Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/1999/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 06 tháng 02 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TẠM THỜI VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Quyết định số 21/1999/QĐ-UB ngày 26/01/1999 của UBND tỉnh Lào Cai;
Theo đề nghị của Trưởng ban chỉ đạo chương trình phái triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tạm thời về hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Lào Cai (gọi tắt là CT135)
Điều 2. Ban chỉ đạo chương trình 135 tỉnh Lào Cai có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh theo đúng quyền hạn - chức năng - nhiệm vụ đã quy định tại bản Quy chế này.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ TẠM THỜI
VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 36/1999/QĐ-UB ngày 06/02/1999 của UBND tỉnh Lào Cai)
I- Những quy định chung:
Điều 1. Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn tỉnh Lào Cai (gọi tắt là Ban 135) được thành lập theo quyết định số: 21/1998/QĐ-UB ngày 26 tháng 01 năm 1999 của UBND tỉnh Lào Cai.
Ban chỉ đạo chương trình 135 có trách nhiệm:
1. Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch từng giai đoạn và hàng năm của chương trình 135 trình UBND tỉnh phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch để đạt được các mục tiêu đề ra.
- Hướng dẫn các ngành, các địa phương thực hiện các cơ chế, chính sách của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương; Đồng thời tổng hợp và đề xuất với Chính phủ, với BCĐ Trung ương các cơ chế, chính sách cần bổ sung, hoàn thiện để đảm bảo thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh có hiệu quả.
2. Hướng dẫn đôn đốc kiểm tra các địa phương trong quá trình thực hiện chương trình, trực tiếp chỉ đạo xây dựng một số mô hình điểm để tổng kết, rút kinh nghiệm nhân rộng trong toàn tỉnh. Chỉ đạo thực hiện việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn đúng mục đích và hiệu quả.
3. Hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội khác với chương trình 135 để nâng cao hiệu quả và sớm đạt mục đích đầu tư.
II- Nguyên tắc hoạt động và phân công trách nhiệm.
A- Nguyên tắc hoạt động của Ban chỉ đạo:
Điều 2. Trưởng BCĐ chương trình 135 triệu tập và chủ tọa các phiên họp thường kỳ 3 tháng 1 lần và các phiên họp bất thường khác (nếu có). Trưởng ban có thể ủy nhiệm cho Phó ban thường trực hoặc một Phó ban khác chủ tọa các phiên họp. Nội dung và các điều kiện cần thiết cho hội họp do cơ quan thường trực chương trình phối hợp các ngành thành viên chuẩn bị và gửi đầy đủ cho các thành viên BCĐ. Các thành viên có trách nhiệm bố trí thời gian dự đầy đủ các phiên họp.
Nội dung các phiên họp thường kỳ bao gồm:
- Đánh giá hoạt động của BCĐ và kết quả thực hiện chương trình.
- Bàn các biện pháp tháo gỡ khó khăn, các biện pháp chỉ đạo thực hiện chương trình kiểm điểm, kế hoạch tiến độ thực hiện chương trình, việc huy động các nguồn lực, phân bổ sử dụng các nguồn vốn và giải quyết các yêu cầu cần thiết khác đảm bảo cho chương trình thực hiện có hiệu quả.
- Phân công kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện chương trình của các địa phương.
Điều 3. Trưởng ban và các phó ban thực hiện chức năng thường trực Ban chỉ đạo. Trong trường hợp cần thiết có thể điều hành công việc, giải quyết các vấn đề phát sinh ... và báo cáo Ban chỉ đạo vào phiên họp gần nhất.
Giao cho Sở Kế hoạch và đầu tư là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo, có trách nhiệm giúp Ban chỉ đạo soạn thảo kế hoạch, theo dõi và tổng hợp tiến độ, kết quả thực hiện chương trình, chuẩn bị báo cáo trình Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương và các cấp theo định kỳ; bố trí thư ký giúp việc cho Ban chỉ đạo.
Ban chỉ đạo chương trình 135 bố trí và phân công các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, các tổ chức đoàn thể (kể cả các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh), mỗi cơ quan giúp đỡ 1 xã (thuộc 115 xã khó khăn).
B- Phân công trách nhiệm:
Điều 4. Trưởng BCĐ chương trình 135 của tỉnh chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Tỉnhửuy, HĐND và UBND tỉnh về toàn bộ kết quả hoạt động của chương trình trên địa bàn tỉnh.
Các Phó ban và thành viên khác có nhiệm vụ như sau:
1. Phó ban Chỉ đạo thường trực: Trực tiếp giúp Trưởng ban điều hành các hoạt động của BCĐ và toàn bộ chương trình.
2. Đồng chí Phó ban là lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư: Chỉ đạo Sỏ Kế hoạch và đầu tư thực hiện chức năng của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo (như điều 4 đã quy định), phối hợp với Sở Tài chính vật giá, Kho bạc Nhà nước tỉnh, các ngành có liên quan và các cơ quan Trung ương cân đối các nguồn vốn (kể cả vốn các chương trình quốc gia, vốn viện trợ nước ngoài...) để bố trí kế hoạch hàng năm cho chương trình.
3. Đồng chí Phó ban là Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT: Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT chủ động phối hợp với các ngành hữu quan và các địa phương thực hiện quy hoạch đất đai, lập phương án sắp xếp lại dân cư (nếu cần thiết) và chỉ đạo các địa phương, đơn vị thực hiện tốt các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn.
4. Các đồng chí Ủy viên là lãnh đạo thuộc ngành Tài chính, Kho bạc: Chỉ đạo đơn vị phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư và các ngành hữu quan hướng dẫn, cấp phát giám sát và kửêm tra việc sử dụng kinh phí, thanh quyết toán các nguồn vốn của các địa phương. Tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo và Trung ương theo quy định.
5. Đồng chí Ủy viên là Lãnh đạo Sở Lao động TBXH: Chỉ đạo đơn vị mình phối hợp với các ngành, các địa phương lồng ghép các chương trình nhánh thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo với chương trình 135. Nghiên cứu, theo dõi các vấn đề xã hội và đề xuất những chính sách phù hợp để Ban chỉ đạo và UBND tỉnh trình Chính phủ.
6. Các thành viên khác: Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của ngành mà tổ chức phối hợp với các ngành có liên quan và các địa phương và thực hiện tốt những nhiệm vụ do Trưởng ban phân công trong quá trình chỉ đạo thực hiện chương trình 135 của tỉnh.
III- Điều khoản thi hành.
Điều 5. Quy chế này được áp dụng cho BCĐ chương trình 135 tỉnh Lào Cai và các ngành, các địa phương liên quan.
Điều 6. Quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, các thành viên BCĐ có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh để xem xét, điều chỉnh kịp thời.
- 1Quyết định 2502/QĐ-UBND năm 2007 về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010, tỉnh Thái Nguyên
- 2Quyết định 3522/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ tháng 10/1991 đến ngày 30/6/2013
Quyết định 36/1999/QĐ-UB về Quy chế tạm thời hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội xã đặc biệt khó khăn tỉnh Lào Cai
- Số hiệu: 36/1999/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/02/1999
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Đặng Quốc Lộng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra