Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2011/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 08 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI CÁC TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG, DÂN LẬP SANG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP VÀ CÔNG LẬP HOẠT ĐỘNG THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015”;

Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2011/NQ-HĐND ngày 18 tháng 8 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 2 về việc phê duyệt Đề án chuyển đổi các trường mầm non bán công, dân lập sang trường mầm non công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án chuyển đổi các trường mầm non bán công, dân lập sang trường mầm non công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính (có Đề án kèm theo) với các nội dung chính như sau:

1. Mục đích chuyển đổi

- Đảm bảo đủ trường công lập đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục đối với mẫu giáo 5 tuổi;

- Trong quá trình chuyển đổi, hệ thống trường phải đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người học và tranh thủ sự đầu tư của xã hội cho giáo dục;

- Việc chuyển đổi mô hình trường bán công sang công lập hoặc công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính phải đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo một cách toàn diện.

2. Nguyên tắc chuyển đổi

Quá trình chuyển đổi các trường mầm non bán công sang công lập, hoặc công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản như sau:

- Thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước; điều lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của trường mầm non;

- Đảm bảo các hoạt động giáo dục của nhà trường ổn định và phát triển, cơ sở vật chất được Nhà nước bảo trợ theo quy định của pháp luật; không làm gián đoạn quá trình học tập của người học; tạo điều kiện tốt hơn cho người học ở các vùng miền, phù hợp với thu nhập của các tầng lớp nhân dân; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và những người đã có đóng góp thực sự trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường theo các quy định hiện hành của Nhà nước;

3. Tiêu chí chuyển đổi

a. Chuyển sang loại hình trường công lập:

Các trường bán công thuộc địa bàn miền núi, nông thôn, ven biển ... sẽ chuyển sang loại hình công lập, cụ thể:

- Các trường thuộc 3 huyện miền núi: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão;

- Các trường thuộc xã Phước Mỹ, phường Bùi Thị Xuân, phường Trần Quang Diệu, phường Nhơn Bình và phường Nhơn Phú của thành phố Quy Nhơn;

- Các trường thuộc các xã của các huyện còn lại.

b. Chuyển sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn hoặc tự chủ một phần về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ:

- Trường mầm non công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính:

Mô hình này triển khai thực hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Các trường đóng trên địa bàn này là các trường có cơ sở vật chất tốt, có tổ chức bán trú cho học sinh, chỉ có một điểm trường tập trung, dễ thu hút học sinh theo học. Cụ thể có 13 trường mầm non bán công sau đây sẽ chuyển sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ:

+ Trường Mầm non Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn;

+ Trường Mầm non Hương Sen, thành phố Quy Nhơn;

+ Trường Mầm non Hoa Sen, thành phố Quy Nhơn;

+ Trường Mầm non 2/9, thành phố Quy Nhơn;

+ Trường Mầm non Phong Lan, thành phố Quy Nhơn;

+ Trường Mầm non huyện Tuy Phước;

+ Trường Mầm non huyện An Nhơn;

+ Trường Mầm non thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn;

+ Trường Mầm non huyện Tây Sơn;

+ Trường Mầm non 19/5, huyện Phù Cát;

+ Trường Mầm non huyện Phù Mỹ;

+ Trường Mầm non Họa Mi, huyện Hoài Nhơn;

+ Trường Mầm non thị trấn Tam Quan, huyện Hoài Nhơn.

- Trường mầm non công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính:

Mô hình này triển khai thực hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Các trường đóng trên địa bàn này là các trường có cơ sở vật chất chưa thật tốt, trường có nhiều điểm lẻ, khó thu hút học sinh theo học. Cụ thể có 25 trường mầm non bán công đóng trên các địa bàn sau đây sẽ chuyển sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ:

Các trường thuộc các phường của thành phố Quy Nhơn và các trường thuộc thị trấn các huyện: Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và Hoài Ân (trừ các trường bán công đã chuyển sang loại hình công lập và công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính).

4. Kế hoạch chuyển đổi

a. Đợt 1: Thực hiện trong năm 2012

- Chuyển 15 trường đóng trên địa bàn xã có một hoặc nhiều thôn được công nhận là thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sang loại hình công lập ( Phụ lục A).

- Chuyển 13 trường thuộc các phường của thành phố Quy Nhơn và thị trấn của các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát và Hoài Nhơn, sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ (Phụ lục B).

b. Đợt 2: Thực hiện trong năm 2013

- Chuyển 41 trường đóng trên địa bàn xã có khó khăn, xã nghèo, xã miền núi thấp, xã ven biển, phường xã ngoại thành có khó khăn, địa hình chia cắt đi lại khó khăn, các lớp mẫu giáo cách xa nhau sang loại hình công lập (Phụ lục C).

- Chuyển 25 trường mầm non, mẫu giáo đóng trên địa bàn thành phố, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ (Phụ lục D).

c. Đợt 3: Thực hiện trong năm 2014

Chuyển 28 trường mầm non, mẫu giáo còn lại đóng trên địa bàn các xã, phường thuộc vùng đồng bằng, vùng nông thôn, các lớp mẫu giáo rải rác sang loại hình công lập. (Phụ lục E)

5. Về nhân sự

a. Các trường chuyển sang loại hình công lập:

Người lao động trong biên chế và ngoài biên chế được giải quyết theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Nhu cầu biên chế SNGD bổ sung cho các huyện, thành phố là 1.238 người (99 cán bộ quản lý, 964 giáo viên và 175 nhân viên).

b. Các trường chuyển sang loại hình công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính: Giữ nguyên hiện trạng như trước khi chuyển đổi.

6. Về học sinh

Đối với các trường chuyển sang loại hình công lập hoặc công lập tự chủ về tài chính: Học sinh được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Điều lệ trường mầm non hiện hành.

7. Về tài chính

a. Đối với trường công lập:

- Dự toán kinh phí chi thường xuyên hàng năm cho các trường khoảng 45,346 tỷ đồng.

* Ngân sách tỉnh hỗ trợ theo tỷ lệ như sau: 03 huyện miền núi (Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão): ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%; huyện Hoài Ân: ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%; huyện Tây Sơn: ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%; các huyện còn lại và thành phố Quy Nhơn tự bảo đảm kinh phí.

b. Đối với trường chuyển sang công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính: Dự kiến hàng năm Nhà nước không phải chi trả 9.221.528.000 đồng (các trường thuộc diện này phải thực hiện chương trình chất lượng cao và xây dựng mức thu học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo, trình cấp thẩm quyền phê duyệt).

c. Đối với trường chuyển sang công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính: Dự kiến trong một năm, ngân sách nhà nước phải chi trả cho các trường này 11.966.832.000 đồng.

8. Tổ chức thực hiện

Giao các Sở Giáo dục – Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện thành phố phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã giao trong Đề án.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành có tên tại Điều 1, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Thanh Thắng

 

PHỤ LỤC A

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG TRƯỜNG CÔNG LẬP

( Đợt 1- Thực hiện năm 2012)

TT

Tên trường

Loại xã

Ghi chú

1

Trường Mẫu giáo xã  Mỹ Châu, Phù Mỹ 

4 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

2

Trường Mẫu giáo  xã Tây Giang, Tây Sơn

1 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Tây Phú, Tây Sơn

1 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Tây Thuận, Tây Sơn

1 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Tây Xuân, Tây Sơn

1 đặc biệt khó khăn

 

 

6

Trường Mẫu giáo xã Ân Hảo Tây, Hoài Ân

3 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

7

Trường Mẫu giáo xã Ân Hảo Đông

Vùng khó khăn

 

 

8

Trường Mẫu giáo xã Ân Tường Tây

2 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

9

Trường Mẫu giáo thị trấn Vĩnh Thạnh

2 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

10

Trường Mẫu giáo  xã Vĩnh Quang, Vĩnh Thạnh

2 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

11

Trường Mẫu giáo thị trấn Vân Canh

6 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

12

Trường Mẫu giáo xã Canh Vinh, Vân Canh

1 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

13

Trường Mẫu giáo xã An Tân, An Lão

1 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

14

Trường Mẫu giáo xã An Hòa, An Lão

3 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

15

 Trường Mẫu giáo xã Cát  Lâm, Phù Cát

Vùng khó khăn

 

 

 

Tổng cộng : 15 trường

 

 

 

 

PHỤ LỤC B

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP TỰ CHỦ HOÀN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH

( Đợt 1- Thực hiện năm 2012)

TT

Tên trường

Ghi chú

1

Trường Mầm non Quy Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

2

Trường Mẫu giáo Hương Sen, Quy Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

3

Trường Mầm non Hoa Sen, Quy Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

4

Trường Mầm non  2/9, Quy Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

5

Trường Mầm non  Phong Lan, Quy Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

6

Trường Mầm non  huyện Tuy Phước

1 điểm trường, có bán trú

 

7

Trường Mầm non  huyện An Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

8

Trường Mầm non Thị trấn Đập Đá

1 điểm trường, có bán trú

 

9

Trường Mầm non huyện Tây Sơn

1 điểm trường, có bán trú

 

10

Trường Mầm non  19/5, huyện Phù Cát

1 điểm trường, có bán trú

 

11

Trường Mầm non  huyện Phù Mỹ

1 điểm trường, có bán trú

 

12

Trường Mầm non  Họa Mi, Hoài Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

13

Trường Mầm non  Thị trấn Tam Quan

1 điểm trường, có bán trú

 

Tổng cộng : 13 trường

 

 

 

Phụ lục C

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP

( Đợt 2 - Thực hiện năm 2013)

TT

Tên trường

Ghi chú

 

Huyện Tuy Phước ( 05 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Phước Thành

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Phước An

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Phước Hiệp

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Phước Quang

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Phước Hưng

 

 

 

Huyện Phù Mỹ ( 06 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Hòa

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Trinh

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Tài

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Chánh Tây

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Phong

 

 

6

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Lộc

 

 

 

Huyện Hoài Nhơn ( 08 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Hoài Châu

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Hoài Châu Bắc

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Hoài Hảo

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Hoài Phú

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Tam Quan Nam

 

 

6

Trường Mẫu giáo xã Hoài Thanh

 

 

7

Trường Mẫu giáo xã Hoài Thanh Tây

 

 

8

Trường Mẫu giáo xã Hoài Mỹ

 

 

 

Huyện An Nhơn (  03 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Mỹ

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Tân

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Hạnh

 

 

 

Huyện Tây Sơn ( 07 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Bình Tường

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Bình Nghi

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Bình Hòa

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Tây Bình

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã  Tây An

 

 

6

Trường Mẫu giáo xã Tây Vinh

 

 

7

Trường Mẫu giáo xã Bình Thuận

 

 

 

Huyện Hoài Ân ( 05 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Ân Mỹ

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Ân Tín

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã  Ân Thạnh

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Ân Phong

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã  Ân Đức

 

 

 

Huyện Phù Cát (  06 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Cát Tài

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Cát  Hiệp

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Cát Tường

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Cát Nhơn

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Cát Hưng

 

 

6

Trường Mẫu giáo xã Cát Thắng

 

 

 

Thành phố Quy Nhơn ( 01 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Phước Mỹ

 

 

 

Tổng cộng : 41 trường

 

 

 

PHỤ LỤC D

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP TỰ CHỦ MỘT PHẦN VỀ TÀI CHÍNH

( Đợt 2- Thực hiện năm 2013)

TT

Tên trường

Ghi chú

 

Huyện Hoài Nhơn ( 02 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo Thị trấn Tam Quan

9 điểm trường

 

2

Trường Mẫu giáo Thị trấn Bồng Sơn

11 điểm trường

 

 

Thành phố Quy Nhơn ( 14 trường )

 

 

1

Trường Mầm non Hoa Mai, Quy Nhơn

3 điểm trường

 

2

Trường Mầm non  8/3, Quy Nhơn

2 điểm trường

 

3

Trường Mầm non  Hoa Hồng, Quy Nhơn

2 điểm trường

 

4

Trường Mẫu giáo phường Lê Lợi

3 điểm trường

 

5

Trường Mẫu giáo phường Trần Phú

5 điểm trường

 

6

Trường Mẫu giáo phường Lê Hồng Phong

3 điểm trường

 

7

Trường Mẫu giáo phường Trần Hưng Đạo

2 điểm trường

 

8

Trường Mẫu giáo phường Hải Cảng

10 điểm trường

 

9

Trường Mẫu giáo phường Ngô Mây

7 điểm trường

 

10

Trường Mẫu giáo phường Quang Trung

6 điểm trường

 

11

Trường Mẫu giáo phường Nguyễn Văn Cừ

7 điểm trường

 

12

Trường Mẫu giáo phường Ghềnh Ráng

7 điểm trường

 

13

Trường Mẫu giáo phường Thị Nại

3 điểm trường

 

14

Trường Mẫu giáo phường Đống Đa

9 điểm trường

 

 

Huyện Phù Cát ( 01 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo Thị trấn Ngô Mây

9 điểm trường

 

 

Huyện Tuy Phước ( 02 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo Thị trấn Diêu Trì

6 điểm trường

 

2

Trường Mẫu giáo Thị trấn Tuy Phước

11 điểm trường

 

 

Huyện An Nhơn ( 02 trường )

 

 

1

Trường MN Thị trấn Bình Định

3 điểm trường

 

2

Trường Mẫu giáo Thị trấn Đập Đá

9 điểm trường

 

 

Huyện Phù Mỹ ( 02 trường )

 

 

1

Trường Mầm non Thị trấn Phù Mỹ

10 điểm trường

 

2

Trường Mầm non Thị trấn Bình Dương

3 điểm trường

 

 

Huyện Hoài Ân ( 01 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo Thị trấn Tăng Bạt Hổ

3 điểm trường

 

 

Huyện Tây Sơn ( 01 trường )

 

 

1

Trường MN Thị trấn Phú Phong

7 điểm trường

 

 

Tổng cộng : 25 trường

 

 

 

PHỤ LỤC E

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP

 ( Đợt 3 - Thực hiện năm 2014)

TT

Tên trường

Ghi chú

 

Huyện Tuy Phước ( 02 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Phước Lộc

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Phước Nghĩa

 

 

 

Huyện Phù Mỹ ( 03 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Hiệp

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Chánh

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Quang

 

 

 

Huyện Hoài Nhơn ( 05 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Hoài Tân

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Hoài Xuân

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Hoài Đức

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Tam Quan Bắc

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Hoài Hương

 

 

 

Huyện An Nhơn (  10 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Thành

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Nhơn  Lộc

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Hòa

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Hưng

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Nhơn An

 

 

6

Trường Mẫu giáo xã  Nhơn  Phúc

 

 

7

Trường Mẫu giáo xã Nhơn  Khánh

 

 

8

Trường Mẫu giáo xã Nhơn  Hậu

 

 

9

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Thọ

 

 

10

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Phong

 

 

 

Huyện Tây Sơn ( 01 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Bình Thành

 

 

 

Huyện Phù Cát (  03 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Cát Hanh

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Cát Trinh

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Cát Tân

 

 

 

Thành phố Quy Nhơn ( 04 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo phường Nhơn Phú

 

 

2

Trường Mẫu giáo phường Nhơn Bình

 

 

3

Trường Mẫu giáo phường Bùi Thị Xuân

 

 

4

Trường Mẫu giáo phường Trần Quang Diệu

 

 

 

Tổng cộng : 28 trường

 

 

 

ĐỀ ÁN

CHUYỂN ĐỔI CÁC TRƯỜNG MẦM NON BÁN CÔNG, DÂN LẬP SANG TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP VÀ CÔNG LẬP HOẠT ĐỘNG THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của UBND tỉnh)

Phần thứ nhất

CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH BÌNH ĐỊNH

1. Căn cứ pháp lý

- Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005;

- Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

- Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;

- Căn cứ Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015”;

- Căn cứ Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015;

- Căn cứ Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 28/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

- Căn cứ Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Quy định về trình tự, thủ tục chuyển đổi cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công, dân lập sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tư thục; cơ sở giáo dục mầm non bán công sang cơ sở giáo dục mầm non dân lập; cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bán công sang cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;

- Căn cứ Quyết định số 14/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành kèm theo Điều lệ trường mầm non.

2. Thực trạng giáo dục mầm non tỉnh Bình Định

a. Về quy mô trường, lớp và học sinh

- Quy mô trường, lớp:

Loại hình

Số liệu

Ghi chú

Tổng số

Tỷ lệ

Công lập

51

27,0%

 

Bán công

122

64,6%

 

Dân lập

1

0,5%

 

Tư thục

15

7,9%

 

Tổng cộng

189

 

 

- Số học sinh đến trường:

Loại hình

Số học sinh trong độ tuổi 0 – 5 tuổi

Ghi chú

Tổng số

Tỷ lệ

Công lập

11.083

20,17%

 

Bán công

34.984

63,66%

 

Dân lập

34

0,06%

 

Tư thục

8.852

16,11%

 

Tổng cộng

54.953

 

 

- Học sinh độ tuổi 0 - 2 tuổi đến nhà trẻ  : 5.050/47.014 em, tỷ lệ 10,74%.

- Học sinh độ tuổi 3 - 4 tuổi đến mẫu giáo : 26.519/47.273 em, tỷ lệ 56,10%.

- Học sinh mẫu giáo 5 tuổi : 23.384/24.405 em, tỷ lệ 95,82%.

- Học sinh 5 tuổi học 2 buổi/ngày : 9.061/23.384 em, tỷ lệ 38,75%.

(Xem chi tiết tại phụ lục 1)

b. Về cơ sở vật chất

- Số phòng học: Toàn tỉnh có 1.767 phòng học

 Trong đó:

+ Phòng học xây kiên cố, đúng mẫu : 632 phòng, tỷ lệ 35,77%

+ Phòng học bán kiên cố : 999 phòng, tỷ lệ 56,54%

+ Phòng học tạm, học nhờ, học mượn và thiếu: 136 phòng, tỷ lệ 7,69%

- Số trường có đủ nước sạch cho học sinh : 128/189 trường, tỷ lệ 67,72%

- Số lớp, nhóm có công trình vệ sinh đạt yêu cầu: 977/1.873, tỷ lệ 52,16%

- Tổng số trường MN đạt chuẩn quốc gia : 15/189 trường, tỷ lệ 7,94%.

(Xem chi tiết tại phụ lục 2)

c. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non

Chức danh

Công lập

Bán công

Dân lập

Tư thục

Tổng cộng

Tỷ lệ BC, DL trong tổng số

1. Tổng số CBQL

69

191

1

41

302

63,58%

        - Biên chế

59

130

0

0

189

68,78%

        - Hợp đồng

10

61

1

41

113

54,87%

2. Tổng số giáo viên

462

1403

3

306

2.174

64,67%

        - Biên chế

270

158

0

0

428

36,92%

        - Hợp đồng

192

1245

3

306

1746

71,48%

3. Tổng số nhân viên

83

248

1

69

401

62,09%

        - Biên chế

30

38

0

0

68

55,88%

        - Hợp đồng

53

210

1

69

333

63,36%

- Đội ngũ CBQL, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao, cụ thể:

+ CBQL đạt chuẩn: 294 người, tỷ lệ 97,35%; trong đó trình độ trên chuẩn có 170 người, tỷ lệ 56,29%.

+ Giáo viên đạt chuẩn: 2.098 người, tỷ lệ 96,5%; trong đó trình độ trên chuẩn có 663 người, tỷ lệ 30,5%.

- Định mức giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo còn thấp so với định mức quy định. Giáo viên nhà trẻ mới đạt 18,4 học sinh/cô, giáo viên mẫu giáo đạt 1,1 giáo viên/lớp (trong khi yêu cầu nhà trẻ là 12 học sinh/cô, mẫu giáo là 1,5 giáo viên/lớp).

(Xem chi tiết tại phụ lục 3)

d. Chất lượng chăm sóc và giáo dục

Chất lượng giáo dục mầm non tiếp tục được giữ vững và có tiến bộ thông qua việc thực hiện có hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non mới theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc giáo dục theo chủ đề, tăng cường các hoạt động cho học sinh. Nổi bật là tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện các chuyên đề hoạt động làm quen với văn học, chữ viết, tạo hình, lễ giáo, âm nhạc, giáo dục an toàn giao thông; mở rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non. Đặc biệt, ngành Giáo dục – Đào tạo đã tăng cường phổ biến kiến thức khoa học về nuôi dạy cho các bậc cha mẹ và cộng đồng thông qua chiến dịch truyền thông trong khuôn khổ dự án Chăm sóc Giáo dục mầm non. Công tác chăm sóc – nuôi dưỡng – bảo vệ sức khỏe học sinh được duy trì tốt với nội dung trọng tâm là nâng cao chất lượng bữa ăn, tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức tiêm chủng mở rộng, khám và theo dõi sức khỏe định kỳ cho các cháu. Tỷ lệ học sinh suy dinh dưỡng ngày càng giảm (ở nhà trẻ còn 2,5% và ở mẫu giáo còn 9,6%); 100% các trường mầm non, mẫu giáo đảm bảo an toàn cho học sinh. 

Phần thứ hai

MỤC ĐÍCH, ĐỊNH HƯỚNG, NGUYÊN TẮC, LỘ TRÌNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI

1. Mục đích chuyển đổi

Đảm bảo đủ trường công lập đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục đối với mẫu giáo 5 tuổi;

Trong quá trình chuyển đổi, hệ thống trường mầm non phải đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người học và tranh thủ được sự đầu tư của xã hội cho giáo dục.

Việc chuyển đổi mô hình trường bán công sang công lập hoặc công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính phải đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đào tạo một cách toàn diện.

2. Định hướng các mô hình chuyển đổi

Theo Luật Giáo dục năm 2005, kể từ năm 2006, giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo 3 loại hình: công lập, dân lập và tư thục. Vì vậy, loại hình trường bán công buộc phải chuyển đổi sang loại hình công lập, dân lập hoặc tư thục. Việc chuyển đổi loại hình trường được thực hiện theo Thông tư  số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 08/5/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ thực trạng về trường, lớp của tỉnh, hiện tại tỉnh ta có 189 trường mầm non, trong đó loại hình công lập có 51 trường, bán công có 65 trường, dân lập có 58 trường và tư thục có 15 trường. Trong số 58  trường mầm non dân lập thì thực chất 57 trường hoạt động như các trường bán công hiện hành, chỉ có 1 trường hoạt động đúng theo quy định loại hình dân lập (đó là trường mẫu giáo thuộc Trung đoàn 940 của huyện Phù Cát). Vì vậy, các trường bán công được đề cập trong Đề án này là các trường bán công hiện hành và các trường dân lập hoạt động như bán công, tổng cộng có 122 trường (bao gồm 65 trường bán công hiện hành và 57 trường dân lập hoạt động như bán công).

Như vậy, định hướng chuyển đổi đối với các trường mầm non trên địa bàn tỉnh Bình Định như sau:

Loại hình

Số trường

Định hướng chuyển đổi

Công lập

51

Giữ nguyên

Bán công

122

Chuyển qua công lập hoặc công lập tự chủ về tài chính

Dân lập

1

Giữ nguyên

Tư thục

15

Giữ nguyên

 Tổng cộng

189

 

3. Các tiêu chí chuyển đổi

a. Chuyển sang loại hình trường công lập

Các trường bán công thuộc địa bàn miền núi, nông thôn, ven biển ... sẽ chuyển qua loại hình công lập. Ở những nơi này đời sống của nhân dân còn thấp, đòi hỏi nhà nước phải đầu tư nhiều hơn về con người, về kinh phí, về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học, tạo điều kiện cho con em nhân dân được học tập bình đẳng như những vùng thuận lợi. Cụ thể có 84 trường mầm non bán công đóng trên các địa bàn sau đây sẽ chuyển sang loại hình công lập:

- Các trường thuộc 3 huyện miền núi: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão;

- Các trường thuộc xã Phước Mỹ, phường Bùi Thị Xuân, phường Trần Quang Diệu, phường Nhơn Bình và phường Nhơn Phú của thành phố Quy Nhơn;

- Các trường thuộc các xã của các huyện còn lại.

b. Chuyển sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn hoặc tự chủ một phần về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ

b.1. Chuyển sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP

Mô hình chuyển đổi này sẽ triển khai thực hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Các trường đóng trên địa bàn này là các trường có cơ sở vật chất tốt, có tổ chức bán trú cho học sinh, chỉ có 1 điểm trường tập trung, dễ thu hút học sinh theo học. Cụ thể có 13 trường mầm non bán công sau đây sẽ chuyển sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ;

+ Trường MN Quy Nhơn

+ Trường MG Hương Sen, Quy Nhơn

+ Trường MN Hoa Sen, Quy Nhơn

+ Trường MN 2/9, Quy Nhơn

+ Trường MN Phong Lan, Quy Nhơn

+ Trường MN huyện Tuy Phước

+ Trường MN huyện An Nhơn

+ Trường MN Thị trấn Đập Đá

+ Trường MN huyện Tây Sơn

+ Trường MN 19/5, Phù Cát

+ Trường MN huyện Phù Mỹ

+ Trường MN Họa Mi, Hoài Nhơn

+ Trường MN Thị trấn Tam Quan

b.2. Chuyển sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP  

Mô hình chuyển đổi này sẽ triển khai thực hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Các trường đóng trên địa bàn này là các trường có cơ sở vật chất chưa thật tốt, trường có nhiều điểm lẻ, khó thu hút học sinh theo học. Cụ thể có 25 trường mầm non bán công sẽ chuyển sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ một phần về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; đó là các trường đóng trên các địa bàn sau đây:

Các trường thuộc các phường của thành phố Quy Nhơn  và các trường thuộc thị trấn các huyện: Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và Hoài Ân (trừ các trường bán công đã chuyển sang loại hình công lập và công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính).

4. Nguyên tắc chuyển đổi

Quá trình chuyển đổi các trường mầm non bán công sang công lập hoặc công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản như sau:

- Thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước; điều lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của trường mầm non;

- Đảm bảo các hoạt động giáo dục của nhà trường ổn định và phát triển, cơ sở vật chất được Nhà nước bảo trợ theo quy định của pháp luật; không làm gián đoạn quá trình học tập của người học; tạo điều kiện tốt hơn cho người học ở các vùng miền, phù hợp với thu nhập của các tầng lớp nhân dân; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ và chế độ, chính sách đối với người dạy, người học và những người đã có đóng góp thực sự trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường theo các quy định hiện hành của Nhà nước;

5. Kế hoạch chuyển đổi

a. Đợt 1

- Chuyển 15 trường đóng trên địa bàn xã có một hoặc nhiều thôn được công nhận là thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 của Ủy ban Dân tộc sang loại hình công lập.

(Danh sách cụ thể các trường xem tại phụ lục 4)

- Chuyển 13 trường thuộc các phường của thành phố Quy Nhơn và thị trấn của các huyện Tuy Phước, An Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát và Hoài Nhơn, sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ hoàn toàn về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

(Danh sách cụ thể các trường xem tại phụ lục 5)

b. Đợt 2:

- Chuyển 41 trường đóng trên địa bàn xã có khó khăn, xã nghèo, xã miền núi thấp, xã ven biển, phường xã ngoại thành có khó khăn, địa hình chia cắt đi lại khó khăn, các lớp mẫu giáo cách xa nhau (mỗi thôn/lớp) sang loại hình công lập.

(Danh sách cụ thể các trường xem tại phụ lục 6)

- Chuyển 25 trường đóng trên địa bàn thành phố, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển sang loại hình trường công lập hoạt động theo cơ chế  tự chủ một phần về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

(Danh sách cụ thể các trường xem tại phụ lục 7)

c. Đợt 3:

Chuyển 28 trường còn lại đóng trên địa bàn các xã, phường thuộc vùng đồng bằng, vùng nông thôn, các lớp mẫu giáo rải rác (mỗi thôn/lớp) sang loại hình công lập.

(Danh sách cụ thể các trường xem tại phụ lục 8)

* Như vậy, sau khi chuyển đổi, hệ thống các trường mầm non của tỉnh chỉ còn ba loại hình công lập, dân lập và tư thục với quy mô như sau:

- Loại hình công lập: 173 trường, tỷ lệ 91,53%; trong đó:

+ Công lập : 135 trường, tỷ lệ 71,43%;

+ Công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính: 13 trường, tỷ lệ 6,88%;

+ Công lập tự chủ một phần về tài chính : 25 trường, tỷ lệ 13,23%;

- Loại hình dân lập: 1 trường, tỷ lệ 0,53%;

- Loại hình tư thục: 15 trường, tỷ lệ 7,94%.

6. Lộ trình chuyển đổi

a. Năm 2011

- Xây dựng đề án chuyển đổi trình HĐND tỉnh phê duyệt;

- Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

b. Năm 2012

Thực hiện việc chuyển đổi đợt 1.

c. Năm 2013

Thực hiện việc chuyển đổi đợt 2.

d. Năm 2014

Thực hiện việc chuyển đổi đợt 3.

7. Các giải pháp thực hiện chuyển đổi

a. Về tuyên truyền vận động

Các cấp, các ngành phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức thành viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động làm cho mọi người nhận thức đúng đắn về vị trí, mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục mầm non nói chung, của việc chuyển đổi các trường mầm non bán công sang công lập hoặc công lập tự chủ về tài chính nói riêng.

b. Về tổ chức

Sau khi chuyển đổi, trường phải thực hiện đúng quy định về điều lệ, về quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non hiện hành;

c. Về nhân sự

c.1. Đối với các trường chuyển sang loại hình công lập

- Người lao động trong biên chế nhà nước được giữ nguyên biên chế và được hưởng mọi quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước;

- Người lao động ngoài biên chế nhà nước được sắp xếp, giải quyết theo các hướng:

+ Trường hợp người lao động đã hợp đồng lao động tại trường từ 2 năm  trở lên có đóng BHXH trước khi chuyển đổi nếu đủ điều kiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ ưu tiên sắp xếp ngay vào biên chế nhà nước theo chỉ tiêu biên chế được giao; được hưởng mọi quyền lợi, chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước;

+ Các trường hợp khác: tiếp tục ký hợp đồng lao động theo thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động; người lao động được hưởng chế độ, chính sách theo các quy định  hiện hành của Nhà nước.  

Nhu cầu biên chế  SNGD bổ sung cho các huyện, thành phố:

Đợt

Tổng số trường

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Nhân viên

Ghi chú

Nhu cầu

Hiện có

Cần bổ sung

Nhu cầu

Hiện có

Cần bổ sung

Nhu cầu

Hiện có

Cần bổ sung

1

15

32

16

16

142

1

141

30

0

30

 

2

41

82

28

54

435

2

433

82

0

82

 

3

28

57

28

29

399

9

390

63

0

63

 

Cộng

84

171

72

99

976

12

964

175

0

175

 

c.2. Đối với các trường chuyển sang loại hình công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ

Giữ nguyên hiện trạng như trước khi chuyển đổi.

d. Về học sinh

Học sinh được hưởng các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của điều lệ trường mầm non công lập hiện hành.

e. Về tài sản, tài chính

e.1. Đối với các trường chuyển sang loại hình công lập

 Vì cơ sở vật chất của các trường mầm non bán công trên địa bàn tỉnh đều do nhà nước đầu tư xây dựng nên sau khi tiến hành kiểm kê, xác định thực tế giá trị tài sản, tài chính thì nhà trường tiếp nhận và tiếp tục sử dụng đồng thời có kế hoạch bổ sung, nâng cấp để đảm bảo tổ chức dạy và học ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

- Nhu cầu kinh phí cần bổ sung:

Hàng năm, ngân sách nhà nước phải bổ sung cho các trường để đảm bảo chi thường xuyên (tính theo giá tại thời điểm 2011):

Đơn vị tính: đồng

Đợt

Tổng số trường

Tổng nhu cầu kinh phí

Kinh phí ngân sách hiện đã chi

Kinh phí chênh lệch cần bổ sung sau khi chuyển đổi

Tổng cộng

Chi con người (lương, phụ cấp ...)

Chi hoạt động thường xuyên

1

15

6.934.478.000

5.547.582.000

1.386.896.000

2.891.662.000

4.042.816.000

2

41

20.575.555.000

16.460.444.000

4.115.111.000

4.801.512.000

15.774.043.000

3

28

17.836.119.000

14.268.895.200

3.567.223.800

3.998.308.000

13.837.811.000

Cộng

84

45.346.152.000

36.276.921.200

9.069.230.800

11.691.482.000

33.654.670.000

(Xem chi tiết tại phụ lục 9, 10, 11)

- Cơ chế nguồn ngân sách:

Kinh phí hoạt động cho các trường mầm non, mẫu giáo thực hiện chuyển sang loại hình công lập được ngân sách tỉnh hỗ trợ theo tỷ lệ như sau:

+ Đối với 03 huyện miền núi (Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão): ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%;

+ Đối với huyện Hoài Ân: ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%;

+ Đối với huyện Tây Sơn: ngân sách tỉnh hỗ trợ 30%;

+ Các huyện còn lại và thành phố Quy Nhơn: tự bảo đảm kinh phí.

- Nhu cầu cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất các trường mầm non, mẫu giáo bán công được chuyển đổi nguyên trạng sang công lập để trường hoạt động bình thường;

Tùy theo quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp hàng năm, có kế hoạch đầu tư dần (xây dựng mới, bổ sung, cải tạo cơ sở vật chất...), đảm bảo thực hiện nâng cao chất lượng GDMN.

e.2. Đối với các trường chuyển sang loại hình công lập tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ

Cơ sở vật chất của các trường được thực hiện như trường hợp chuyển sang loại hình công lập, cụ thể là: Sau khi tiến hành kiểm kê, xác định thực tế giá trị tài sản, tài chính thì nhà trường tiếp nhận và tiếp tục sử dụng đồng thời có kế hoạch bổ sung, nâng cấp để đảm bảo tổ chức dạy và học ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.

Về kinh phí:

- Đối với các trường chuyển sang công lập tự chủ hoàn toàn về tài chính: Trong 01 năm, dự kiến Nhà nước không phải chi trả một khoản kinh phí là   9.221.528.000 đ,  trong đó:

+ Kinh phí chi cho con người: 7.377.223.000 đ

+ Kinh phí chi hoạt động thường xuyên: 1.844.306.000 đ

(Xem chi tiết tại phụ lục 12)

- Đối với các trường chuyển sang công lập tự chủ một phần về tài chính: Hàng năm, nhu cầu kinh phí hoạt động là 14.275.917.000 đ, trong đó:

+ Kinh phí chi cho con người: 11.420.734.000 đ

+ Kinh phí chi hoạt động thường xuyên: 2.855.183.000 đ

Tuy nhiên, theo mức thu học phí công lập thì hàng năm kinh phí thu được từ nguồn học phí là 2.309.085.000 đ. Vì vậy; trong 1 năm, Nhà nước phải chi trả một khoản kinh phí cho các trường này là: 11.966.832.000 đ

(Xem chi tiết tại phụ lục 13)

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục - Đào tạo

- Sau khi Đề án được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch chuyển đổi các trường mầm non bán công trên địa bàn tỉnh sang loại hình công lập hoặc công lập tự chủ về tài chính. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc triển khai thực hiện Đề án.

- Thường xuyên báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện Đề án; đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc gửi Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo để xem xét, giải quyết.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu UBND tỉnh để có chính sách đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ trong hệ thống Giáo dục mầm non.

3. Sở Tài chính

Tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ kinh phí hoạt động thường xuyên cho các trường đã được chuyển đổi.

4. Sở Tài nguyên - Môi trường

 Phối hợp với Sở Giáo dục-Đào tạo, UBND các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đất đai cho phát triển ngành học mầm non theo đúng quy định hiện hành.

5. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các cơ sở y tế trong tỉnh hướng dẫn các đơn vị Giáo dục mầm non, các bậc cha mẹ thực hiện chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng đối với trẻ mầm non tại cơ sở giáo dục và tại gia đình;

Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo kiểm tra, giám sát công tác chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng trong các trường, lớp mầm non 5 tuổi theo mục tiêu phổ cập.

6. Sở Nội vụ

Tham mưu, chỉ đạo thực hiện chính sách đối với giáo viên mầm non, bố trí đủ cán bộ quản lý, giáo viên cho các cơ sở giáo dục mầm non.

7. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác truyền thông vận động xã hội để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phát triển giáo dục mầm non, bảo vệ quyền lợi trẻ em;

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chính sách đối với giáo viên mầm non.

8. Sở Xây dựng

Phối hợp với các Sở ban ngành tham gia thẩm định và thực hiện việc quy hoạch đất đai xây dựng trường học.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

 Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo chủ trì công tác thông tin, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng về chủ trương chính sách chuyển đổi loại hình trường mầm non và công tác phổ cập mẫu giáo 5 tuổi.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, tổng hợp và xây dựng kế hoạch chuyển đổi phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật hiện hành.

- Thực hiện tốt việc quy hoạch quỹ đất cho phát triển giáo dục mầm non.

 


PHỤ LỤC 1

QUY MÔ TRƯỜNG, LỚP VÀ HỌC SINH  - GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH BÌNH ĐỊNH

NỘI DUNG

Đơn vị

Tổng số

Quy Nhơn

Hoài Nhơn

An Nhơn

Tuy Phước

Phù Mỹ

Phù Cát

Vân Canh

Vĩnh Thạnh

An Lão

Tây Sơn

Hoài Ân

Ghi chú

I. SỐ LƯỢNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Trường 

Trường

189

37

22

17

14

20

22

7

10

10

15

15

 

Trong tổng số

Công lập

"

51

4

2

0

4

7

7

5

8

8

1

5

 

Dân lập

"

1

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

 

Tư thục

"

15

9

3

0

0

0

2

0

0

0

0

1

 

Bán công

"

122

24

17

17

10

13

12

2

2

2

14

9

 

2. Nhóm, lớp

Nhóm, lớp

Lớp

1.873

347

238

214

184

213

221

56

61

66

139

134

 

 Trong tổng số

 Lớp MG 5 tuổi

Lớp

1.445

182

188

156

156

200

195

43

46

56

104

119

 

3. Trẻ em đến trường    

Trẻ

54.953

13.150

8.396

6.133

5.863

4.917

5.284

1.290

1.335

1.377

3.726

3.482

 

Trong tổng số

Công lập

"

11.083

733

719

0

1.725

1.924

1.764

771

1.071

841

269

1.266

 

 Dân lập

"

34

0

0

0

0

0

34

0

0

0

0

0

 

 Tư thục

"

8.852

5.428

1.022

602

1235

0

306

0

0

0

197

62

 

Bán công

"

34.984

6.989

6.655

5.531

2.903

2.993

3.180

519

264

536

3.260

2.154

 

b. Trẻ em 0-2 tuổi đến trường, lớp

 

"

5.050

2.366

682

383

456

149

359

54

116

115

181

189

 

d. Trẻ em 3-4 tuổi đến trường, lớp

 

"

26.519

6.415

4.268

3.057

2.845

2.096

1.915

804

731

814

1.667

1.907

 

g. Trẻ em 5 tuổi đến trường, lớp

 

"

23.384

4.369

3.446

2.693

2.562

2.672

3.010

432

488

448

1.878

1.386

 

Trong đó:  Trẻ em 5 tuổi học 2 buổi/ ngày

 

"

9.061

4.136

534

456

341

149

93

215

371

288

1.353

1.125

 

 

Đạt tỉ lệ % so với TS trẻ 5 tuổi

%

39

94.7

15.5

16.9

13.3

5.6

3.1

49.8

76.0

64.3

72.0

81.2

 

II. CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Số trẻ được ăn tại trường

Trẻ

22.710

9.286

2.180

6.133

1.234

677

735

161

438

366

1.035

465

 

 

a. Nhà trẻ

"

4.659

2.366

587

383

337

149

189

54

109

115

181

189

 

 

b. Mẫu giáo

"

18.051

6.920

1.593

5.750

897

528

546

107

329

251

854

276

 

2. Theo dõi sức khoẻ

 

"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1. Số trẻ được khám sức khoẻ định kỳ

"

52.956

12.024

8.145

6.133

5.285

4.917

5.188

1.344

1.335

1.377

3.726

3.482

 

2.2 Số trẻ được TDBĐ phát triển cân nặng

"

53.154

12.024

8.301

6.001

5.479

4.917

5.222

1.290

13.35

1.377

3.726

3.482

 

2.3. Số trẻ suy DD thể nhẹ cân

"

3.020

347

496

207

294

309

331

149

214

191

207

275

Bao gồm SDD vừa và nặng

2.4. Số trẻ có cân nặng cao hơn tuổi

"

354

128

45

11

20

42

61

17

0

1

22

7

2.5. Số trẻ được theo dõi biểu đồ chiều cao

"

53.154

12.024

8.301

6.001

5.479

4.917

5.222

1.290

1.335

1.377

3.726

3.482

2.6. Số trẻ bị suy DD thể thấp còi

"

2.863

154

476

62

176

339

371

218

313

185

164

405

 

 

PHỤ LỤC 2

CƠ SỞ VẬT CHẤT – GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH BÌNH ĐỊNH

NỘI DUNG

Đơn vị

Tổng số

Quy Nhơn

Hoài Nhơn

An Nhơn

Tuy Phước

Phù Mỹ

Phù Cát

Vân Canh

Vĩnh Thạnh

An Lão

Tây Sơn

Hoài Ân

1. Tổng số phòng học

Phòng

1.767

367

201

197

176

189

199

56

54

74

126

128

Trong tổng số

a. Phòng học kiên cố

"

632

270

36

42

49

66

36

14

11

32

44

32

b. Phòng học bán kiên cố

"

999

97

156

144

121

75

144

36

37

20

73

96

c. Phòng học tạm, học nhờ, mượn và thiếu

"

136

-

9

11

6

48

19

6

6

22

9

-

2. Tổng số phòng học MG 5 tuổi

Phòng

1.445

182

188

156

156

200

195

43

46

56

104

119

Trong tổng số

a. Phòng học kiên cố

"

411

115

29

13

35

44

33

28

20

33

29

32

b. Phòng học bán kiên cố

"

899

67

151

132

115

108

143

9

20

1

66

87

c. Phòng học tạm, học nhờ, mượn và thiếu

"

135

0

8

11

6

48

19

6

6

22

9

0

3. Tổng số trường có đồ chơi ngoài trời

Trường

39

11

5

5

2

2

3

2

2

2

3

2

4. Trường đã có phòng chức năng

Trường

40

12

5

5

2

3

2

2

2

2

3

2

5. Trường có đủ nước sạch

Trường

128

37

18

8

1

20

8

7

10

4

12

3

6. Lớp, nhóm có công trình vệ sinh

Lớp

977

347

146

96

39

62

71

35

33

24

81

43

7. Lớp , nhóm có đủ đồ dùng tối thiểu

Lớp

1.269

347

129

198

77

213

18

15

9

16

120

127

Trong đó : lớp MG 5 tuổi

 

745

182

86

153

67

110

15

8

8

9

95

12

8. Trường đạt chuẩn Quốc gia

Trường

15

3

2

4

0

2

1

0

0

1

1

1

 

PHỤ LỤC 3

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN – GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH BÌNH ĐỊNH

NỘI DUNG

Đơn vị

Tổng số

Quy Nhơn

Hoài Nhơn

An Nhơn

Tuy Phước

Phù Mỹ

Phù Cát

Vân Canh

Vĩnh Thạnh

An Lão

Tây Sơn

Hoài Ân

Ghi chú

I/ CBQL, giáo viên và nhân viên

Người

    2.877

810

317

308

185

266

273

78

97

122

211

210

 

 

a. Biên chế

"

       685

174

46

32

23

94

30

49

50

70

35

82

 

1. Cán bộ quản lý

"

       302

76

35

34

24

37

22

8

9

14

20

23

 

Trong tổng số

 Trình độ CM: Đạt chuẩn trở lên

"

       294

76

35

34

19

37

20

8

9

13

20

23

 

Trong đó: Trên chuẩn

"

       170

54

18

20

5

27

12

6

2

7

6

13

 

Biên chế nhà nước

"

       189

37

15

13

12

35

12

8

8

13

19

17

 

a. CBQL trường Công lập

"

         69

5

4

0

8

13

7

6

7

10

1

8

 

b. CBQL trường Bán công

"

       191

33

29

34

16

24

14

2

2

4

19

14

 

c. CBQL trường Dân lập

"

           1

0

0

0

0

0

1

0

0

0

0

0

 

d. CBQL trường Tư thục

 

         41

38

2

0

0

0

0

0

0

0

0

1

 

2. Giáo viên đứng lớp

"

    2.174

576

223

240

154

210

237

62

74

80

162

156

 

Trong tổng số

 Trình độ CM: Đạt chuẩn trở lên

"

    2.098

576

222

234

148

192

222

55

71

70

159

149

 

Trong đó: Trên chuẩn

"

       663

211

59

56

11

71

97

22

25

18

41

52

 

Số GV chưa đạt chuẩn

"

         76

0

1

6

6

18

15

7

3

10

3

7

 

Biên chế Nhà nước

"

       428

116

27

14

10

55

16

34

36

49

13

58

 

Giáo viên dạy Công lập

"

       462

21

16

0

58

74

71

34

60

53

12

63

 

Giáo viên dạy Bán công

"

    1.403

304

194

227

86

136

154

28

14

27

145

88

 

Giáo viên dạy Dân lập

"

           3

0

0

0

0

0

3

0

0

0

0

0

 

Giáo viên dạy Tư thục

"

       306

251

13

13

10

0

9

0

0

0

5

5

 

3. Nhân viên

"

       401

158

59

34

7

19

14

8

14

28

29

31

 

Trong đó

Biên chế Nhà nước

"

         68

21

4

5

1

4

2

7

6

8

3

7

 


PHỤ LỤC 4

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG TRƯỜNG CÔNG LẬP

(Đợt 1 – Thực hiện năm 2012)

TT

Tên trường

Loại xã

Ghi chú

1

Trường Mẫu giáo xã  Mỹ Châu, Phù Mỹ 

4 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

2

Trường Mẫu giáo  xã Tây Giang, Tây Sơn

1 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Tây Phú, Tây Sơn

1 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Tây Thuận, Tây Sơn

1 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Tây Xuân, Tây Sơn

1 đặc biệt khó khăn

 

 

6

Trường Mẫu giáo xã Ân Hảo Tây, Hoài Ân

3 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

7

Trường Mẫu giáo xã·Ân Hảo Đông

Vùng khó khăn

 

 

8

Trường Mẫu giáo xã Ân Tường Tây

2 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

9

Trường Mẫu giáo thị trấn Vĩnh Thạnh

2 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

10

Trường Mẫu giáo  xã Vĩnh Quang, Vĩnh Thạnh

2 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

11

Trường Mẫu giáo thị trấn Vân Canh

6 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

12

Trường Mẫu giáo xã Canh Vinh, Vân Canh

1 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

13

Trường Mẫu giáo xã An Tân, An Lão

1 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

14

Trường Mẫu giáo xã An Hòa, An Lão

3 thôn đặc biệt khó khăn

 

 

15

 Trường Mẫu giáo xã·Cát Lâm, Phù Cát

Vùng khó khăn

 

 

 

Tổng cộng : 15 trường

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP TỰ CHỦ HOÀN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH

( Đợt 1- Thực hiện năm 2012)

TT

Tên trường

Ghi chú

1

Trường Mầm non Quy Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

2

Trường Mẫu giáo Hương Sen, Quy Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

3

Trường Mầm non Hoa Sen, Quy Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

4

Trường Mầm non  2/9, Quy Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

5

Trường Mầm non  Phong Lan, Quy Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

6

Trường Mầm non  huyện Tuy Phước

1 điểm trường, có bán trú

 

7

Trường Mầm non  huyện An Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

8

Trường MN Thị trấn Đập Đá

1 điểm trường, có bán trú

 

9

Trường Mầm non  huyện Tây Sơn

1 điểm trường, có bán trú

 

10

Trường Mầm non  19/5, huyện Phù Cát

1 điểm trường, có bán trú

 

11

Trường Mầm non  huyện Phù Mỹ

1 điểm trường, có bán trú

 

12

Trường Mầm non  Họa Mi, Hoài Nhơn

1 điểm trường, có bán trú

 

13

Trường Mầm non  Thị trấn Tam Quan

1 điểm trường, có bán trú

 

Tổng cộng : 13 trường

 

 

 

PHỤ LỤC 6

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP

( Đợt 2 - Thực hiện năm 2013)

TT

Tên trường

Ghi chú

 

Huyện Tuy Phước ( 05 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Phước Thành

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Phước An

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Phước Hiệp

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Phước Quang

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Phước Hưng

 

 

 

Huyện Phù Mỹ ( 06 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Hòa

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Trinh

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Tài

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Chánh Tây

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Phong

 

 

6

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Lộc

 

 

 

Huyện Hoài Nhơn ( 08 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Hoài Châu

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Hoài Châu Bắc

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Hoài Hảo

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Hoài Phú

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Tam Quan Nam

 

 

6

Trường Mẫu giáo xã Hoài Thanh

 

 

7

Trường Mẫu giáo xã Hoài Thanh Tây

 

 

8

Trường Mẫu giáo xã Hoài Mỹ

 

 

 

Huyện An Nhơn (  03 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Mỹ

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Tân

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Hạnh

 

 

 

Huyện Tây Sơn ( 07 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Bình Tường

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Bình Nghi

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Bình Hòa

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Tây Bình

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã  Tây An

 

 

6

Trường Mẫu giáo xã Tây Vinh

 

 

7

Trường Mẫu giáo xã Bình Thuận

 

 

 

Huyện Hoài Ân ( 05 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Ân Mỹ

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Ân Tín

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã  Ân Thạnh

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Ân Phong

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã  Ân Đức

 

 

 

Huyện Phù Cát (  06 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Cát Tài

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Cát  Hiệp

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Cát Tường

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Cát Nhơn

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Cát Hưng

 

 

6

Trường Mẫu giáo xã Cát Thắng

 

 

 

Thành phố Quy Nhơn ( 01 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Phước Mỹ

 

 

 

Tổng cộng : 41 trường

 

 

 

PHỤ LỤC 7

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP TỰ CHỦ MỘT PHẦN VỀ TÀI CHÍNH

( Đợt 2- Thực hiện năm 2013)

TT

Tên trường

Ghi chú

 

Huyện Hoài Nhơn ( 02 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo Thị trấn Tam Quan

9 điểm trường

 

2

Trường Mẫu giáo Thị trấn Bồng Sơn

11 điểm trường

 

 

Thành phố Quy Nhơn ( 14 trường )

 

 

1

Trường Mầm non Hoa Mai, Quy Nhơn

3 điểm trường

 

2

Trường Mầm non  8/3, Quy Nhơn

2 điểm trường

 

3

Trường Mầm non  Hoa Hồng, Quy Nhơn

2 điểm trường

 

4

Trường Mẫu giáo phường Lê Lợi

3 điểm trường

 

5

Trường Mẫu giáo phường Trần Phú

5 điểm trường

 

6

Trường Mẫu giáo phường Lê Hồng Phong

3 điểm trường

 

7

Trường Mẫu giáo phường Trần Hưng Đạo

2 điểm trường

 

8

Trường Mẫu giáo phường Hải Cảng

10 điểm trường

 

9

Trường Mẫu giáo phường Ngô Mây

7 điểm trường

 

10

Trường Mẫu giáo phường Quang Trung

6 điểm trường

 

11

Trường Mẫu giáo phường Nguyễn Văn Cừ

7 điểm trường

 

12

Trường Mẫu giáo phường Ghềnh Ráng

7 điểm trường

 

13

Trường Mẫu giáo phường Thị Nại

3 điểm trường

 

14

Trường Mẫu giáo phường Đống Đa

9 điểm trường

 

 

Huyện Phù Cát ( 01 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo Thị trấn Ngô Mây

9 điểm trường

 

 

Huyện Tuy Phước ( 02 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo Thị trấn Diêu Trì

6 điểm trường

 

2

Trường Mẫu giáo Thị trấn Tuy Phước

11 điểm trường

 

 

Huyện An Nhơn ( 02 trường )

 

 

1

Trường MN Thị trấn Bình Định

3 điểm trường

 

2

Trường Mẫu giáo Thị trấn Đập Đá

9 điểm trường

 

 

Huyện Phù Mỹ ( 02 trường )

 

 

1

Trường Mầm non Thị trấn Phù Mỹ

10 điểm trường

 

2

Trường Mầm non Thị trấn Bình Dương

3 điểm trường

 

 

Huyện Hoài Ân ( 01 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo Thị trấn Tăng Bạt Hổ

3 điểm trường

 

 

Huyện Tây Sơn ( 01 trường )

 

 

1

Trường MN Thị trấn Phú Phong

7 điểm trường

 

 

Tổng cộng : 25 trường

 

 

 

PHỤ LỤC 8

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG MẦM NON, MẪU GIÁO BÁN CÔNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP

 ( Đợt 3 - Thực hiện năm 2014)

TT

Tên trường

Ghi chú

 

Huyện Tuy Phước ( 02 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Phước Lộc

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Phước Nghĩa

 

 

 

Huyện Phù Mỹ ( 03 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Hiệp

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Chánh

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Mỹ Quang

 

 

 

Huyện Hoài Nhơn ( 05 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Hoài Tân

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Hoài Xuân

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Hoài Đức

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Tam Quan Bắc

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Hoài Hương

 

 

 

Huyện An Nhơn (  10 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Thành

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Nhơn  Lộc

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Hòa

 

 

4

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Hưng

 

 

5

Trường Mẫu giáo xã Nhơn An

 

 

6

Trường Mẫu giáo xã  Nhơn  Phúc

 

 

7

Trường Mẫu giáo xã Nhơn  Khánh

 

 

8

Trường Mẫu giáo xã Nhơn  Hậu

 

 

9

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Thọ

 

 

10

Trường Mẫu giáo xã Nhơn Phong

 

 

 

Huyện Tây Sơn ( 01 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Bình Thành

 

 

 

Huyện Phù Cát (  03 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo xã Cát Hanh

 

 

2

Trường Mẫu giáo xã Cát Trinh

 

 

3

Trường Mẫu giáo xã Cát Tân

 

 

 

Thành phố Quy Nhơn ( 04 trường )

 

 

1

Trường Mẫu giáo phường Nhơn Phú

 

 

2

Trường Mẫu giáo phường Nhơn Bình

 

 

3

Trường Mẫu giáo phường Bùi Thị Xuân

 

 

4

Trường Mẫu giáo phường Trần Quang Diệu

 

 

 

Tổng cộng : 28 trường

 

 


PHỤ LỤC 9

NHU CẦU BIÊN CHẾ, KINH PHÍ BỔ SUNG CHO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SANG CÔNG LẬP (Đợt 1)

NỘI DUNG

Đơn vị

Tổng số

Phù Mỹ

Phù Cát

Vân Canh

Vĩnh Thạnh

An Lão

Tây Sơn

Hoài Ân

Ghi chú

SỐ TRƯỜNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP

Trường

15

1

1

2

2

2

4

3

 

Trong tổng số 

a. Số lớp

Lớp

135

16

10

21

11

22

31

24

 

b. Số học sinh

HS

3298

320

172

467

331

512

884

612

 

SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tổng số 

a. Định mức CBQL cần có

"

32

2

2

5

4

5

8

6

 

Số trong biên chế hiện có

"

16

2

0

2

2

4

3

3

 

 

Số biên chế cần bổ sung

"

16

0

2

3

2

1

5

3

 

 

b. Định mức GVMN cần có

"

142

16

12

21

12

25

32

24

 

 

Số trong biên chế hiện có

"

1

0

0

1

0

0

0

0

 

 

Số biên chế cần bổ sung

"

141

16

12

20

12

25

32

24

 

 

c. Định mức nhân viên cần có

"

30

2

2

4

4

4

8

6

 

 

Số trong biên chế hiện có

"

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

Số biên chế cần bổ sung

"

30

2

2

4

4

4

8

6

 

TỔNG KINH PHÍ (I+II)

 

1000đ

6.934.478

687.146

545.963

1.029.177

668.376

1.170.360

1.619.118

1.214.339

 

I. NHU CẦU KINH PHÍ CHI CHO CON NGƯỜI

1000đ

5.547.582

549.716

436.770

823.342

534.701

936.288

1.295.294

971.471

 

Kinh phí chi cho số CBQL theo định mức

1000đ

1.104.365

69.023

69.023

172.557

138.046

172.557

276.091

207.068

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

669.312

41.832

41.832

104.580

83.664

104.580

167.328

125.496

 

Kinh phí chi phụ cấp ( Chức vụ, ưu đãi)

1000đ

435.053

27.191

27.191

67.977

54.382

67.977

108.763

81.572

 

Kinh phí chi cho giáo viên theo định mức

1000đ

4.009.597

451.786

338.839

592.969

338.839

705.915

903.571

677.678

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

2.970.072

334.656

250.992

439.236

250.992

522.900

669.312

501.984

 

Kinh phí chi phụ cấp ( ưu đãi)

1000đ

1.039.525

117.130

87.847

153.733

87.847

183.015

234.259

175.694

 

Kinh phí chi cho nhân viên theo định mức

1000đ

433.620

28.908

28.908

57.816

57.816

57.816

115.632

86.724

 

KINH PHÍ CHI TRẢ CHO SỐ BIÊN CHẾ BỔ SUNG THEO ĐỊNH MỨC

1000đ

5.026.563

484.654

440.730

734.002

473.598

806.162

1.207.600

879.817

 

a. Kinh phí chi cho CBQL

1000đ

552.182

0

69.023

103.534

69.023

34.511

172.557

103.534

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

334.656

0

41.832

62.748

41.832

20.916

104.580

62.748

 

Kinh phí chi phụ cấp ( Chức vụ, ưu đãi)

1000đ

217.526

0

27.191

40.786

27.191

13.595

67.977

40.786

 

b. Kinh phí chi cho giáo viên

1000đ

3.981.361

451.786

338.839

564.732

338.839

705.915

903.571

677.678

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

2.949.156

334.656

250.992

418.320

250.992

522.900

669.312

501.984

 

Kinh phí chi phụ cấp ( ưu đãi)

1000đ

1.032.205

117.130

87.847

146.412

87.847

183.015

234.259

175.694

 

c. Kinh phí chi cho nhân viên

1000đ

493.020

32.868

32.868

65.736

65.736

65.736

131.472

98.604

 

II. KINH PHÍ CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN 

1000đ

1.386.896

137.429

109.193

205.835

133.675

234.072

323.824

242.868

 

NGÂN SÁCH  ĐÃ CHI TRẢ LƯƠNG VÀ HỖ TRỢ LƯƠNG HIỆN TẠI

1000đ

2.891.662

245.632

159.120

801.240

370.404

430.992

512.658

371.616

 

a. Chi lương cho số trong biên chế

1000đ

673.230

67.200

0

123.360

70.764

203.712

98.658

109.536

 

b. Chi hỗ trợ lương cho số ngoài biên chế

1000đ

2.218.432

178.432

159.120

677.880

299.640

227.280

414.000

262.080

 

III. KINH PHÍ CHÊNH LỆCH CẦN BỔ SUNG

1000đ

4.042.816

441.514

386.843

227.937

297.972

739.368

1.106.460

842.723

 

 

PHỤ LỤC 10

NHU CẦU BIÊN CHẾ, KINH PHÍ BỔ SUNG CHO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SANG CÔNG LẬP (Đợt 2)

NỘI DUNG

Đơn vị

Tổng số

Quy Nhơn

Hoài Nhơn

An Nhơn

Tuy Phước

Phù Mỹ

Phù Cát

Tây Sơn

Hoài Ân

Ghi chú

SỐ TRƯỜNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP

Trường

41

1

8

3

5

6

6

7

5

 

Trong tổng số 

a. Số lớp

Lớp

407

6

86

37

61

52

64

53

48

 

b. Số học sinh

HS

10407

155

2875

869

1709

996

1248

1344

1211

 

SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tổng số 

a. Định mức CBQL cần có

"

82

2

16

6

10

12

12

14

10

 

Số biên chế hiện có

"

28

1

6

0

3

10

0

3

5

 

Số biên chế cần bổ sung

"

54

1

10

6

7

2

12

11

5

 

b. Định mức GVMN cần có

"

435

6

95

40

65

56

68

55

50

 

Số biên chế hiện có

"

2

0

1

0

0

0

0

1

0

 

Số biên chế cần bổ sung

"

433

6

94

40

65

56

68

54

50

 

c. Định mức nhân viên cần có

"

82

2

16

6

10

12

12

14

10

 

Số trong biên chế hiện có

"

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

Số biên chế cần bổ sung

"

82

2

16

6

10

12

12

14

10

 

TỔNG KINH PHÍ (I+II)

 

1000đ

20.575.555

339.138

4.372.004

1.793.921

2.931.041

2.740.743

3.164.292

2.832.811

2.401.605

 

I. NHU CẦU KINH PHÍ CHI CHO CON NGƯỜI

1000đ

16.460.444

271.310

3.497.603

1.435.136

2.344.833

2.192.594

2.531.434

2.266.249

1.921.284

 

Kinh phí chi cho số CBQL theo định mức

1000đ

2.829.935

69.023

552.182

207.068

345.114

414.137

414.137

483.160

345.114

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

1.715.112

41.832

334.656

125.496

209.160

250.992

250.992

292.824

209.160

 

Kinh phí chi phụ cấp ( Chức vụ, ưu đãi)

1000đ

1.114.823

27.191

217.526

81.572

135.954

163.145

163.145

190.336

135.954

 

Kinh phí chi cho giáo viên theo định mức

1000đ

12.282.921

169.420

2.682.477

1.129.464

1.835.379

1.581.250

1.920.089

1.553.013

1.411.830

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

9.098.460

125.496

1.987.020

836.640

1.359.540

1.171.296

1.422.288

1.150.380

1.045.800

 

Kinh phí chi phụ cấp ( ưu đãi)

1000đ

3.184.461

43.924

695.457

292.824

475.839

409.954

497.801

402.633

366.030

 

Kinh phí chi cho nhân viên theo định mức

1000đ

1.347.588

32.868

262.944

98.604

164.340

197.208

197.208

230.076

164.340

 

KINH PHÍ CHI TRẢ CHO SỐ BIÊN CHẾ BỔ SUNG THEO ĐỊNH MỨC

1000đ

15437651

236.799

3.262.298

1.435.136

2.241.299

1.847.480

2.531.434

2.134.478

1.748.727

 

a. Kinh phí chi cho CBQL

1000đ

1.863.616

34.511

345.114

207.068

241.580

69.023

414.137

379.625

172.557

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

1.129.464

20.916

209.160

125.496

146.412

41.832

250.992

230.076

104.580

 

Kinh phí chi phụ cấp ( Chức vụ, ưu đãi)

1000đ

734.152

13.595

135.954

81.572

95.168

27.191

163.145

149.549

67.977

 

b. Kinh phí chi cho giáo viên

1000đ

12.226.448

169.420

2.654.240

1.129.464

1.835.379

1.581.250

1.920.089

1.524.776

1.411.830

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

9.056.628

125.496

1.966.104

836.640

1.359.540

1.171.296

1.422.288

1.129.464

1.045.800

 

Kinh phí chi phụ cấp ( ưu đãi)

1000đ

3.169.820

43.924

688.136

292.824

475.839

409.954

497.801

395.312

366.030

 

c. Kinh phí chi cho nhân viên

1000đ

1.347.588

32.868

262.944

98.604

164.340

197.208

197.208

230.076

164.340

 

II. KINH PHÍ CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN ( 20%)

1000đ

4.115.111

67.828

874.401

358.784

586.208

548.149

632.858

566.562

480.321

 

NGÂN SÁCH  ĐÃ CHI TRẢ LƯƠNG VÀ HỖ TRỢ LƯƠNG HIỆN TẠI

1000đ

4.801.512

55.992

573.600

414.000

774.600

900.960

612.000

711.600

758.760

 

a. Chi lương cho số trong biên chế

1000đ

1.137.564

26.364

235.200

0

132.000

360.000

108.000

96.000

180.000

 

b. Chi hỗ trợ lương cho số ngoài biên chế

1000đ

3.663.948

29.628

338.400

414.000

642.600

540.960

504.000

615.600

578.760

 

III. KINH PHÍ CHÊNH LỆCH CẦN BỔ SUNG

1000đ

15.774.043

283.146

3.798.404

1.379.921

2.156.441

1.839.783

2.552.292

2.121.211

1.642.845

 

 

PHỤ LỤC 11

NHU CẦU BIÊN CHẾ, KINH PHÍ BỔ SUNG CHO CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SANG CÔNG LẬP (Đợt 3)

NỘI DUNG

Đơn vị

Tổng số

Quy Nhơn

Hoài Nhơn

An Nhơn

Tuy Phước

Phù Mỹ

Phù Cát

Tây Sơn

Ghi chú

SỐ TRƯỜNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP

Trường

28

4

5

10

2

3

3

1

 

Trong tổng số 

a. Số lớp

Lớp

364

68

62

123

21

43

38

9

 

b. Số học sinh

HS

10320

2054

2145

3122

605

888

1248

258

 

SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong tổng số 

a. Định mức CBQL cần có

"

57

9

10

20

4

6

6

2

 

Số biên chế hiện có

"

28

5

2

8

3

6

3

1

 

 

Số biên chế cần bổ sung

"

29

4

8

12

1

0

3

1

 

 

b. Định mức GVMN cần có

"

399

92

65

125

22

45

40

10

 

 

Số biên chế hiện có

"

9

9

0

0

0

0

0

0

 

 

Số biên chế cần bổ sung

"

390

83

65

125

22

45

40

10

 

 

c. Định mức nhân viên cần có

"

63

15

10

20

4

6

6

2

 

Số biên chế hiện có

"

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

Số biên chế cần bổ sung

"

63

15

10

20

4

6

6

2

 

TỔNG KINH PHÍ (I+II)

 

 

    17.836.119

3.943.600

2.931.041

5.685.604

1.031.234

1.970.399

1.793.921

480.321

 

I. NHU CẦU KINH PHÍ CHI CHO CON NGƯỜI

1000đ

    14.268.895

3.154.880

2.344.833

4.548.483

824.987

1.576.319

1.435.136

384.257

 

Kinh phí chi cho số CBQL theo định mức

1000đ

      1.967.150

310.603

345.114

690.228

138.046

207.068

207.068

69.023

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

      1.192.212

188.244

209.160

418.320

83.664

125.496

125.496

41.832

 

Kinh phí chi phụ cấp ( Chức vụ, ưu đãi)

1000đ

         774.938

122.359

135.954

271.908

54.382

81.572

81.572

27.191

 

Kinh phí chi cho giáo viên theo định mức

1000đ

    11.266.403

2.597.767

1.835.379

3.529.575

621.205

1.270.647

1.129.464

282.366

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

      8.345.484

1.924.272

1.359.540

2.614.500

460.152

941.220

836.640

209.160

 

Kinh phí chi phụ cấp ( ưu đãi)

1000đ

      2.920.919

673.495

475.839

915.075

161.053

329.427

292.824

73.206

 

Kinh phí chi cho nhân viên theo định mức

1000đ

      1.035.342

246.510

164.340

328.680

65.736

98.604

98.604

32.868

 

KINH PHÍ CHI TRẢ CHO SỐ BIÊN CHẾ BỔ SUNG THEO ĐỊNH MỨC

1000đ

    12.923.707

2.698.493

2.256.010

4.232.792

713.533

1.357.371

1.319.722

345.785

 

a. Kinh phí chi cho CBQL

1000đ

      1.000.831

138.046

276.091

414.137

34.511

0

103.534

34.511

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

         606.564

83.664

167.328

250.992

20.916

0

62.748

20.916

 

Kinh phí chi phụ cấp ( Chức vụ, ưu đãi)

1000đ

         394.267

54.382

108.763

163.145

13.595

0

40.786

13.595

 

b. Kinh phí chi cho giáo viên

1000đ

    11.012.274

2.343.638

1.835.379

3.529.575

621.205

1.270.647

1.129.464

282.366

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

      8.157.240

1.736.028

1.359.540

2.614.500

460.152

941.220

836.640

209.160

 

Kinh phí chi phụ cấp ( ưu đãi)

1000đ

      2.855.034

607.610

475.839

915.075

161.053

329.427

292.824

73.206

 

c. Kinh phí chi cho nhân viên

1000đ

         910.602

216.810

144.540

289.080

57.816

86.724

86.724

28.908

 

II. KINH PHÍ CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN (20%)

1000đ

      3.567.224

788.720

586.208

1.137.121

206.247

394.080

358.784

96.064

 

NGÂN SÁCH  ĐÃ CHI TRẢ LƯƠNG VÀ HỖ TRỢ LƯƠNG HIỆN TẠI

1000đ

      3.998.308

631.800

349.200

1.612.800

153.840

678.600

432.000

140.068

 

a. Chi lương cho số trong biên chế

1000đ

      1.192.800

336.000

108.000

268.800

48.000

237.600

158.400

36.000

 

b. Chi hỗ trợ lương cho số ngoài biên chế

1000đ

      2.805.508

295.800

241.200

1.344.000

105.840

441.000

273.600

104.068

 

III. KINH PHÍ CHÊNH LỆCH CẦN BỔ SUNG

1000đ

    13.837.811

3.311.800

2.581.841

4.072.804

877.394

1.291.799

1.361.921

340.253

 

 

PHỤ LỤC 12

KINH PHÍ NHÀ NƯỚC KHÔNG CHI TRẢ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG CHUYỂN SANG LOẠI HÌNH CÔNG LẬP TỰ CHỦ HOÀN TOÀN VỀ TÀI CHÍNH

NỘI DUNG

Đơn vị

Tổng số

Quy Nhơn

Hoài Nhơn

An Nhơn

Tuy Phước

Phù Mỹ

Tây Sơn

Phù Cát

Ghi chú

SỐ TRƯỜNG CHUYỂN SANG CLTC

Trường

13

5

2

2

1

1

1

1

 

Trong tổng số 

a. Số lớp

Lớp

108

40

14

14

10

9

9

12

 

b. Số học sinh

HS

3983

1578

529

470

345

301

284

476

 

SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a. CBQL 

"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số biên chế hiện có

"

25

11

3

2

2

2

2

3

 

b. GVMN

"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số biên chế hiện có

"

110

40

11

14

10

13

6

16

 

c. Nhân viên

"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số biên chế hiện có

"

28

10

3

5

1

4

3

2

 

TỔNG KINH PHÍ (I+II)

 

1000đ

9.221.528

3.493.084

963.854

1.114.300

786.068

1.032.242

581.091

1.250.889

 

I. NHU CẦU KINH PHÍ CHI CHO CON NGƯỜI

1000đ

7.377.223

2.794.467

771.083

891.440

628.854

825.794

464.873

1.000.711

 

Kinh phí chi cho số CBQL

1000đ

1.503.711

661.633

180.445

120.297

120.297

120.297

120.297

180.445

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

911.340

400..990

109..361

72.907

72.907

72.907

72.907

109.361

 

Kinh phí chi phụ cấp ( Chức vụ, ưu đãi)

1000đ

592.371

260.643

71.085

47.390

47.390

47.390

47.390

71.085

 

Kinh phí chi cho giáo viên

1000đ

5.413.360

1.968.494

541.336

688.973

492.124

639.761

295.274

787.398

 

Trong đó

Kinh phí chi lương

1000đ

4.009.896

1.458.144

400.990

510.350

364.536

473.897

218.722

583..258

 

Kinh phí chi phụ cấp ( ưu đãi)

1000đ

1.403.464

510.350

140.346

178.623

127.588

165.864

76.553

204.140

 

Kinh phí chi cho nhân viên

1000đ

460.152

164.340

49.302

82.170

16.434

65.736

49.302

32.868

 

II. KINH PHÍ CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN ( 20%)

1000đ

1.844.306

698.617

192.771

222.860

157.214

206.448

116.218

250.178

 

 

PHỤ LỤC 13

NHU CẦU KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG CHUYỂN SANG LOẠI HÌNH CÔNG LẬP TỰ CHỦ MỘT PHẦN VỂ TÀI CHÍNH

NỘI DUNG

Đơn vị

Tổng số

Chi tiết theo huyện, thành phố

Ghi chú

Quy Nhơn

Hoài Nhơn

An Nhơn

Tuy Phước

Phù Mỹ

Hoài Ân

Tây Sơn

Phù Cát

I.SỐ TRƯỜNG CHUYỂN SANG CÔNG LẬP TỰ CHỦ MỘT PHẦN KINH PHÍ

Trường

25

14

2

2

2

2

1

1

1

 

Trong đó

 - Số trường bán trú

Trường

3

3

0

0

0

0

0

0

0

 

 - Số trường không bán trú

Trường

22

11

2

2

2

2

1

1

1

 

Trong đó

a. Số lớp

Lớp

208

96

23

21

15

19

9

15

9

 

 - Số lớp bán trú

Lớp

 

49

0

6

0

6

3

9

0

 

 - Số lớp không bán trú

Lớp

 

47

23

15

15

13

6

6

9

 

b. Số học sinh

HS

6.225

2.884

699

630

459

556

272

462

263

 

Trong đó có học sinh bán trú

HS

2.184

1.464

0

180

0

180

90

270

0

 

II. SỐ LƯỢNG CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II.1. CBQL, GV, NV hiện có

 

362

194

23

35

18

30

18

34

10

 

CBQL 

Người

34

17

3

4

2

4

1

2

1

 

GVMN

Người

276

143

20

28

16

22

14

24

9

 

Nhân viên

Người

52

34

0

3

0

4

3

8

0

 

III. NHU CẦU KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

 

1000 đ

14.275.917

7.546.642

963.891

1.416.069

752.752

1.193.482

700.032

1.285.363

417.685

 

III.1. NHU CẦU KINH PHÍ CHI CHO CON NGƯỜI  (chiếm 80 % so với tổng nhu cầu)

1000 đ

11.420.734

6.037.314

771.113

1.132.855

602.202

954.786

560.026

1.028.290

334.148

 

a.Kinh phí chi cho số CBQL

1000 đ

1.248.566

624.283

110.168

146.890

73.445

146.890

36.723

73.445

36.723

 

Trong đó

Kinh phí chi lương (hệ số lương bình quân 2,1)

1000 đ

711.144

355.572

62.748

83.664

41.832

83.664

20.916

41.832

20.916

 

Kinh phí chi phụ cấp (Chức vụ, ưu đãi)

1000 đ

350.492

175.246

30.926

41.234

20.617

41.234

10.309

20.617

10.309

 

Các khoản trích theo lương (23%)

1000 đ

186.929

93.465

16.494

21.992

10.996

21.992

5.498

10.996

5.498

 

b. Kinh phí chi cho giáo viên

1000 đ

9.121.049

4.725.761

660.946

925.324

528.756

727.040

462.662

793.135

297.426

 

Trong đó

Kinh phí chi lương (hệ số lương bình quân 2,1)

1000 đ

5.772.816

2.990.988

418.320

585.648

334.656

460.152

292.824

501.984

188.244

 

Kinh phí chi phụ cấp (ưu đãi)

1000 đ

2.020.486

1.046.846

146.412

204.977

117.130

161.053

102.488

175.694

65.885

 

Các khoản trích theo lương (23%)

1000 đ

1.327.748

687.927

96.214

134.699

76.971

105.835

67.350

115.456

43.296

 

c. Kinh phí chi cho nhân viên

1000 đ

1.051.119

687.270

0

60.641

0

80.855

60.641

161.711

0

 

Trong đó

Kinh phí chi lương (hệ số lương bình quân 1,65)

1000 đ

854.568

558.756

0

49.302

0

65.736

49.302

131.472

0

 

Các khoản trích theo lương (23%)

1000 đ

196.551

128.514

0

11.339

0

15.119

11.339

30.239

0

 

III.2 KINH PHÍ CHI HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ (Chiếm 20% so với tổng nhu cầu)

1000 đ

2.855.183

1.509.328

192.778

283.214

150.550

238.696

140.006

257.073

83.537

 

IV. Kinh phí huy động đóng góp từ cha mẹ học sinh (theo mức thu học phí công lập)

1000 đ

2.309.085

1.557.360

157.275

141.750

103.275

125.100

61.200

103.950

59.175

 

Trong đó

Mức thu học phí (học phí công lập/tháng)

1000 đ

 

60

25

25

25

25

25

25

25

 

Tổng số học phí thu được

1000 đ

2.309.085

1.557.360

157.275

141.750

103.275

125.100

61.200

103.950

59.175

 

V. Kinh phí ngân sách nhà nước cấp chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục (84% so với tổng chi phí)

1000 đ

11.966.832

5.989.282

806.616

1.274.319

649.477

1.068.382

638.832

1.181.413

358.510

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 36/2011/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án chuyển đổi các trường mầm non bán công, dân lập sang trường mầm non công lập và công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính do Tỉnh Bình Định ban hành

  • Số hiệu: 36/2011/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/11/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Mai Thanh Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/11/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản