Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3619/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 27 tháng 9 năm 1997 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 21/6//994;
- Căn cứ Luật khoáng sản ngày 20/3/1996;
- Căn cứ Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính Phủ quy định việc thi hành Luật Khoáng sản;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp và Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng tại tờ trình số 522/TT-LN ngày 9/9/1997;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này: Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1997 về thay thế quyết đinh số 2465 ngày 26 tháng 12 năm 1991 của UBND tỉnh QNĐN (cũ) về việc ban hành quy định về quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Điều 3: Ông Chánh văn phòng UBND thành phố. Chủ tịch UBND các quận, huyện, Giám đốc các Sở, ban, ngành liên quan căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận: | TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3619/QĐ-UB ngày 27/9/1997)
Điều 1: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy định của Luật khoáng sản, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Công nghiệp và bản quy định này.
Bảo vệ tài nguyên khoáng sản là nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang và mọi công dân.
Điều 2: Các hoạt động khoáng sản sau đây thuộc đối tượng quản lý hoạt dộng khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:
1- Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (tại Qui định kèm theo Quyết đinh số 154/QĐ-ĐCKS của Bộ công nghiệp).
2- Khai thác tận thu khoáng sản các loại đối với khu vực đã được Bộ Công nghiệp khoanh định và bàn giao để UBND thành phố Đà Nẵng quản lý và cấp giấy phép khai thác tận thu.
Điều 3: Nghiêm cấm các hành vi hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến khu vực có TNKS như :
- Chôn người chết, súc vật chết,
- Xây dựng công trình.
- Thải các chất thải Công nghiệp & sinh hoạt.
- Nổ bom, mìn & các chất nổ khác.
Điều 4: Nghiêm cấm những hoạt động khai thác TTNKS thuộc các khu vực sau đây:
1- Danh lam thắng cảnh, khu du lịch, di tích lịch sử, khu vực vành đai,bảo vệ các công trình văn hóa, đất tôn giáo, đất nhà thờ tộc họ, khu vực quốc phòng, an ninh.
2- Khu vực có đường dây tải điện cao thế, đường giao thông, các mốc trắc địa quốc gia, các công trình thủy lợi, các cột mốc biên giới.
1- Tài nguyên khoáng sản (viết tắt là TNKS) là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất cớ ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, đang khai thác, chưa khai thác hoặc sau này có thể dược khai thác lại, cũng 1à khoáng sản.
2- Hoạt động khoáng sản (viết tắt là HĐKS) nêu trong bản quy định này bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Khai thác khoáng sản (viết tất là KTKS) là hoạt động xây dựng cơ bản mỏ, khai, đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản.
b) Chế biến khoáng sản (viết tắt là CBKS) là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác.
c) Tận thu khoáng sản (viết tất là TTKS) là hình thức hoạt động không bắt buộc tiến hành thăm dò toàn bộ diện tích khu vực được phép hoạt động khoáng sản trước khi bắt đầu khai thác; Là khu vực có khoáng sán phân bố không tập trung, đầu tư khai thác quy mô công nghiệp không có hiệu quả kinh tế; công cụ và phương pháp khai thác tận thu chủ yếu lý thủ công, có thể sử dụng cơ giới nhỏ trong một số công đoạn.
Điều 6: Các khu vực TNKS phải quản lý gồm các khu vực tạm thời cấm hoặc cấm hoạt động khoáng sản, khu vực đã dược quy hoạch và khu vực cho phép hoạt động khoáng sản được Bộ công nghiệp khoanh vùng và bàn giao cho UBND thành phố cấp giấy phép.
Điều 7: Các tổ chức, cá nhân hiện đang sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trung khu vực TNKS, được tiếp tục sử dụng nhưng phải chấp hành nghiêm túc các quy định trong văn bản này.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 8: Uỷ ban nhân dân thành phố có thẩm quyền sau đây:
1- Cấp gia hạn, thu hồi và cho phép trả lại giấy phép, cho phép chuyển nhượng giấy phép các hoạt dộng khoáng sản nói tại điều 2 của quy định này.
2- Tham gia ý kiến về việc cấp các loại giấy phép khác về hoạt động khoáng sản tại địa phương .
3- Giải quyết các điều kiện liên quan khác cho tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản, tại địa phương.
Điều 9: Sở Công nghiệp có nhiệm vụ giúp UBND thành phố quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn thành phố trong các lĩnh vực sau :
1- Xây dựng, tham gia xây dựng trình UBND thành phố ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định của Chính Phủ và Bộ Công nghiệp về quản lý và hợat động khoáng sản trên địa bàn thành phố :
2- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ TNKS và các HĐKS phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.
3- Phối hợp với cơ quan liên quan khoanh vùng các diện tích cấm khai thác hoặc tạm thời cấm khai thác khoáng sản, khoanh định khu vực khai thác tận thu để UBND thành phố trình Bộ Công nghiệp quyết định.
4- Tiếp nhận, thẩm định đơn, hồ sơ xin cấp, gia hạn, trả lại giấy phép hoặc thu hồi giấy phép KTKS làm vật liệu xây dựng thông thường và khai thác tận thu thuộc thẩm quyền của UBND thành phố cấp giấy phép.
5- Tham gia thẩm định các dự án đầu tư ; Báo các nghiên cứu khả thi về khai thác, chế biến khoáng sản và tham gia thẩm định báo các đánh giá tác động môi trường trong hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền của thành phố.
6- Chuẩn bị văn bản để UBND thành phố tham gia ý kiến đối với việc cấp các giấy phép hoạt động khoáng sản khi Bộ Công nghiệp có yêu cầu
7- Phối hợp với Sở Địa chính - Nhà đất trong việc giải quyết các điều kiện về sử dụng đất đai và các điều kiện khác cho hoạt động khoáng sản tại đia phương.
8- Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khoáng sản theo quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra khoáng sản do Bộ Công nghiệp ban hành.
9- Phối hợp với các cơ quan giải quyết các tranh chấp hoặc tham gia giải quyết các tranh chấp về hoạt động khoáng sản và xử lý các vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản.
Điều 10: Sở Địa chính-Nhà đất có trách nhiệm trình UBND thành phố quyết định bàn giao đất cho các tổ chức, cá nhân đã dược cấp giấy phép khai thác khoáng sản và quyết định thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân xin trả lại giấy phép khai thác hoặc chuyển nhượng giấy phép khai thác thuộc thẩm quyền của UBND thành phố.
Điều 11: Sở Tài chính vật giá phối hợp với Sở Công nghiệp trình UBND thành phố quy định mức thu, thủ tục thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí thẩm định hồ sơ xin cấp và gia hạn các loại giấy phép làm vật liệu xây dựng thông thường , than bùn và giấy phép tận thu khoáng sản.
Điều 12: UBND huyện, quận, xã, phường chịu trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương mình theo quy định của pháp luật.
THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
A- ĐỐI VỚI KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VLXD THÔNG THƯỜNG VÀ THAN BÙN
Điều 13: Tổ chức, cá nhân phải có các điều kiện sau đây mai được phép hoạt dộng khoáng sản và được cấp giấy phép khai thác khoáng sản:
1- Các tổ chức Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định của Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác mà mục đích thành lập có nội dung hoạt động khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.
2- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên ngoài hoạt động tại Việt nam theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
3- Tổ chức , cá nhân nói trên muốn được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải có đủ vốn đầu tư ( kể cả vốn vay ) dể thực hiện dự án.Vốn pháp định của tổ chức , cá nhân được phép khai thác khoáng sản không được ít hơn ba mươi phần trăm (30%) tổng dự toán vốn đầu tư của dự án xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản . '
Điều 14: Các tổ chức, cá nhân chỉ dược khai thác khoáng sản khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
Điều 15: Hồ sơ xin phép khai thác khoáng sản của tổ chức ,cá nhân phải gửi đến Sở công nghiệp, gồm :
l- Đơn đề nghị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn (theo mẫu của Bộ Công nghiệp ban hành).
2- Giấy phép thăm dò của Bộ Công nghiệp .
3- Báo cáo kết quả thăm dò và quyết định phê duyệt của Bộ Công nghiệp, phiếu nộp lưu trữ địa chất báo cáo kết quả thăm dò.
4- Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
5- Báo cáo đánh giá tác động môi trường và quyết định phê duyệt của Sở Khoa học công nghệ & môi trường thành phố.
6- Bản đồ khu vực khai thác khoáng sản trên nền ban đồ địa hình UTM, tọa độ vuông góc, tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5000.
7- Quyết đinh thành lập, quyết định cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận tổ chức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
8- Đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản.
9- Các văn bản xác nhận về tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn.
10- Quyết định cử Giám đốc điều hành mỏ (tiêu chuẩn và trình độ theo quy định tại Điều 36 Luật khoáng sản và các văn bản hướng dẫn của Bộ Công nghiệp).
Điều 16: Thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trên cơ sở quy hạch của thành phố, thời hạn ít nhất là 5 năm và nhiều nhất không quá ba mươi (30) năm.
Điều 17: Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản các tổ chức , cá nhân phải gửi hồ sơ đến Sở công nghiệp, bao gồm:
1- Giấy phép đang còn hiệu lực ít nhất ba (3) tháng.
2- Tại thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành mời nghĩa vụ theo quy định của Luật khoáng sản và các quy định khác của Pháp luật
3- Đơn đề nghị gia hạn (theo mẫu của Bộ Công nghiệp ban hành).
4- Báo cáo tổng hợp kết quả khai thác đến thời điểm dề nghị gia hạn, diện tích, trữ lượng khoáng sản chưa khai thác của mỏ, chương trình, kế hoạch tiếp tục khai thác.
Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn nhiều lần trên cơ sở kế hoạch khai thác tiếp tục, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận bằng văn bản, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm đối với giấy phép 30 năm.
Điều 18: Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản muốn trả lại giấy phép khai thác khoáng sản, phải gửi hổ sơ đến Sở Công nghiệp gốm :
1- Đơn đề nghị trả lại giấy phép KTKS (theo mẫu của Bộ Công nghiệp ban hành).
2- Báo cáo kết quả KTKS kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin trả lại giấy phép.
3- Bản kê các nghĩa vụ đã thực hiện tính đến thời điểm xin trả lại giấy phép: Nộp thuế, bồi thưởng thiệt hại, hoàn thổ, tái tạo môi trường...
4- Bản đồ hiện trạng khu vục khai thác mỏ.
5- Đề án đóng cửa mỏ theo quy đinh của Bộ Công nghiệp .
Điều 19: Hồ sơ xin trả lại một phần diện tích khai thác của tổ chức, cá nhân phải gửi đến Sở Công nghiệp, gồm :
1- Đơn đề nghị trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản (theo mẫu);
2- Báo cáo kết quả khai thác, tình hình địa chất & trữ lượng khoáng sản còn lại trong phần diện hch đề nghị trả lại.
3- Phương án phục hồi môi trường, đất đai, bảo vệ TNKS & bảo đảm an toàn đối với diện tích đề nghị trả lại.
4- Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác mở tại thời điểm đề nghị trả lại một phần diện tích khai thác.
Điều 20: Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản của tổ chức, cá nhân phải gửi đến Sở Công nghiệp, gồm:
l- Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản (theo mẫu của Bộ Công nghiệp ban hành);
2- Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
3- Bản kê tài sản sẽ được chuyển nhượng kèm theo hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác;
4- Báo cáo kết quả khai thác và các nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác;
5- Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác mỏ tại thời điểm đề nghị chuyển nhượng;
6- Các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân xin nhận quyền chuyển nhượng, quyền khai thác khoáng sản;
7- Quyết định thu hồi đất đai của cơ quan có thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân chuyển nhượng;
Điều 21: Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác được chấp nhận bằng việc cấp giấy phép KTKS mới (theo mẫu) cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng, phù hợp với quyền khai thác quy đinh tại giấy phép cấp trước bị thu hồi đồng thời.
1- Trường hợp quyền KTKS không đủ điều kiện chuyển nhượng là:
- Giấy phép đã hết hạn khai thác;
- Tài sản, tài liệu và giá trị được chuyển nhượng, nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chưa được kiểm kê, đanh giá đầy đủ, trung thực về xác định rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng.
2- Việc chuyển nhượng quyền KTKS của tổ chức, cá nhân được phép KTKS phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đó cho phép khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Pháp luật.
Điều 22: Muốn thừa kế quyền khai thác khoáng sản, người thừa kế hợp pháp phải gửi hồ sơ đến Sớ Công nghiệp gồm:
1. Đơn đề nghị thừa kế quyền khai thác khoáng sản (theo mẫu của Bộ Công nghiệp ban hành);
2. Văn bản pháp lý chứng minh chủ đơn là người thừa kế hợp pháp của cá nhân được phép KTKS;
3. Báo cáo kết quả KTKS đến thời điểm đề nghị nhận thừa kế;
4. Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác mỏ đến thời điểm xin thừa kế.
Việc thừa kế quyền KTKS dược chấp thuận bằng việc cấp giấy phép KTKS mới (theo mẫu) cho người thừa kế hợp pháp, phù hợp với quyền khai thác khoáng sản được quy định tại giấy phép trước bị thu hồi.
Điều 23: Trường hợp người thừa kế hợp pháp quyền KTKS không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện hoạt động KTKS thì được quyền chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản theo giấy phép cho tổ chức, cá nhân khác hoặc đề nghị trả lại giấy phép KTKS theo quy định tại điều 55, điều 56 Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 và điều 22, điều 21 của Ban quy định này,
Điều 24: Giấy phép KTKS bị thu hồi khi tổ chức, cá nhân có giấy KTKS vi phạm về nghĩa vụ được quy định tại điều 33, điều 39 của khoáng sản, điều 45 của bản quy định này và được thể hiện bằng quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đó.
Điều 25: Đối với giấy phép chế biến khoáng sản (CBKS):
Giấy phép CBKS được cấp cho tổ chức, cá nhân không phải là tổ cá nhân được phép KTKS và phải gửi hồ sơ đến Sở Công nghiệp gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép CBKS (theo mẫu của Bộ Công nghiệp ban hành),
2. Báo cáo nghiên cứu khả thi về CBKS và quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;
3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường và quyết định phê duyệt của Sở khoa học công nghệ & môi trường.
4. Các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn;
Điều 26: Muốn được gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản thì ngày giấy phép hết hạn ít nhất ba (3) tháng, tổ chức, cá nhân phải gửi hồ sơ đến Sở Công nghiệp gồm:
1. Đơn đề nghị gia hạn giấy phép CBKS (theo mẫu);
2. Báo cáo kết quả hoạt động CBKS kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin gia hạn sản lượng khoáng sản sẽ được tiếp tục chế biến.
3. Bản kê các nghĩa vụ đã hoàn thành: Nộp thuế, bồi thường thiệt hại, bảo vệ môi trường.
Điều 27: Hồ sơ xin trả lại giấy phép chế biến khoáng sản của tổ chức, cá nhân phải gửi đến Sở Công nghiệp, gồm:
1. Đơn đề nghị trả lại giấy phép chế biến khoáng sản (theo mẫu của Bộ Công nghiệp ban hành);
2. Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin trả lại giấy phép.
3. Bản kê các nghĩa vụ đã hoàn thành: nộp thuế, bồi thường thiệt hại, bảo vệ môi trường.
Điều 28: Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền CBKS của tổ chức, cá nhân phải gửi hồ sơ đến Sở Công nghiệp, gồm:
1. Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền CBKS (theo mẫu của Bộ công nghiệp ban hành);
2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền CBKS;
3. Bản kê giá trị tài sản thực tế được chuyển nhượng;
4. Báo cáo kết quả CBKS, chi phí đã thực hiện và các nghĩa vụ đã được hoàn thành: nộp thuế, bồi thường thiệt hại, bảo vệ môi trường...
5. Các văn bản xác nhận về tư cách pháp lý, tài sản, năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị nhận chuyển nhượng.
Điều 29: Việc chuyển nhượng quyền CBKS được chấp nhận bằng việc cấp giấy phép CBKS mới cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng phù hợp với quyền CBKS quy định tại giấy phép cấp trước bị thu hồi đồng thời.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền CBKS không đủ điều kiện để được chuyển nhượng theo điều 14 bản quy định này thì tổ chức, cá nhân có quyền trả lại giấy phép CBKS theo quy định tại điều 28 của bản quy đinh này.
1.Đơn đề nghị thừa kế quyền CBKS (theo mẫu của Bộ Công nghiệp ban hành);
2. Văn bản pháp lý chứng minh chủ đơn là người thừa kế hợp pháp của cá nhân được phép CBKS;
3. Báo cáo kết quả CBKS & kế hoạch tiếp tục hoạt động CBKS.
Việc thừa kế quyền chế biến khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép CBKS mới (theo mẫu) cho người thừa kế hợp pháp, phù hợp với quyền CBKS được quy định tại giấy phép cấp trước bị thu hồi.
Điều 30: Trong trường hợp người được thừa kế hợp pháp quyền CBKS không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện hoạt động chế biến khoáng sản thì có quyền đề nghị trả lại giấy phép CBKS theo điều 28 hoặc có quyền chuyển nhượng quyền CBKS cho tổ chức, cá nhân khác theo điều 29 bản quy định này.
Điều 31: Giấy phép CBKS bị thu hồi khi tổ chức, cá nhân được phép CBKS vi phạm về trách nhiệm & nghĩa vụ quy định tại Điều 46 Luật khoáng sản và được thể hiện bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đó.
Điều 32: Lệ phí cấp các loại giấy phép khai thác chế biến khoáng sản và gia hạn giấy phép theo quy định của Liên Bộ Tài chính- Công nghiệp .
Điều 33: Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ , Sở công nghiệp phải xem xét, trình UBND thành phố quyết định hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc không được cấp giấy phép khai thác và chế biến khoáng sản.
B. VỀ CẤP GIẤY PHÉP KHAI THÁC TẬN THU (KTTT)
Điều 34: Các tổ chức cá nhân theo quy định tại điều 50 của Luật khoáng sản được lập thủ tục để cấp giấy phép khai thác tận thu;
Công cụ và phương pháp khai thác tận thu chủ yếu là thủ công, có thể sử dụng cơ giới nhỏ trong một số công đoạn.
* Đối với cá nhân đề nghị khai thác tận thu:
1. Khối lượng khai đào (gồm đất thải và khoáng sản) cấp cho giấy phép KTTT cá nhân không quá 5000 tấn/năm. (năm nghìn).
2. Diện tích khu vực KTTT không quá một (01) hecta.
3. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một giấy phép khai thác tận thu.
* Đối với các tổ chức đề nghị khai thác tận thu :
1. Khối lượng khai đào (gồm đất thải và khoáng sản) của giấy phép không quá một trăm nghìn tấn một năm (100.000 T/năm).
2. Diện tích khu vực KTTT không quá hai mươi (20) hecta.
Điều 35: Các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép KTTT phải gửi hồ sơ đến Sở Công nghiệp, gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép KTTT (theo mẫu của Bộ Công nghiệp ban hành);
2. Đề án KTTT đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
3. Bản đồ khu vực KTTT trên nền bản đồ địa hình UTM tọa độ ô vuông, tỷ lệ không nhỏ hơn 1/5000;
4. Các văn bản xác nhận về tài sản, năng lực tài chính của chủ đơn;
5. Quyết định thành lập tổ chức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
6. Giấy phép đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản.
Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác tận thu phải nộp lệ phí cấp giấy phép theo quy định.
Thời hạn của một giấy phép KTTT không quá ba mươi sáu (36) tháng và được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng, với các điều kiện sau đây, tại thời điểm đề nghị gia hạn:
1. Tổ chức, cá nhân đã hoàn thành mới nghĩa vụ theo quy định tại 52 của Luật khoáng sản;
2. Khu vực đề nghị gia hạn còn phù hợp với hình thức KTTT theo quy định của điều 65 và 66 Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính Phủ;
3. Giấy phép KTTT còn thời hiệu không ít hơn ba mươi (30) ngày.
Điều 36: Giấy phép khai thác tận thu cấp cho tổ chức được áp dụng một trong hai trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng: Là hợp đồng KTTT được ký giữa tổ chức là doanh nghiệp với cá nhân;
2. Thẻ khai thác tận thu : Do tổ chức được phép khai thác tận thu là doanh nghiệp cấp cho cá nhân để thực hiện việc khai thác tận thu trong trường hợp không thể khoanh riêng diện tích khai thác tận thu cho từng cá nhân
Thẻ KTTT (theo mẫu) có thời hạn không quá mười hai (12) tháng; được gia hạn mỗi lần không quá 12 tháng và không vượt quá thời hạn hiệu lực của giấy phép khai thác tận thu.
Điều 37: Trong trường hợp tổ chức là doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật dể tổ chức cho cá nhân (không phải là doanh nghiệp) khai thác tận thu thông qua hai hình thức hợp Đồng hoặc thẻ khai thác tận thu thì khối lượng khai đào hàng năm của từng hợp đồng hoặc thẻ KTTT áp dụng theo quy định đối với giấy phép KTTT được cấp cho cá nhân (không phải là doanh nghiệp là năm nghìn (5000) T/năm.
Điều 38: Thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:
Giấy phép KTTT khoáng sản bị thu hồi khi tổ chức, cá nhân thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại điều 33 của Luật khoáng sản và một trong các trường hợp sau đây:
Sau 3 tháng kể từ ngày giấy phép có hiệu lực; tổ chức, cá nhân được phép KTTT khoáng sản chưa bắt đầu hoạt động khai thác mà không có lý do chính đáng.
Điều 39: Tổ chức, cá nhân dã được cấp giấy phép khai thác tận thu muốn được trở thành doanh nghiệp hoạt động khoáng sản phải lập hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Công ty; Luật doanh nghiệp tư nhân, theo quy định tại khoản l điều 15, điều 16 của Nghị định 68/CP ngày 01/1 l/1996 của Chính Phủ; và được cấp giấy phép hoạt động khoáng sản mới đồng thời bị thu hổi giấy phép khai thác tận thu.
Điều 40: Trong thời hạn không quá bốn mươi lăm (45) ngày, kể từ ngày nhận đú hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân xin khai thác tận thu khoáng sản, Sở Công nghiệp phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa, thu thập ý kiến của các cơ quan hữu trách và trình UBND thành phố quyết định hoặc trả lời bằng văn bản về việc không cấp giấy phép.
QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 41: Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản có những quyền sau đây:
l/ Đối với giấy phép khai thác và chế biến khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường và than bùn theo quy định tại điều 32 của Luật khoáng sản
2/ Đối với giấy phép KTTT khoáng sản:
- Được quyền hữu đối với khoáng sản đã khai thác được.
- Được khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định xử lý khác của cơ quan nhà nước quy định của pháp luật.
- Được đền bù thiệt hại thực tế trong trường hợp khu vực khai thác đang sử dụng bị thu hồi vì nhu cầu của Nhà nước hoặc xã hội.
- Được pháp luật bảo hộ quyền lợi hợp pháp của mình khi bị xâm phạm.
Điều 42: Tổ chức, cá nhân hoạt dộng khoáng sản có nghĩa vụ được quy định tại điều 33 của Luật khoáng sản và các nghĩa vụ sau đây:
1- Chỉ khai thác theo đúng địa điểm, thời gian quy trình đã ghi trong giấy phép và sự hướng dẫn của tổ chức quản lý khu vực TNKS được khai thác
2- Chấp hành các quy định của Nhà nước, của UBND thành phố về bảo vệ tài nguyên, bảo vệ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo vệ công trình xây dựng giao thông, thủy lợi, đường tải điện, đường thông tin đi qua mỏ, danh lam thắng cảnh, khu dân cư, môi trường sinh thái, nguồn nước và chấp hành các quy định của UBND địa phương sở tại về việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông.
3- Nộp đầy đủ, kịp thời thuế tài nguyên và lệ phí thuế khác theo quy định của pháp luật.
4- Gặp vỉa quặng gốc (trường hợp khai thác vàng sa khoáng) hoặc các vật chất không bình thường khác khai báo cáo ngay cho tổ chức quản lý khoáng sản để có kế hoạch bảo vệ.
5- Không gây thiệt hại đất đai xung quanh và bồi thường vật chất cho bên bị hại do việc khai thác khoáng sản gây ra:
6- Khai thác hết đến đâu phải có trách nhiệm hoàn thổ ngay đến đó.
Điều 43: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị xin hoạt động khoáng sản gồm 06 bộ để gửi cho các cơ quan chức năng sau đây:
- 01 bộ tại UBND thành phố.
- 01 bộ tại Sở Công nghiệp .
- 01 bộ tại Chi cục quản lý TNKS.
- 01 bộ tại Sở Địa chính Nhà đất.
- 02 bộ chủ đơn (lưu giữ l bộ), l bộ chỉ đạo hoạt động.
Điều 44: Tổ chức, cá nhân có thành tích nghiên cứu, phát hiện, bảo vệ tài nguyên khoáng sản thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Điều 45: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ TNKS của Luật khoáng sản các quy định của Nhà nước và quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 46: Sở Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý TNKS trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp báo cáo UBND thành phố.
Điều 47: Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch UBND huyện, quận, xã, phường căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra việc chấp hành Luật khoáng sản, các quy định của Nhà nước và của bản quy định này.
Trong quá trình thực hiện có gì vương mắc, các cơ quan, địa phương phản ảnh kịp thời về UBND thành phố để xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế.
- 1Quyết định số 57/2007/QĐ-UBND về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) và do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 111/2006/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Quyết định 297/1998/QĐ-UB ban hành quy định quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 1Quyết định số 57/2007/QĐ-UBND về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) và do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành đã hết hiệu lực thi hành do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 111/2006/QĐ-UBND Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Luật Khoáng sản 1996
- 3Nghị định 68-CP năm 1996 Hướng dẫn Luật khoáng sản
- 4Quyết định 154/1997/QĐ-DCKS quy định các khoáng sản được xếp vào loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp ban hành
- 5Quyết định 297/1998/QĐ-UB ban hành quy định quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Quyết định 3619/QĐ-UB năm 1997 Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 3619/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/09/1997
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Trần Phước Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra