiền thuộc cơ cấu Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước quản lý chủ yếu là ngoại tệ tự do chuyển đổi như Đô la Mỹ, Yên Nhật, Bảng Anh, Đồng tiền chung Châu Âu (Euro), quyền rút vốn đặc biệt (SDR) và một số ngoại tệ tự do chuyển đổi khác. Đồng tiền và tỷ trọng từng loại ngoại tệ trong Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước quản lý do Thống đốc quy định từng thời kỳ.
THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐẠI LÝ VÀ MỞ TÀI KHOẢN TIỀN GỬI Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 5. Ngân hàng Nhà nước thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với các đối tác sau:
a) Ngân hàng Trung ương những nước có đồng tiền trong cơ cấu dự trữ, các tổ chức tài chính quốc tế, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
b) Ngân hàng thương mại nước ngoài đạt các tiêu chuẩn đánh giá của hai công ty xếp hạng tín dụng là Moody’s Investors và Standard & Poor’s:
- Có mức xếp hạng cao từ A1/P-1 trở lên.
- Khả năng tài chính mức C trở lên.
- Trụ sở chính đóng tại các trung tâm tài chính lớn.
- Hệ thống thanh toán được nối mạng quốc tế rộng lớn.
- Có dịch vụ ngân hàng tốt và mức phí dịch vụ cạnh tranh.
- Hiệu quả đầu tư cao.
c) Công ty chứng khoán quốc tế có tín nhiệm thuộc các ngân hàng thương mại đạt tiêu chuẩn trên.
Điều 6. Sở Giao dịch mở các loại tài khoản sau tại các ngân hàng đại lý:
a) Tài khoản thanh toán, tài khoản đầu tư qua đêm gọi chung là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.
b) Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn.
c) Tài khoản lưu giữ chứng khoán: Chỉ được mở tại Ngân hàng Trung ương các nước có đồng tiền trong cơ cấu dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước quản lý. Trong trường hợp Ngân hàng Trung ương có đồng tiền nằm trong cơ cấu dự trữ của Ngân hàng Nhà nước không thực hiện dịch vụ lưu giữ chứng khoán thì được phép mở tài khoản này tại các ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản b Điều 5 Quy chế này.
Điều 7. Hạn mức đầu tư tại mỗi ngân hàng bao gồm tiền gửi và ủy thác đầu tư do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ theo đề nghị của Giám đốc Sở giao dịch. Riêng đối với các Ngân hàng Trung ương Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nhật, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) có độ tin cậy và an toàn cao nên không giới hạn hạn mức.
Điều 8. Để đảm bảo an toàn vốn, đảm bảo khả năng thanh toán Ngân hàng Nhà nước chỉ đầu tư vào các loại giấy tờ có giá có khả năng thanh toán cao như: Trái phiếu của các chính phủ có đồng tiền trong cơ cấu dự trữ của Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu công ty bằng ngoại tệ chuyển đổi xếp loại AAA do chính phủ bảo lãnh.
Điều 9. Để đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế và đáp ứng kịp thời nhu cầu chi ngoại tệ trong và ngoài nước của Chính phủ, số dư ngoại tệ trên các tài khoản thanh toán, tài khoản đầu tư qua đêm tại các tổ chức nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước phải luôn duy trì ở mức tối thiểu tương đương 15% tổng nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước quản lý. Ngoại tệ thuộc Quỹ bình ổn tỷ giá và giá vàng chỉ được đầu tư ngắn hạn.
Điều 10. Để đảm bảo an toàn vốn, khả năng thanh toán, tăng cường khả năng sinh lời, nâng cao chất lượng quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước ủy thác đầu tư đối với các ngân hàng đại lý nêu tại Điều 5 của Quy chế này khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép về nguyên tắc. Thời hạn và giá trị hợp đồng ủy thác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, HẠCH TOÁN KẾ TOÁN, THANH TRA KIỂM SOÁT
Điều 11. Sở Giao dịch có trách nhiệm
- Định kỳ 3 tháng, 6 tháng và hàng năm chủ trì phối hợp với các Vụ Quản lý ngoại hối, Tổng kiếm soát, Pháp chế, Quan hệ quốc tế đánh giá lại các ngân hàng đại lý của Ngân hàng Nhà nước theo tiêu chuẩn của Standard & Poor’s và Moody’s Investors trình Thống đốc phê duyệt để điều chỉnh quan hệ và các hạn mức đầu tư cụ thể đối với mỗi ngân hàng cho phù hợp với thay đổi về hoạt động và mức xếp hạng tín dụng của các ngân hàng đại lý.
- Sở Giao dịch chỉ được phép điều chỉnh vốn tiền gửi và đầu tư giữa các ngân hàng đại lý trong hạn mức và theo danh mục các ngân hàng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt sau khi các ngân hàng đó được đánh giá lại. Các giao dịch viên chỉ được phép giao dịch mua bán trái phiếu, ngoại tệ trong hạn mức do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Chịu trách nhiệm thực hiện hạch toán kế toán tất cả các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình quản lý vốn đầu tư ở nước ngoài theo hướng dẫn của Vụ Kế toán – Tài chính Ngân hàng Nhà nước. Thực hiện việc đối chiếu sao kê các tài khoản tiền gửi, các khoản đầu tư ở nước ngoài với bảng cân đối hàng tháng.
- Hàng tháng báo cáo Thống đốc chi tiết tình hình biến động ngoại tệ, thu lãi từ các khoản đầu tư trong Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước theo từng loại đồng tiền, từng nước, từng khu vực, từng loại hình đầu tư, và theo từng hệ thống ngân hàng. Đồng thời thông báo cho Ban Điều hành dự trữ ngoại hối Nhà nước, Vụ Tổng kiểm soát, Vụ Kế toán Tài chính biết.
- Phối hợp với Vụ Quản lý ngoại hối tham mưu cho Thống đốc kịp thời và hiệu quả về chiến lược, sách lược, loại hình, hình thức, biện pháp quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 12. Vụ Chính sách tiền tệ có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Sở Giao dịch kế toán tiền mặt mua ngoại tệ hàng quý.
Điều 13. Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Sở giao dịch các nhu cầu chi ngoại tệ của Chính phủ. Đồng thời có ý kiến trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định cơ cấu từng loại tiền và danh mục ngân hàng trong từng thời kỳ trên cơ sở tờ trình của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Điều 14. Vụ Tổng kiểm soát có trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ kiểm soát việc thực hiện các quyết định, quy chế, quy định, chế độ của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành liên quan tới quản lý Quỹ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Điều 15. Vụ Kế toán – Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng, hướng dẫn chế độ hạch toán kế toán ngoại hối đảm bảo phản ánh chính xác tính chất, nội dung kinh tế của từng nghiệp vụ.
Điều 16. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Thống đóc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- 1Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 2Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 653/2001/QĐ-NHNN về Quy chế tổ chức thực hiện những nhiệm vụ về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 158/QĐ-NHNN năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 3Quyết định 211/QĐ-NHNN năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kỳ hệ thống hóa 2014-2018
Quyết định 373/1999/QĐ-NHNN13 về Quy chế quản lý ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước ở nước ngoài
- Số hiệu: 373/1999/QĐ-NHNN13
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/10/1999
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Văn Giàu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/11/1999
- Ngày hết hiệu lực: 01/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực