- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Bộ luật Lao động 2019
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2022/QĐ-UBND | Kon Tum, ngày 17 tháng 11 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hòa giải viên lao động, phân cấp quản lý hòa giải viên lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2022.
Điều 3. Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG, PHÂN CẤP QUẢN LÝ HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG THUỘC SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ PHÒNG LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 37/2022/QĐ-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc quản lý hoà giải viên lao động; phân cấp quản lý hòa giải viên lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2. Quy chế này áp dụng đối với:
a) Hoà giải viên lao động;
b) Cá nhân được các cơ quan, đơn vị của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Cá nhân đăng ký trên Thông báo đăng tin tuyển chọn hòa giải viên lao động theo quy định;
d) Cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh, cấp huyện;
đ) Các cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
PHÂN CẤP QUẢN LÝ HOÀ GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG
Điều 2. Phân cấp quản lý hoà giải viên lao động
1. Phân cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm quản lý hoà giải viên lao động thuộc Sở (bao gồm: các cá nhân được các cơ quan, đơn vị của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cấp tỉnh giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động).
2. Phân cấp cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố có trách nhiệm quản lý hoà giải viên lao động thuộc huyện, thành phố (bao gồm: các cá nhân được các cơ quan, đơn vị của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác cấp huyện, thành phố giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động; cá nhân đăng ký trên Thông báo tuyển chọn hòa giải viên lao động theo quy định).
Điều 3. Thẩm quyền cử hòa giải viên lao động
1. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm cử hòa giải viên lao động tham gia hỗ trợ hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động thuộc Sở quản lý để thực hiện nhiệm vụ hòa giải trên địa bàn tỉnh.
2. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố chịu trách nhiệm cử hòa giải viên lao động tham gia hỗ trợ hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố quản lý để thực hiện nhiệm vụ hòa giải trên địa bàn huyện, thành phố.
Điều 4. Phạm vi hoạt động của hoà giải viên lao động
1. Đối với hòa giải viên lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý:
Tham gia hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề và yêu cầu hỗ trợ phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh khi có đơn yêu cầu gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc hòa giải viên lao động. Trường hợp hòa giải viên lao động trực tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết từ đối tượng tranh chấp thì phải chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để phân loại xử lý, cử hoà giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Trường hợp cần thiết, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cử hoà giải viên lao động do Sở quản lý tham gia hỗ trợ hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động ở các huyện, thành phố theo báo cáo, đề nghị của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố.
2. Đối với hòa giải viên lao động thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố quản lý:
Tham gia hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề và yêu cầu hỗ trợ phát triển quan hệ lao động tại địa phương khi có đơn yêu cầu gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc hòa giải viên lao động. Trường hợp hòa giải viên lao động trực tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết từ đối tượng tranh chấp thì phải chuyển cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để phân loại xử lý, cử hoà giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
Hòa giải viên lao động do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thành phố nào quản lý thì hoạt động trên địa bàn huyện, thành phố đó.
NGHĨA VỤ, NHIỆM VỤ VÀ CHẾ ĐỘ, ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA HÒA GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG
Điều 5. Nghĩa vụ của hòa giải viên lao động
1. Tuân thủ các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại Điều 180 của Bộ luật Lao động.
2. Chấp hành sự phân công của cơ quan quản lý hòa giải viên lao động, tuân thủ đúng các quy định pháp luật, không được lợi dụng uy tín, quyền hạn, trách nhiệm của mình làm phương hại đến lợi ích của các bên hoặc lợi ích của Nhà nước trong quá trình giải quyết hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động.
3. Không được từ chối nhiệm vụ hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề mà không có lý do chính đáng (trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền).
4. Báo cáo kết quả hoà giải, hỗ trợ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đã cử hoà giải viên lao động tham gia hoà giải, hỗ trợ.
Điều 6. Nhiệm vụ của hòa giải viên lao động
1. Hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 184, Điều 187, Điều 191 và Điều 195 của Bộ luật Lao động.
2. Nhiệm vụ hỗ trợ phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh bao gồm một số hoạt động như sau:
a) Hỗ trợ người lao động, tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể và tư vấn pháp luật lao động (khi có yêu cầu).
b) Theo dõi, đôn đốc các công việc đã thực hiện thỏa thuận, hòa giải thành công do hòa giải viên lao động trực tiếp giải quyết trước đó; kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý hòa giải viên những vấn đề phát sinh (nếu có).
c) Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp trong việc xây dựng và hoàn thiện các công cụ quản trị theo quy định của pháp luật lao động (khi có yêu cầu).
d) Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động cho các cụm, khu công nghiệp hoặc một số doanh nghiệp có đông lao động, có quan hệ lao động phức tạp (khi có yêu cầu).
3. Khi hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hoà giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động với tư cách là người đứng ra phân giải, hỗ trợ để các bên đưa ra hướng giải quyết một cách dân chủ và tự nguyện theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động
1. Chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.
2. Hòa giải viên lao động được tham gia các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn về giải quyết hòa giải tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề; hỗ trợ phát triển quan hệ lao động để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
3. Cơ quan cử hòa giải viên lao động quy định tại Điều 3 của Quy chế này có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc, tài liệu, văn phòng phẩm và các điều kiện cần thiết khác để hòa giải viên lao động làm việc.
4. Kinh phí chi trả các chế độ, điều kiện hoạt động của hòa giải viên lao động do ngân sách nhà nước bảo đảm. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng dự toán đảm bảo nhiệm vụ chi cho công tác cho hòa giải viên lao động thuộc Sở quản lý và được bố trí kinh phí hoạt động vào dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng dự toán đảm bảo nhiệm vụ chi cho công tác cho hòa giải viên lao động thuộc Phòng quản lý và được bố trí kinh phí vào dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị.
Điều 8. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động
1. Thẩm quyền đánh giá
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động thuộc Sở quản lý.
b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố chịu trách nhiệm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động thuộc Phòng quản lý.
2. Tiêu chí đánh giá
a) Được vận dụng đánh giá theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ về việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của hoà giải viên lao động; đối với hoà giải viên lao động không phải là công chức, viên chức thì vận dụng đánh giá như viên chức. Trường hợp các Bộ, ngành trung ương có quy định, hướng dẫn tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động thì thực hiện theo quy định, hướng dẫn các Bộ, ngành trung ương
b) Đối với những hoà giải viên lao động trong năm không có phát sinh nhiệm vụ thì được xem xét đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3. Mức độ đánh giá
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
c) Hoàn thành nhiệm vụ;
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Tổng hợp kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động thuộc các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng kế hoạch chung của toàn tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại theo quy định.
b) Công khai, cập nhật, đăng tải danh sách họ tên, địa bàn phân công hoạt động, số điện thoại, địa chỉ liên hệ của hòa giải viên lao động được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để người lao động, người sử dụng lao động biết và liên hệ.
c) Quản lý hòa giải viên theo phân cấp quản lý.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố có trách nhiệm:
a) Quý I hằng năm, rà soát nhu cầu tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động thuộc thẩm quyền quản lý để lập kế hoạch và báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Thông báo công khai việc tuyển chọn hòa giải viên lao động trên địa bàn các huyện, thành phố; tiếp nhận hồ sơ đăng ký, giới thiệu tuyển chọn hòa giải viên lao động của các ứng viên; rà soát người đủ tiêu chuẩn, tổng hợp, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định;
c) Công khai, cập nhật, đăng tải danh sách họ tên, địa bàn phân công hoạt động, số điện thoại, địa chỉ liên hệ của hòa giải viên lao động được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.
d) Quản lý hòa giải viên theo phân cấp quản lý.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh phù hợp./.
- 1Quyết định 05/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 748/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 3Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý hòa giải viên lao động và phân cấp quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Quyết định 80/2022/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hòa giải viên lao động và phân cấp quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5Quyết định 743/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 600/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế quản lý và phân cấp quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 32/2023/QĐ-UBND phân cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nội dung trong lĩnh vực lao động, việc làm và tiền lương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 3Bộ luật Lao động 2019
- 4Quyết định 05/2009/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
- 5Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Nghị định 90/2020/NĐ-CP về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
- 8Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
- 9Quyết định 748/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 10Quyết định 1861/QĐ-UBND năm 2022 về Quy chế quản lý hòa giải viên lao động và phân cấp quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 11Quyết định 80/2022/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hòa giải viên lao động và phân cấp quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 12Quyết định 743/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 13Quyết định 600/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế quản lý và phân cấp quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 14Quyết định 32/2023/QĐ-UBND phân cấp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nội dung trong lĩnh vực lao động, việc làm và tiền lương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Quyết định 37/2022/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hòa giải viên lao động, phân cấp quản lý hòa giải viên lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 37/2022/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/11/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Lê Ngọc Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/11/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực