Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 356/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 01 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù và các quy định của pháp luật có liên quan;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định số 281/SXD-QH ngày 15 tháng 01 năm 2021 về việc quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045 (kèm theo Tờ trình số 03/TTr-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2021 của UBND huyện Hà Trung).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045, với nội dung chính sau:

1. Phạm vi nghiên cứu và ranh giới lập quy hoạch

- Phạm vi lập quy hoạch trên toàn bộ địa giới huyện Hà Trung (có 20 đơn vị hành chính bao gồm 19 xã và 1 thị trấn), có giới hạn như sau:

Phía Bắc giáp thành phố Tam Điệp (tỉnh Ninh Bình) và thị xã Bỉm Sơn;

Phía Nam giáp huyện Hậu Lộc;

Phía Đông giáp huyện Nga Sơn;

Phía Tây giáp huyện Thạch Thành và huyện Hoằng Hóa.

- Diện tích lập quy hoạch vùng huyện Hà Trung: 243,81 km2.

- Phạm vi nghiên cứu quy hoạch mở rộng thêm toàn bộ diện tích thị xã Bỉm Sơn để đảm bảo khớp nối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của vùng.

2. Dự báo quy mô dân số

- Dân số hiện trạng toàn huyện 118.943 người; mật độ dân số 488 người/km2; Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 8,3% theo tiêu chí mới.

- Dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 160.800 người; dân số đô thị khoảng 97.000 người; tỷ lệ đô thị hóa đạt 61,1%.

- Dự báo dân số đến năm 2045 khoảng 204.750 người; dân số đô thị khoảng 145.000 người; tỷ lệ đô thị hóa đạt 70,8%.

3. Quy mô đất đai

- Hiện trạng diện tích tự nhiên vùng huyện Hà Trung là: 24.381,68 ha; Hiện trạng đất xây dựng là: 5.153,1 ha (chiếm 22%); trong đó đất xây dựng đô thị khoảng: 1.182 ha.

- Dự báo đất xây dựng đô thị đến năm 2030 khoảng: 8.780 ha (chiếm 36% tổng diện tích tự nhiên); đến năm 2045 khoảng: 9.800 ha (chiếm 40% tổng diện tích tự nhiên).

4. Tính chất, chức năng

Cùng với thị xã Bỉm Sơn là trung tâm vùng phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, với các chức năng chủ yếu: Công nghiệp - TTCN, thương mại - dịch vụ; văn hóa - thể dục thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Là đầu mối giao thông quan trọng vùng động lực phía Bắc của tỉnh. Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

5. Định hướng phát triển không gian vùng

5.1. Phân vùng chức năng và tổ chức không gian vùng

Mô hình phát triển không gian vùng huyện Hà Trung dựa trên các đặc trưng về địa hình, thủy văn, hệ thống giao thông và phân bổ dân cư, cùng với các tiền đề, tiềm năng, cơ hội phát triển vùng. Không gian vùng huyện Hà Trung & thị xã Bỉm Sơn có cấu trúc như sau:

a) Các trục động lực phát triển kinh tế - xã hội:

- Trục Bắc - Nam (hành lang kinh tế Bắc - Nam của tỉnh):

Quốc lộ 1A: Là trục phát triển kinh tế cơ bản nhất trong giai đoạn hiện nay, cũng như lâu dài.

Cao tốc Bắc Nam: Là trục động lực phát triển kinh tế mũi nhọn: Dịch vụ vận tải, giao thương đầu mối của vùng phía Bắc của tỉnh nói riêng, của tỉnh với vùng Bắc Trung bộ nói chung.

- Trục Đông - Tây: (hành lang kinh tế Đông - Tây của tỉnh):

Quốc lộ 217: đầu mối giao thương vùng phía Tây, Tây Nam, của tỉnh với Cao tốc, Quốc lộ 1A và đường ven biển.

Quốc lộ 217B: đầu mối giao thương vùng phía Tây, các tỉnh phía Tây Bắc với Cao tốc Bắc - Nam, Bỉm Sơn - Thạch Thành - Đường ven biển.

b) Phân vùng cấu trúc phát triển:

- Vùng phía Bắc: Khu vực Hà Long, Hà Bắc gắn với sự phát triển chung của Bỉm Sơn: Là Vùng phát triển đô thị công nghiệp, dịch vụ đa chức năng, trong đó:

Trung tâm hạt nhân đô thị: Đô thị Hà Long và Bỉm Sơn.

Phát triển Công nghiệp chế biến, chế tạo, Dịch vụ vận tải, dịch vụ logistic gắn với Khu công nghiệp Hà Long - Bỉm Sơn và hành lang kinh tế Quốc lộ 217B với nút giao cao tốc, Quốc lộ 1A.

Phát triển dịch vụ cao cấp (du lịch, nghỉ dưỡng, sân Golf,…) khu vực ĐT. Hà Long

Dịch vụ văn hóa tín ngưỡng vùng phía Bắc của tỉnh & Bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa.

Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, vùng sản xuất đặc sản lúa gạo nếp cái hoa vàng.

- Vùng lõi sông Hoạt: Vùng hạn chế xây dựng, là vùng có khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên và biến đổi khí hậu:

Trung tâm hạt nhân đô thị: Đô thị sinh thái Cừ.

Phát triển nông nghiệp quy mô lớn, giá trị tăng cao là nền tảng: Trang trại tập trung, áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa mô hình chăn nuôi, cá lúa, các sản phẩm đặc trưng của vùng chiêm chũng.

Phát triển dịch vụ thương mại dọc tuyến hành lang kinh tế QL.1A. Gắn kết vùng đô thị Hà Trung và Bỉm Sơn.

- Vùng phía Nam: Là vùng phát triển mạnh về công nghiệp - TTCN, dịch vụ thương mại, dịch vụ văn hóa tâm linh, thắng cảnh, đầu mối giao thông:

Phát triển đa trung tâm: Thị trấn Hà Trung (hành chính - chính trị); Đô thị Hà Lĩnh (đầu mối giao thương quan trọng của tỉnh), đô thị Gũ, đô thị Ngọc Âu.

Phát triển công nghiệp - TTCN trên hành lang kinh tế QL.217B, cao tốc Bắc - Nam, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện.

Phát triển dịch vụ văn hóa tín ngưỡng, dịch vụ du lịch thắng cảnh Hàn Sơn.

5.2. Định hướng phân bổ không gian phát triển kinh tế

5.2.1. Phân bổ không gian phát triển công nghiệp:

a) Khu Công nghiệp (KCN): Mở rộng khu công nghiệp Hà Long (trong KCN Hà Long - Bỉm Sơn) quy mô khoảng 550 ha, phía Đông của đường bộ cao tốc Bắc - Nam.

b) Phân bổ phát triển các cụm công nghiệp (CCN) - Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) - Làng nghề: Giữ nguyên quy mô 3 CCN hiện có, mở rộng 3 CCN; loại bỏ 1 cụm CCN trong quy hoạch cụm công nghiệp toàn tỉnh (CCN Hà Lĩnh I); bổ sung quy hoạch mới 6 CCN, nâng tổng CCN toàn huyện từ 7 cụm lên 12 CCN cụ thể:

* Các cụm công nghiệp hiện có:

CCN Hà Phong I: giữ nguyên quy mô 10,0 ha; tỷ lệ lấp đầy 100%. Hiện không còn quỹ đất mở rộng. Ngành nghề đang hoạt động: Công nghiệp vật liệu xây dựng,…

CCN Hà Bình, giữ nguyên quy mô: 8,6 ha, tỷ lệ lấp đầy 100%. Hiện không còn quỹ đất mở rộng. Ngành nghề chính: Sản xuất giày da, may mặc,..

CCN Hà Dương, giữ nguyên quy mô: 25,4 ha, đã đầu tư hạ tầng.

CCN-LN Hà Phong II: đề xuất mở rộng quy mô từ 9,4 ha lên 74 ha, khai thác lợi thế tuyến QL.217 là tuyến hành lang kinh tế Đông Tây của tỉnh.

CCN Hà Lĩnh II: đề xuất mở rộng quy mô từ 30 ha lên 75 ha, là CCN đầu mối phía Tây nút giao cao tốc với QL.217.

CCN Hà Tân: tỷ lệ lấp đầy 100%, đề xuất mở rộng quy mô từ 25 ha lên 50 ha, là CCN - TTCN sản xuất, khai thác.

* Phân bổ các cụm công theo giai đoạn phát triển:

STT

TÊN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP

QH ĐẾN NĂM 2025

QH ĐẾN NĂM 2030

QH ĐẾN NĂM 2045

I

KHU CN HÀ LONG
(KCN HÀ LONG-BỈM SƠN)

550,0

550,0

550,0

II

CỤM CÔNG NGHIỆP

456

560

560,0

1

- CCN HÀ BÌNH

8,6

8,6

8,6

2

- CCN HÀ DƯƠNG

25,4

25,4

25,4

3

- CCN HÀ PHONG I

10,0

10,0

10,0

4

- CCN-LN HÀ PHONG II (mở rộng)

74,0

74,0

74,0

5

- CCN HÀ LĨNH II (mở rộng)

50,0

50,0

50,0

6

- CCN HÀ TÂN (mở rộng)

50,0

50,0

50,0

7

- CCN HÀ LĨNH I

loại bỏ

8

- CCN HÀ LONG I

74,0

74,0

74,0

9

- CCN HÀ LONG II

74,0

74,0

74,0

10

- CCN YẾN SƠN

60,0

60,0

60,0

11

- CCN HÀ VINH

30,0

30,0

30,0

12

- CCN HÀ LONG III

 

74,0

74,0

13

- CCN GŨ (ĐT.GŨ)

 

30,0

30,0

 

TỔNG DIỆN TÍCH (I II)

1.006,0

1.109,6

1.110,0

5.2.2. Phân bổ không gian phát triển nông - lâm nghiệp.

- Khu nông nghiệp công nghệ cao (NN-CNC) tập trung phía Bắc Hà Long;

- Vùng trồng lúa chất lượng cao bao gồm các đô thị Hà Long, Hà Lĩnh và các xã Hà Sơn, Hà Lai, Hà Châu, Hà Hải, Hà Giang, Hà Tân, Hà Tiến, Hà Bình, Hà Ninh, Lĩnh Toại, Hà Vinh, (trong đó: Vùng trồng lúa đặc sản: nếp cái hoa vàng: Đô thị Hà Long, Hà Bắc, Hà Giang; vùng trồng lúa nếp hạt cau: xã Hà Lĩnh;

- Vùng tập trung phát triển trang trại chăn nuôi (gia súc, gia cầm: dê, lợn, gà lông mau, vịt,...) Hà Đông; Hà Ngọc, Hà Tiến, Hà Bắc, Hà Giang, Hà Lai, Hà Thái;

- Vùng nuôi trồng thủy sản (các sản phẩn đặc sản vùng chiêm trũng: Tôm, tép, Cua, Ốc, cá rô phi xuất khẩu... ): Yên Dương, Hoạt Giang, Lĩnh Toại, Hà Thái, Hà Ngọc, Hà Đông. Đẩy mạnh phát triển hình thức nuôi thủy sản thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu của thị trường;

- Vùng trồng cây công nghiệp ổn định các xã: Hà Sơn, Hà Đông, Hà Ngọc, Hà Tiến, Hà Tân, Hà Lai.

5.2.3. Phân bổ không gian phát triển du lịch và bảo vệ cảnh quan môi trường:

a) Các loại hình dịch vụ du lịch:

Tập trung phát triển 4 loại hình du lịch chính: Du lịch văn hóa (di tích lịch sử, văn hóa tâm linh); Du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp; Du lịch sinh thái và Du lịch cộng đồng: Cụ thể:

- Du lịch văn hóa: Các điểm di tích văn hóa lịch sử đã được xếp hạng, đặc biệt là du lịch văn hóa tín ngưỡng tâm linh: Cụm phía Bắc (chuỗi di tích Đền Trần Hưng Đạo, Đền Nước,... kết hợp với Đền Sòng, Đền Chín Giếng ở Bỉm Sơn); và Cụm phía Nam (chuỗi di tích ven sông Lèn: Đền Hàn, Đền Cô Bơ, Đền Cây Thị, Đền Lý Thường Kiệt,....).

- Du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp: Khu nghỉ dưỡng, Resort, sân Golf ở Hà Long.

- Du lịch sinh thái: Khu nghỉ dưỡng sinh thái Đồng Cánh Gió ở Hà Lĩnh; tham quan, tìm hiểu Rừng Sến Tam Quy; Các dịch vụ vui chơi, giải trí sinh thái ở Hồ Con Nhạn (thị trấn Hà Trung); tham quan thắng cảnh Hàn Sơn.

- Du lịch cộng đồng: Du lịch nông nghiệp, trải nghiệp các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong các khu trang trại tập trung, sản xuất nông, thủy sản đặc trưng vùng chiêm trũng.

b) Quy hoạch các tuyến du lịch:

* Tuyến du lịch di tích lịch sử văn hóa tâm linh:

- Phía Bắc dọc theo đường bộ: Quốc lộ 1A và Quốc lộ 217B: Đền Trần Hưng Đạo - Đền Rồng, Đền Nước, Khu Bảo tồn Lăng miếu Triệu Tường (Hà Long) - kết hợp với Đền Sòng, Đền Chín Giếng (thị xã Bỉm Sơn) - Đền Phố Cát (Thạch Thành).

- Phía Nam dọc theo đường bộ, đê tả sông Lèn: Chuỗi danh thắng cảnh Hàn Sơn và dọc sông Lèn: Đền Lý Thường Kiệt - Đền Cây Thị - Đền Hàn - Đền Cô Bơ...

* Tuyến Du lịch đường thủy:

- Du lịch dọc sông Hoạt: du lịch văn hóa, lịch sử, sinh thái, trải nghiệm, vùng nông nghiệp chuyên canh trồng trọt và đặc sản vùng chiêm trũng.

- Du lịch dọc sông Lèn - sông Mã với điệu hò sông Mã: du lịch sinh thái vãn cảnh, với các điểm đến là hệ thống di tích đền, chùa dọc theo sông Lèn và sông Mã.

* Các tuyến du lịch liên huyện, liên tỉnh:

Nga Sơn - Bỉm Sơn - Hà Trung - Thạch Thành - Cẩm Thủy: dọc theo QL.217B kết nối các di tích lịch sử, văn hóa tâm linh nổi tiếng của các huyện, như: Động Từ Thức, Khu Căn cứ khởi nghĩa Ba Đình - Khu Lăng Miếu Triệu Tường - Hang Con Moong - Suối Cá Thần Cẩm Lương.

Nga Sơn - Hà Trung - Vĩnh Lộc: dọc theo QL.217 kết nối các khu, điểm du lịch trong huyện với các Di tích lịch sử khác như: Động Từ Thức, Khu Căn cứ khởi nghĩa Ba Đình - Ly Cung - Thành Nhà Hồ.

Bỉm Sơn - Hà Trung - Hậu Lộc - Tp. Thanh Hóa: dọc theo QL.1A kết nối các điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng: Đền Chín Giếng - Đền Trần Hưng Đạo - Đền Bà Triệu.

c) Vùng bảo tồn, bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái:

- Vùng bảo tồn: Các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng (9 di tích cấp Quốc Gia & 57 cụm, điểm di tích cấp tỉnh): Khoanh vùng, cắm mốc xác định ranh giới cần bảo vệ, các công tác trùng tu tôn tạo các di tích trọng điểm.

- Khu bảo tồn rừng Sến Mật Tam Quy: quản lý chặt chẽ, nghiêm khắc xử lý hành vi vi phạm, đảm bảo cảnh quan tự nhiên trong rừng, không bị xâm lấn, ảnh hưởng của các dịch vụ nhân tạo kèm theo.

- Vùng bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: nghiêm cấm khai thác rừng, tiếp tục trồng rừng, đảm bảo đến năm 2025, tỷ lệ che phủ đạt 100%.

- Vùng bảo vệ cảnh quan sinh thái, dòng chảy: Khu vực cảnh quan ven sông Hoạt; sông Lèn; sông Báo Văn, sông Bồng Khê.

- Tại những khu vực trên, hạn chế các hoạt động xây dựng, sản xuất lớn, san lấp địa hình đồi núi ao hồ, làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan.

- Vùng bảo vệ khu vực quân sự: Không xây dựng ảnh hưởng đến khu vực ảnh hưởng đến thế trận quân sự.

5.3. Định hướng phân vùng phát triển đô thị & điểm dân cư nông thôn

5.3.1. Định hướng vùng phát triển đô thị.

* Giai đoạn 2020-2030:

Phát triển hoàn chỉnh thị trấn Hà Trung mở rộng, Đô thị Hà Long, Đô thị Hà Lĩnh, Đô thị Gũ, Đô thị Cừ, đạt tiêu chí đô thị tối thiểu loại V; toàn huyện có 6 đô thị. Cụ thể:

Thị trấn Hà Trung phát triển về phía Đông đường sắt Bắc Nam: Sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số xã Yến Sơn vào thị trấn (Quy mô diện tích: 17,92 km2).

Đô thị Hà Long: Phạm vi đô thị bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hà Long (48,48 km2).

Đô thị Hà Lĩnh: Phạm vi đô thị bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số xã Hà Lĩnh (24,07 km2).

Đô thị Cừ (đô thị Hà Dương): Bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã Yên Dương và Hà Bình (17,52 km2).

Đô thị Gũ: Bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của 3 xã: Lĩnh Toại, Hà Hải và Hà Châu (17,5 km2).

Đô thị Ngọc Âu: Bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã Hà Đông Hà Ngọc (14,14 km2).

* Giai đoạn 2030-2045:

Đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo 6 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại V, hướng tới toàn huyện đạt tiêu chí đô thị loại IV.

5.3.2. Định hướng tổ chức hệ thống điểm dân cư nông thôn:

a) Quy hoạch xây dựng các điểm trung tâm cụm xã:

Dựa vào ưu thế về đất đai, điều kiện giao thông và hạ tầng kỹ thuật, tiếp cận nhanh với các nguồn tiềm năng và thị trường, phát triển các điểm trung tâm cụm xã và các điểm cơ sở tạo thị như sau:

- Các trung tâm xã Hà Giang, Hà Bắc, Hà Tân, Hà Tiến, là các khu vực dân cư phía Tây đường sắt, phát triển các khu dân cư gắn với phát nông nghiệp chính là vùng trồng lúa, trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn, kết hợp khai thác loại hình dịch vụ Nông nghiệp trải nghiệm.

- Các trung tâm xã phía Đông đường sắt: Hà Vinh, Hoạt Giang, Hà Thái, phát triển nông nghiệp trồng lúa, trồng cây đặc trưng của vùng chiêm chũng, dịch vụ nông lâm nghiệp, kết hợp khai thác loại hình dịch vụ nông nghiệp trải nghiệm.

b) Quy hoạch mạng lưới các điểm dân cư, các trung tâm hành chính xã, hệ thống trung tâm công cộng và kết cấu hạ tầng:

- Trung tâm các xã: Trung tâm các xã được quy hoạch mỗi trung tâm có quy mô diện tích 10-30 ha, quy mô dân số từ 5.000 - 7.000 người. Mỗi cụm trung tâm xã có các công trình văn hoá thể thao, các công trình hạ tầng khác như bưu điện, chợ, sân thể thao xã (60x90m)…được xây dựng theo quy chuẩn và được bố trí ở khu vực thuận tiện với các thôn xóm, bán kinh phục vụ trong khoảng 2km.

- Các tuyến dân cư tập trung: Phân bố dọc theo các tuyến đường giao thông liên xã, quy hoạch đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng như đường giao thông nông thôn, lưới điện, nước, sinh hoạt, hệ thống trường lớp, hệ thống y tế, hệ thống các thiết chế văn hóa- xã hội v.v.

- Đối với cảnh quan làng, khu dân cư: cải tạo chỉnh trang các thôn, xóm trên cơ sở hiện có, tăng cường mật độ cây xanh tại các khu vực đất trống, các công trình xây mới theo kiến trúc truyền thống. Xây dựng nhà ở nông thôn nên sử dụng vật liệu địa phương, mật độ xây dựng thấp, nhà có nhiều cây xanh.

- Nhà ở nông thôn: Khuyến khích nhà ở theo mô hình trang trại: Đây là mô hình phù hợp với sản xuất nông nghiệp ở quy mô hộ gia đình, trong đó nhà ở gắn với các hoạt động trồng hoa, trồng rau sạch. Mô hình đô thị trang trại tạo ra sự phát triển song song đồng bộ của các khu dân cư gắn với khu vực nông nghiệp, nhờ vậy duy trì được quỹ đất sản xuất nông nghiệp cho địa phương.

5.4. Định hướng phân vùng phát triển không gian hạ tầng xã hội

5.4.1. Trung tâm Hành chính chính trị (HC-CT)

Từng bước chuyển khu trung tâm hành chính - chính trị huyện về khu vực phía Đông thị trấn mở rộng. Bố trí quỹ đất khoảng 50 ha, đáp ứng được trung tâm đô thị loại III trong tương lai, tại vị trí phía Đông thị trấn mở rộng. Với các công trình cấp vùng: Trung tâm HC-CT, TT Văn hóa thể dục thể thao, Quảng trường, công viên…

5.4.2. Hệ thống thương mại dịch vụ:

- Trung tâm thương mại đầu mối chính của vùng: xây dựng tại 4 đô thị: Thị trấn Hà Trung, Đô thị Hà Long, Đô thị Hà Lĩnh & Đô thị Gũ & Có chức năng là trung tâm phát luồng hàng hoá và đầu mối các hoạt động thương mại và dịch vụ xã hội chính cho huyện.

- Trung tâm thương mại dịch vụ cấp khu vực (trung tâm thương mại, siêu thị;.... ): xây dựng tại 5 khu vực sau: thị trấn Hà Trung: là trung tâm Thương mại của huyện nói chung và vùng phía Nam; Đô thị Hà Long: trung tâm đầu mối giao thương khu vực phía Bắc và Tây Bắc; Đô thị Hà Lĩnh: là trung tâm đầu mối giao thương khu vực phía Tây Nam; Đô thị Cừ: là trung tâm đầu mối giao thương dọc QL.1A, vùng các xã ven sông Hoạt; Đô thị Gũ: trên tuyến QL.217B là trung tâm các xã phía Đông của huyện.

- Tiếp tục nâng cấp các chợ xã, chợ khu vực và mở thêm những chợ ở những nơi có nhu cầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn huyện có cơ hội kinh doanh mở rộng thị trường. Tiếp tục nâng cấp hạ tầng kỹ thuật Chợ.

5.4.3. Quy hoạch hệ thống công trình Y tế.

- Nâng cấp, mở rộng bệnh viện đa khoa huyện Hà Trung lên quy mô 500 giường. Đáp ứng tiêu chuẩn bệnh viện Trung tâm vùng phía Bắc của tỉnh.

- Khuyến khích phát triển xã hội hóa Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, phòng khám tư nhân tại các đô thị đã xác định (Thị trấn Hà Trung, Đô thị Hà Long, Đô thị Hà Lĩnh, Đô thị Gũ & Đô thị Cừ).

- Cải tạo, nâng cấp hệ thống các trạm y tế thị trấn, đô thị và các xã.

5.4.3. Hệ thống công trình giáo dục, đào tạo.

- Ổn định vị trí các trường Trung học phổ thông (THPT), Trung tâm Giáo dục thường xuyên như hiện nay. Mở rộng nâng cấp trường THPT đảm bảo đảm bảo tiêu chuẩn 40 hs/1000 dân, 10 m2/hs (~11.800 học sinh). Quy mô trung bình tối thiểu đạt 3,0 ha/trường.

- Hệ thống giáo dục các cấp (Trung học cơ sở, tiểu học và mầm non): Các công trình hiện trạng được duy trì nâng cấp, cải tạo; xây mới thêm ở các khu dân cư tập trung, khu đô thị mới đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn đô thị loại IV.

- Bổ sung các cụm trường liên cấp (từ tiểu học đến THPT), khuyến khích xã hội hóa các trường tư nhân ở các đô thị, cụ thể bổ sung 4 cụm trường liên cấp ở các khu vực: Thị trấn (phía Tây đường sắt); đô thị Hà Long; đô thị Hà Lĩnh; đô thị Gũ.

5.4.4. Hệ thống công trình thể dục thể thao - văn hóa.

* Công trình văn hóa:

- Xây dựng mới trung tâm văn hóa của huyện tại thị trấn Hà Trung: Với quy mô khoảng 1,5 ha: gồm công trình nhà bảo tàng, nhà truyền thống, nhà văn hóa thanh thiếu nhi huyện.

- Trung tâm văn hóa khu vực: Xây dựng tại các đô thị (ĐT): đô thị Hà Long, đô thị Hà Lĩnh, đô thị Gũ, đô thị Cừ bao gồm nhà văn hóa 500 chỗ ngồi, và một số nhà chức năng sinh hoạt cho các câu lạc bộ. Quy mô đạt tối thiểu 4,0 ha/trung tâm.

* Trung tâm Thể dục - thể thao (TDTT):

- Trung tâm TDTT cấp huyện: gồm 01 trung tâm tại Thị trấn Hà Trung: bao gồm 01 sân vận động có đầy đủ các công trình phụ trợ theo quy định: Sân vận động, nhà tập luyện và thi đấu, bể bơi, sân tập bóng chuyền, cầu lông, sới vật…tổng diện tích khoảng 10 ha.

- Trung tâm TDTT cấp khu vực, đô thị (ĐT): 4 trung tâm tại: thị trấn Hà Trung; ĐT.Hà Long, ĐT. Hà Lĩnh; ĐT. Gũ, ĐT.Cừ; gồm các công trình: sân thể thao cơ bản, trung tâm văn hóa thể thao, Cung văn hóa, nhà thiếu nhi, quy mô khoảng 7 ha/trung tâm.

Trung tâm TDTT cấp khu ở: 100% các xã và thị trấn đã có sân thể thao; Cải tạo và nâng cấp các khu trung tâm TDTT hiện hữu đạt chuẩn nông thôn mới. Mỗi trung tâm TDTT gồm 1 sân thể thao phổ thông 5000-8000m2, nhà luyện tập thi đấu kết hợp nhà văn hóa diện tích 200-300m2, 3-5 sân tập thể thao.

6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng

6.1. Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống giao thông

a) Hệ thống giao thông đường bộ.

* Quốc lộ (QL):

- Quốc lộ 1A: chạy dọc huyện đi qua các xã: Yên Dương, Hà Bình, Yến Dương, Thị trấn huyện chiều dài 8,9km: duy trì cấp III, 4 làn xe.

- Quốc lộ 217: từ Lèn đến cửa khẩu Na Mèo, dài 194km: Nâng cấp đoạn qua huyện dài 11,2km đạt cấp III; Quy hoạch kéo dài QL.217 đoạn từ Quốc lộ 1A đến cầu Báo Văn, dài 8,8km đạt cấp III, 2 làn xe.

Đoạn từ Quốc lộ 1A đến xã Lĩnh Toại dự kiến theo tuyến mới theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị trấn Hà Trung.

Đoạn từ xã Lĩnh Toại đến cầu Báo Văn trên cơ sở tuyến tỉnh lộ 508 nâng cấp đạt đạt cấp III, 2 làn xe.

- Quốc lộ 217B: từ giao Quốc lộ 1A đến giao đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện dài 6,0km nâng cấp III, 2 làn xe; Quy hoạch tuyến tránh đô thị Hà Long về phía Nam nút giao liên thông Gia Miêu từ (800-900)m; điểm đầu tại Km0 950 thuộc địa phận xã Quang Trung, thị xã Bỉm Sơn, điểm cuối tại Km8 650 thuộc xã Hà Long.

* Đường bộ cao tốc:

- Cao tốc Bắc - Nam: được thiết kế đảm bảo quy mô 6 làn xe theo "Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030". Cụ thể đoạn qua đô thị Thanh Hóa được đề xuất thiết kế mới quy mô 6 làn xe chính và 4 làn xe đường gom có ký hiệu A-A; CGĐĐ rộng 120,0m. Giai đoạn hiện nay tuyến đang được triển khai đầu tư xây dựng, đoạn qua đô thị Hà Long dài khoảng 25km; Đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh đạt tốc độ 80km/h, quy mô 4 làn xe.

* Đường tỉnh (ĐT):

- ĐT.522B: Hiện tại đạt tiêu chuẩn đường cấp VI.

Bỏ đoạn tuyến từ đường Bà Triệu đến nút giao cầu vượt trực thông Hà Long và được thay thế đoạn tuyến hiện trạng phía Đông cao tốc Bắc Nam bằng tuyến TLM chiều dài 15,8km; quy mô quy mô cấp III đồng bằng, 04 làn xe, lộ giới 34,0m. Điểm đầu giao với Quốc lộ 1A tại lý trình Km286 300; điểm cuối là ngã ba Hà Tân (giao với tỉnh lộ 508), kết nối khu công nghiệp phía Bắc với nút giao cao tốc Bắc Nam.

Nâng cấp đoạn tuyến 522B từ điểm cầu vượt trực thông Hà Long lên thành đường chính đô thị nhằm kết nối khu nông nghiệp công nghệ cao và tổ hợp sân Golf với nút nhập luồng Gia Miêu và trung tâm đô thị, với quy mô quy mô cấp III đồng bằng, 04 làn xe cơ giới; lộ giới 25,0m. Mặt đường Bm =15,0m; Hè đường Bh = 2x5,0m.

Bổ sung thêm tuyến mới về phía Tây từ xã Hà Long đi Thanh Vân điểm đầu giao với tỉnh lộ 522B gần khu vực chân núi Thiên Tôn, xã Hà Long; điểm cuối giao với Quốc lộ 45 tại xã Thành Vân, huyện Thạch Thành.

Đoạn từ Quốc lộ 217B đến Quốc lộ 1A (cầu đò Lèn) Có chiều dài 27,6 km đi qua các xã Hà Long, Hà Giang, Hà Tiến, Hà Tân, Hà Lĩnh, Hà Sơn, Hà Ngọc. Giai đoạn đến năm 2030 nâng cấp đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp III. Riêng đoạn qua đô thị Hà Lĩnh xây mới với quy mô quy mô cấp III đồng bằng, 04 làn xe cơ giới; lộ giới 25,0m. Mặt đường Bm =15,0m; Hè đường Bh = 2x5,0m.

- Đường tỉnh 523: Hiện tại đạt tiêu chuẩn đường cấp V, VI.

Nâng cấp đoạn thuộc địa phận xã Hà Tiến đến điểm giao với đường tỉnh 522B lên đạt tiêu chuẩn cấp III.

Bỏ đoạn từ cầu Cừ đến ngã ba Hà Tiến (giao với 522B) chuyển thành đường huyện và tuyến được thay thế đoạn tuyến mới đi về phía Nam cách giao với QL.1A phía Nam cầu tư khoảng 1km đồng thời kéo dài đến tỉnh lộ 527, chiều dài 17km; quy mô quy mô cấp III đồng bằng, 2 làn xe. Điểm đầu ngã ba Hà Tiến; điểm cuối giao với tỉnh lộ 527 tại tại xã Nga Vịnh, huyện Nga Sơn.

- Đường tỉnh 508 (Hà Tân - Cầu Báo Văn): Có chiều dài 14,0km đi qua các xã Hà Tân, Yến Sơn, Lĩnh Toại, Hà Hải. Hiện tại đạt tiêu chuẩn đường cấp VI. Nâng cấp đạt đường cấp III.

- Đường tỉnh 508B (Yến Sơn - Vĩnh Hùng huyện Vĩnh Lộc): Có chiều dài 26,2km đi qua các xã Yến Sơn, thị trấn Hà Trung, Hà Ngọc, Hà Sơn, Vĩnh An, Vình Hùng. Hiện tại đạt tiêu chuẩn đường cấp VI. Nâng cấp đạt đường cấp IV.

- Đường tỉnh 527C (TT Hà Trung - Hà Lan): Có chiều dài 6,5km đi qua các xã Hà Tân, Yến Sơn, Lĩnh Toại, Hà Hải. Hiện tại đạt tiêu chuẩn đường cấp V. Nâng cấp đạt đường cấp III.

* Đường huyện (ĐH):

Nhằm phục vụ phát triển công nghiệp dịch vụ du lịch, phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh các vùng gồm: vùng Tây Quốc lộ 1A thuộc xã Hà Long; Hà Lĩnh; Hà Sơn; Hà Đông; Hà Ngọc, đồng thời kết nối vùng phía Đông Quốc lộ 1A với thị xã Bỉm Sơn, huyện Hậu Lộc. Các tuyến đường huyện xem xét tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp đạt tối thiểu tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

TT

Mã hiệu đường

Tên tuyến đường

Địa danh

Điểm đầu

Điểm cuối

Chiều dài (km)

Cấp đường

I

Giao thông nội thị vùng phía Tây Quốc lộ 1A

1

ĐH-HT.01

Hà Bình - Hà Tân

QL1A

ĐT523

5,50

III

3

ĐH-HT.03

QL217 - Hà Đông - Hà Sơn

QL217

Hà Sơn

9,50

IV, III

4

ĐH-HT.12

Yên Dương - Hà Tiến (ĐT523 hiện trạng)

QL1A- Cầu Cừ

ĐT523

5,00

IV

5

ĐH-HT.13

Yên Dương - Hà Ngọc

Cù Chính Lan thị xã Bỉm Sơn kéo dài

ĐT522B

11,00

III

6

ĐH-HT.14

Hà Đông - Hà Sơn

QL217

ĐT522B - cầu Châu Tử

4,00

III

7

ĐH-HT.15

Hà Bắc - Thành Tâm

QL217B

ĐT523

10,70

III

8

ĐH-HT.16

Hà Long - Thành Vân

ĐT522B

QL45

5,60

III

 

Giao thông nội thị vùng phía Đông Quốc lộ 1A

1

ĐH-HT.02

Yên Dương - Hoạt Giang

QL1A

ĐT527C

8,00

III

2

ĐH-HT.04

Hà Phú - Hà Hải - Hà Châu

ĐT508

Hà Châu

5,50

IV

3

ĐH-HT.05

Hà Lai - Hà Thái - Hà Phú

Hà Lai

Hà Phú

5,00

IV

4

ĐH-HT.06

Yên Dương - Thị trấn Hà Trung

Nguyễn Đức Cảnh thị xã Bỉm Sơn kéo dài

ĐT527C

5,00

III

5

ĐH-HT.07

Yên Dương - Thị trấn Hà Trung

Phan Chu Chinh thị xã Bỉm Sơn kéo dài

QL217

6,30

II

6

ĐH-HT.08

Hà Lai - Hà Châu

ĐT527C

Hà Châu

4,00

III

7

ĐH-HT.09

Hoạt Giang - Đô thị Gũ

Lê Lợi thị xã Bỉm Sơn kéo dài

QL217

11,00

II

8

ĐH-HT.10

Hà Vinh - Đô Thị Gũ

Đường nối KCN Bỉm Sơn - đường Ven Biển - cảng Lạch Sung

Cầu Gũ

9,2

II

9

ĐH-HT.11

Hà Châu - Lĩnh Toại

Hà Châu

Lĩnh Toại

4,4

III

10

ĐH-HT.12

Thị trấn Hà Trung - Yến Sơn

QL1A

ĐT508

2,4

II

III

Giao thông khu công nghiệp

1

KCN- BS.01

Khu A KCN Bỉm Sơn - Hà Long

QL1A

ĐT522B

2,30

II

2

KCN- BS.01

Khu A KCN Bỉm Sơn - Quốc lộ 217B

Khu A KCN Bỉm Sơn

QL217B

4,10

III

* Đường đô thị

Thực hiện theo các đồ án quy hoạch chung đô thị được thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật QCVN 07-4:2016/BXD, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đáp ứng cho đô thị loại IV, cụ thể:

- Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị: 13-18%; mật độ đường giao thông (tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy ≥ 7,5m): 6,5-8 km/km2; Diện tích đất giao thông tính trên dân số: 7-9 m2/người.

- Tuyến chính được khuyến nghị thiết kế quy mô từ 4-6 làn xe có bố trí giải phân cách tối thiểu 3m, vỉa hè 4-6m.

- Tuyến giao thông cấp Khu vực, Phân khu vực khuyến nghị thiết kế quy mô từ 2-4 làn xe, vỉa hè 3-5m.

* Quy hoạch bến xe ô tô khách:

- Quy mô xây dựng bến xe áp dụng tiêu chuẩn bến xe ban hành kèm theo quyết định số 49/2012/TT-BGTVT ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Bến xe khách.

- Quy hoạch bến xe trên địa bàn huyện: 03 bến (Theo Quyết định số 3227/QĐ- UBND ngày 29/8/2017 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030), bổ sung thêm 1 bến xe; tổng bến xe trên địa bàn huyện là 4 bến; cụ thể:

Bến xe Gũ (Hà Phú). Vị trí: tại xã Lĩnh Toại, quy mô: Bến xe loại 5.

Bến xe Hà Lĩnh: Vị trí: xã Hà Lĩnh, quy mô: Bến xe loại 5.

Bến số Hà Long: Vị trí: xã Hà Long, quy mô: Bến xe loại 5.

Bến xe phía Nam QL217 kéo dài, xã Yến Sơn, quy mô: Bến xe loại 4.

b) Hệ thống đường sắt:

Các tuyến đường sắt trên địa bàn tỉnh trong tương lai được quy hoạch theo quy hoạch chung của ngành đường sắt Việt Nam theo Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/08/2015 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Đối với đường sắt xây dựng mới: Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dành quỹ đất chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1.435 milimét qua địa bàn huyện (dự kiến dài 11km).

c) Hệ thống đường thủy:

Quy hoạch mạng lưới đường thủy nội địa (ĐTNĐ):

Cập nhật Quy hoạch hệ thống đường thủy nội địa trên địa bàn huyện Hà Trung phù hợp với định hướng trong đề án phát triển giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4804/QĐ-UBND ngày 03/12/2018, cụ thể như sau:

- Mạng lưới đường thủy nội địa:

Sông Lèn: Định hướng đến năm 2030, tuyến sông Lèn chia làm 2 gồm: Đoạn 1 từ Ngã ba Chế Thôn đến Cầu Đò Lèn đạt quy mô cấp 1 - ĐTNĐ, cho tàu tải trọng 1.000T ra vào; Đoạn 2 từ Cầu Đò Lèn đến Ngã ba Bông đạt quy mô cấp 3 - ĐTNĐ.

Kênh Nga: Xây mới nâng cao tĩnh không và khẩu độ thông thuyền các cầu trên kênh Nga, đảm bảo giai đoạn 2025-2030 đạt quy mô cấp 3-ĐTNĐ đoạn từ ngã ba Chế Thôn đến xã Hà Thanh.

- Hệ thống các bến đường thủy nội địa đến năm 2030:

Bến Báo Văn (Kênh Nga), vị trí xã Hà Hải và xã Nga Phượng (Nga Sơn) Công suất 150.000 tấn/năm.

Bến Châu Lộc (sông Lèn) vị trí xã Hà Sơn và Châu Lộc (Hậu Lộc) công suất: 50.000 tấn/năm.

Bến Gũ (sông Lèn) vị trí xã Lĩnh Toại, công suất: 50.000 tấn/năm.

6.2. Định hướng phát triển chuẩn bị kỹ thuật

a) Định hướng cao độ nền

* Đối với khu vực đô thị xây dựng mới:

Cao độ xây dựng khống chế cho các khu vực xây dựng mới xác định theo QCXDVN 01:2019;

- Tại khu vực đồi phía Đông của huyện thuộc xã Hà Vinh; Hoạt Giang; Hà Châu; Hà Thái; Hà Hải; Lĩnh Toại cao độ Hmnmax xác địch theo mực nước sông Tam Điệp và sông Hoạt Hmnmax 4,48m, từ đó xác định cao độ xây dựng tối thiểu tại đây Hxd ≥ 4,78m.

- Khu vực đô thị Hà Lĩnh cao độ xây dựng xác định dựa trên mực nước max tại sông Bồng Khê Hmnmax = 4,54m, từ đó xác định cao độ xây dựng tối thiểu với đất dân dụng Hxd ≥ 4,84m; với đất công nghiệp Hxd ≥ 5,14m.

- Khu vực đô thị Hà Long cao độ xây dựng xác định dựa trên mực nước max tại sông Long Khê Hmnmax = 4,20m từ đó xác định cao độ xây dựng tối thiểu với đất dân dụng Hxd ≥ 4,50m; với đất công nghiệp Hxd≥ 4,80m.

- Khu vực đô thị Cừ và thị trấn Hà Trung cao độ xây dựng xác định dựa trên mực nước max tại hạ lưu sông Hoạt (cầu Cừ) Hmnmax = 3,91m, từ đó xác định cao độ xây dựng tối thiểu với đất dân dụng Hxd ≥ 4,21m; với đất công nghiệp Hxd ≥ 4,51m.

* Đối với khu vực làng xóm hiện trạng:

Khu vực làng xóm cao độ nền đã ổn định, khó khăn trong việc nâng cao thêm nền; do đó sẽ giữ nguyên nền xây dựng hiện trạng và cần bổ sung thêm các tuyến cống thoát nước với độ sâu cống phù hợp tránh hiện tượng úng ngập xảy ra.

b) Định hướng thoát nước mặt:

Dựa vào địa hình, các trục tiêu và hướng tiêu nước chia huyện Hà Trung thành 3 tiểu lưu vực chính:

- Lưu vực 1: Đô thị Hà Lĩnh và phần phía Tây xã Hà Sơn tiêu tự chảy ra sông Mã qua kênh tiêu Đa Bút và Khe Bông.

- Lưu vực 2: phía nằm giữa sông Lèn, sông Hoạt và kênh Nga (sông Báo Văn) chủ yếu là tiêu động lực ra sông Lèn và sông Càn bao gồm diện tích các xã: Hà Long; Hà Giang; Hà Tiến; Hà Bắc; Hà Tân; một phần Hà Lĩnh; Hà Đông; Hà Ngọc; Yên Dương; Hoạt Giang; Hà Bình; Hà Lai; Hà Thái; Hà Châu; Hà Hải;Yến Sơn; Lĩnh Toại và thị trấn Hà Trung.

- Lưu vực 3: phía Đông Bắc huyện tiêu tự chảy ra sông Tam Điệp bao gồm diện tích xã Hà Vinh.

c) Giải pháp chi tiết cho các vùng như sau:

- Vùng 1: Đa Bút - Hón Bông:

Xây dựng các kênh cách ly lũ núi ra thẳng sông Mã, sông Lèn.

Nạo vét trục Hón Bông, kênh Bồng Thôn và các kênh tiêu nhánh.

Mở rộng khẩu độ thoát lũ 2 cống chính là cống Bông và cống Bồng Thôn.

Xây dựng 2 trạm bơm tiêu gồm Trạm bơm Hà Sơn đặt tại cống Bông tiêu cho 1400 ha đất sản xuất hạ lưu đập Vĩnh Thịnh gồm xã Vĩnh Thịnh, Hà Sơn, Hà Lĩnh. Trạm bơm Bồng Thôn đặt tại thượng lưu cống Bồng Thôn tiêu cho 1.265 ha khu vực thượng lưu đập Vĩnh Thịnh gồm xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Minh, Vĩnh Tân và Vĩnh Hùng.

Nâng cấp trạm bơm Chí Phúc đảm bảo tiêu cho 100ha vùng đồng bằng xã Hà Sơn. Làm lại mới cống Chí Phúc tiêu cho 400ha.

- Vùng 2: Vùng nằm giữa sông Hoạt, sông Lèn và sông Báo Văn

Nạo vét lòng dẫn các trục tiêu chính như sông Hoạt, sông Tống, sông Càn, kênh Chiếu Bạch và kênh tiêu nội đồng. Tôn cao các tuyến đê sông Hoạt đảm bảo chống được lũ 5%. Nâng cấp, xây mới các trạm bơm tiêu động lực với hệ số tiêu mới. Nâng cấp trạm bơm Hà Ngọc để giải quyết tiêu thoát tốt cho 800ha khu vực đồng trùng xã Hà Đông, Hà Ngọc và thị trấn Hà Trung.

Khu tiêu Cầu Lèn: Nâng cấp trạm bơm Hà Ngọc, nâng cấp cống qua đê.

Khu tiêu ra dòng chính sông Hoạt: Nạo vét các trục tiêu chính gồm sông Hoạt từ Hòa Thuận đến Tứ Thôn, kênh Chiếu Bạch từ Cống Phủ đến Cầu Cừ. Xây mới trạm bơm tiêu Hà Yên 1 thay thế trạm bơm cũ; xây mới trạm bơm Đông Trung; trạm bơm Hà Bắc 2; nâng cấp trạm bơm Hà Yên 2.

Khu tiêu Lĩnh Toại, Hà Hải, Hà Thái và một phần Hà Châu, Hà Lai: Nạo vét các trục tiêu chính (Thái Hải, Kênh Đông Quang) xây mới Trạm bơm Hà Hải, Chế Thôn.

- Vùng 3: Vùng Tả sông Hoạt, kênh Tam Điệp

Nạo vét các trục tiêu dẫn lũ: Nạo vét, lên đê kênh Tam Điệp dài 5,7km; Nạo vét sông Hoạt đoạn từ Tứ Thôn đến Âu Mỹ Quan Trang dài 7,6km đảm bảo tiêu thoát lũ 5%; Nạo vét sông Tống dài 7,9km từ xã Hà Lan và đổ ra sông Hoạt tại cống Triết Giang và nạo vét các trục tiêu nội đồng.

Hoàn thiện hệ thống tiêu động lực: Nâng cấp các trạm bơm tưới tiêu kết hợp gồm: Đoài Thôn, Tam Đa, Phú Dương, Thanh Nội, Đồng Kiện, Vân Điền, Đa Vẹt, Vân Yên.

Xây mới trạm bơm Triết Giang (như phương án tưới) có nhiệm vụ tiêu hỗ trợ cho 3 trạm bơm Đoài Thôn, Tam Đa và Phú Dương; Xây mới trạm bơm Đông Thôn (như phương án tưới) đảm nhận tiêu cho 432 ha thuộc xã Hà Dương và Hà Vân.

- Nâng cấp, sửa chữa các cống dưới đê bị hư hỏng nặng không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ gồm: Cống điều tiết T3, cống Triết Giang, Hói Lở, Đầu Cống, Vân Điền và các cống trạm bơm Tam Đa, Phú Dương, Đoài Thôn.

6.3. Định hướng cung cấp năng lượng, viễn thông

6.3.1. Cung cấp năng lượng

a) Tổng nhu cầu dùng điện:

- Đợt đầu (đến năm 2030): 168.038 KW tương đương 198.000 KVA.

- Dài hạn (đến năm 2045): 182.839 KW tương đương 215.000 KVA.

b) Định hướng cấp điện:

* Nguồn điện: Cập nhật theo quy hoạch ngành điện lực tỉnh Thanh Hóa (đã được phê duyệt theo QĐ 1477/QĐ-BCT ngày 26/4/2017 và Quy hoạch chi tiết điện trung và hạ áp sau các trạm 110kV đã được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt tại QĐ số 2185/QĐ-BCT ngày 11/6/2018).

- Hiện tại, huyện Hà Trung được cấp điện từ trạm 110KV Hà Trung (25 40MVA). Đến năm 2025 nâng cấp công suất trạm 110KVA lên (2x40)MVA110/35/22kV cấp điện cho huyện thông qua 8 lộ 35kV (371; 372; 373; 374; 375; 376; 377; 378) và 4 lộ 22kV (476; 471; 472; 473). Đến năm 2035 xây dựng mới trạm 110KVA Hà Trung 2 công suất 63MVA-110/35/22kV.

* Lưới điện trung thế:

- Khu vực các xã nông thôn và các khu công nghiệp sử dụng đường dây nổi. các tuyến đường dây 35KV và 22KV hiện có vẫn được giữ nguyên.

- Tuyến đường dây đi nổi sẽ sử dụng dây dẫn lõi nhôm, bọc cách điện AAAC, tiết diện trục chính từ 95-185mm2. Cáp ngầm 22KV sử dụng loại cáp ngầm chống thấm dọc bọc cách điện XLPE, tiết diện cáp trục là 240mm2.

- Lưới điện 22 KV có kết cấu mạch vòng bình thường vận hành hở với dự phòng 100%. Lưới điện 35KV khu vực nông thôn có kết cấu hình tia.

* Lưới điện hạ thế 0,4KV:

- Lưới điện hạ thế cấp cho các khu trung tâm, khu công cộng, khu vực đô thị xây dựng mới, khu du lịch sử dụng cáp ngầm bọc cách điện XLPE tiết diện đường dây trục chính không được nhỏ hơn 120mm2.

- Lưới điện hạ thế các khu vực dân cư, khu vực nông thôn sử dụng dây cáp vặn xoắn có tiết diện từ 70mm2 đến 120mm2.

* Lưới điện chiếu sáng:

- Lưới điện chiếu sáng trong các khu dân cư được bố trí đi cùng cột với lưới điện hạ thế, sử dụng dây cáp vặn xoắn tiết diện từ 6 - 10mm2, đường giao thông chính, khu vực trung tâm, khu du lịch, công viên công cộng dùng cáp ngầm sử dụng cáp ngầm XLPE tiết diện từ 10 - 25mm2. Lưới điện chiếu sáng phải đảm bảo mỹ quan đô thị và phải đảm bảo theo tiêu chuẩn 259-2001-TCXD và 333 - 2005- TCXD của Bộ Xây dựng.

- Tất cả hệ thống đèn chiếu sáng trong khu vực trung tâm thị trấn được phân thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được đóng cắt điện bởi tủ điện tự động đóng cắt các đèn theo chế độ thời gian đặt sẵn nhằm tiết kiệm điện năng.

- Đèn chiếu sáng khu vực trung tâm thị trấn sử dụng các mẫu mã đẹp hiện đại. Khu vực công viên, quảng trường, các công trình lớn nên sử dụng đèn có mầu sắc đa dạng, phong phú để làm tôn thêm giá trị công trình, cảnh quan khu vực.

6.3.1. Cung cấp hạ tầng viễn thông:

- Mạng hạ tầng viễn thông khu vực nghiên cứu trong giai đoạn tới sẽ được tổ chức thành các hệ thống riêng trên cơ sở hệ thống hiện có. Đảm nhiệm chức năng thoại, truyền hình, truyền số liệu và truy nhập Internet, và mạng truyền thanh/hình.

- Phát triển chủ yếu theo công nghệ “mạng thế hệ tiếp theo” (Next Generation Networks - NGN - được hỗ trợ bởi 3 mạng lưới: mạng thoại PSTN, mạng không dây và mạng số liệu Internet) và công nghệ kết nối vô tuyến băng thông rộng không dây Wimax (Worldwide Interoperability for Microwave Access) với tốc độ truyền dữ liệu cao, có thể lên tới 100 Mbps, khu vực phủ sóng rộng, khả năng bảo mật cao.

6.4. Định hướng cấp nước

a) Nhu cầu cấp nước:

Đến năm 2030: khoảng 21.000 m3/ngđ;

Đến năm 2045: khoảng 34.000 m3/ngđ.

b) Nguồn nước cấp & công trình đầu mối:

- Nguồn nước: Hệ thống sông Lèn là nguồn nước mặt chính được sử dụng cấp nước sinh hoạt và sản xuất công nghiệp cho các đô thị huyện Hà Trung cùng với nguồn nước ngầm (hiện nguồn nước ở Hà Trung phong phú, và chưa bị ô nhiễm).

- Nâng cấp công suất nhà máy nước thị trấn lên 20.000 m3/ng.đ (đến năm 2030) nâng cấp công suất lên 34.000 m3/ng.đ (đến năm 2045), cung cấp cho thị trấn Hà Trung, đô thị Hà Lĩnh, đô thị Gũ, đô thị Cừ và các xã lân cận.

- Xây dựng mới nhà máy nước Hà Long công suất: 5.000 m3/ng.đ cung cấp cho Đô thị Hà Long và các xã phía Tây Quốc lộ 1A (Hà giang, Hà Tiến, Hà Tân).

6.5. Định hướng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

6.5.1. Thu gom và xử lý nước thải (XLNT).

- Tổng lượng nước thải toàn huyện phát sinh (làm tròn) khoảng: 15.600 m3/ngđ (giai đoạn năm 2030) và 25.000 m3/ngđ (giai đoạn năm 2045); trong đó:

Tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị thu gom xử lý tập trung khoảng: 10.500m3/ngđ (giai đoạn năm 2030) và 17.500m3/ngđ (giai đoạn năm 2045).

Tổng lượng nước thải khu vực nông thôn khoảng: 3.000 m3/ngđ (giai đoạn năm 2030) và 5.400 m3/ngđ (giai đoạn năm 2045).

Tổng lượng nước thải công nghiệp thu gom xử lý tập trung khoảng: 2.100 m3/ngđ (giai đoạn năm 2030) và 2.100 m3/ngđ (giai đoạn năm 2045).

* Phương án quy hoạch xử lý nước thải:

- Nước thải đô thị: Để đảm bảo vệ sinh môi trường, khu vực đô thị sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Định hướng xây dựng các trạm XLNT tập trung cho khu vực đô thị mới theo quy hoạch thoát nước đô thị vùng tỉnh Thanh Hóa. Căn cứ vào dự báo nhu cầu xử lý nước thải tập trung khu vực nội thị với tổng lượng nước thải phát sinh khoảng 10.500 m3/ngđ (2030) và 17.500 m3/ngđ (2045) xây dựng 05 trạm XLNT cho khu vực đô thị, cụ thể:

Giai đoạn 2030: Xây dựng mới 05 trạm XLNT tập trung tại thị trấn Hà Trung, công suất 3.800 m3/ngđ, diện tích 3,2ha; tại đô thị Hà Long công suất 1.800 m3/ngđ, diện tích khoảng 2 ha; tại đô thị Hà Lĩnh công suất 1.300 m3/ngđ, diện tích khoảng 2 ha; tại đô thị Gũ công suất 1.800 m3/ngđ, diện tích 2 ha; tại đô thị Cừ công suất 1.800 m3/ngđ, diện tích khoảng 2 ha;

Giai đoạn 2045: Nâng cấp 03 trạm XLNT tại thị trấn Hà Trung, công suất 6.000 m3/ngđ; tại đô thị Gũ lên công suất 2.000 m3/ngđ; tại đô thị Cừ lên công suất 2.700 m3/ngđ và xây dựng mới 01 trạm XLNT tập trung tại đô thị Ngọc Âu suất 1.500 m3/ngđ diện tích khoảng 2 ha.

- Nước thải nông thôn: Khu vực nông thôn sử dụng hệ thống thoát nước chung. Tái sử dụng nước thải sau xử lý để phục vụ nông nghiệp. 100% các hộ gia đình phải sử dụng xí hợp vệ sinh, khuyến khích sử dụng bể tự hoại hợp quy cách.

- Nước thải công nghiệp: Khu công nghiệp tập trung, nước thải cần được làm sạch theo hai bước:

XLNT cục bộ trong nhà máy để làm sạch nước thải tới giới hạn C theo QCVN 40-2011/BTNMT.

Làm sạch lần 2 tại trạm XLNT tập trung của khu công nghiệp đạt tới giới hạn B theo QCVN 40-2011/BTNMT trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

- Nước thải y tế: Nước thải y tế phải được thu gom và xử lý riêng trong bệnh viện đạt QCVN 28/2010/BTNMT trước khi thoát ra hệ thống thu gom chung.

6.5.2. Thu gom và quản lý chất thải rắn:

Tổng lượng thải phát sinh đến 2030 khoảng 352 tấn/ngđ. Trong đó, lượng thải sinh hoạt khoảng 157 tấn/ngđ, lượng thải công nghiệp khoảng 195 tấn/ngđ.

Tổng lượng thải phát sinh đến 2045 khoảng 398 tấn/ngđ. Trong đó, lượng thải sinh hoạt khoảng 203 tấn/ngđ, lượng thải công nghiệp khoảng 195 tấn/ngđ.

* Định hướng xử lý chất thải rắn (CTR):

- Khu xử lý CTR cấp vùng liên huyện: Khu liên hiệp xử lý CTR tổng hợp tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, quy mô 500 -1.000 tấn/ngày, diện tích 11ha, xử lý CTR sinh hoạt, công nghiệp.

- Khu xử lý tại xã Hà Đông, huyện Hà Trung: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường, xây dựng, bùn thải phát sinh từ các hộ gia đình trên, từ các KCN, CCN, Làng nghề trên địa bàn huyện Hà Trung; quy mô 60 -100 tấn/ngày, diện tích khoảng 3 ha.

- Phương án quy hoạch cơ sở xử lý: Các khu xử lý quy mô nhỏ trên địa bàn huyện sẽ chuyển thành các trạm trung chuyển CTR, quy mô mỗi trạm khoảng 500 m2. CTR được thu gom tập trung đưa về xử lý tại khu xử lý CTR chung của Tỉnh tại phường Đông Sơn, xã Bỉm Sơn.

- Về tầm nhìn dài hạn, với quy mô phát triển công nghiệp và tốc độ đô thị hóa cao như hiện nay, khu xử lý CTR sẽ bị lấp đầy và không còn khả năng dung nạp. Cần có giải pháp nâng cấp mở rộng khu xử lý CTR cấp tỉnh, ngoài ra có thể liên kết với các tỉnh xung quanh để bố trí các cơ sở xử lý mới, đáp ứng được xu thế chung.

* Phương án thu gom CTR:

CTR đô thị: Chất thải rắn đô thị được phân loại tại nguồn và thu gom tập trung và đưa về khu xử lý rác theo quy hoạch.

CTR nông thôn: Chất thải rắn nông thôn cần phân loại tại nguồn. Ưu tiên xử lý tại chỗ, sử dụng mô hình ủ phân tại chỗ, biogas, sản xuất khép kín VAC... tận dụng chất thải phục vụ sản xuất nông nghiệp, năng lượng cho nhu cầu sinh hoạt. Phần chất thải còn dư không xử lý cần tập trung chuyển về trạm trung chuyển CTR theo quy hoạch.

6.5.3. Nghĩa trang

- Khu vực đô thị: Khoanh vùng, trồng cây xanh cách ly, đóng cửa các nghĩa trang nhỏ lẻ nằm trong ranh giới phát triển xây dựng đô thị. Từng bước di chuyển về nghĩa trang tập trung của đô thị, bố trí cây xanh xung quanh nghĩa trang, đảm bảo khoảng cách an toàn VSMT. Vị trí quy mô cụ thể cho từng nghĩa trang cấp đô thị sẽ được xác định cụ thể trong đồ án quy hoạch chung đô thị.

- Khu vực nông thôn: Người dân tiếp tục dùng nghĩa trang cấp xã, bố trí 1-2 nghĩa trang/1 xã. Vị trí và quy mô cụ thể cho từng nghĩa trang cấp xã sẽ được xác định cụ thể trong đồ án quy hoạch nông thôn mới từng xã.

7. Định hướng bảo vệ môi trường

a) Giải pháp bảo vệ môi trường đất

- Phát triển và mở rộng các đô thị trong vùng gồm các đô thị: thị trấn Hà Trung; đô thị Hà Long; đô thị Hà Lĩnh; đô thị Gũ; đô thị Cừ… cần chú ý các tác động rủi ro môi trường.

- Đối với các khu công nghiệp trong vùng: cần tính toàn kỹ các giải pháp thoát nước cho mỗi khu và xây dựng hệ thống thoát riêng đối với nước thải và nước mưa.

- Dân cư vùng miền núi và vùng gò đồi, cần hướng dẫn nhân dân áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp với từng loại cây trồng, sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, trong sản xuất nông, lâm nghiệp, giảm tối đa sự ô nhiễm gây ra với môi trường đất và nước.

- Đẩy mạnh phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất gắn với phát triển du lịch sinh thái.

b) Giải pháp bảo vệ môi trường không khí, tiếng ồn

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp trong vùng có thể gây ô nhiễm bụi cao như: KCN Hà Long; các cụm công nghiệp theo quy hoạch… cần phải có các giải pháp kỹ thuật như: lắp đặt hệ thống thông gió tại các khu vực sản xuất, hạn chế ảnh hưởng độc hại của các chất ô nhiễm trong không khí tới sức khoẻ người lao động. Đầu tư các trang thiết bị xử lý ô nhiễm ngay khi các doanh nghiệp đi vào hoạt động.

- Tại các khu tập trung dân cư (các khu chợ, các cụm công nghiệp khai thác đá nhỏ…) nên bố trí trồng cây xanh bên đường tại các nút giao thông có mật độ phương tiện cao, trồng cây xanh quanh khu vực các cụm công nghiệp gây ô nhiễm bụi, các cảng hàng không nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi và tiếng ồn.

c) Giải pháp bảo vệ môi trường nước

* Đối với nguồn nước mặt:

- Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải riêng cho mỗi đô thị, khu, cụm công nghiệp, nhằm hạn chế sự xâm nhập các nguồn nước ô nhiễm vào nguồn nước mặt.

- Nạo vét hệ thống sông Hoạt, sông Tống hiện đang bị lấn chiếm cũng như phù sa lắng tụ, làm dòng nước bị tắc nghẽn, trở nên cạn ở nhiều nơi.

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi liên kết liên hoàn từ vùng phát triển trồng trọt hay trồng rừng để tạo môi trường sinh thái.

- Định hướng sử dụng nước mưa nhằm ứng phó suy giảm tài nguyên nước.

* Đối với nước thải:

- Nước thải công nghiệp: Từng bước áp dụng các công nghệ phù hợp với mỗi ngành công nghiệp, mỗi ngành công nghiệp đều có hệ thống xử lý riêng và chất lượng nước sau khi xử lý phải đạt TCVN 5945-2005, loại C, sau khi xử lý tại mỗi cơ sở sản xuất, nước thải được thu gom vào hệ thống xử lý tập trung cho toàn khu, trước khi thải ra các hồ sinh học nước thải phải đạt được TCVN 5945-2005, loại B.

- Nước thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư: được thu gom tập trung và xử lý cục bộ tại ngay những nơi phát thải (thông thường bằng bể tự hoại 2 - 3 ngăn), bằng hệ thống đường ống thu gom nước thải tại mỗi đô thị.

- Nước thải khu vực nông thôn: khuyến khích các hộ dân sử dụng hố xí tự hoại và hố xí hợp vệ sinh tại khu vực dân cư nông thôn.

d) Giải pháp bảo vệ hệ sinh thái:

Bảo vệ hệ thực vật tự nhiên trên cạn đặc biệt khu vực rừng sến Tam Quy và các khu vực rừng trồng do lâm trường Hà Trung quản lý, hệ động vật tự nhiên trên cạn.

Các đô thị: Cần xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm giảm áp lực lên môi trường sống (giảm thiểu tối đa lượng chất thải trong các đô thị bằng các biện pháp tái chế, tái sử dụng lại chất thải).

8. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư

a) Nhóm dự án về lập quy hoạch:

- Lập mở rộng điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng 3 đô thị (thị trấn, ĐT. Hà Long, ĐT. Hà Lĩnh).

- Lập quy hoạch chung đô thị mới (ĐT. Cừ, ĐT. Gũ) và Quy hoạch chung xây dựng 9 xã.

- Lập quy hoạch chi tiết 6 Cụm Công nghiệp: CCN Hà Long I & II; CCN Hà Lĩnh II, CCN Hà Phong II; CC Yến Sơn; CCN Hà Vinh.

- Lập QHCT và dự án đầu tư Khu công nghiệp Hà Long giai đoạn đầu 550 ha và dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; Khu nông nghiệp CNC ở Hà Long.

- Lập QHCT khu Trung tâm HC-CT, quảng trưởng mới thị trấn mở rộng.

b) Nhóm dự án về công trình hạ tầng xã hội:

- Các dự án đầu tư gắn với các chương trình xây dựng Nông thôn mới, an sinh xã hội, đô thị: Trung tâm HC-CT, trường học, Nhà văn hóa, Công viên - TDTT,…

- Nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Đa khoa huyện.

- Trùng tu, tôn tạo các di tích trọng điểm đã được xếp hạng cấp tỉnh, quốc gia.

c) Nhóm dự án hạ tầng kỹ thuật:

* Hạ tầng giao thông:

- Các tuyến Quốc lộ: QL.217B tránh Gia Miêu Trang (3,5km); QL.217B kéo dài đi đường bộ ven biển (4,6km); QL.217 kéo dài đến ĐT.518 đi Cảng Lạch Sung (4,0 km).

- Các tuyến đường Tỉnh: Tuyến ĐT.523 cải dịch (11 km); Tuyến ĐT.522B kéo dài từ QL.217 đi Hà Sơn (4,0 km).

- Các tuyến đường Huyện: ĐH-HT.13 đi dọc phía Tây đường sắt (7,6 km); Tuyến từ nút giao cao tốc Hà Long đi KCN Hà Long (9,0 km); Tuyến ĐH-HT.10 (từ NMXM Long Sơn đi Gũ, đi Hậu Lộc, 12,0 km); Tuyến nối Bỉm Sơn (đ. Nguyễn Đức Cảnh kéo dài) - Hà Trung (6,0 km); Tuyến ĐT-HT.12 (trục chính đô thị, 2,5 km)…

* Hạ tầng cấp điện, cấp nước: Nhà máy nước sạch Hà Long (5.000 m3/ngđ); nâng cấp nhà máy nước sạch thị trấn lên 20.000 m3/ngđ;

* Hạ tầng Đê điều, thủy lợi:

- Nạo vét sông Hoạt và các kênh tiêu, xây dựng mới 7 trạm bơm tiêu (các Trạm: Hà Sơn, Bồng Thôn, Hà Yên 1, Đông Trung, Hà Bắc 2, Báo Văn, Hà Hải).

- Nâng cấp 5 trạm bơm, công tiêu hiện có (Trạm Hà Sơn, Chi Phúc, Hà Ngọc, Chế Thôn, Cống Phủ).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. UBND huyện Hà Trung có trách nhiệm:

- Phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh hồ sơ để xuất bản, đóng dấu, lưu trữ theo quy định.

- Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch được duyệt trong thời gian 15 kể từ ngày quy hoạch được phê duyệt.

- Tổ chức bàn giao hồ sơ, tài liệu quy hoạch cho địa phương, các đơn vị liên quan làm cơ sở để quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

- Tổ chức, chỉ đạo chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ, thực hiện đầu tư quỹ đất theo quy hoạch được duyệt.

- Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước bằng các cơ chế chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Sở Xây dựng và các ngành chức năng liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý thực hiện theo quy hoạch và các quy định hiện hành của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch UBND huyện Hà Trung; Viện trưởng Viện Quy hoạch - Kiến trúc Thanh Hóa và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đỗ Minh Tuấn

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 356/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045

  • Số hiệu: 356/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/01/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Đỗ Minh Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/01/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản