Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 359/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 31 tháng 01 năm 2023 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU “HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM - CAN THIỆP SỚM KHUYẾT TẬT TRẺ EM”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 5039/QĐ-BYT ngày 02/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập; Quyết định số 2318/QĐ-BYT ngày 26/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc kiện toàn Ban soạn thảo và Tổ Biên tập xây dựng chỉnh sửa, bổ sung Tài liệu Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm khuyết tật trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 2681/QĐ-BYT ngày 03/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Hội đồng thẩm định và nghiệm thu Tài liệu thay thế Tài liệu ban hành tại Quyết định số 970/QĐ-BYT ngày 29/3/2014 của Bộ trưởng Bộ y tế Ban hành Tài liệu hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm trẻ khuyết tật;
Căn cứ biên bản họp ngày 29/10/2022 và Biên bản họp ngày 08/11/2022 của Hội đồng thẩm định và nghiệm thu tài liệu “Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm khuyết tật trẻ em”;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu “Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm khuyết tật trẻ em”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các Ông, bà: Chánh văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ EM KHUYẾT TẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 359/QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. PGS. TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế.
2. PGS. TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2318/QĐ-BYT ngày 26/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. | Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. | Trưởng ban |
2. | Ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. | Phó Trưởng ban thường trực |
3. | Ông Nguyễn Văn Quân, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế. | Phó Trưởng ban |
4. | Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. | Ủy viên |
5. | Ông Trần Đăng Khoa, Phó Vụ Trưởng, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em | Ủy viên |
6. | Ông Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. | Ủy viên |
7. | Đại diện Lãnh đạo Văn phòng Unicef tại Việt Nam. | Ủy viên |
8. | Ông Trần Ngọc Nghị, Trưởng phòng, Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. | Ủy viên |
9. | Ông Nguyễn Lân Hiếu, Phó trưởng bộ môn Tim mạch, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. |
|
10. | Ông Đỗ Chí Hùng, Trưởng khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện E. | Ủy viên |
11. | Ông Lương Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai. | Ủy viên |
12. | Ông Vũ Chí Dũng, Giám Đốc Trung tâm Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền và liệu pháp Phân tử, Bệnh viện Nhi Trung ương. | Ủy viên |
13. | Ông Trịnh Quang Dũng, Trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương. | Ủy viên |
14. | Ông Thành Ngọc Minh, Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương. | Ủy viên |
15. | Ông Nguyễn Tuyết Xương, Trưởng khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Nhi Trung ương. | Ủy viên |
16. | Ông Đỗ Văn Cẩn, Trưởng khoa Răng-Hàm-Mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương. | Ủy viên |
17. | Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phụ trách khoa huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương. | Ủy viên |
18. | Ông Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương. | Ủy viên |
19. | Bà Lê Thanh Vân, Chủ nhiệm Bộ môn Vật lý trị liệu, Trường Đại học Y-Dược Thành phố Hồ Chí Minh. | Ủy viên |
20. | Ông Lê Quang Dương, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khoẻ Bền vững (VietHealth). | Ủy viên |
21. | PGS. Đinh Thị Phương Hòa, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế. | Ủy viên |
22. | Bà Nguyễn Thị Kim Hoa, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. | Ủy viên |
23. | Bà Cao Bích Thủy, Phó trưởng bộ môn Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Trường Đại học kỹ thuật Y - Dược Đà Nẵng. | Ủy viên |
24. | Bà Bùi Thị Mai Hương, Viện dinh dưỡng Quốc Gia. | Ủy viên |
25. | Bà Nguyễn Minh Lý, giảng viên bộ môn tim mạch, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. | Ủy viên |
26. | Ông Phạm Dũng, Giám đốc Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam (MCNV) | Ủy viên |
27. | Ông Đỗ Ngọc Tùng, trưởng nhóm kỹ thuật hoạt động trị liệu, Hội trợ giúp Người khuyết tật Việt Nam (VNAH) | Ủy viên |
28. | Bà Nguyễn Minh Hạnh, Chuyên viên chính, Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. | Ủy viên, thư ký |
1. | Ông Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh | Tổ trưởng |
2. | Ông Nguyễn Văn Quân, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế | Tổ phó |
3. | Ông Trần Ngọc Nghị, Trưởng phòng, Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh | Thành viên, thư ký |
4. | Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch Phó trưởng phòng, Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, | Thành viên |
5. | Bà Nguyễn Thị Hương Giang, Phó trưởng Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Trung ương | Thành viên |
6. | Bà Nguyễn Minh Hạnh, Chuyên viên chính, Phòng Phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh | Thành viên |
7. | Bà Nguyễn Mai Hương, chuyên viên chính, Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em | Thành viên |
8. | Bà Đào Thị Hồng Hà, chuyên viên Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế | Thành viên |
9. | Bà Nguyễn Thu Thủy, Khoa PHCN, Bệnh viện Nhi Trung ương | Thành viên |
10. | Ông Đỗ Đức Tuấn, chuyên viên Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Thành viên | Thành viên |
11. | Bà Nguyễn Hồng Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khoẻ Bền vững (VietHealth) | Thành viên |
12. | Bà Đỗ Hồng Châu, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh | Thành viên |
13. | Ông Phạm Đức Viễn, Trung tâm Phát triển Sức khoẻ Bền vững (VietHealth) | Thành viên |
14. | Bà Phạm Lan Anh, Trung tâm Phát triển Sức khoẻ Bền vững (VietHealth) | Thành viên |
15. | Bà Ngô Yến Ly, Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững (VietHealth) | Thành viên |
16. | Bà Lương Thị Hằng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh | Thành viên |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày 20/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Ban Biên soạn tài liệu “Hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật”
Chủ biên:
PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên.
TS. Trần Quý Tường.
Ban Biên soạn:
1. PGS.TS. Trần Trọng Hải, Trưởng Ban Biên soạn
2. PGS.TS. Cao Minh Châu.
3. PGS.TS. Trần Văn Chương.
4. PGS.TS. Vũ Thị Bích Hạnh.
5. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thủy.
6. PGS. TS. Định Thị Phương Hòa
7. TS. Trần Thị Thu Hà.
8. TS. Phạm Thị Thu Hương.
9. BSCKII. Trịnh Quang Dũng.
10. TS. Nguyễn Thị Hương Giang.
11. Ths. Nguyễn Thị Thanh Bình.
12. Ths. Lê Tuấn Đống.
13. ThS. Phạm Dũng.
14. ThS. Trần Ngọc Nghị.
15. BSCKI. Nguyễn Thị Thanh Lịch.
Ban Biên tập:
1. ThS. Lê Tuấn Đống.
2. BSCKI. Nguyễn Thị Thanh Lịch.
3. Nguyễn Thị Hương Giang.
Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật là một nội dung quan trọng của phục hồi chức năng (PHCN) và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ).
Trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, các Bộ/ngành và Chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác phục hồi chức năng nói chung và hoạt động phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật nói riêng; đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển công tác PHCN. Hệ thống khám, chữa bệnh, PHCN, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giáo dục trẻ em khuyết tật ở nước ta ngày càng phát triển rộng khắp từ tuyến trung ương đến xã, phường và cộng đồng. Chất lượng chăm sóc, khám, chữa bệnh, PHCN và năng lực cung cấp dịch vụ ngày càng được cải thiện. Mỗi năm có hàng triệu người bao gồm: Người khuyết tật, đối tượng trợ giúp xã hội và người dân nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng được chăm sóc, PHCN, cải thiện chức năng, xóa bỏ mặc cảm, vươn lên hòa nhập cộng đồng, góp phần an sinh xã hội và phát triển đất nước.
Ngày 29 tháng 3 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký Quyết định số 970/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật”. Bộ tài liệu này gồm: Tài liệu: “Hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật” (dành cho cán bộ quản lý); Tài liệu: “Hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật” (dành cho cán bộ y tế); Tài liệu: “Hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng cho (dành cho cán bộ y tế và các bà mẹ). Bộ tài liệu này đã được biên soạn công phu với sự tham gia của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm về trẻ khuyết tật trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Quyết định nêu trên, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các kiến thức về phát hiện sớm, can thiệp sớm với trẻ khuyết tật trên thế giới cũng như tại Việt Nam có nhiều tiến bộ. Để kịp thời cập nhật, bổ sung các nội dung hướng dẫn mới, bổ sung hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm một số dạng khuyết tật chưa được đề cập trong Quyết định số 970/QĐ-BYT nêu trên, đồng thời cập nhật các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong phát hiện sớm, can thiệp sớm với trẻ khuyết tật, ngày 26 tháng 8 năm 2022, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2318/QĐ-BYT về thành lập Ban soạn thảo, Tổ Biên tập Bộ tài liệu “Hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật”.
Quan điểm biên soạn tài liệu: Ban soạn thảo đã kế thừa các nội dung của Bộ tài liệu ban hành kèm theo Quyết định số 970/QĐ-BYT năm 2012 có cập nhật, bổ sung các nội dung hướng dẫn mới, một số dạng khuyết tật phổ biến tại Việt Nam. Ban Biên soạn đã tham khảo tài liệu về PHCN, PHCNDVCĐ, hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật của WHO, UNICEF, tham khảo ý kiến của các chuyên gia PHCN trong nước và quốc tế để điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam, Bộ tài liệu gồm:
- Tài liệu 1: Hướng dẫn tổ chức thực hiện Phát hiện sớm - Can thiệp sớm.
- Tài liệu 2: Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm một số dạng khuyết tật thường gặp.
Bộ Tài liệu này sử dụng cho cán bộ quản lý chương trình PHCNDVCĐ, cán bộ y tế từ tuyến trung ương đến cộng đồng; các cha mẹ, người thân, gia đình có trẻ em nghi ngờ rối loạn phát triển hoặc bị khuyết tật; các giáo viên, cộng tác viên PHCNDVCĐ, người chăm sóc trẻ tham khảo tài liệu nhằm hỗ trợ phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật.
Bộ Y tế đánh giá cao và trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu về kỹ thuật và nguồn lực của Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa kỳ (USAID) thông qua Dự án “Tăng cường Năng lực Mạng lưới Dịch vụ và Trị liệu cho Trẻ em Khuyết tật từ 0 đến 6 tuổi” (Dự án DISTINCT) do Trung tâm Phát triển Sức khoẻ Bền vững (VietHealth), các chuyên gia PHCN của Hội PHCN Việt Nam, Hội đồng thẩm định và nghiệm thu tài liệu, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, các thành viên Ban soạn thảo và Tổ Biên tập.
Sau nhiều lần hội thảo, xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực PHCN, đến nay, bộ tài liệu “Hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật” đã hoàn thiện.
Mặc dù, Ban Biên soạn đã hết sức cố gắng nhưng Bộ tài liệu khó tránh khỏi thiếu sót. Bộ Y tế kính mong bạn đọc gửi những nhận xét, phản hồi về Bộ tài liệu này để những lần tái bản sau được hoàn chỉnh hơn. Các góp ý, xin gửi về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh): địa chỉ 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.
Trân trọng cảm ơn.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ASQ | Bộ công cụ theo dõi sự phát triển của trẻ theo độ tuổi và giai đoạn (Ages and Stages Questionnaires) |
BS | Bác sĩ |
BSCKI | Bác sĩ Chuyên khoa I |
BV | Bệnh viện |
YHCT - PHCN | Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng |
CT | Can thiệp |
PHS - CTS | Phát hiện sớm - Can thiệp sớm |
PHCN | Phục hồi chức năng |
PHCNDVCĐ | Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng |
DCCH | Dụng cụ chỉnh hình |
HĐTL/OT | Hoạt động trị liệu |
KTPT | Khuyết tật phát triển |
KTTT | Khuyết tật trí tuệ |
KTV | Kỹ thuật viên |
MCHAT-R, MCHAT-R/F | Bộ công cụ sàng lọc nguy cơ tự kỷ |
NNTL/ST | Ngôn ngữ trị liệu |
TKT | Trẻ khuyết tật |
LĐ-TB-XH | Lao động - Thương binh - Xã hội |
VLTL/PT | Vật lý trị liệu |
TT | Nội dung | Trang |
TÀI LIỆU 1 | HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT HIỆN SỚM - CAN THIỆP SỚM |
|
CHƯƠNG I | TỔNG QUAN VỀ KHUYẾT TẬT, PHÁT HIỆN SỚM - CAN THIỆP SỚM TRẺ EM KHUYẾT TẬT |
|
Bài 1 | Tổng quan về trẻ khuyết tật |
|
Bài 2 | Hướng dẫn thực hiện phát hiện sớm can thiệp sớm trẻ khuyết tật theo nhóm |
|
CHƯƠNG II | HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI PHÁT HIỆN SỚM - CAN THIỆP SỚM TRẺ EM KHUYẾT TẬT |
|
Bài 1 | Công tác chuẩn bị tổ chức phát hiện sớm can thiệp sớm trẻ khuyết tật |
|
Bài 2 | Tổ chức thực hiện phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật |
|
Bài 3 | Hướng dẫn thực hiện sàng lọc phát hiện rối loạn phát triển và dấu hiệu nghi ngờ khuyết tật |
|
Bài 4 | Khám đánh giá, phân loại khuyết tật và đánh giá nhu cầu can thiệp |
|
TÀI LIỆU 2 | HƯỚNG DẪN PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM MỘT SỐ DẠNG KHUYẾT TẬT THƯỜNG GẶP |
|
CHƯƠNG I | PHÁT HIỆN SỚM - CAN THIỆP SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG |
|
Bài 1 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ bị bàn chân khoèo bẩm sinh |
|
Bài 2 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh |
|
Bài 3 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ liệt mềm tay do tổn thương đám rối thần kinh cánh tay |
|
Bài 4 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ bị xơ hóa cơ ức đòn chũm |
|
Bài 5 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ bị liệt dây thần kinh vi ngoại biên |
|
Bài 6 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ bị viêm đa rễ dây thần kinh |
|
Bài 7 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ bị viêm đa dây thần kinh |
|
Bài 8 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ mắc CMT |
|
Bài 9 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ bị teo cơ giả phì đại |
|
Bài 10 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm bệnh thoái hóa cơ tủy |
|
Bài 11 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm tật nứt đốt sống ở trẻ em |
|
Bài 12 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ bị cong vẹo cột sống |
|
Bài 13 | Xử trí một số vấn đề về khớp gối ở trẻ em (chân vòng kiềng, chân chữ x) |
|
Bài 14 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ có bàn chân bẹt |
|
CHƯƠNG II | PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT NGHE NÓI |
|
Bài 1 | Sàng lọc khiếm thính |
|
Bài 2 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khiếm thính |
|
Bài 3 | Các giải pháp can thiệp khiếm thính |
|
Bài 4 | Cấy ốc tai điện tử với trẻ nghe kém |
|
CHƯƠNG III | PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ BỊ CHẬM PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ |
|
Bài 1 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ chậm phát triển ngôn ngữ |
|
Bài 2 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ rối loạn âm lời nói |
|
Bài 3 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ dính phanh lưỡi |
|
Bài 4 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ có khe hở môi, vòm miệng |
|
Bài 5 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ thiểu năng vòm mềm, hầu |
|
CHƯƠNG IV | PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ CÓ KHUYẾT TẬT VỀ NHÌN |
|
Bài 1 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ có bệnh mù màu và rối loạn sắc giác |
|
Bài 2 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khiếm thị |
|
Bài 3 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ nhược thị |
|
Bài 4 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ có bất thường phát triển thị giác bẩm sinh |
|
Bài 5 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm tật khúc xạ ở trẻ em |
|
Bài 6 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ chậm trưởng thành thị giác |
|
CHƯƠNG V | PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT VỀ THẦN KINH, TÂM THẦN |
|
Bài 1 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ bại não |
|
Bài 2 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ rối loạn phổ tự kỷ |
|
Bài 3 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ rối loạn tăng động, giảm chú ý |
|
Bài 4 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ có rối loạn tic và hội chứng tourette |
|
CHƯƠNG VI | PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM TRẺ KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ |
|
Bài 1 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ chậm phát triển trí tuệ |
|
Bài 2 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm hội chứng down |
|
CHƯƠNG VII | PHÁT HIỆN SỚM, CAN THIỆP SỚM CÁC KHUYẾT TẬT KHÁC |
|
Bài 1 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ có tim bẩm sinh |
|
Bài 2 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ có dị tật đường tiêu hoá |
|
Bài 3 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ có dị tật tay chân (thừa ngón tay/ngón chân) |
|
Bài 4 | Phát hiện sớm, can thiệp sớm bệnh thalassemia/thiếu máu hồng cầu hình liềm |
|
Bài 5 | Phát hiện sớm và can thiệp sớm trẻ có bệnh hemophilia |
|
CHƯƠNG VIII | HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC, DINH DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ, DỤNG CỤ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG |
|
Bài 1 | Chăm sóc giảm nhẹ trẻ khuyết tật tại gia đình và cơ sở y tế |
|
Bài 2 | Chế độ tiết chế dinh dưỡng tại gia đình và tại cơ sở y tế |
|
Bài 3 | Thiết bị, dụng cụ, học liệu trong can thiệp sớm |
|
Bài 4 | Thiết bị, dụng cụ và công cụ trợ giúp |
|
Bài 5 | Dụng cụ Phục hồi chức năng |
|
- 1Quyết định 1851/QĐ-BYT năm 2020 về tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 5850/QĐ-BYT năm 2021 về tài liệu chuyên môn "Quy trình lâm sàng chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 về tài liệu "Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Quyết định 1851/QĐ-BYT năm 2020 về tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 5850/QĐ-BYT năm 2021 về tài liệu chuyên môn "Quy trình lâm sàng chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 2170/QĐ-BYT năm 2022 về tài liệu "Hướng dẫn phục hồi chức năng theo nhóm cho trẻ khuyết tật" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Nghị định 95/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
- 5Quyết định 2681/QĐ-BYT năm 2022 về thành lập Hội đồng thẩm định và nghiệm thu Tài liệu sửa đổi, bổ sung Tài liệu "Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm trẻ khuyết tật" tại Quyết định 970/QĐ-BYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quyết định 359/QĐ-BYT năm 2023 về tài liệu "Hướng dẫn Phát hiện sớm - Can thiệp sớm khuyết tật trẻ em" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 359/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/01/2023
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Trần Văn Thuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra