Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 04 tháng 01 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2013-2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến công;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2282/TTr-SCT ngày 24 tháng 12 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình khuyến công tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013-2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN CÔNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2013-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 04/01/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

Giai đoạn 2008 - 2012, Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện đạt được một số kết quả nhất định, góp phần tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp năm sau đều cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2008-2012 của tỉnh đạt bình quân 10,9%/năm, trong đó công nghiệp nông thôn tăng 11,27%/năm.

Có thể nói, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn qua đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; từng bước góp phần đổi mới công nghệ, cải tiến máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất cho các cơ sở công nghiệp nông thôn, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Việc hỗ trợ một phần kinh phí khuyến công đã tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế mạnh dạn và đầu tư có hiệu quả, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, năng lực cạnh tranh nhằm phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững.

Kinh phí tổ chức triển khai thực hiện các nội dung chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Bình Thuận 5 năm (giai đoạn 2008-2012) là 43,367 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện là 8,304 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 19% tổng kinh phí (khuyến công quốc gia là 5,089 tỷ đồng chiếm 61% ngân sách nhà nước hỗ trợ, khuyến công địa phương là 3,215 tỷ đồng chiếm 39% ngân sách nhà nước hỗ trợ); kinh phí đối ứng của các đơn vị thụ hưởng là 35,064 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 81% tổng kinh phí. (Biểu số 1)

Trong 06 nội dung của chương trình được phê duyệt, 5 năm qua trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện tất cả 06 nội dung của chương trình đã đề ra. Tuy nhiên, nội dung hỗ trợ trong thời gian qua chỉ chủ yếu tập trung vào đào tạo nghề, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào các khâu của quy trình sản xuất, tham gia hội chợ triển lãm, thông tin tuyên truyền… Chưa khai thác hết các tiểu nội dung của chương trình ([1]). Do những tồn tại đó, hoạt động khuyến công vẫn chưa phát huy rõ nét vai trò của mình trong phát triển công nghiệp nông thôn; ngoài ra, còn do một số nguyên nhân sau:

* Về khách quan

Tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 2008-2012, dự báo còn tiếp diễn trong vài năm tới; hệ thống hạ tầng của tỉnh còn thiếu và yếu, đặc biệt là hạ tầng giao thông... đã làm thu hẹp tình hình đầu tư, kéo theo hoạt động khuyến công khó khăn hơn trong việc tiếp cận đối tượng của chương trình.

Đặc thù của hoạt động khuyến công là xuất phát từ nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn, các đề án đào tạo nghề chủ yếu tập trung triển khai ở các địa bàn nông thôn, đối tượng lao động là bà con nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ nhận thức chưa cao, ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và triển khai thực hiện đề án tại địa phương,

* Về chủ quan

Nhận thức về vị trí, vai trò của chương trình khuyến công trong tác động đối với việc phát triển sản xuất công nghiệp của các cấp, các ngành, địa phương chưa đúng mức nên công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai nhiệm vụ thể hiện quyết tâm chưa cao, phối hợp chưa thật chặt chẽ;

Nguồn vốn khuyến công và định mức hỗ trợ các nội dung hoạt động khuyến công bị hạn chế và thiếu, chậm về thời điểm và chưa đáp ứng nhu cầu hỗ trợ đầu tư của các đơn vị thụ hưởng;

Hoạt động khuyến công tuy đã đi vào hoạt động hơn 7 năm nhưng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chỉ mới đang hoàn thiện dần, chưa tạo khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ và còn nhiều nội dung chưa phù hợp với thực tế;

Đội ngũ làm công tác khuyến công không ổn định, còn thiếu và mới tiếp cận công tác khuyến công, hệ thống bộ máy hoạt động khuyến công chuyên trách tại các địa phương (cấp huyện, xã) chưa hình thành.

Công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn chính sách khuyến công; thẩm tra, thẩm định tính khả thi của một số đề án chưa tốt dẫn đến đề án sau khi phê duyệt không thực hiện được; tính ổn định về sản phẩm và ngành nghề để phát triển bền vững chưa vững chắc.

Phần thứ hai

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

I. Sự cần thiết xây dựng Chương trình:

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công; thực hiện Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, trong đó xác định phát triển công nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Chương trình khuyến công tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013-2020 (gọi chung là Chương trình) sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tại địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện lại phân công lao động, góp phần xây dựng nông thôn mới, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững.

II. Nội dung Chương trình khuyến công tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013-2020

1. Phạm vi và đối tượng của Chương trình:

1.1. Phạm vi:

Chương trình gồm các nội dung hoạt động khuyến công quy định tại Điều 4, Nghị định số 45/2012/NĐ-CP của Chính phủ, do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện để hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn thuộc các ngành, nghề quy định tại Điều 5 Nghị định số 45/2012/NĐ-CP .

Chương trình hỗ trợ các hoạt động sản xuất công nghiệp, sản phẩm công nghiệp đặc trưng và lợi thế của tỉnh, sản phẩm truyền thống tiêu biểu nông lâm nghiệp, nông thôn, làng nghề.

1.2. Đối tượng:

a) Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa; hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn);

b) Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn;

c) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công.

2. Mục tiêu của Chương trình:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

- Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nhanh, bền vững; tạo việc làm, tăng thu nhập và góp phần xây dựng nông thôn mới; nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Hỗ trợ các hoạt động sản xuất công nghiệp, sản phẩm công nghiệp đặc trưng và lợi thế của tỉnh, sản phẩm truyền thống tiêu biểu nông lâm nghiệp nông htôn làng nghề nhằm phát huy nhanh, đầy đủ và hiệu quả của hoạt động và sản phẩm này.

- Khuyến khích, hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Chương trình khuyến công 2013-2020 được xây dựng trên cơ sở các nội dung quy định của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP , đồng thời lồng ghép nội dung xã hội hóa các thành phần kinh tế, các nguồn lực khác cùng tham gia một số các Chương trình; cụ thể:

Giai đoạn 2013-2020, triển khai thực hiện 09 chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, với tổng kinh phí thực hiện dự kiến 79,81 tỷ đồng. Trong đó:

- Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ 31,69 tỷ đồng, bao gồm:

+ Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia: 20,2 tỷ đồng chiếm 64%;

+ Nguồn kinh phí khuyến công địa phương: 11,49 tỷ đồng chiếm 36%.

- Kinh phí các thành phần kinh tế tham gia là 48,12 tỷ đồng.

Chia ra 02 giai đoạn:

a) Giai đoạn 2013-2015: Tổng kinh phí thực hiện dự kiến 22,07 tỷ đồng. Trong đó:

- Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự kiến 8,74 tỷ đồng, bao gồm:

+ Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia: 5,46 tỷ đồng, chiếm 62%

+ Nguồn kinh phí khuyến công địa phương: 3,28 tỷ đồng, chiếm 38%

- Kinh phí các thành phần kinh tế tham gia dự kiến là 13,33 tỷ đồng.

b) Giai đoạn 2016-2020: Tổng kinh phí thực hiện dự kiến 57,74 tỷ. Trong đó:

- Kinh phí ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện dự kiến 22,95 tỷ đồng, bao gồm:

+ Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia: 14,74 tỷ đồng, chiếm 64%

+ Nguồn kinh phí khuyến công địa phương: 8,21 tỷ đồng, chiếm 36%

- Kinh phí các thành phần kinh tế tham gia dự kiến 34,79 tỷ đồng.

(Biểu số 2)

Tác động của chương trình góp phần phát triển ngành công nghiệp với tốc độ không thấp hơn tốc độ phát triển bình quân của tỉnh. Đến năm 2020, ước toàn tỉnh có khoảng 8.000 cơ sở công nghiệp nông thôn với trình độ công nghệ, máy móc thiết bị và đội ngũ lao động sản xuất ra sản phẩm cơ bản đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn đạt khoảng 8.000 tỷ đồng.

3. Các chương trình cụ thể:

3.1. Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề:

a) Nội dung thực hiện:

- Biên soạn tài liệu và hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo nghề, truyền nghề (chủ yếu là tại chỗ) theo nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Hình thức đào tạo chủ yếu là ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành, gắn với cơ sở cơ công nghiệp nông thôn để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho lao động sau khi đào tạo thành nghề. Công tác đào tạo nghề tập trung vào 04 nhóm ngành nghề với thứ tự ưu tiên như sau:

+ Ngành nghề giải quyết nhiều việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh;

+ Sản xuất các sản phẩm phục vụ du lịch và xuất khẩu;

+ Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống;

+ Du nhập ngành nghề mới.

- Hỗ trợ đào tạo lao động quản lý, kỹ thuật, thợ giỏi, nghệ nhân để hình thành đội ngũ giáo viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, truyền nghề cho phát triển công nghiệp nông thôn.

- Phối hợp với các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học và các ngành liên quan triển khai hỗ trợ đào tạo các ngành nghề có tính đặc thù, có kỹ thuật chuyên sâu đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của các cơ sở công nghiệp nông thôn góp phần thực hiện kế hoạch đào tạo nghề của tỉnh và trung ương.

Dự kiến kết quả đạt được là đào tạo lao động thành nghề và nâng cao tay nghề cho 5.000 lượt người gắn với giải quyết việc làm tại các cơ sở, tạo thu nhập ổn định cuộc sống cho lao động tại các địa phương. Hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, nghệ nhân, thợ giỏi đảm bảo trình độ và số lượng đáp ứng đủ giáo viên truyền nghề cho các cơ sở phát triển sản xuất công nghiệp.

b) Tổng kinh phí thực hiện dự kiến là 6,82 tỷ đồng. Trong đó:

* Kinh phí ngân sách hỗ trợ dự kiến là 5,81 tỷ đồng, chia ra:

- Giai đoạn 2013-2015:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 1,59 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ 140 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 3,62 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ: 460 triệu đồng.

* Kinh phí các thành phần kinh tế khác dự kiến 1,01 tỷ đồng.

(Biểu số 3)

3.2. Chương trình nâng cao năng lực quản lý, thành lập và khởi sự doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn:

a) Nội dung thực hiện:

Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cho cơ sở công nghiệp nông thôn:

- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về khởi sự, quản trị doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn.

- Tổ chức, hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các khóa tập huấn, đào tạo, diễn đàn, hội thảo chuyên đề; tham quan, khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước.

Hỗ trợ thành lập mới doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại những địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

Dự kiến kết quả đạt được tổ chức 30 khóa học khởi sự và nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp và hỗ trợ thành lập 30 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn. Thông qua Chương trình giúp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nắm bắt được cơ hội, cập nhật được các vấn đề liên quan trong hoạt động quản lý nhằm nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp và khởi nghiệp sản xuất công nghiệp thành công đáp ứng yêu cầu quản lý trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển bền vững.

b) Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là 720 triệu đồng. Trong đó:

* Nhu cầu kinh phí ngân sách hỗ trợ dự kiến 520 triệu đồng, chia ra:

- Giai đoạn 2013-2015: Ngân sách địa phương hỗ trợ 160 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020: Ngân sách địa phương hỗ trợ 360 triệu đồng.

* Kinh phí từ xã hội hóa các thành phần kinh tế tham gia (các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam…) dự kiến 200 triệu đồng (Biểu số 4).

3.3. Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp:

a) Nội dung thực hiện:

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật đầu tư sản xuất sản phẩm mới hoặc công nghệ mới để khuyến khích hiện đại hóa công nghệ truyền thống và phát triển sản phẩm công nghiệp mới tại địa phương; các mô hình chế biến nguyên liệu tại các vùng nguyên liệu phân tán để cung cấp cho các cơ sở công nghiệp chế biến.

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn về sửa chữa, sản xuất máy cơ khí, nông cụ phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp, cơ khí tiêu dùng; công nghiệp hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; chế biến nông - lâm - thủy sản; sản xuất vật liệu xây dựng.

- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm công nghiệp lợi thế của tỉnh.

Dự kiến kết quả đạt được là hỗ trợ xây dựng 10 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới hoặc công nghệ mới; hỗ trợ 40 lượt cơ sở chuyển giao và ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới; góp phần nâng cao trình độ công nghệ thiết bị, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.

b) Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là 23,82 tỷ đồng. Trong đó:

* Kinh phí ngân sách hỗ trợ dự kiến 5,19 tỷ đồng. Chia ra:

- Giai đoạn 2013-2015:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 950 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương (nguồn khuyến công, khoa học công nghệ, dự án khác) hỗ trợ 630 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 2,16 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương (nguồn khuyến công; ưu tiên phân bổ kinh phí cho các đề án này từ nguồn khoa học công nghệ, nguồn các dự án khác) hỗ trợ: 1,45 tỷ đồng.

* Kinh phí từ xã hội hóa các thành phần kinh tế tham gia dự kiến 18,63 tỷ đồng (Biểu số 5).

3.4. Chương trình hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn:

a) Nội dung thực hiện:

- Hỗ trợ tổ chức hội thảo, tập huấn về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.

- Hỗ trợ điều tra, khảo sát, xây dựng mô hình tiên tiến, thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn để phổ biến nhân rộng.

- Hỗ trợ tư vấn và áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển bền vững.

Dự kiến kết quả đạt được là tổ chức 20 lớp phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn; tư vấn và hỗ trợ áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn cho 40 lượt doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

b) Kinh phí thực hiện dự kiến 7,75 tỷ đồng. Trong đó:

* Kinh phí ngân sách hỗ trợ dự kiến 2,54 tỷ đồng, chia ra:

- Giai đoạn 2013-2015:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 410 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ 330 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 1,05 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương (nguồn khuyến công; ưu tiên lồng ghép vận dụng kinh phí cho các đề án này từ nguồn quỹ môi trường; nguồn của các dự án về sản xuất sạch hơn, dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường …) hỗ trợ 750 triệu đồng.

* Kinh phí các thành phần kinh tế tham gia 5,21 tỷ đồng (Biểu số 6)

3.5. Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu:

a) Nội dung thực hiện:

- Khảo sát lựa chọn các sản phẩm có điều kiện và đặc thù của địa phương để có kế hoạch và tập trung hỗ trợ phát triển thành sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh và tham gia sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực, quốc gia.

- Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu theo 03 cấp xã, huyện, tỉnh. Hỗ trợ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực, quốc gia (do Cục Công nghiệp địa phương và Bộ Công Thương tổ chức). Phối hợp Cục Công nghiệp địa phương đăng cai tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực. Tổ chức gian hàng trưng bày, giới thiệu thành tựu và sản phẩm công nghiệp nông thôn của tỉnh tại các Hội chợ triễn lãm hàng công nghiệp nông thôn cấp khu vực, quốc gia.

- Hỗ trợ tổ chức hội chợ, triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ triển lãm; xây dựng, đăng ký thương hiệu và đầu tư các phòng trưng bày để giới thiệu quảng bá sản phẩm; và các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các cơ sở công nghiệp nông thôn;

- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn mở rộng sản xuất, thị trường, cải tiến mẫu mã, bao bì đóng gói… để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu;

- Hỗ trợ đầu tư khu trưng bày sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theo Quyết định số 1369/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về phê duyệt Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2015.

Dự kiến kết quả đạt được là hỗ trợ 100 lượt cơ sở CNNT tham gia Hội chợ triển lãm trong nước; 04 lần tổ chức gian hàng giới thiệu sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh tham gia Hội chợ triển lãm hàng CNNT cấp khu vực; hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu cho 10 cơ sở CNNT; tổ chức 04 lần bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh; phối hợp Cục công nghiệp địa phương đăng cai (01 lần) tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Nam.

b) Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là 5,9 tỷ đồng. Trong đó:

* Kinh phí ngân sách hỗ trợ dự kiến là 1,76 tỷ đồng, chia ra:

- Giai đoạn 2013-2015:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 160 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ 380 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 360 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ 860 triệu đồng.

* Kinh phí từ xã hội hóa các thành phần kinh tế tham gia dự kiến 4,14 tỷ đồng (Biểu số 7).

3.6. Chương trình hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin:

a) Nội dung thực hiện:

- Hỗ trợ hoạt động tư vấn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn trong lĩnh vực: lập dự án đầu tư; quản trị doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói. Tư vấn tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư; chính sách đất đai; chính sách khoa học công nghệ; chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.

- Xây dựng và phát triển hoạt động tư vấn khuyến công qua các hình thức điểm tư vấn cố định; tư vấn trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; tư vấn qua mạng internet và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, bản tin, ấn phẩm, xây dựng trung tâm dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tập gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác để cung cấp thông tin cho các cơ sở công nghiệp nông thôn về chính sách phát triển công nghiệp, thông tin thị trường, phổ biến kinh nghiệm, mô hình sản xuất kinh doanh điển hình; sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp…

Dự kiến kết quả đạt được là hỗ trợ cho 50 lượt cơ sở CNNT tư vấn phát triển doanh nghiệp. Hàng năm tổ chức tư vấn chính sách khuyến công trực tiếp tại các cơ sở CNNT kết hợp khảo sát nhu cầu xây dựng kế hoạch và xây dựng nội dung tuyên truyền trên Báo, Đài Phát thanh truyền hình, website và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

b) Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là 3,49 tỷ đồng. Trong đó:

* Kinh phí ngân sách hỗ trợ dự kiến là 2,41 tỷ đồng, chia ra:

- Giai đoạn 2013-2015:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ 100 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ 630 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ 250 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ 1,43 tỷ đồng.

* Kinh phí từ các thành phần kinh tế tham gia dự kiến 1,08 tỷ đồng

(Biểu số 8).

3.7. Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển các cụm công nghiệp và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường:

a) Nội dung thực hiện:

- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; hình thành liên kết vệ tinh sản xuất các mặt hàng công nghiệp hỗ trợ; xây dựng mô hình liên kết giữa cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thủ công mỹ nghệ với các doanh nghiệp du lịch.

- Hỗ trợ hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp trong các ngành dệt may, da giầy, cơ khí, chế biến nông - lâm - thủy sản.

- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp theo quy hoạch phát triển công nghiệp của địa phương tại những địa bàn đặc biệt khó khăn, khó khăn và công nghiệp chậm phát triển theo quy định của Nhà nước. Tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư nhằm kêu gọi thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp nông thôn đan xen trong khu dân cư hoặc cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp.

Dự kiến kết quả đạt được là hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cho 5 cụm công nghiệp và hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho 5 cụm công nghiệp; xây dựng 5 mô hình liên kết cơ sở sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp và các doanh nghiệp hoạt động du lịch; tổ chức 2 lần Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển cụm công nghiệp. Trên cơ sở đó, thu hút và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư các cụm công nghiệp tại những địa bàn khó khăn, công nghiệp chậm phát triển của địa phương; tạo điều kiện về hạ tầng thu hút các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia đầu tư phát triển bền vững.

b) Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là 27,61 tỷ đồng. Trong đó:

* Kinh phí ngân sách hỗ trợ dự kiến 9,76 tỷ đồng, chia ra:

- Giai đoạn 2013-2015:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 2,05 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ: 210 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 6,8 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ: 700 triệu đồng.

* Kinh phí từ các thành phần kinh tế khác dự kiến 17,85 tỷ đồng

(Biểu số 9)

3.8. Chương trình hợp tác quốc tế về khuyến công:

a) Nội dung thực hiện:

- Hỗ trợ tham gia thực hiện hoạt động khuyến công trong các chương trình, đề án, dự án quốc tế tài trợ.

- Hỗ trợ trao đổi, học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công, quản lý phát triển cụm công nghiệp, làng nghề với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Hỗ trợ nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác khuyến công theo các chương trình hợp tác quốc tế và các chương trình, đề án học tập khảo sát nước ngoài.

b) Nhu cầu kinh phí ngân sách hỗ trợ thực hiện dự kiến 1 tỷ đồng. Chia ra:

- Giai đoạn 2013-2015:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 200 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ: 100 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 500 triệu đồng.

+ Ngân sách địa phương hỗ trợ: 200 triệu đồng.

(Biểu số 10)

3.9. Chương trình nâng cao năng lực quản lý và năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công:

a) Nội dung thực hiện:

- Hỗ trợ đào tạo xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ chủ chốt làm công tác khuyến công đảm bảo đủ năng lực định hướng, xây dựng chương trình kế hoạch hàng năm, từng giai đoạn và chỉ đạo tổ chức triển khai công tác khuyến công hiệu quả.

- Đào tạo cán bộ của các tổ chức dịch vụ khuyến công hình thành các chuyên gia để có đủ năng lực tham gia hoạt động tư vấn, đào tạo của chương trình (đào tạo giảng viên); xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ khuyến công cho các cán bộ trực tiếp làm công tác khuyến công, cộng tác viên khuyến công đảm bảo năng lực triển khai thực hiện các đề án khuyến công hiệu quả tại cơ sở.

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất công nghiệp, hoạt động khuyến công tại các tỉnh, thành phố trong nước đang hoạt động hiệu quả cho các cán bộ quản lý nhà nước về công nghiệp, khuyến công.

- Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm, từng giai đoạn thông qua việc hướng dẫn triển khai, kiểm tra, giám sát, và nghiệm thu, đánh giá các chương trình, đề án khuyến công.

- Hỗ trợ cán bộ làm công tác khuyến công tham dự các lớp tập huấn nghiệp vụ khuyến công, hội thảo, hội nghị chuyên đề, các hội nghị đánh giá tổng kết hoạt động khuyến công hàng năm, từng giai đoạn.

- Hỗ trợ nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công.

- Đầu tư con người và cơ sở vật chất kỹ thuật cho Trung tâm khuyến công theo hướng chuyên nghiệp, kết nối với các cơ quan, trường, doanh nghiệp có khả năng thực hiện các hoạt động đào tạo, tư vấn kỹ thuật tại cơ sở.

Dự kiến kết quả đạt được là tổ chức 08 lớp đào tạo tập huấn nghiệp vụ khuyến công; đào tạo hình thành 40 chuyên gia để có đủ năng lực tham gia hoạt động tư vấn, đào tạo của chương trình cho hoạt động khuyến công; tổ chức 04 đoàn học tập kinh nghiệm hoạt động khuyến công trong nước và tổ chức triển khai thực hiện các đề án, chương trình khuyến công được phê duyệt. Thực hiện Chương trình nhằm xây dựng hình thành hệ thống khuyến công từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã và hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công đủ số lượng và năng lực hoạt động khuyến công theo hướng chuyên nghiệp hóa.

b) Nhu cầu kinh phí hỗ trợ thực hiện từ ngân sách địa phương dự kiến 2,7 tỷ đồng. Chia ra:

- Giai đoạn 2013-2015: Ngân sách địa phương hỗ trợ 700 triệu đồng.

- Giai đoạn 2016-2020: Ngân sách địa phương hỗ trợ 2 tỷ đồng.

3.10. Chương trình khuyến công ưu tiên:

Để đảm bảo nguồn lực (kinh phí chi từ ngân sách và con người thực hiện) cho hoạt động khuyến công đi vào trọng tâm; có ý nghĩa tác động khuyến khích đối với các cở sở sản xuất công nghiệp, sản phẩm công nghiệp lợi thế của tỉnh; khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Hoàn thiện cơ sở vật chất và hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ làm công tác khuyến công từ cấp tỉnh đến địa phương.

Trong giai đoạn 2013-2020, Chương trình khuyến công sẽ tập trung bố trí kinh phí ưu tiên các Chương trình, Đề án sau đây:

a) Ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; sản phẩm lợi thế và sản phẩm công nghiệp phục vụ sản phẩm lợi thế của tỉnh (nước khoáng Vĩnh Hảo, chế biến thủy sản, cây thanh long, tôm giống, cây cao su, du lịch), sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo danh mục phê duyệt tại văn bản số 2146/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh; sản xuất các sản phẩm có thị trường xuất khẩu; sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, sử dụng nhiều lao động.

b) Ưu tiên các chương trình, đề án hỗ trợ phát triển công nghiệp cơ khí, hóa chất phục vụ nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản; công nghiệp hỗ trợ; áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp.

4. Bố trí và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước:

a) Kinh phí ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình trên là kinh phí sự nghiệp kinh tế thuộc ngân sách địa phương và nguồn kinh phí khuyến công quốc gia dành cho các hoạt động khuyến công do Sở Công Thương quản lý và tổ chức thực hiện. Ngoài ra, lồng ghép kinh phí các đề án thuộc một số chương trình từ các nguồn khác như khoa học công nghệ, quỹ môi trường, dự án sản xuất sạch hơn, dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Chương trình nâng cao năng lực quản lý, thành lập và khởi sự doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn và chương trình nâng cao năng lực quản lý và năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công từ nguồn kinh phí của các trường trong và ngoài tỉnh, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam…

Hàng năm, căn cứ Chương trình và các quy định hiện hành, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch, phối hợp Sở Tài chính lập dự toán kinh phí thực hiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí kinh phí cho hoạt động khuyến công theo khả năng cân đối của ngân sách tỉnh. Đồng thời, xây dựng và đề xuất trình Bộ Công Thương xem xét phê duyệt các đề án khuyến công quốc gia thuộc Chương trình để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

b) Kinh phí khuyến công phải sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung, có hiệu quả. Trường hợp kinh phí khuyến công trong năm không sử dụng hết thì được xem xét chuyển sang năm sau để thực hiện theo quy định.

5. Một số giải pháp thực hiện:

a) Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Chương trình phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn, triển khai để Chương trình khuyến công hàng năm đến với người dân một cách rộng rãi. Kịp thời phát hiện và bồi dưỡng các ý tưởng mới về sản xuất sản phẩm công nghiệp để có điều kiện trở thành các sản phẩm được sản xuất ra có tính thương mại hóa và có kế hoạch hỗ trợ khuyến khích đầu tư mở rộng nhằm phát triển đa dạng, phong phú sản phẩm và cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.

b) Bảo đảm cân đối bố trí kinh phí khuyến công hàng năm đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu hoạt động khuyến công để triển khai thực hiện chương trình một cách hiệu quả nhất.

c) Trên cơ sở quy định định mức hỗ trợ các nội dung hoạt động khuyến công của trung ương ban hành, Sở Công thương đề xuất mức hỗ trợ kinh phí theo nhu cầu cho từng đề án trong kế hoạch khuyến công hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo nguyên tắc đảm bảo công tác xã hội hóa các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia tiếp cận kinh phí khuyến công ngày càng lớn.

Ngoài ra, ưu tiên phân bổ kinh phí các đề án thuộc một số chương trình từ các nguồn khác như: Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp và Chương trình hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn từ nguồn nguồn khoa học công nghệ, quỹ môi trường, lồng ghép các đề án từ nguồn các dự án sản xuất sạch hơn, dự án giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

d) Phối hợp với các trường dạy nghề, trường cao đẳng, trường đại học chuyên ngành trong và ngoài tỉnh; các tổ chức kinh tế xã hội có chức năng và chuyên môn triển khai hỗ trợ đào tạo lao động cho các ngành nghề có tính đặc thù, có kỹ thuật chuyên sâu; đào tạo khởi sự và nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của các cơ sở công nghiệp nông thôn; đào tạo hình thành đội ngũ chuyên gia đạt chuẩn theo quy định để chủ động và có đủ năng lực tự tổ chức hoạt động tư vấn, đào tạo của chương trình đáp ứng nhu cầu phát triển của các cơ sở công nghiệp nông thôn.

đ) Xây dựng hình thành 03 chi nhánh cấp vùng của tỉnh và cộng tác viên khuyến công cấp xã để đảm bảo hệ thống bộ máy hoạt động khuyến công từ cấp tỉnh đến địa phương đủ năng lực thực hiện Chương trình hiệu quả.

e) Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ viên chức của các tổ chức dịch vụ khuyến công và cộng tác viên cấp xã. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động khuyến công hàng năm, giai đoạn để rút kinh nghiệm.

g) Thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ hành chính qua mạng cấp độ 3 để ngày càng có nhiều đối tượng thụ hưởng đúng với Chương trình.

h) Lồng ghép, vận dụng một số chính sách, chương trình khác của Nhà nước như: Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ; Quyết định số 1369/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 và các chính sách phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn… để thực hiện Chương trình hiệu quả.

6. Tổ chức thực hiện:

a) Sở Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình, Kế hoạch và Đề án khuyến công. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra việc thực hiện Chương trình, giải ngân đúng mục đích.

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình khuyến công.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Tổ thẩm định đề án khuyến công tỉnh Bình Thuận gồm Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm theo các nội dung Chương trình này.

- Hỗ trợ việc quảng bá những sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu trong và ngoài nước, mở rộng thị trường, hỗ trợ tìm thị trường ổn định cho các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp lợi thế của tỉnh. Tổ chức, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia triển lãm, quảng bá thương hiệu, sản phẩm tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh và trên mạng internet.

- Định kỳ hàng quý vào ngày 30 tháng cuối quý, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình triển khai thực hiện Chương trình khuyến công.

b) Sở Tài chính:

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động khuyến công và hướng dẫn lập, quản lý sử dụng kinh phí khuyến công địa phương thiết thực và đạt hiệu quả.

- Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình khuyến công.

c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Tham gia phối hợp với Sở Công Thương xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tránh trùng lắp, chồng chéo.

d) Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương chuyển giao cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp các đề tài, dự án đã nghiên cứu để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nhằm phát huy ngay hiệu quả các đề tài nghiên cứu khoa học tại địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp (gồm nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích…) đối với sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

đ) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương tổ chức đào tạo nâng cao năng lực, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho doanh nghiệp.

- Phối hợp lồng ghép các chương trình, đề án khuyến công và áp dụng sản xuất sạch hơn vào các chương trình đề án khác của tỉnh để thực hiện có hiệu quả.

e) Các sở, ban, ngành liên quan khác:

Các sở, ban, ngành liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Công Thương lồng ghép các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu của tỉnh, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội với các Đề án khuyến công thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện.

g) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Tuyên truyền cơ chế, chính sách khuyến công của Trung ương, của tỉnh đến đối tượng thụ hưởng trên địa bàn.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương phổ biến, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra giám sát các phòng, ban, xã, phường, thị trấn tại địa phương thực hiện Chương trình khuyến công.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án khuyến công hàng năm theo các nội dung Chương trình khuyến công quy định tại Quyết định này và hướng dẫn của Sở Công Thương.

- Tổ chức và huy động các nguồn lực, lồng ghép các dự án thuộc Chương trình mục tiêu tỉnh, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội với các đề án khuyến công thuộc Chương trình này để triển khai thực hiện tại địa phương mình quản lý.

- Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

h) Trung tâm Khuyến công tỉnh:

- Trên cơ sở định hướng phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh, chỉ đạo của Sở Công Thương, hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tiến hành thực hiện các Chương trình, đề án được giao với chi phí tiết kiệm nhưng đạt kết quả cao.

- Tổ chức, điều hành hoạt động của các chi nhánh khuyến công và mạng lưới cộng tác viên khuyến công thực hiện tốt việc phát hiện, đề xuất hỗ trợ các ý tưởng mới, độc đáo trong sản xuất, chế biến sản phẩm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đi vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.

7. Chế độ thông tin, báo cáo định kỳ:

Định kỳ ngày 20 tháng cuối quý, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công Thương) để theo dõi, chỉ đạo.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công tTương) xem xét, giải quyết./.

 


Biểu số 1

BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ CHI THỰC HIỆN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

TT

Nội dung thực hiện Chương trình

Tổng kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Trong đó

Kinh phí đối ứng của đơn vị thụ hưởng

Kinh phí ngân sách hỗ trợ (triệu đồng)

Kinh phí (triệu đồng)

Chia ra

Kinh phí (triệu đồng)

Chiếm tỉ lệ so với tổng kinh phí thực hiện (%)

Trung ương

Địa phương

KCĐP chiếm(%)

1

Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề

2.759

380

13,8

2.379

2.191

188

7,9

2

Chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện.

232

0

0

232

0

232

100

3

Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn.

235

68

28,9

167

0

167

100

4

Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật.

32.969

30.540

97,8

2.429

755

1.674

67,5

5

Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư kinh tế và phát triển cụm - điểm công nghiệp.

6.219

4.076

65,5

2.143

2.143

0

0

6

Chương trình phát triển hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin.

953

0

0

953

0

953

100

Tổng

43.367

35.064

80,9

8.303

5.089

3.124

37,6

 

Biểu số 2

BẢNG KẾ HOẠCH KINH PHÍ CHI THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2013-2020

Nội dung thực hiện

Giai đoạn 2013-2015

Giai đoạn 2016-2020

Tổng giai đoạn 2013-2020

Kinh phí thực hiện
(triệu đồng)

Kinh phí thực hiện
(triệu đồng)

Kinh phí thực hiện
(triệu đồng)

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

Trung ương

Địa phương

Nguồn khác

Trung ương

Địa phương

Nguồn khác

Trung ương

Địa phương

Nguồn khác

1. Chương trình đào tạo nghề, truyền nghề

2.040

1.590

140

310

4.780

3.620

460

700

6.820

5.210

600

1.010

2. Chương trình nâng cao năng lực quản lý, thành lập và khởi sự doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn

220

0

160

60

500

0

360

140

720

0

520

200

3. Chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất CN-TTCN

7.260

950

630

5.680

16.560

2.160

1.450

12.950

23.820

3.110

2.080

18.630

4. Chương trình hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn

2.330

410

330

1.590

5.420

1.050

750

3.620

7.750

1.460

1.080

5.210

5. Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

1.800

160

380

1.260

4.100

360

860

2.880

5.900

520

1.240

4.140

6. Chương trình hỗ trợ tư vấn, cung cấp thông tin

1.060

100

630

330

2.430

250

1.430

750

3.490

350

2.060

1.080

7. Chương trình hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế, phát triển cụm công nghiệp và di dời gây ô nhiễm môi trường

6.360

2.050

210

4.100

21.250

6.800

700

13.750

27.610

8.850

910

17.850

8. Chương trình hợp tác quốc tế về khuyến công

300

200

100

0

700

500

200

0

1.000

700

300

0

9. Chương trình nâng cao năng lực quản lý và năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến công

700

0

700

0

2.000

0

2.000

0

2.700

0

2.700

0

Cộng

22.070

5.460

3.280

13.330

57.740

14.740

8.210

34.790

79.810

20.200

11.490

48.120

 

Biểu số 3

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ, TRUYỀN NGHỀ GIAI ĐOẠN 2013-2020

Nguồn kinh phí

Giai đoạn 2013-2015
(Tốc độ tăng trưởng 5%)
(Đvt: triệu đồng)

Giai đoạn 2016-2020
(Tốc độ tăng trường 9%)
(Đvt: triệu đồng)

Tổng cộng giai đoạn

 2013-2020
(Đvt: triệu đồng)

2013

2014

2015

Cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng giai đoạn

Trung ương

 500

 530

 560

 1.590

 610

 660

 720

 780

850

 3.620

 5.210

Địa phương

 

 70

 70

 140

 76

 80

 90

 100

 110

 460

 600

Nguồn khác

95

 100

110

 310

120

130

 140

 150

160

 700

 1.010

Cộng

 595

700

740

 2.040

836

870

950

1.030

1.120

 4.780

 6.820

 

Biểu số 4

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, THÀNH LẬP VÀ KHỞI SỰ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2013-2020

Nguồn kinh phí

Giai đoạn 2013-2015
(Tốc độ tăng trưởng 5%)
(Đvt: triệu đồng)

Giai đoạn 2016-2020
(Tốc độ tăng trường 9%)
(Đvt: triệu đồng)

Tổng cộng giai đoạn 2013-2020

2013

2014

2015

Cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng giai đoạn

Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa phương

50

53

56

 160

61

66

 72

 78

 85

 360

 520

Nguồn khác

 20

 21

 22

 60

 24

26

 28

 31

 34

 140

 200

Cộng

 70

74

 78

 220

85

 92

 100

 109

119

 500

 720

 

Biểu số 5

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN KỸ THUẬT; CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ ỨNG DỤNG MÁY MÓC TIÊN TIẾN, TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT CN - TTCN GIAI ĐOẠN 2013-2020

Nguồn kinh phí

Giai đoạn 2013-2015
(Tốc độ tăng trưởng 5%)
(Đvt: triệu đồng)

Giai đoạn 2016-2020
(Tốc độ tăng trường 9%)
(Đvt: triệu đồng)

Tổng cộng giai đoạn 2013-2020
(Đvt: triệu đồng)

2013

2014

2015

Cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng giai đoạn

Trung ương

300

315

331

 950

361

393

 428

467

509

 2.160

 3.110

Địa phương

200

210

221

 630

241

263

287

 313

341

 1.450

 2.080

Nguồn khác

1.800

1.890

1.985

 5.680

2.164

2.359

2.571

2.802

3.054

 12.950

 18.630

Cộng

2.300

2.415

2.537

 7.260

2.766

3.015

3.286

3.582

3.904

 16.560

 23.820

 

Biểu số 6

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN GIAI ĐOẠN 2013-2020

Nguồn kinh phí

Giai đoạn 2013-2015
(Tốc độ tăng trưởng 5%)
(Đvt: triệu đồng)

Giai đoạn 2016-2020
(Tốc độ tăng trường 9%)
(Đvt: triệu đồng)

Tổng cộng giai đoạn 2013-2020
(Đvt: triệu đồng)

2013

2014

2015

Cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng giai đoạn

Trung ương

100

150

160

 410

170

190

210

 230

 250

 1.050

 1.460

Địa phương

100

 110

 120

 330

130

140

 150

 160

 170

 750

 1.080

Nguồn khác

500

530

 560

 1.590

610

 660

 720

 780

 850

 3.620

 5.210

Cộng

700

 790

840

 2.330

 910

990

1.080

1.170

1.270

 5.420

 7.750

 

Biểu số 7

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 2013-2020

Nguồn kinh phí

Giai đoạn 2013-2015
(Tốc độ tăng trưởng 5%)
(Đvt: triệu đồng)

Giai đoạn 2016-2020
(Tốc độ tăng trường 9%)
(Đvt: triệu đồng)

Tổng cộng giai đoạn 2013-2020
(Đvt: triệu đồng)

2013

2014

2015

Cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng giai đoạn

Trung ương

 50

53

 56

 160

 61

 66

 72

 78

 85

 360

 520

Địa phương

 120

126

 132

 380

 144

157

171

 186

 203

 860

 1.240

Nguồn khác

400

420

 441

 1.260

 481

524

 571

 622

678

 2.880

 4.140

Cộng

 570

 599

629

 1.800

 686

747

 814

 886

 966

 4.100

 5.900

 

Biểu số 8

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ TƯ VẤN, CUNG CẤP THÔNG TIN GIAI ĐOẠN 2013-2020

Nguồn kinh phí

Giai đoạn 2013-2015
(Tốc độ tăng trưởng 5%)
(Đvt: triệu đồng)

Giai đoạn 2016-2020
(Tốc độ tăng trường 9%)
(Đvt: triệu đồng)

Tổng cộng giai đoạn 2013-2020
(Đvt: triệu đồng)

2013

2014

2015

Cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng giai đoạn

Trung ương

 

 50

 50

 100

50

 50

 50

 50

 50

 250

 350

Địa phương

 200

210

 220

 630

240

260

 280

 310

 340

 1.430

 2.060

Nguồn khác

100

110

120

 330

 130

140

 150

 160

 170

 750

 1.080

Cộng

300

370

390

 1.060

 420

 450

 480

520

 560

 2.430

 3.490

 

Biểu số 9

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ LIÊN DOANH, LIÊN KẾT, HỢP TÁC KINH TẾ, PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ DI DỜI CƠ SỞ GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Nguồn kinh phí

Giai đoạn 2013-2015
(Tốc độ tăng trưởng 5%)
(Đvt: triệu đồng)

Giai đoạn 2016-2020
(Tốc độ tăng trường 9%)
(Đvt: triệu đồng)

Tổng cộng giai đoạn 2013-2020
(Đvt: triệu đồng)

2013

2014

2015

Cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng giai đoạn

Trung ương

 

1.000

1.050

 2.050

1.140

1.240

1.350

1.470

1.600

6.800

 8.850

Địa phương

 

100

110

 210

120

130

 140

 150

 160

 700

 910

Nguồn khác

 

2.000

2.100

 4.100

2.290

2.500

2.730

2.980

3.250

 13.750

 17.850

Cộng

 

3.100

3.260

 6.360

3.550

3.870

4.220

4.600

5.010

 21.250

 27.610

 

Biểu số 10

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Nguồn kinh phí

Giai đoạn 2013-2015
(Đvt: triệu đồng)

Giai đoạn 2016-2020
(Đvt: triệu đồng)

Tổng cộng giai đoạn 2013-2020
(Đvt: triệu đồng)

2013

2014

2015

Cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng giai đoạn

Trung ương

 50

50

100

 200

 100

 100

 100

100

 100

 500

 700

Địa phương

 

 

100

 100

 

100

 

100

 

 200

 300

Nguồn khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 50

 50

 200

 300

 100

 200

 100

 200

 100

 700

 1.000

 

Biểu số 11

KẾ HOẠCH KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN CÔNG GIAI ĐOẠN 2013-2020

Nguồn kinh phí

Giai đoạn 2013-2015
(Đvt: triệu đồng)

Giai đoạn 2016-2020
(Đvt: triệu đồng)

Tổng cộng giai đoạn 2013-2020
(Đvt: triệu đồng)

2013

2014

2015

Cộng giai đoạn

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng giai đoạn

Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa phương

 100

300

 300

 700

 300

350

 400

 450

 500

 2.000

 2.700

Nguồn khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 100

 300

 300

 700

 300

 350

 400

 450

 500

 2.000

 2.700

 



([1]) Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân tiểu thủ công nghiệp để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề ở nông thôn; đào tạo cán bộ, giảng viên của các tổ chức dịch vụ khuyến công để có đủ năng lực tham gia hoạt động tư vấn, đào tạo của chương trình; điều tra, khảo sát, xây dựng danh mục mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ mới, sản phẩm mới cần phổ biến nhân rộng; danh mục công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật cần hỗ trợ chuyển giao; hỗ trợ hoạt động tư vấn khuyến công trong các lĩnh vực: Lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; đất đai; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn; xây dựng trung tâm dữ liệu điện tử về công nghiệp nông thôn; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; liên kết vệ tinh sản xuất các mặt hàng phụ trợ; mô hình liên kết cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch; hỗ trợ hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp trong các ngành dệt may, da giầy, cơ khí, tiểu thủ công nghiệp; tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn tài trợ nước ngoài và các tổ chức quốc tế cho hoạt động khuyến công).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 37/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2013-2020

  • Số hiệu: 37/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/01/2013
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Lê Tiến Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/01/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản