Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3685/QĐ-BNN-KTHT

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2022-2025

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 1033-NQ/BCSĐ ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, TP trực thuộc TW
- Sở NN và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Vụ: Tài chính; Kế hoạch; Tổ chức Cán bộ;
- Văn phòng ĐPNTM;
- Trung tâm Khuyến nông QG;
- Các Trường Đào tạo thuộc Bộ;
- Lưu VT, KTHT (200b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Thanh Nam

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 09 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

2. Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

3. Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

4. Nghị quyết số 1033-NQ/BCSĐ ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025.

5. Thông tư số 17/2022/TT-BLĐTBXH ngày 6/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 -2025.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Hỗ trợ đào tạo hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp để họ trở thành lực lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng lực lượng lao động nông thôn có kiến thức, tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội mới. Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề và hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Góp phần nâng tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo trên 55%, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn khoảng 20%; thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020 . Tập trung đào tạo cho lao động nông thôn để thực hiện hiệu quả tiêu chí về lao động trong Bộ tiêu chí nông thôn mới và các hợp phần của các chương trình giai đoạn 2021 - 2025 (hợp phần du lịch nông nghiệp, nông thôn, Ocop, chuyển đổi số và phát triển kinh tế nông thôn…); đào tạo nhằm an sinh xã hội và phát triển kinh tế xã hội vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và chuyển đổi số trong nông nghiệp; đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp; chuyển một bộ phận lao động nông thôn sang làm nông nghiệp dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu, đem lại thêm công ăn việc làm, tạo chuyển biến tích cực, rõ nét hơn về chuyển đổi nghề nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động nông nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đào tạo nghề cho 910.400 lao động nông thôn làm nông nghiệp, trong đó tập trung đào tạo để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ. Cụ thể:

Đào tạo trên 17.764 người nhằm nâng cao năng l ực cho cán bộ quản lý các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đào tạo cho 892.636 lao động nông thôn tham gia các vùng nguyên liệu; lao động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp nhằm giảm nghèo bền vững.

- Đào tạo thí điểm để đưa lao động nông nghiệp đi xuất khẩu lao động theo diện hợp đồng.

- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người tham gia công tác quản lý, giảng dạy nghề nông nghiệp.

III. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO

1. Chỉ tiêu đào tạo: 910.400 lao động nông thôn trình độ sơ cấp và thường xuyên, trong đó:

- Giao chỉ tiêu đào tạo cho các địa phương tổ chức thực hiện: 898.947 người.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan đoàn thể đặt hàng các cơ sở đào tạo nghề có đủ điều kiện và năng lực để tổ chức thực hiện: 11.453 người.

(Chi tiết ở phụ lục 1, 2 kèm theo)

2. Kinh phí và cơ chế thực hiện

a) Kinh phí

Kinh phí thực hiện được bố trí từ ngân sách Nhà nước hằng năm cho các địa phương và cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 và các Chương trình, Đề án khác có liên quan. (Chính sách hỗ trợ theo hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính như Thông tư số 15/2022-BTC ngày 4/3/2022; Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022; Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 và Thông tư số 124/2021/TT-BTC ngày 30/12/2021 và Thông tư số 17/2022/TT- BLĐTBXH ngày 6/9/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số nội dung về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động tại các tiểu dự án và nội dung thành phần thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025).

- Kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác cho các hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

b) Cơ chế tài chính thực hiện

- Các địa phương tự cân đối ngân sách phải đảm bảo kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung.

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ kinh phí để thực hiện nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho các địa phương chưa tự cân đối ngân sách thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ưu tiên bố trí ngân sách để triển khai thực hiện các nội dung đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện.

3. Định hướng ngành nghề đào tạo

Đào tạo các nghề để thực hiện các Chương trình MTQG; các chương trình, đề án mà ngành nông nghiệp và PTNT chủ trì như (1) Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 7/7/2022; (2) Chương trình mỗi xã một sản phẩm tại Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022; (3) Phát triển du lịch nông thôn tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022; (4) Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của các hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 19/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án phát triển vùng nguyên liệu Nông lâm thủy sản đạt chuẩn phục vụ chế biến và tiêu thụ giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 1088/QĐ-BNN-KTHT ngày 25/3/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chương trình, đề án trọng tâm khác của ngành.

Đào tạo nghề “Giám đốc hợp tác xã nông nghiệp” cho các hợp tác xã nông nghiệp để đảm bảo mục tiêu “80% giám đốc hợp tác xã được đào tạo sơ cấp nghề” theo Quyết định số 340/QĐ-TTg ngày 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Đào tạo nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển sản phẩm OCOP, các sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc vùng miền, gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn. Đào tạo cho người lao động biết ứng dụng các công nghệ thông tin, áp dụng các quy trình sản xuất tốt, tiên tiến, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn, thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo nâng cao kỹ năng về quản lý, quản trị marketing, tài chính và biết xây dựng các phương án sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Kinh doanh nông nghiệp; dịch vụ nông nghiệp, nông thôn (du lịch và môi trường); các nghề mới, nghề giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đào tạo cho người lao động nắm được các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp thông minh, quy trình kỹ thuật mới, công nghệ mới trong sản xuất, chế biến, quản lý vùng chuyên canh, truy xuất nguồn gốc, mô hình kinh tế tuần hoàn sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp. Phát triển quản lý chuỗi cung ứng nông sản theo ứng dụng blockchain từ sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Bổ sung các nghề mới, nghề đặc thù thu hút nhiều lao động nông thôn và đáp ứng với các yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian tới: Dịch vụ nông nghiệp nông thôn, sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; kinh doanh nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp số; marketing, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và giám đốc HTX nông nghiệp.

Đối với các nghề Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng khung chương trình, giáo trình giai đoạn trước đề nghị các địa phương tiếp tục kế thừa, cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng sản xuất, kinh doanh, chế biến mới, phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực tham mưu cho Bộ tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này.

Chủ trì chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về việc đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, đề án khác:

- Phối hợp với địa phương xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn hằng năm và từng giai đoạn.

- Tổng hợp kế hoạch, nhu cầu kinh phí hằng năm và từng giai đoạn về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung.

- Hướng dẫn nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm và từng giai đoạn cho các địa phương bảo đảm cân đối chung theo định hướng phát triển của ngành nông nghiệp và nhu cầu đào tạo lao động theo ngành, nghề của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng danh mục nghề nông nghiệp; tham mưu cho Bộ đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng các chương trình, giáo trình đào tạo, chuẩn đầu ra các nghề nông nghiệp và ngành nghề nông thôn; xây dựng tài liệu hướng dẫn đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân, thợ giỏi và lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo, đài truyền hình tổ chức tuyên truyền về chủ trương, chính sách, các mô hình đào tạo nghề nông nghiệp có hiệu quả để tổ chức nhân rộng.

- Xây dựng các mô hình đào tạo; tổ chức hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, phương tiện dạy nghề cho các Trường, cơ sở đào tạo thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT; bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhà giáo, người dạy nghề, cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo của ngành.

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Xây dựng cơ chế, chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

b) Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương: Tổng hợp kế hoạch trung hạn và hàng năm trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện.

c) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia: Chỉ đạo hệ thống khuyến nông các địa phương củng cố lại cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để có đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề nông nghiệp; gắn đào tạo nghề nông nghiệp với các chương trình, dự án khuyến nông.

d) Các cơ quan có liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp, tham mưu thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Tổ chức triển khai kế hoạch và chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn;

- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện; theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch; hàng năm báo cáo định kỳ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

- Xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, trong đó xác định cụ thể các nội dung:

Xây dựng danh mục nghề và các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Phê duyệt mức chi phí đào tạo đối với từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng theo quy định hiện hành.

Rà soát, đánh giá và củng cố hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn. Trong đó, ưu tiên đầu tư các trang thiết bị, hạ tầng và kinh phí cho các cơ sở để phục vụ công tác đào tạo nghề nông nghiệp.

Huy động lực lượng tham gia đào tạo nghề, bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho các nhà khoa học, cán bộ khuyến nông, nông dân sản xuất giỏi, nghệ nhân, thợ giỏi và lao động có tay nghề cao trong các doanh nghiệp để tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Bố trí kinh phí từ ngân sách của địa phương, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo, đài của địa phương xây dựng, duy trì, cập nhật chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, Hợp tác xã, trang trại sử dụng lao động đã qua đào tạo; đặt hàng các cơ sở đào tạo theo nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực nông nghiệp tại địa phương.

3. Các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

- Chủ động ra soát và xây dựng các chuẩn đầu ra, chương trình, giáo trình phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, sản xuất theo chuỗi an toàn, các nghề dịch vụ nông nghiệp.

- Khảo sát nhu cầu học tập nghề của lao động nông thôn, tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề đảm bảo theo chương trình đơn đặt hàng đã được phê duyệt. Tổng hợp kết quả của từng lớp/khóa học, báo cáo kết quả về cơ quan quản lý tại địa phương, cơ quan quản lý nhà nước để theo dõi và tổng hợp theo quy định.

- Đổi mới phương pháp đào tạo theo hình thức bắt tay chỉ việc, đào tạo thực hành là chính, đào tạo tại nơi sản xuất. Tổ chức linh hoạt các hình thức đào tạo từ trực tiếp, sang trực tuyến, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn.

- Phối hợp với các địa phương tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. Đẩy mạnh ký hợp đồng với các đơn vị sử dụng lao động để tổ chức đào tạo nghề theo yêu cầu.

4. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp

- Phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo giáo dục nghề nghiệp các trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người học, đáp ứng được nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Cử người có đủ điều kiện tham gia đào tạo, xây dựng danh mục ngành, nghề; tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo; định mức kinh tế - kỹ thuật trong giáo dục nghề nghiệp; tham gia hội đồng trường, hội đồng quản trị và hội đồng kỹ năng ngành hoặc nghề phù hợp.

- Thông tin, báo cáo chính xác, kịp thời về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã./.

 

PHỤ LỤC 1

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 09 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐVT: người

STT

Tỉnh/TP

Giai đoạn 2022 - 2025

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

A

CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

881.183

219.160

222.404

220.322

219.297

I

Vùng Đồng bằng Sông Hồng

132.756

31.996

34.005

33.575

33.180

1

Hà Nội

49.121

12.071

12.850

12.350

11.850

2

Vĩnh Phúc

6.980

1.745

1.745

1.745

1.745

3

Bắc Ninh

1.820

455

455

455

455

4

Hải Dương

3.150

-

1.050

1.050

1.050

5

Hải Phòng

15.000

3.750

3.750

3.750

3.750

6

Hưng Yên

6.360

1.605

1.640

1.645

1.470

7

Thái Bình

13.360

3.340

3.340

3.340

3.340

8

Hà Nam

21.900

5.375

5.575

5.375

5.575

9

Nam Định

10.000

2.500

2.500

2.500

2.500

10

Ninh Bình

5.065

1.155

1.100

1.365

1.445

II

Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

232.495

56.875

58.570

58.620

58.430

11

Hà Giang

17.360

4.350

4.200

4.400

4.410

12

Cao Bằng

8.635

2.150

2.150

2.150

2.185

13

Bắc Cạn

7.200

1.800

1.800

1.800

1.800

14

T.Quang

22.931

5.689

5.689

5.759

5.794

15

Lào Cai

15.675

3.900

3.935

3.900

3.940

16

Yên Bái

15.600

3.900

3.900

3.900

3.900

17

Thái Nguyên

14.000

2.500

4.000

4.000

3.500

18

Lạng Sơn

16.360

3.835

4.090

4.175

4.260

19

Bắc Giang

16.460

4.115

4.115

4.115

4.115

20

Phú Thọ

7.800

2.000

1.975

1.935

1.890

21

Điện Biên

18.044

4.511

4.511

4.511

4.511

22

Lai Châu

22.000

5.500

5.500

5.500

5.500

23

Sơn La

41.500

10.525

10.525

10.225

10.225

24

Hoà Bình

7.000

1.600

1.700

1.800

1.900

25

Quảng Ninh

1.930

500

480

450

500

III

Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ

133.870

33.510

33.520

33.520

33.320

26

Thanh Hoá

3.990

960

1.010

1.010

1.010

27

Nghệ An

35.400

8.850

8.850

8.850

8.850

28

Hà Tĩnh

24.740

6.235

6.235

6.235

6.035

29

Quảng Bình

22.900

5.725

5.725

5.725

5.725

30

Quảng Trị

30.400

7.600

7.600

7.600

7.600

31

Thừa Th.Huế

16.440

4.140

4.100

4.100

4.100

IV

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

71.920

18.825

17.995

17.565

17.535

32

Đà Nẵng

1.200

300

300

300

300

33

Quảng Nam

28.360

7.115

7.450

6.935

6.860

34

Quảng Ngãi

5.300

1.325

1.325

1.325

1.325

35

Bình Định

8.000

2.000

2.000

2.000

2.000

36

Phú Yên

6.600

2.410

1.290

1.410

1.490

37

Khánh Hoà

6.000

1.500

1.500

1.500

1.500

38

Ninh Thuận

7.660

1.975

1.930

1.895

1.860

39

Bình Thuận

8.800

2.200

2.200

2.200

2.200

V

Vùng Tây Nguyên

76.952

18.988

19.393

19.248

19.323

40

Kon Tum

14.800

3.700

3.700

3.700

3.700

41

Gia Lai

22.400

5.600

5.600

5.600

5.600

42

Đắc Lắc

22.292

5.378

5.618

5.618

5.678

43

Đắc Nông

7.500

1.830

1.890

1.890

1.890

44

Lâm Đồng

9.960

2.480

2.585

2.440

2.455

VI

Vùng Đông Nam Bộ

32.778

8.700

8.060

7.954

8.064

45

Bình Phước

9.390

2.225

2.365

2.245

2.555

46

Tây Ninh

8.670

2.790

1.950

2.075

1.855

47

Bình Dương

1.284

321

321

321

321

48

Đồng Nai

2.400

600

600

600

600

49

Bà Rịa - Vững tàu

4.720

1.190

1.245

1.135

1.150

50

TP. Hồ Chí Minh

6.314

1.574

1.579

1.578

1.583

VII

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

200.412

50.266

50.861

49.840

49.445

51

Long An

8.771

2.681

2.050

2.020

2.020

52

Tiền Giang

12.000

3.000

3.000

3.000

3.000

53

Bến Tre

7.070

1.810

1.730

1.730

1.800

54

Trà Vinh

20.900

5.225

5.225

5.225

5.225

55

Vĩnh Long

7.658

1.919

1.882

1.906

1.951

56

Đồng Tháp

6.952

1.967

1.805

1.665

1.515

57

An Giang

10.800

2.500

2.700

2.800

2.800

58

Kiên Giang

12.000

3.000

3.000

3.000

3.000

59

Cần Thơ

3.600

-

1.200

1.200

1.200

60

Hậu Giang

15.775

3.975

3.975

3.975

3.850

61

Sóc Trăng

22.755

5.740

5.705

5.680

5.630

62

Bạc Liêu

49.231

12.724

12.864

11.914

11.729

63

Cà Mau

22.900

5.725

5.725

5.725

5.725

B

CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐÀO TẠO NGHỀ GIÁM ĐỐC HTX (Chi tiết Phụ lục 2)

17.764

4.393

4.632

4.370

4.369

C

BỘ NÔNG NGHIỆP - PTNT VÀ CÁC CƠ QUAN ĐOÀN THỂ KHÁC

11.453

2.800

2.800

2.853

3.000

 

TỔNG CỘNG

910.400

226.353

229.836

227.545

226.666

 

PHỤ LỤC 2

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ GIÁM ĐỐC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2022 - 2025 CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Quyết định số 3685/QĐ-BNN-KTHT ngày 29 tháng 09 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

ĐVT: người

STT

Tỉnh/TP

Giai đoạn 2022 - 2025

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

 

TỔNG

17.764

4.393

4.632

4.370

4.369

I

Vùng ĐB Sông Hồng

4.026

926

1.033

1.013

1.054

1

TP. Hà Nội

400

120

120

80

80

2

Vĩnh Phúc

78

18

20

20

20

3

Bắc Ninh

480

100

130

130

120

4

Hải Dương

420

-

105

140

175

5

TP. Hải Phòng

335

81

82

86

86

6

Hưng Yên

280

70

70

70

70

7

Thái Bình

400

100

100

100

100

8

Hà Nam

398

111

100

85

102

9

Nam Định

600

150

150

150

150

10

Ninh Bình

635

176

156

152

151

II

Vùng TDMN Bắc Bộ

4.120

979

1.044

1.041

1.056

11

Hà Giang

241

69

71

54

47

12

Cao Bằng

260

57

63

70

70

13

Bắc Kạn

350

100

100

80

70

14

Tuyên Quang

272

62

70

70

70

15

Lào Cai

116

28

29

30

29

16

Yên Bái

128

26

29

34

39

17

Thái Nguyên

468

109

115

118

126

18

Lạng Sơn

740

170

190

190

190

19

Bắc Giang

112

10

35

32

35

20

Phú Thọ

282

62

68

74

78

21

Điện Biên

140

35

35

35

35

22

Lai Châu

115

30

25

30

30

23

Sơn La

512

133

118

128

133

24

Hòa Bình

224

58

56

56

54

25

Quảng Ninh

160

30

40

40

50

III

Vùng DH Bắc Trung Bộ

3.883

1.025

1.068

902

888

26

Thanh Hóa

1.160

335

332

248

245

27

Nghệ An

640

160

160

160

160

28

Hà Tĩnh

563

175

154

111

123

29

Quảng Bình

280

70

70

70

70

30

Quảng Trị

810

215

232

193

170

31

Thừa Thiên Huế

430

70

120

120

120

IV

Vùng DH Nam Trung Bộ

1.881

505

490

463

423

32

TP. Đà Nẵng

140

35

40

35

30

33

Quảng Nam

423

107

106

107

103

34

Quảng Ngãi

434

131

118

94

91

35

Bình Định

240

90

60

60

30

36

Phú Yên

305

68

80

79

78

37

Khánh Hòa

100

25

25

25

25

38

Ninh Thuận

199

39

51

53

56

39

Bình Thuận

40

10

10

10

10

V

Vùng Tây Nguyên

1.236

331

318

294

293

40

Kon Tum

205

30

50

50

75

41

Gia Lai

355

99

87

85

84

42

Đắk Lắk

201

52

51

49

49

43

Đắk Nông

275

100

80

60

35

44

Lâm Đồng

200

50

50

50

50

VI

Vùng Đông Nam Bộ

383

77

102

102

102

45

Bình Phước

100

25

25

25

25

46

Tây Ninh

100

25

25

25

25

47

Bình Dương

8

2

2

2

2

48

Đồng Nai

80

20

20

20

20

49

Bà Rịa Vũng Tàu

75

-

25

25

25

50

TP. Hồ Chí Minh

20

5

5

5

5

VII

Vùng ĐB Sông Cửu Long

2.235

550

577

555

553

51

Long An

120

30

30

30

30

52

Tiền Giang

120

-

40

40

40

53

Bến Tre

120

30

30

30

30

54

Trà Vinh

217

127

30

30

30

55

Vĩnh Long

16

14

2

 

 

56

Đồng Tháp

207

75

52

43

37

57

An Giang

118

43

25

25

25

58

Kiên Giang

161

34

38

44

45

59

Cần Thơ

19

-

19

-

-

60

Hậu Giang

172

55

42

39

36

61

Sóc Trăng

180

60

40

40

40

62

Bạc Liêu

225

47

54

59

65

63

Cà Mau

560

35

175

175

175

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3685/QĐ-BNN-KTHT năm 2022 phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2022-2025 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 3685/QĐ-BNN-KTHT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/09/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Trần Thanh Nam
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/09/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản