Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3602/QĐ-UBND

Sóc Trăng, ngày 16 tháng 12  năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BỔ SUNG QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH SÓC TRĂNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng tại Tờ trình số 2741/TTr-STNMT ngày 13 tháng 12 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 04 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng.

Điều 2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:

1. Triển khai thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo quy trình nội bộ được phê duyệt tại Quyết định này.

2. Trên cơ sở nội dung quy trình nội bộ được phê duyệt tại Quyết định này, chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện việc xây dựng quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính tại phần mềm Một cửa điện tử đúng theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Cổng TTĐT tỉnh (đăng tải);
- Phòng Kiểm soát TTHC;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Văn Hiểu

 

QUY TRÌNH NỘI BỘ

GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN TIẾP NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3602/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng)

Quy trình số 01-CCQLĐĐ

Thủ tục: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/ sản phẩm

Bước 1

Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm

Cơ quan Tài nguyên và Môi trường

Trong giờ hành chính

Dự thảo Kế hoạch

Bước 2

- Ban hành Thông báo thu hồi đất và gửi đến từng người có đất thu hồi;

- Họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân nơi có đất thu hồi.

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Trong giờ hành chính

- Thông báo thu hồi đất

- Biên bản họp

Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì thực hiện như sau:

- Tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

- Ban hành Quyết định kiểm đếm bắt buộc đối với trường hợp đã được vận động, thuyết phục nhưng người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

- Ban hành Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế đối với trường hợp người sử dụng đất không thực hiện Quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng

Trong giờ hành chính

- Quyết định kiểm đếm bắt buộc.

- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.

Bước 3

Lập Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng

Trong giờ hành chính

Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Bước 4

Tổ chức lấy ý kiến về Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi.

Đồng thời niêm yết công khai Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi

Trong giờ hành chính

Biên bản họp lấy ý kiến

Bước 5

- Tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

- Tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi

Trong giờ hành chính

Văn bản tổng hợp ý kiến

Bước 6

Thẩm định Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chuẩn bị hồ sơ thu hồi đất.

Cơ quan tài nguyên và môi trường

 

Văn bản thẩm định

Bước 7

Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày theo thẩm quyền theo quy định sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (trừ đất ở), tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

- Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại điểm a và điểm b mục này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

Trong giờ hành chính

Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Bước 8

- Phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

- Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã

Trong giờ hành chính

Thông báo niêm yết

Bước 9

Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo Phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt. Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì thực hiện như sau:

- Tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Ban hành Quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế đối với trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế đối với trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Lập Phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.

- Lực lượng Công an căn cứ vào phương án cưỡng chế thu hồi đất để xây dựng Kế hoạch bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

- Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế; nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành.

- Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt nếu có đủ 4 điều kiện, có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản; Ban thực hiện cưỡng chế giao tài sản cho Ủy ban nhân dân cấp xã bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật nếu người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản; bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi; Ban thực hiện cưỡng chế

Trong giờ hành chính

 

Bước 10

Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng

Trong giờ hành chính

 

Tổng thời gian giải quyết TTHC: không quy định thời gian cho tổng quy trình, tuy nhiên quy định thời hạn giải quyết đối với một số trình tự như sau:

- Thời gian từ khi ban hành Thông báo thu hồi đất đến khi ban hành Quyết định thu hồi đất: chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.

- Thời gian ban hành Quyết định kiểm đếm bắt buộc: 10 ngày kể từ ngày người sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã vận động, thuyết phục thực hiện Thông báo thu hồi đất.

- Thời gian thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Thời gian bàn giao đất đối với trường hợp người bị cưỡng chế thu hồi đất chấp hành quyết định cưỡng chế: chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành của người có đất bị thu hồi.

 

Quy trình số 02- CCQLĐĐ

Thủ tục: Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất đối với trường hợp thu hồi đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/ sản phẩm

Bước 1

Xác định căn cứ thu hồi đất theo từng trường hợp cụ thể như sau:

- Người sử dụng đất là tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm nay chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất thì gửi thông báo hoặc gửi văn bản trả lại đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đến Sở Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan ban hành quyết định giải thể, phá sản gửi quyết định giải thể, phá sản đến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất thu hồi đối với trường hợp thu hồi đất của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản;

- Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;

- Hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức rà soát và có thông báo về những trường hợp không được gia hạn sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng đất có thời hạn.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trong giờ hành chính

- Thông báo hoặc gửi văn bản trả lại đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Quyết định giải thể, phá sản;

- Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất;

- Thông báo về những trường hợp không được gia hạn sử dụng đất đối với trường hợp sử dụng đất có thời hạn.

Bước 2

Thẩm tra, xác minh thực địa trong trường hợp xét thấy cần thiết

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trong giờ hành chính

Biên bản thẩm tra, xác minh

Bước 3

Trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trong giờ hành chính

Tờ trình + dự thảo Quyết định thu hồi

Bước 4

Tổ chức thu hồi đất trên thực địa và bàn giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; trường hợp phải tổ chức cưỡng chế thu hồi đất thì thực hiện như sau:

- Sau khi có quyết định thu hồi đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi bàn giao đất;

- Sau khi vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi không thực hiện quyết định thu hồi đất thì Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất;

- Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp đã ban hành quyết định cưỡng chế phê duyệt;

- Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế tự nguyện thực hiện việc bàn giao đất; nếu người bị cưỡng chế chấp nhận thi hành thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản và thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm chậm nhất 05 ngày kể từ ngày lập biên bản;

- Tổ chức lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp đã được vận động, thuyết phục mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không chấp nhận thi hành quyết định cưỡng chế.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trong giờ hành chính

- Biên bản bàn giao đất;

- Kết quả thực hiện cưỡng chế (nếu có).

Bước 5

Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trong giờ hành chính

Cơ sở dữ liệu được cập nhật

Tổng thời gian giải quyết TTHC: không quy định

 

Quy trình số 03-CCQLĐĐ

Thủ tục: Thu hồi đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp thu hồi đất ở thuộc dự án nhà ở của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trình tự các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/ sản phẩm

Bước 1

Giao cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trong giờ hành chính

Văn bản chỉ đạo

Bước 2

Có văn bản xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người mà cần phải thu hồi đất

Cơ quan có thẩm quyền

Trong giờ hành chính

Văn bản xác định

Bước 3

Thẩm tra, xác minh thực địa trong trường hợp xét thấy cần thiết

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trong giờ hành chính

Biên bản làm việc

Bước 4

Trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trong giờ hành chính

Tờ trình + Dự thảo Quyết định thu hồi đất

Bước 5

Tổ chức thu hồi đất trên thực địa và bàn giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý; trường hợp phải tổ chức cưỡng chế thu hồi đất thì thực hiện như sau:

- Sau khi có quyết định thu hồi đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi bàn giao đất;

- Sau khi vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi không thực hiện quyết định thu hồi đất thì Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất;

- Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp đã ban hành quyết định cưỡng chế phê duyệt;

- Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm vận động, thuyết phục người bị cưỡng chế tự nguyện thực hiện việc bàn giao đất; nếu người bị cưỡng chế chấp nhận thi hành thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản và thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm chậm nhất 05 ngày kể từ ngày lập biên bản;

- Tổ chức lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp đã được vận động, thuyết phục mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không chấp nhận thi hành quyết định cưỡng chế.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trong giờ hành chính

Biên bản thu hồi đất và bàn giao

Bước 6

Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo hủy Giấy chứng nhận đối với trường hợp không thu hồi được Giấy chứng nhận.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Trong giờ hành chính

Cơ sở dữ liệu đã được cập nhật

Bước 7

Thực hiện việc bố trí nơi ở tạm và thực hiện tái định cư đối với người phải cưỡng chế di dời.

Cơ quan có thẩm quyền

Trong giờ hành chính

 

Tổng thời gian giải quyết TTHC: không quy định.

 

Quy trình số 04-TTra

Thủ tục: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh

Các bước thực hiện

Nội dung công việc

Trách nhiệm thực hiện

Thời gian thực hiện

Kết quả/sản phẩm

Bước 1

Yêu cầu giải quyết tranh chấp, cụ thể:

- Đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013, Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và đã được UBND cấp xã hòa giải không thành thì nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Ban Tiếp công dân tỉnh.

- Đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp đất đai lần đầu của Chủ tịch UBND cấp huyện thì nộp đơn khiếu nại tại Ban Tiếp công dân tỉnh.

Tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

Khi có yêu cầu

- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp; Đơn Khiếu nại;

- Biên bản hòa giải không thành; Quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu;

- Các tài liệu có liên quan (nếu có).

Bước 2

Tiếp nhận hồ sơ và trình Lãnh đạo Ban Tiếp công dân phân công kiểm tra hồ sơ.

Chuyên viên Ban Tiếp công dân

½ ngày

 

Phân công kiểm tra hồ sơ.

Lãnh đạo Ban Tiếp công dân

½ ngày

 

Bước 3

- Kiểm tra hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì thông báo người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì dự thảo thông báo thụ lý, quyết định giao xác minh trình Lãnh đạo Ban Tiếp công dân.

Chuyên viên Ban Tiếp công dân

01 ngày

- Phiếu trình;

- Dự thảo;

- Các tài liệu có liên quan (nếu có).

- Trình Chủ tịch UBND tỉnh thông báo thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai và quyết định giao nhiệm vụ xác minh.

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì ký thông báo bổ sung hồ sơ.

Lãnh đạo Ban Tiếp công dân

½ ngày

- Thông báo bổ sung hồ sơ;

- Phiếu trình;

- Dự thảo.

Ban hành thông báo thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai và quyết định giao nhiệm vụ xác minh.

Chủ tịch UBND tỉnh

½ ngày

- Thông báo;

- Quyết định.

Bước 4

Tiếp nhận Quyết định giao xác minh và giao phòng chuyên môn xác minh xử lý.

Lãnh đạo cơ quan được giao xác minh

01 ngày làm việc

- Quyết định.

- Các tài liệu có liên quan (nếu có).

Giao trách nhiệm công chức thực hiện xác minh

Lãnh đạo Phòng chuyên môn

1/2 ngày làm việc

- Phiếu giao xác minh;

- Hồ sơ.

Tổ chức xác minh, thu thập hồ sơ, dự thảo báo cáo kết quả xác minh.

Chuyên viên, thanh tra viên

27,5 ngày làm việc (đối với xã đảo, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì được tăng thêm 03 ngày làm việc)

- Phiếu trình;

- Dự thảo báo cáo;

- Hồ sơ xác minh.

Hòa giải, hoàn chỉnh dự thảo báo cáo kết quả xác minh trình Lãnh đạo cơ quan.

Lãnh đạo Phòng chuyên môn

06 ngày làm việc (đối với xã đảo, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì được tăng thêm 02 ngày làm việc)

- Phiếu trình;

- Dự thảo báo cáo;

- Biên bản hòa giải;

- Hồ sơ xác minh.

Xem xét ký báo cáo kết quả xác minh.

Lãnh đạo cơ quan

05 ngày làm việc

- Báo cáo;

- Hồ sơ xác minh.

Bước 5

Tiếp nhận báo cáo; phân công thẩm định báo cáo

Văn phòng UBND tỉnh

01 ngày làm việc

- Báo cáo;

- Hồ sơ xác minh.

Giao nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp.

Ban Tiếp công dân

½ ngày làm việc

- Báo cáo;

- Hồ sơ xác minh.

Thẩm tra hồ sơ và xây dựng dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp.

Chuyên viên Ban Tiếp công dân

09 ngày làm việc (đối với xã đảo, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì được tăng thêm 05 ngày làm việc)

- Phiếu trình;

- Dự thảo Quyết định;

- Báo cáo;

- Hồ sơ xác minh.

Kiểm tra dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp.

Lãnh đạo Ban Tiếp công dân

02 ngày làm việc

- Phiếu trình;

- Dự thảo Quyết định;

- Báo cáo.

Kiểm tra dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Văn phòng UBND tỉnh

01 ngày làm việc

- Phiếu trình;

- Dự thảo Quyết định.

Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai; trường hợp cần thiết Chủ tịch UBND tỉnh tổ chức đối thoại.

Chủ tịch UBND tỉnh

03 ngày làm việc

- Quyết định.

Gửi Quyết định

Văn phòng UBND tỉnh

1/2 ngày làm việc

 

Tổng thời gian thực hiện: 60 ngày làm việc (đối với xã đảo, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì được tăng thêm 15 ngày làm việc); trường hợp mời tổ chức, cá nhân không đến làm việc theo thư mời thì thời gian này không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3602/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt bổ sung quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng

  • Số hiệu: 3602/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/12/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Lê Văn Hiểu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/12/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản