Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 3705/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 24 tháng 09 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Viễn thông số ngày 23/11/2009;

Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đến 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2440/SKHĐT-CNDV ngày 06 tháng 8 năm 2015 và Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 829/TTr-STTTT ngày 31 tháng 7 năm 2015, về việc phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Thẩm định của Sở Tư pháp tại công văn số 1688/STP-XDVB ngày 17 tháng 9 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bảo đảm phù hợp, đồng bộ với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của các ngành khác có liên quan trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phát triển hạ tầng viễn thông phải kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh; thu hẹp khoảng cách về mức hưởng thụ các dịch vụ viễn thông của người dân giữa vùng, miền trong tỉnh.

- Phát triển hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng với dung lượng lớn, hình thành mạng viễn thông có chất lượng cao, cung cấp đa dịch vụ, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên cơ sở tăng cường sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp trong ngành và giữa viễn thông với các ngành khác nhằm phát triển bền vững, phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông song song với đảm bảo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị, đảm bảo an toàn mạng lưới, nhất là ở các khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

- Đến năm 2020, tỉnh Thanh Hóa nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố có hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phát triển tiên tiến, hiện đại của cả nước. Phát triển hạ tầng viễn thông có độ bao phủ rộng khắp các vùng, miền trong tỉnh với dung lượng lớn, tốc độ cao; cung cấp đa dịch vụ, chất lượng cao, giá cước hợp lý, đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng.

- Tăng cường, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động làm cơ sở để triển khai hiệu quả mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử, phục vụ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại theo hướng hội tụ, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.

- Tạo lập thị trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2020, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển hạ tầng viễn thông sau:

- Phát triển mạng băng thông rộng đến hầu hết các thôn, bản; 35 - 40% số hộ truy cập được Internet băng thông rộng, trong đó 10 - 15% truy nhập Internet băng thông rộng cố định.

- Phủ sóng thông tin di động băng thông rộng đến 95% dân cư.

- Tỷ lệ ngầm hóa mạng cáp ngoại vi đạt 25 - 30% đối với các tuyến đường giao thông quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện; 65 - 70% đối với các tuyến đường, tuyến phố, khu vực trung tâm thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn; 100% ngầm hóa đối với các khu đô thị mới.

- Hoàn thiện cải tạo, chỉnh trang hạ tầng mạng cáp ngoại vi tại các khu vực thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, trung tâm các huyện, các khu di tích lịch sử - văn hóa, các khu du lịch, khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

- Tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng cáp treo ngoại vi đạt 35 - 40%.

- Tỷ lệ các cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động không cồng kềnh đạt 10 - 15%.

- Tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động đạt 30 - 35%.

- Hoàn thiện cải tạo các cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động sang loại cột không cồng kềnh tại các khu vực trung tâm thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, các khu di tích lịch sử - văn hóa, các điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

2.2. Đến năm 2030, hoàn thành một số chỉ tiêu phát triển hạ tầng viễn thông sau:

- Tỷ lệ ngầm hóa mạng cáp ngoại vi đạt 65 - 70% đối với các tuyến đường giao thông quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện; 90 - 95% đối với các tuyến đường, tuyến phố, khu vực trung tâm thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn; 100% ngầm hóa đối với các khu đô thị mới.

- Hoàn thiện cải tạo, chỉnh trang mạng cáp treo đối với toàn bộ hạ tầng mạng cáp ngoại vi trên địa bàn tỉnh.

- Tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng cáp treo ngoại vi đạt 50 - 55%.

- Tỷ lệ các cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động không cồng kềnh đạt 35 - 40%.

- Tỷ lệ sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động đạt 60 - 65%.

III. QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

(Nội dung ban hành theo chế độ mật tại Phụ lục 1 kèm theo)

2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

2.1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

a) Địa điểm: phát triển 01 điểm cung cấp dịch vụ tại xã Trung Thượng huyện Quan Sơn (do doanh nghiệp đầu tư, xây dựng hoặc ký hợp đồng đại lý đa dịch vụ); hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, 100% các xã, phường, thị trấn có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.

b) Lộ trình thực hiện: giai đoạn 2017 - 2020.

2.2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

a) Địa điểm:

- Triển khai các điểm truy nhập Internet không dây sử dụng bộ phát sóng Wifi; các bốt tra cứu thông tin du lịch tại các khu vực du lịch trọng điểm của tỉnh như: Các điểm du lịch tại thành phố Thanh Hóa, Khu du lịch Sầm Sơn, khu du lịch Hải Tiến - Hoằng Hóa, Thành Nhà Hồ, Khu di tích Lam Kinh... phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin, giáo dục, giải trí cho du khách nhằm tạo động lực phát triển ngành du lịch của tỉnh.

- Đầu tư xây dựng các điểm bán vé tàu tự động tại các nhà ga; các máy thanh toán cước viễn thông, mua thẻ điện thoại tại các khu vực công cộng tập trung đông người như nhà ga, bến xe, các điểm du lịch phục vụ nhu cầu thanh toán tiên tiến, hiện đại của người dân.

b) Lộ trình thực hiện:

* Giai đoạn 2015 - 2017:

- Xây dựng hệ thống các máy bán vé tàu tự động tại các nhà ga thuộc đường sắt quốc gia trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo Hợp đồng cung cấp dịch vụ “Hệ thống bán vé điện tử của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam” giữa Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Tập đoàn FPT ký ngày 31/7/2014.

- Xây dựng dự án lắp đặt thí điểm các bốt tra cứu thông tin du lịch tại các địa điểm tập trung lưu lượng lớn du khách tham quan trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Khu kinh tế Nghi Sơn - huyện Tĩnh Gia, Sân bay Sao Vàng - huyện Thọ Xuân.

- Lắp đặt thí điểm các điểm phát sóng Wifi cung cấp khả năng truy cập Internet không dây tại Khu du lịch Sầm Sơn - thị xã Sầm Sơn.

* Giai đoạn 2018 - 2020:

- Xem xét xây dựng dự án lắp đặt các bốt tra cứu thông tin du lịch tại các khu du lịch trọng điểm: Vườn Quốc gia Bến en, Khu di tích Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Suối cá Cẩm Lương.

- Xem xét khả năng lắp đặt các điểm phát sóng Wifi cung cấp dịch vụ truy cập Internet không dây tại các khu vực: thành phố Thanh Hóa, Đô thị Nghi Sơn - Tĩnh Gia, Khu di tích Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Suối cá Cẩm Lương...

3. Cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động (BTS)

3.1. Định hướng phát triển

a) Cột ăng ten không cồng kềnh (loại A1):

* Quy hoạch địa điểm xây dựng:

Triển khai xây dựng các cột ăng ten loại A1 tại các khu vực yêu cầu cao về mỹ quan đô thị bao gồm:

- Thành phố Thanh Hóa: Các khu vực trung tâm hành chính của tỉnh (Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Sở ban ngành); các trung tâm văn hóa cộng đồng (Quảng Trường Lam Sơn, Trung tâm triển lãm,...); một số khu vực quan trọng quy hoạch đến năm 2020 như Trung tâm hành chính mới của tỉnh, Khu đô thị mới Nam thành phố,...; một số tuyến đường, tuyến phố yêu cầu cao về mỹ quan đô thị.

- Thị xã Sầm Sơn: bao gồm các khu vực thuộc khu du lịch biển Sầm Sơn có lưu lượng du khách lớn như khu vực ven biển, khu vực núi Trường Lệ,...; khu trung tâm hành chính của Thị xã; một số tuyến đường, tuyến phố yêu cầu cao về mỹ quan đô thị.

- Thị xã Bỉm Sơn, 24 huyện còn lại: tập trung triển khai tại khu vực trung tâm hành chính cấp Huyện, các điểm du lịch, di tích văn hóa - lịch sử thu hút nhiều du khách.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng hệ thống cột ăng ten loại A1 trên địa bàn toàn tỉnh.

* Quy định chung khi xây dựng cột ăng ten không cồng kềnh loại A1:

- Để đảm bảo việc xây dựng các cột ăng ten không cồng kềnh đáp ứng các yêu cầu của quy hoạch và điều kiện thực tế tại các khu vực dự kiến lắp đặt, trước khi xây dựng trạm, phải có hồ sơ về thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn của cột ăng ten loại A1 (việc thẩm định do các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện, bao gồm: Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện, các đơn vị có liên quan), đáp ứng các tiêu chí về: Thiết kế xây dựng trạm; quy mô, quy cách xây dựng, lắp đặt; đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch.

- Miễn thủ tục cấp giấy phép xây dựng các trạm BTS có cột ăng ten không cồng kềnh, thân thiện với môi trường nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu về mỹ quan đô thị.

b) Cột ăng ten cồng kềnh (loại A2):

* Quy hoạch địa điểm xây dựng:

Đây là loại cột ăng ten có tác động đến cảnh quan môi trường, nhất là ở các khu vực đô thị, quy hoạch xây dựng cột ăng ten loại A2 như sau:

- Xây dựng các cột ăng ten loại A2a tại các khu vực không yêu cầu cao về mỹ quan đô thị (các vị trí không thuộc các khu vực được quy định tại phần quy hoạch đối với các cột ăng ten không cồng kềnh loại A1).

- Thực hiện lộ trình để chuyển đổi các cột ăng ten cồng kềnh loại A2a hiện có sang cột loại A1 tại các khu vực được quy định tại phần quy hoạch đối với các cột ăng ten không cồng kềnh.

- Xây dựng các cột ăng ten cồng kềnh loại A2b theo định hướng hạn chế chiều cao của cột (quy định rõ các khu vực được lắp đặt ăng ten có chiều cao lớn hơn hoặc nhỏ hơn 50m) nhằm giảm thiểu tác động đến cảnh quan môi trường, đảm bảo an toàn công trình đối với nhân dân sinh sống xung quanh cột ăng ten.

* Quy định chung khi xây dựng cột ăng ten cồng kềnh loại A2:

- Chủ đầu tư lập kế hoạch xây dựng phải phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đã được phê duyệt; phải tính đến khả năng sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các doanh nghiệp, các ngành khác.

- Trong thiết kế xây dựng hạ tầng trạm phải đảm bảo khả năng để các doanh nghiệp viễn thông khác có thể sử dụng chung hạ tầng trên một vị trí trạm (hạ tầng đảm bảo tối thiểu từ 2 doanh nghiệp sử dụng chung trở lên).

c) Quy định về khoảng cách xây dựng các cột ăng ten:

* Đối với cột ăng ten không cồng kềnh (loại A1a, A1b):

Không quy định khoảng cách xây dựng giữa các cột ăng ten liền kề nhau.

* Đối với cột ăng ten cồng kềnh (loại A2a, A2b):

Nhằm tăng cường sử dụng chung hạ tầng, đảm bảo cảnh quan môi trường, đô thị và giảm thiểu chi phí đầu tư, các đơn vị chỉ được xây dựng các cột ăng ten đáp ứng quy định về khoảng cách tối thiểu so với vị trí các cột ăng ten liền kề hiện có hoặc đang làm thủ tục triển khai xây dựng trên các địa bàn cụ thể sau:

- Khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa: vị trí xây dựng mới cột ăng ten tối thiểu cách 100m so với vị trí cột ăng ten liền kề của doanh nghiệp khác.

- Khu vực nông thôn: không quy định cụ thể về khoảng cách xây dựng, tuy nhiên phải đáp ứng được các yêu cầu về đảm bảo cảnh quan nông thôn, được cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp phép xây dựng theo quy định.

d) Phát triển mới hạ tầng cột ăng ten đến năm 2020:

Đến năm 2020, số trạm thu, phát sóng thông tin di động sẽ được đầu tư xây dựng khoảng 560 vị trí để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ, nâng cao chất lượng vùng phủ sóng. Quy hoạch phát triển như sau:

- Giai đoạn 2015 - 2017: xây dựng mới 320 vị trí cột ăng ten, tổng số vị trí trạm BTS là 2.382 vị trí, phủ sóng tới 92% dân cư trên địa bàn tỉnh.

- Giai đoạn 2018 - 2020: xây dựng mới 240 vị trí cột ăng ten, tổng số vị trí trạm BTS là 2.622 vị trí, phủ sóng tới 95% dân cư trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2015 - 2020, quy hoạch phát triển hạ tầng các trạm thu, phát sóng thông tin di động theo định hướng chủ yếu là sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp. Ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng tại các khu vực lõm sóng nhằm cụ thể hóa mục tiêu thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ các tiện ích thông tin liên lạc của người dân giữa các vùng miền, đảm bảo đến năm 2020 sẽ phủ sóng thông tin di động đến 95% dân cư toàn tỉnh.

3.2. Cải tạo, chỉnh trang, sắp xếp lại hệ thống các cột ăng ten

a) Các quy định về cải tạo, sắp xếp hệ thống cột ăng ten:

- Cải tạo, chuyển đổi hạ tầng các cột ăng ten cồng kềnh loại A2a hiện có tại các khu vực quy hoạch chỉ được xây dựng các cột ăng ten không cồng kềnh loại A1, sang loại không cồng kềnh loại A1;

- Cải tạo, sắp xếp lại các cột ăng ten để đảm bảo quy định về khoảng cách giữa các cột ăng ten liền kề nhau;

- Cải tạo, sắp xếp lại các cột ăng ten không phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng của tỉnh, nhất là các vị trí cột gần mặt đường giao thông ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị;

- Việc cải tạo, sắp xếp lại hạ tầng các cột ăng ten trên cơ sở tăng cường tối đa việc sử dụng chung hạ tầng nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.

b) Vị trí, khu vực thực hiện:

- Đến năm 2018: Hoàn thành cải tạo, sắp xếp lại hệ thống cột ăng ten BTS đối với các khu vực trung tâm thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn.

- Đến năm 2020: Hoàn thành cải tạo, sắp xếp lại hệ thống cột ăng ten BTS đối với trung tâm thị xã Bỉm Sơn, các khu đô thị mới; trung tâm thị trấn các huyện; các khu du lịch trọng điểm, các khu di tích lịch sử - văn hóa; các khu công nghiệp trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

4. Hạ tầng mạng cáp viễn thông

4.1. Quy hoạch các khu vực phát triển cáp viễn thông

a) Khu vực, tuyến hướng xây dựng cột treo cáp viễn thông riêng biệt:

Các khu vực, tuyến hướng được xây dựng cột treo cáp viễn thông riêng biệt quy hoạch đến năm 2020 như sau:

- Khu vực nông thôn.

- Khu vực không thuộc phạm vi quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm để lắp đặt cáp viễn thông.

- Khu vực, tuyến, hướng tại các khu vực có địa hình khó khăn, không thể triển khai ngầm hóa hoặc không thể treo cáp trên các cột điện lực.

b) Khu vực, tuyến hướng thực hiện treo cáp viễn thông sử dụng chung với ngành điện:

Định hướng quy hoạch các khu vực, tuyến hướng sử dụng chung cột treo cáp viễn thông trên cột điện đến năm 2020 như sau:

- Các tuyến cáp quang truyền dẫn nội tỉnh.

- Các khu vực, tuyến hướng: Không còn khả năng đi ngầm cáp trong các công trình ngầm tại khu vực đô thị; chưa thể xây dựng hạ tầng cống bể để hạ ngầm cáp viễn thông; không thể xây dựng tuyến cột treo cáp viễn thông riêng biệt.

- Khu vực nông thôn, miền núi.

c) Khu vực, tuyến hướng xây dựng hạ tầng cáp ngầm:

Khuyến khích các doanh nghiệp triển khai xây dựng hạ tầng ngầm để lắp đặt cáp viễn thông và ngầm hóa mạng cáp treo trên phạm vi toàn tỉnh Thanh Hóa. Xây dựng hạ tầng ngầm để lắp đặt cáp viễn thông và thực hiện ngầm hóa mạng cáp treo viễn thông tại các khu vực yêu cầu cao về mỹ quan đô thị, bao gồm:

- Khu vực trung tâm thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn;

- Các khu đô thị mới, khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm;

- Các khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm;

- Khu vực trung tâm thị trấn các huyện;

- Ngầm hóa toàn bộ hệ thống cáp viễn thông liên tỉnh chạy dọc Quốc lộ 1A, tuyến đường Hồ Chí Minh, tuyến chạy dọc đường sắt Bắc - Nam để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin quốc gia và quốc tế;

- Các tuyến đường Quốc lộ đoạn đi qua các khu vực đô thị của tỉnh.

4.2. Hạ tầng cáp treo

a) Quy định về xây dựng tuyến cáp treo:

- Chỉ được xây dựng hệ thống cột treo cáp viễn thông tại các khu vực ngoài đô thị và không thuộc phạm vi các khu vực đã được quy hoạch xây dựng hạ tầng ngầm để lắp đặt cáp viễn thông và thực hiện ngầm hóa mạng cáp treo viễn thông.

- Trong trường hợp xây dựng hệ thống cột treo cáp viễn thông nằm trong khu vực không được xây dựng theo quy định của quy hoạch thì phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Tuyến cột treo cáp phải nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ, hành lang cầu, cống, bến phà, cầu phao và phạm vi bảo vệ đối với một số công trình khác trên đường bộ theo quy định của Chính phủ; trường hợp nằm trên hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

b) Phương án đầu tư và sử dụng chung hạ tầng:

* Phương án đầu tư:

- Các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp thực hiện đầu tư xây dựng các tuyến cột treo cáp phù hợp với quy hoạch các khu vực, tuyến hướng được xây dựng cột treo cáp viễn thông riêng biệt được quy định trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đã được phê duyệt.

- Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Pháp luật về xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 41 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Viễn thông.

- Chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông về thời điểm xây dựng, hồ sơ thiết kế của công trình có liên quan đến quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp đã được phê duyệt.

* Sử dụng chung hạ tầng:

- Việc đầu tư xây dựng các tuyến cáp treo viễn thông trên cơ sở tăng cường sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông và với ngành điện để tiết kiệm nguồn kinh phí đầu tư và đảm bảo cảnh quan môi trường.

- Các doanh nghiệp viễn thông phải đầu tư, xây dựng, sử dụng chung hệ thống cột treo cáp nếu tuyến, hướng cột treo cáp giống nhau.

- Trong trường hợp các tuyến, hướng treo cáp viễn thông khi thiết kế, xây dựng nếu đã có tuyến cột điện lực hoặc cột treo cáp viễn thông của doanh nghiệp khác thì phải phối hợp với các đơn vị chủ quản của các công trình này để sử dụng chung.

- Các doanh nghiệp viễn thông chủ động phối hợp với các đơn vị chủ quản hệ thống cột điện lực, cột đèn chiếu sáng để đàm phán sử dụng chung hạ tầng, thực hiện treo cáp viễn thông trên hạ tầng cột điện, cột đèn chiếu sáng hiện có.

c) Cải tạo, chỉnh trang hiện trạng các tuyến cáp treo:

* Nội dung cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp treo viễn thông:

Để đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn cho người dân, việc cải tạo, chỉnh trang lại hạ tầng mạng cáp treo viễn thông phải được thực hiện theo lộ trình quy hoạch, bao gồm: Loại bỏ các đường dây, sợi cáp không còn sử dụng; buộc gọn, gia cố hệ thống dây cáp; hạ ngầm các tuyến cáp treo thuộc các khu vực, tuyến hướng theo quy hoạch phải ngầm hóa mạng cáp; loại bỏ hoặc hạ ngầm các tuyến cáp treo tại các ngã tư, nút giao thông và tuyến cáp cắt ngang qua đường giao thông.

* Lộ trình thực hiện:

- Giai đoạn đến 2018: hoàn thành việc cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp treo viễn thông tại khu vực thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn; khu đô thị mới; các khu kinh tế, khu công nghiệp; các khu du lịch, khu di tích lịch sử - văn hóa.

- Giai đoạn đến 2020: hoàn thành việc cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp treo viễn thông tại khu vực thị trấn các huyện.

4.3. Hạ tầng cáp ngầm

a) Quy định về xây dựng hạ tầng cáp ngầm:

- Việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật cáp ngầm viễn thông có tính bắt buộc theo lộ trình tại các khu vực cụ thể được quy định trong quy hoạch.

- Trong quá trình xây dựng hạ tầng ngầm mạng cáp viễn thông tại các địa phương, các doanh nghiệp phải xin ý kiến của UBND cấp huyện về thiết kế công trình, kế hoạch triển khai chi tiết của doanh nghiệp để xây dựng phù hợp, đồng bộ với quy hoạch, định hướng, kết cấu hạ tầng cơ sở của các địa phương.

- Đối với các khu đô thị mới; các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh thực hiện nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới; các khu công nghiệp xây dựng mới thì triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (tuy nen, hào, cống, bể, ống cáp...) để lắp đặt ngầm cáp viễn thông.

b) Phương án đầu tư và sử dụng hạ tầng:

* Phương án đầu tư:

- Các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp thực hiện đầu tư xây dựng các tuyến cáp ngầm phải phù hợp với các khu vực, tuyến hướng quy định trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đã được phê duyệt.

- Việc đầu tư xây dựng các tuyến cáp ngầm viễn thông trên cơ sở tăng cường sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông và với các ngành khác để tiết kiệm nguồn kinh phí đầu tư, đảm bảo an toàn, mỹ quan.

- Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Pháp luật về xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 41, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Viễn thông.

- Chủ đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Sở Thông tin và Truyền thông về thời điểm xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng của công trình có liên quan đến quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đã được phê duyệt.

* Sử dụng chung hạ tầng:

- Các doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các ngành (điện, cấp nước, thoát nước...) cùng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm và sử dụng chung.

- Trong trường hợp tuyến, hướng xây dựng các công trình cáp ngầm viễn thông của các doanh nghiệp giống nhau, bắt buộc các doanh nghiệp phối hợp cùng đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

- Các doanh nghiệp viễn thông chủ động phối hợp với các đơn vị chủ quản hạ tầng kỹ thuật ngầm của các đơn vị khác để đàm phán việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng, thực hiện xây dựng ngầm các tuyến cáp viễn thông theo lộ trình quy hoạch.

4.4. Ngầm hóa các tuyến cáp treo

a) Định hướng các khu vực triển khai ngầm hóa:

Đối với các khu vực, tuyến hướng đã được quy hoạch xây dựng ngầm, các doanh nghiệp phải xây dựng và thực hiện kế hoạch ngầm hóa các tuyến cáp treo theo lộ trình của quy hoạch.

Trong từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình phát triển của tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tham mưu cho UBND tỉnh bổ sung danh mục các khu vực, tuyến hướng phải xây dựng ngầm hạ tầng cáp viễn thông, truyền hình cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Phương án đầu tư và sử dụng hạ tầng:

Căn cứ lộ trình, các khu vực quy hoạch ngầm hóa mạng cáp viễn thông, các doanh nghiệp lập kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện việc chỉnh trang, ngầm hóa các tuyến cáp treo hiện hữu đảm bảo các yêu cầu của quy hoạch.

5. Một số nguyên tắc quản lý và sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được đầu tư, xây dựng theo quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm cảnh quan và môi trường.

- Tổ chức, cá nhân sở hữu cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung có trách nhiệm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có đường dây, cáp, đường ống bố trí vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đã xây dựng.

- Các tổ chức, cá nhân có đường dây, cáp, đường ống lắp đặt mới có trách nhiệm bố trí vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đã xây dựng.

- Các loại đường dây, cáp và đường ống sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải có dấu hiệu nhận biết theo quy định của pháp luật để phân biệt, quản lý và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quản lý, khai thác, bảo dưỡng.

- Việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật phải có các giải pháp đảm bảo an toàn cho sự hoạt động bình thường của các hệ thống sử dụng chung hạ tầng; tuân thủ các quy định về kỹ thuật, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành; bảo đảm an toàn, cảnh quan môi trường và mỹ quan đô thị.

6. Nhu cầu và phương án sử dụng đất

6.1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

- Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ, quy mô mỗi điểm khoảng 200m2/điểm. Đến năm 2020, quy hoạch xây dựng mới 01 điểm, do đó nhu cầu sử dụng đất là: 01 điểm x 200m2/điểm = 200m2.

- Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ: chủ yếu được xây dựng lắp đặt trên các công trình đã xây dựng từ trước (nhà ga, bến xe, khách sạn, trường học...) nên nhu cầu sử dụng đất không được tính đến.

6.2. Cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động

- Đối với các cột ăng ten loại A1, A2a: không quy hoạch nhu cầu sử dụng đất đối với các loại cột ăng ten này.

- Đối với các vị trí cột ăng ten loại A2b lắp đặt mới: đất để xây dựng chủ yếu do doanh nghiệp thuê của các tổ chức, cá nhân với thời gian nhất định, nhà nước không phải bố trí đất cho việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật này. Nhu cầu sử dụng đất mỗi vị trí khoảng 450 m2/vị trí; đến năm 2020 dự kiến phát triển 373 cột ăng ten loại A2b, nhu cầu sử dụng đất là: 373 cột ăng ten x 450 m2/vị trí = 167.850 m2.

7. Nhu cầu vốn, cơ cấu nguồn vốn và danh mục các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020

7.1. Các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

- Nâng cấp dung lượng 06 tuyến truyền dẫn viễn thông liên tỉnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ băng thông rộng trong tương lai. Tổ chức kết nối thành các mạch vòng truyền dẫn quang (Ring) hợp lý, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong mọi tình huống.

- Tổng nhu cầu vốn khoảng: 17,6 tỷ đồng;

- Trong đó: Nguồn vốn xã hội hóa: 17,6 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

7.2. Các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông công cộng

Tổng nhu cầu vốn khoảng: 2.803 tỷ đồng. Trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: 7 tỷ đồng

- Nguồn vốn xã hội hóa: 2.796 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030

1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

1.1. Định hướng phát triển công nghệ

Đẩy mạnh xây dựng, phát triển các điểm công cộng không có người phục vụ nhằm hỗ trợ các dịch vụ công cộng trong xã hội hiện đại như: máy bán vé tàu, vé xe bus tự động; máy thanh toán các hóa đơn tiêu dùng, máy bán thẻ điện thoại tự động; các điểm tra cứu thông tin về giao thông, du lịch, dịch vụ...

Nâng cấp, phát triển các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng theo hướng hiện đại hóa, kết nối Internet băng thông rộng, cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển về du lịch, giáo dục, y tế.

1.2. Địa điểm và quy mô thực hiện

Triển khai các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng hiện đại tại các khu vực đô thị, các khu vực phát triển cao về kinh tế - xã hội như các khu kinh tế, khu du lịch, các thị trấn, thị tứ của tỉnh.

2. Cột ăng ten

2.1. Định hướng phát triển

* Về công nghệ: Phát triển cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động trên cơ sở ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến sau 3G như 4G, LTE,... đáp ứng đòi hỏi truy nhập, sử dụng dịch vụ thông tin di động băng rộng tốc độ cao.

Phát triển hệ thống ăng ten thu, phát sóng theo công nghệ đa tần: một ăng ten có thể thu, phát trên nhiều dải tần khác nhau, đây là cơ sở để các doanh nghiệp đầu tư sử dụng chung hạ tầng, tiết kiệm chi phí, Phát triển theo hướng ứng dụng các công nghệ hạ tầng cột ăng ten hiện đại, đẩy mạnh triển khai các giải pháp truy nhập vô tuyến mới đáp ứng các tiêu chí:

- Tăng cường phát triển hạ tầng cột ăng ten không cồng kềnh, nhỏ gọn, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ và thân thiện với môi trường.

- Tăng khả năng, phạm vi phủ sóng nhằm giảm thiểu số lượng cột ăng ten thông tin di động, tiết kiệm chi phí đầu tư.

* Vị trí, khu vực thực hiện:

Triển khai xây dựng hạ tầng mạng thông tin di động thế hệ mới công nghệ sau 3G, ứng dụng các mô hình công nghệ cột ăng ten tiên tiến, thân thiện với môi trường trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó ưu tiên phát triển tại các khu vực đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu vực tập trung dân cư đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ chất lượng cao của người dân.

Phát triển hạ tầng các trạm BTS theo định hướng sắp xếp, cải tạo hạ tầng hiện có nhằm tối ưu vùng phủ sóng, nhất là tại các khu vực chưa có sóng điện thoại di động, hoàn thành chỉ tiêu phủ sóng tới 100% dân cư của tỉnh.

2.2. Cải tạo, sắp xếp hệ thống cột ăng ten

* Chỉ tiêu về số lượng:

- Để đảm bảo mỹ quan đô thị hiện đại trong tương lai, đến năm 2030 thực hiện việc cải tạo các vị trí ăng ten cồng kềnh sang loại không cồng kềnh tại các khu vực yêu cầu mỹ quan, đảm bảo số lượng cột ăng ten không cồng kềnh chiếm 35 - 40 % tổng số cột trên toàn tỉnh.

- Tăng cường sử dụng chung hạ tầng cột ăng ten nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư, an toàn trong khai thác vận hành và đảm bảo cảnh quan môi trường. Đến năm 2030 đảm bảo 60 - 65 % tổng số lượng cột ăng ten sử dụng chung giữa các doanh nghiệp viễn thông và giữa doanh nghiệp viễn thông với các ngành khác.

* Vị trí, khu vực thực hiện:

Thực hiện cải tạo, sắp xếp lại hệ thống cột ăng ten theo lộ trình tại các khu vực cụ thể quy định tại danh mục các khu vực được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành theo yêu cầu của từng giai đoạn thực hiện.

3. Hạ tầng mạng cáp viễn thông

3.1. Định hướng sử dụng hạ tầng mạng cáp viễn thông

Các dịch vụ viễn thông cố định hiện nay và trong thời gian tới sẽ phát triển theo hướng hội tụ, đa dịch vụ trên một đường dây thuê bao cáp quang băng thông rộng, chất lượng cao. Hạ tầng mạng truyền dẫn quang tốc độ cao sẽ phát triển rộng khắp tới các xã, đẩy mạnh xây dựng mạng truy nhập quang ứng dụng công nghệ PON (mạng truy nhập quang thụ động) nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả mạng lưới. Phát triển mạng truy nhập bằng cáp quang tới các cụm dân cư ở nông thôn và các tòa nhà lớn ở khu vực thành thị để đáp ứng nhu cầu người sử dụng dịch vụ viễn thông băng rộng như Internet, truyền hình IPTV..., đồng thời là cơ sở để các nhà cung cấp dịch vụ triển khai các dịch vụ mới, tiên tiến.

3.2. Hạ tầng cáp ngầm

Phát triển mạng cáp viễn thông theo hướng ngầm hóa và sử dụng chung cơ sở hạ tầng, trong đó đẩy mạnh việc phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các ngành (giao thông, điện, cấp thoát nước, cáp viễn thông.,.); thực hiện xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm trên phạm vi toàn tỉnh để lắp đặt ngầm mạng cáp viễn thông.

Đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp xây dựng hạ tầng ngầm mạng cáp viễn thông tiên tiến như sử dụng tuy nen, hào đúc sẵn, các kỹ thuật khoan định hướng,... đảm bảo hiệu quả trong triển khai xây dựng, tiết kiệm chi phí đầu tư và bảo vệ cảnh quan môi trường.

Tạo điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế xã hội tham gia đầu tư, xây dựng hạ tầng mạng cáp viễn thông theo định hướng chuyên môn hóa, phân thành các doanh nghiệp chuyên đầu tư xây dựng hạ tầng và các doanh nghiệp thuê lại hạ tầng để cung cấp dịch vụ.

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Về công tác quản lý nhà nước

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định, chính sách về phát triển viễn thông nói chung và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động nói riêng; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy hoạch, đầu tư, phát triển hiệu quả, bền vững.

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, trong đó tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hạ tầng viễn thông thụ động (quản lý dựa trên bản đồ số, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu); thiết bị đo kiểm, giám sát hệ thống các trạm thu, phát sóng di động...

- Giám sát chặt chẽ việc xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh. Giải quyết tranh chấp và xử lý các doanh nghiệp vi phạm.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng.

2. Về xây dựng cơ chế chính sách

- Ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng, phối hợp giữa các ngành, doanh nghiệp.

- Ban hành các quy định về xây dựng và ngầm hóa hạ tầng mạng cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành các quy định về xây dựng, lắp đặt mạng cáp viễn thông tại các khu vực đô thị, khu vực yêu cầu cảnh quan trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành các quy định, kế hoạch về xây dựng và cấp phép xây dựng trạm thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành các quy định về khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông.

- Tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn.

- Tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại (công nghệ 4G, cột ăng ten trạm thu phát sóng ngụy trang…).

- Tạo điều kiện, khuyến khích hình thức xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động.

- Hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động (như xây dựng kế hoạch, cấp phép xây dựng).

3. Phát triển hạ tầng

a) Doanh nghiệp viễn thông đầu tư xây dựng hạ tầng:

Các doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các đơn vị liên quan trong đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đặc biệt là hệ thống cống, bể, cột treo cáp, cột ăng ten BTS tại các khu đô thị mới, các tuyến đường mới; phối hợp sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.

Nâng cấp và xây dựng mới các tuyến truyền dẫn quang trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hạ tầng, mở rộng mạng lưới, triển khai các công nghệ mới và nâng cao chất lượng các dịch vụ cung cấp.

b) Doanh nghiệp ngoài viễn thông đầu tư xây dựng; hạ tầng (đơn vị cho thuê hạ tầng):

Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của pháp luật, nhằm huy động các nguồn vốn đầu tư, giảm thiểu nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Để đảm bảo triển khai đồng bộ, hiệu quả cần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản pháp luật quy định về giá thuê hạ tầng, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp, các cấp, các ngành liên quan.

4. Giải pháp khoa học - công nghệ

- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo hướng ứng dụng các công nghệ mới (NGN, 3G, 4G, truy cập vô tuyến băng rộng...), cung cấp các giải pháp xây dựng, phát triển hạ tầng hiệu quả và nhanh chóng.

- Phát triển công nghệ viễn thông đi đối với sử dụng hiệu quả hạ tầng: Công nghệ vô tuyến băng rộng, công nghệ truyền dẫn cáp quang (thay thế cáp đồng), cáp ngầm... Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển hạ tầng trạm thu phát sóng ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện môi trường, trạm ngụy trang, trạm sử dụng chung cơ sở hạ tầng, đảm bảo mỹ quan đô thị.

- Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trong triển khai ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi: Kỹ thuật khoan ngầm, khoan định hướng...

- Sử dụng các trang, thiết bị kỹ thuật hiện đại, các công nghệ mới để tăng cường đo kiểm, giám sát, quản lý từ xa đối với hệ thống thiết bị và hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động như: Quản lý dựa trên bản đồ số; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử; phần mềm quản lý hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

5. Giải pháp thực hiện đồng bộ quy hoạch

- Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; triển khai đồng bộ với quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo yêu cầu phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

- Quy hoạch xây dựng các công trình giao thông, các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư phải kèm theo quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và thuận lợi cho việc thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông.

- Công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian, mặt đất, lòng đất, đáy sông. Các đường cáp viễn thông, đường dây thuê bao được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường điện để thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình. Các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được ưu tiên đặt tại các khu vực nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

6. Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin và đảm bảo an ninh - quốc phòng

- Phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện quy hoạch, xây dựng và bảo vệ đảm bảo an toàn hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Phân công trách nhiệm trong quản lý, khai thác, đảm bảo an ninh thông tin quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

- Hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật nghiên cứu giải pháp kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng viễn thông và Internet.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời và ngừng cung cấp dịch vụ đối với những trường hợp sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet xâm phạm an ninh quốc gia.

- Doanh nghiệp viễn thông xây dựng các phương án hoạt động dự phòng để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong mọi tình huống.

- Đối với các vị trí quy hoạch xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động có liên quan đến an ninh quốc phòng, cần phải xin ý kiến của các ngành, các cấp liên quan.

7. Huy động vốn đầu tư

- Nguồn vốn trong đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động chủ yếu từ nguồn vốn của doanh nghiệp, một phần được hỗ trợ theo quy định từ quỹ Viễn thông công ích Việt Nam.

- Huy động nguồn vốn đầu tư theo hình thức xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cho các doanh nghiệp viễn thông thuê lại hạ tầng.

- Các doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các đơn vị, sở, ngành, địa phương liên quan để lồng ghép, kết hợp thực hiện các dự án có cùng mục tiêu, nhiệm vụ, địa điểm để tránh trùng lặp gây lãng phí về nhân lực và tài chính; đặc biệt các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cần thực hiện đồng bộ với quá trình đầu tư các hạ tầng kinh tế xã hội khác để phát huy hết hiệu quả.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế và các hộ gia đình ký hợp đồng với các doanh nghiệp mở các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet.

- Huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nhu cầu sử dụng dịch vụ còn thấp; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn tỉnh.

8. Về tuyên truyền, tập huấn

- Triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến nội dung của quy hoạch tới các cơ quan, đơn vị có liên quan và nhân dân trên địa bàn tỉnh, trong đó nhấn mạnh mục tiêu, tầm quan trọng của quy hoạch trong việc phát triển hạ tầng viễn thông bền vững; phục vụ tốt nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; đồng thời đảm bảo cảnh quan môi trường, mỹ quan đô thị và an toàn cho người dân.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý cho các cán bộ quản lý hạ tầng viễn thông thụ động cấp tỉnh, cấp huyện và các doanh nghiệp viễn thông về công tác quản lý, triển khai quy hoạch nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển hạ tầng, đảm bảo tính đồng bộ giữa phát triển hạ tầng viễn thông với các hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, các doanh nghiệp viễn thông và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức công bố, phổ biến rộng rãi, hướng dẫn triển khai thực hiện Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh. Trong từng giai đoạn, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, sự phát triển của công nghệ, sự phát triển hạ tầng mạng ngoại vi, mạng thông tin di động, chủ động rà soát, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung các khu vực, hướng tuyến của Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Căn cứ Quy hoạch đã được phê duyệt hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của đơn vị để thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế phối hợp trong tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi, mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm về Quy hoạch, quy định về quản lý dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống trên địa bàn theo thẩm quyền.

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền việc đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý các nội dung có liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá cho thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung; phối hợp tổ chức hiệp thương giá theo thẩm quyền; kiểm tra tình hình thực hiện các quy định về quản lý giá.

- Bố trí nguồn kinh phí triển khai thực hiện quy hoạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã trong quản lý phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các quy định, hướng dẫn doanh nghiệp về xây dựng hạ tầng mạng ngoại vi, hạ tầng mạng thông tin di động phù hợp với quy hoạch kiến trúc, đô thị của tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm các quy định về quản lý dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống trên địa bàn theo thẩm quyền.

- Chỉ đạo và hướng dẫn việc lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phải lồng ghép nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khác (điện, cấp nước, thoát nước...).

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện cấp phép xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động theo thẩm quyền và quy định hiện hành của nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đưa các nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động có liên quan vào quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2.000, 1/500 của địa phương.

4. Sở Giao thông vận tải

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn các doanh nghiệp Viễn thông xây dựng các mạng ngoại vi phù hợp với quy hoạch giao thông theo từng thời kỳ.

- Công bố theo quy định các quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn, làm cơ sở cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ.

- Khi lập dự án đầu tư hạ tầng giao thông, phải lồng ghép nội dung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động có liên quan theo quy hoạch được phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đưa các nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động có liên quan vào quy hoạch giao thông chi tiết tỷ lệ 1/2.000, 1/500 của địa phương.

5. Sở Công Thương

- Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp điện lực sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đảm bảo tiết kiệm, an toàn, mỹ quan đô thị.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp đảm bảo nguồn điện thường xuyên cho các công trình viễn thông.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn về sử dụng đất xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động.

7. Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng thực hiện cấp phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo thẩm quyền và quy định hiện hành của nhà nước trong địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn, khu công nghiệp và các khu vực khác được giao quản lý.

- Phối hợp với các Sở, ban ngành, địa phương thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về quy hoạch, xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trong địa bàn Khu kinh tế Nghi Sơn, khu công nghiệp và các khu vực khác được giao quản lý.

8. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với các cơ quan liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp Viễn thông triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn quản lý.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện cấp phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo thẩm quyền và quy định hiện hành của nhà nước.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông quản lý việc xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn.

9. Các doanh nghiệp viễn thông

- Căn cứ vào Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của tỉnh, hiện trạng và kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp, lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, trình Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch.

- Sau khi quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp được phê duyệt, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức công bố công khai, thông báo quy hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang thông tin điện tử của doanh nghiệp (trừ các nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định).

- Phối hợp các doanh nghiệp khác sử dụng chung cơ sở hạ tầng; chủ động phản ánh các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị trong quá trình thực hiện về Sở Thông tin và Truyền thông để được giải quyết.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Giám đốc các doanh nghiệp viễn thông hoạt động trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 


Nơi nhận:
- Như Điều 4 QĐ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Công báo tỉnh và Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, CNTT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hồi

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động số: 3705/QĐ-UBND ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Dự án

Nguồn vốn

Giai đoạn 2015-2017

Giai đoạn 2018-2020

Nhu cầu vốn đầu tư (triệu đồng)

1

Hạ tầng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

 

 

 

 

1.1

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

Doanh nghiệp

1.500

 

1.500

1.2

Các điểm truy nhập Internet không dây công cộng

Doanh nghiệp

3.000

2.000

5.000

1.3

Xây dựng, lắp đặt các điểm tra cứu thông tin tại các khu du lịch, các khu vực công cộng trên địa bàn tỉnh

Doanh nghiệp

1.500

500

2.000

2

Phát triển và cải tạo hạ tầng cột ăng ten

 

 

 

 

2.1

Xây dựng phát triển hạ tầng cột ăng ten

Doanh nghiệp

112.000

84.000

196.000

2.2

Cải tạo hạ tầng cột ăng ten

Doanh nghiệp

22.500

15.000

37.500

3

Phát triển và cải tạo các hệ thống mạng cáp viễn thông

 

 

 

 

3.1

Xây dựng hạ tầng mạng cáp viễn thông lắp đặt ngầm

Doanh nghiệp

1.500.000

1.000.000

2.500.000

3.2

Xây dựng hạ tầng mạng cáp treo viễn thông

Doanh nghiệp

36.000

18.000

54.000

4

Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong công tác quản lý, thực hiện quy hoạch

 

 

 

 

4.1

Thực hiện đề án Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí GIS trong quản lý hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngân sách

2.000

 

2.000

4.2

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh

Ngân sách

2.000

 

2.000

4.2

Xây dựng và triển khai thực hiện đề án Ngầm hóa mạng cáp viễn thông tại các khu đô thị lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoa

Ngân sách

2.000

 

2.000

4.3

Đào tạo nguồn nhân lực

Ngân sách

500

500

1.000

 

Tổng

 

1.683.000

1.120.000

2.803.000

(Bằng chữ: Hai nghìn tám trăm lẻ ba tỷ đồng).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3705/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

  • Số hiệu: 3705/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/09/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Ngọc Hồi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/09/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản