Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NHÀ NƯỚC | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 359-UB-ĐTNT | Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 1964 |
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC
CHỦ NHIỆM ỦY BAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NHÀ NƯỚC
Căn cứ vào nghị định số 985-TTg ngày 03-7-1956 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc quản lý và xây dựng các nhà máy nước;
Căn cứ vào chức năng của Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước;
Căn cứ vào kiến nghị của hội nghị tổng kết nhà máy nướcc toàn miền Bắc họp vào ngày 07-11-1963;
Căn cứ vào đề nghị của Bộ Kiến trúc và Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. - Điều lệ này áp dụng cho những công trình cấp nước dân dụng.
Điều 3. - Điều lệ này thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1964.
| KT. CHỦ NHIỆM ỦY BAN KIẾN THIẾT CƠ BẢN NHÀ NƯỚC |
XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC
Mục đích bản điều lệ này là để quy định một số nguyên tắc cơ bản về việc xây dựng và quản lý các nguồn nước, các đường ống nước một cách hợp lý, góp phần phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Các sông ngòi, suối, các hồ, đập chứa nước được dùng làm nguồn cung cấp nước ăn và sản xuất, các công trình nhà máy nước được xây dựng mới, mở rộng, khôi phục và việc quản lý các công trình trên đây đều tiến hành theo bản điều lệ này.
I. PHƯƠNG CHÂM, NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC
Điều 2. - Việc xây dựng các công trình cấp nước phải tuân theo những nguyên tắc sau đây:
a) Khi xác định nguồn nước ăn, trước tiên phải tìm nguồn nước rẻ tiền, khối lượng và chất lượng nước bảo đảm.
b) Việc chọn nguồn nước phải được tiến hành đồng thời với việc chọn địa điểm công nghiệp, địa điểm xây dựng thành phố.
c) Phương án được chọn phải đạt yêu cầu bảo đảm vệ sinh thích dụng và rẻ tiền, thời gian thi công ngắn, quản lý tiết kiệm.
d) Khi thiết kế và thi công các công trình mới phải nắm vững nguyên tắc giản đơn, tiết kiệm (triệt để lợi dụng cơ sở cũ, thiết bị cũ).
đ) Chỉ được quyết định chọn địa điểm nguồn nước, sau khi đã được Bộ Y tế đi kiểm tra chất nước trong một thời gian tối thiểu một năm và công nhận đủ tiêu chuẩn. Sau khi nhiệm vụ thiết kế và mẫu nước đã được duyệt thì mới được chuẩn bị thi công. Bộ Y tế tiếp tục theo dõi lập khu vực bảo vệ vệ sinh và quy định biện pháp xử lý nước về phương diện lý hóa và xử lý vi trùng.
Điều 3. – Việc quản lý và kinh doanh các nhà máy nước phải theo nguyên tắc và phương hướng sau đây:
a) Nhà máy nước phục vụ cho sinh hoạt, đồng thời phục vụ cho sản xuất… là một loại xí nghiệp công trình thị chính kinh doanh theo chế độ hạch toán, có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp nước tốt, nhiều và rẻ cho người tiêu dùng.
b) Trong việc quản lý kinh doanh và sản xuất của các nhà máy nước, phải không ngừng phấn đấu nâng cao nâng suất, cải tiến thiết bị, đơn giản động tác, giảm nhẹ biên chế, hạ thấp giá thành và giá bán.
c) Nhà máy nước chuyên dụng công nghiệp có đường ống riêng để dùng cho sinh hoạt của công nhân, viên chức phải cung cấp nước đủ tiêu chuẩn về hóa học và đã được khử trùng theo sự hướng dẫn của cơ quan y tế.
II. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC
Căn cứ vào nghị định số 985-TTg ngày 3-7-1956 của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của Ủy ban Kiến thiết cơ bản của Nhà nước, sự phân công quản lý các công trình cấp nước quy định như sau:
Sở, Ty Y tế kiểm tra thường xuyên công tác của phòng kiểm nghiệm nước, chịu trách nhiệm trước Ủy ban hành chính địa phương về mặt chất lượng nước.
Quyết định 359-UB-ĐTNT năm 1964 ban hành điều lệ xây dựng và quản lý các công trình cấp nước của Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết Nhà nước
- Số hiệu: 359-UB-ĐTNT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/04/1964
- Nơi ban hành: Uỷ ban kiến thiết cơ bản Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Đức Thụy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 15
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra