Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 37/2011/QĐ-UBND | Long An, ngày 05 tháng 10 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHÍ CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị tại tờ trình số 569/SNV-CCHC ngày 26/9/2011 của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Tiêu chí của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các cơ quan hành chính nhà nước để thực hiên cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Long An.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc triển khai tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
TIÊU CHÍ
CỦA BỘ PHẬN TIẾP NHẬN VÀ TRẢ KẾT QUẢ TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 37/2011/QĐ-UBND ngày 05/10/2011 của UBND tỉnh)
STT | Tiêu chí | Nội dung |
I | Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả | 1. Diện tích phòng làm việc: a) Đối với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (Sở ngành): tối thiểu 40m2. b) Đối với Văn phòng HĐND và UBND huyện, thành phố: tối thiểu 80m2. c) Đối với UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn): tối thiểu: 40m2. 2. Trang thiết bị làm việc, cơ sở vật chất khác: a) Tối thiểu phải có máy vi tính, máy fax, máy in, điện thoại cố định. b) Quạt máy (hoặc máy điều hoà nhiệt độ); ghế ngồi cho cán bộ, công chức, bàn làm việc, nơi để hồ sơ biểu mẫu và các trang thiết bị khác để đáp ứng nhu cầu làm việc. c) Bố trí nơi ngồi chờ cho tổ chức, cá nhân thoáng mát, lịch sự (có nước uống, bút viết, bàn ghế để điền thông tin vào biểu mẫu…) d) Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. - Phiếu nhận hồ sơ. - Phiếu giao - nhận hồ sơ. e) Xây dựng nội quy, quy chế làm việc và trách nhiệm của cán bộ, công chức và người dân khi đến giao dịch thủ tục hành chính. - Phiếu hướng dẫn thủ tục hành chính. - Bảng niêm yết danh mục công việc và thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan (Sở ngành) hay cấp hành chính (UBND huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn). - Bảng niêm yết công khai phí, lệ phí. - Biên lai thu phí, lệ phí. 3. Ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác chuyên môn: a) Ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Ứng dụng phần mềm trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hồ sơ hành chính (tra cứu hồ sơ một cửa điện tử)) b) Sử dụng internet và website tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. c) Áp dụng tiêu chuẩn ISO tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. |
II | Bố trí cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. | 1. Số lượng: a) Đối với các Sở ngành và cơ quan trực thuộc UBND tỉnh: bố trí 02 cán bộ, công chức. Riêng các Sở có chức năng quản lý nhà nước đa ngành, có từ 3 ngành, lĩnh vực thủ tục hành chính trở lên, có lĩnh vực thủ tục hành chính thực hiện cơ chế một cửa liên thông thì bố trí tối đa 03 cán bộ, công chức. b) Đối với UBND huyện, thành phố: bố trí 03 cán bộ, công chức. c) Đối với UBND xã, phường, thị trấn: bố trí 04 cán bộ, công chức (gồm các chức danh: Văn phòng - Thống kê; Địa chính - Xây dựng; Tư pháp - Hộ tịch; cán bộ Tổng hợp, tiếp nhận và trả kết quả). 2. Trình độ, năng lực: a) Đạt trình độ từ trung cấp trở lên theo chuyên ngành. b) Đáp ứng được yêu cầu tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính; có kỹ năng giao tiếp, ứng xử theo chuẩn mực văn hóa, văn minh nơi công sở. c) Am hiểu các quy định hiện hành về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị. 3. Thái độ phục vụ, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức: a) Giao tiếp, ứng xử theo chuẩn mục văn hóa, văn minh nơi công sở. b) Tinh thần trách nhiệm và sự tận tình trong công việc, tác phong, ngôn phong của cán bộ, công chức tại Bô phận tiếp nhận và trả kết quả. c) Sự chính xác và tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức tại Bô phận tiếp nhận và trả kết quả. d) Có thái độ giao tiếp vui vẻ, hoà nhã, thân thiện của cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. 4. Chất lượng của cán bộ, công chức giải quyết thủ tục hành chính: a) Số hồ sơ giải quyết trước hẹn, đúng hẹn, trễ hẹn, tỷ lệ %. b) Hẹn 01 lần và trả kết quả trả 01 lần, đúng hẹn (có Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả). c) Đối chiếu kết quả với phiếu nhận hồ sơ (thủ tục hành chính), có Sổ theo dõi tiếp nhận và trả kết quả để tránh sai sót. d) Nhận lại phiếu hẹn khi giao trả kết quả (Phiếu nhận hồ sơ phần lưu). đ) Vào sổ theo dõi tiếp nhận và trả kết quả, yêu cầu người nhận kết quả ký tên vào Sổ (Phiếu hướng dẫn thủ tục hành chính). e) Giao trả lại hồ sơ, giấy tờ có liên quan theo quy định (kèm theo kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả lại nếu có). f) Khi trả kết quả không đúng hẹn phải thông báo trước, nêu rõ lý do bằng văn bản, bằng điện thoại (hay phiếu thông báo) hoặc gia hạn cho người chờ nhận kết quả. g) Tạo điều kiện để tổ chức, công dân có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính góp ý cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (có Sổ góp ý, Hòm thư góp ý, Phiếu đóng góp ý kiến, Sổ điện thoại …). |
III | Thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả | 1. Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính: a) Việc hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính: đầy đủ thủ tục, rõ ràng, đúng theo quy định về thủ tục hành chính khi tiếp nhận. b) Có phiếu yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính (Có Phiếu hướng dẫn thủ tục hành chính). c) Giải quyết hồ sơ của tổ chức, công dân đã nộp theo thứ tự. 2. Danh mục thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế: a) Có bảng kê danh mục thủ tục hành chính đầy đủ, chính xác theo quy định thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông. b) Kịp thời cập nhật danh mục thủ tục hành chính khi có sự thay đổi. 3. Các loại biễu mẫu: a) Có biểu mẫu, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính cho từng loại thủ tục hành chính để hướng dẫn người có yêu cầu, điền đúng quy định. b) Luôn đảm bảo cung cấp biểu mẫu, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính của các loại thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính. |
IV | Công khai, minh bạch trong giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. | 1. Công khai đầy đủ thủ tục hành chính gồm: a) Số lượng thủ tục hành chính phải thực hiện theo cơ chế một cửa. b) Số lượng thủ tục hành chính phải thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông. 2. Niêm yết thủ tục hành chính: a) Niêm yết đầy đủ, rõ ràng, các nội dung chính thông tin về thủ tục hành chính dễ đọc, dễ hiểu; hình thức trình bày khoa học và thống nhất theo mẫu niêm yết do cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn. b) Niêm yết công khai mức phí, lệ phí tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. c) Vị trí niêm yết nơi thuận tiện cho người xem tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. d) Kịp thời cập nhật thủ tục hành chính mới và niêm yết khi có quy định thay đổi. 3. Thu phí, lệ phí về thủ tục hành chính: a) Thu phí, lệ phí khi trả kết quả và thu nộp một lần. b) Thu đúng, thu đủ hoặc không thu theo quy định. c) Ghi và giao biên lai thu phí, lệ phí cho người nhận kết quả theo quy định. d) Các khoản chi phí khác (theo quy định của pháp luật). đ) Chịu trách nhiệm quản lý tiền thu phí, lệ phí và giao lại cho kế toán giao nộp cho cơ quan chức năng. |
V | Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả | 1. Tiếp nhận hồ sơ (hay tiếp nhận yêu cầu giải quyết công việc) của tổ chức, cá nhân: a) Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. b) Phiếu nhận hồ sơ. c) Tiếp nhận đúng, đầy đủ hồ sơ, thành phần, số lượng, loại giấy tờ của thủ tục hành chính theo quy định pháp luật. d) Không tùy tiện đưa ra các yêu cầu, điều kiện ngoài quy định về thủ tục hành chính. - Chịu trách nhiệm thẩm định nội dung đơn từ, tờ khai hành chính bảo đảm thông tin chính xác, rõ ràng, đầy đủ. e) Đảm bảo giờ mở cửa và giờ làm việc của cán bộ, công chức tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. f) Lập và giao phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính. 2. Theo dõi, phối hợp giải quyết thủ tục hành chính: a) Làm đầu mối cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi tiến độ giải quyết thủ tục hành chính; phối hợp với với cán bộ, công chức, cơ quan có trách nhiệm thực hiện thủ tục hành chính; thông báo khi có yêu cầu điều chỉnh, bổ sung thủ tục theo quy định. b) Lập phiếu chuyển giao công việc, hồ sơ của thủ tục hành chính cho cơ quan, cán bộ, công chức có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính. c) Kịp thời báo cáo, đề xuất thủ trưởng cơ quan giải quyết thủ tục hành chính để bảo đảm quy trình, trách nhiệm giải quyết công việc. 3. Quản lý tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: a) Duy trì, phát triển các điều kiện làm việc của Bộ phận, trong đó có năng lực cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận. b) Bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. c) Sử dụng kinh phí được giao tiết kiệm, hiệu quả. d) Báo cáo định kỳ tình hình tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính (báo cáo theo biểu mẫu thống kê). e) Kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng tháng việc thực hiện các tiêu chí. |
- 1Quyết định 1770/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 2Quyết định 1269/QĐ-UBND năm 2009 thành lập Bộ phận “Một cửa liên thông” giải quyết thủ tục cho dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 3Quyết định 06/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 37/2011/QĐ-UBND về Tiêu chí của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Long An
- 4Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2019 về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 06/2017/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 37/2011/QĐ-UBND về Tiêu chí của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan hành chính nhà nước để thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Long An
- 2Quyết định 707/QĐ-UBND năm 2019 về kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh Long An kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 93/2007/QĐ-TTg Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 1770/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân các huyện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 4Quyết định 1269/QĐ-UBND năm 2009 thành lập Bộ phận “Một cửa liên thông” giải quyết thủ tục cho dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Quyết định 37/2011/QĐ-UBND về Tiêu chí của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại cơ quan hành chính nhà nước để thực hiên cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- Số hiệu: 37/2011/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/10/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Đỗ Hữu Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra