Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3540/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 1996 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 21/06/1994.
Căn cứ Nghị định 91/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị.
Căn cứ thông tư số 24BXD/KTQH ngày 16/12/1994, thông tư số 25BXD/KTQH ngày 22/08/1995 và thông tư 05BXD/KTQH ngày 18/09/1996 của Bộ xây dựng.
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Xây dựng Nghệ An.
QUYẾT ĐỊNH:
| UBND TỈNH NGHỆ AN |
QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành theo Quyết định số 3540/QĐUB ngày 27/09/1996 của UBND tỉnh Nghệ An)
2. Quy định này cụ thể hoá một số nội dung trong "Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị" ban hành kèm theo Nghị định 91/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ, để phù hợp với công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
UBND tỉnh thực hiện quyền quản lý Nhà nước về quy hoạch đo thị trên đại bàn toàn tỉnh.
Sở xây dựng là cơ quan chuyên môn có Trách nhiệm với các sở quản lý chuyên ngành, UBND thành phố, thị xã, huyện tổ chức quản lý quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, môi trường đô thị, và công trình hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch được duyệt; Thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm về quản lý quy hoạch đô thị theo thẩm quyền để phát triển đô thị phù hợp với mục tiêu KTXH của tỉnh và chiến lược phát triển đô thị của cả nước.
LẬP VÀ XÉT DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
2. Trong quá trình thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị cần được xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát triển của đô thị, nhưng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Đồ án quy hoạch chung được điều chỉnh theo định kỳ 5 năm 1 lần, khi cần thiết có thể sớm hơn.
Đồ án quy hoạch chi tiết được điều chỉnh bổ sung khi cần thiết.
Điều 4: Thẩm quyền lập và xét duyệt đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.
1. Quy hoạch chung đô thị.
a. Quy hoạch chung thành phố Vinh:
- Việc tổ chức lập, thẩm tra thực hiện theo quy định tại điều 10 "điều quản lý quy hoạch đô thị" ban hành kèm theo Nghị định 91/CP.
- UBND thành phố chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng làm các thủ tục thông qua Hội nhân dân thành phố theo quy định tại điều 3 của bản quy định này.
- Sở xây dựng chủ trì phối hợp với UBND thành phố, các ngành và cơ quan liên quan chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục quy định về UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phe duyệt.
b. Quy hoạch chung thị xã Cửa Lò, các thị trấn huyện lỵ, thị tứ:
- Đồ án quy hoạch chung do Sở Xây dựng tổ chức lập, thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định với UBNd tỉnh.
UBND thị xã, huyện, thị trấn chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng làm các thủ tục để thông qua HĐND thị xã, thị trấn, xã có thị tứ theo quy định tại điều 3 của bản quy định này; trình UBND tỉnh phê duyệt đồ án và ban hành "Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án quy haọch" riêng thị xã Cửa Lò trước khi trình duyệt phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2. Quy hoạch chi tiết.
a. Quy hoạch chi tiết các khu vực nội thành, nội thị của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Trung tâm các thị trấn, huyện lỵ do Sở Xây dựng tổ chức lập, thẩm tra và báo cáo UBND tỉnh. UBND thành phố, thị xã, huyện chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng để làm thủ tục trình UBND tỉnh phê duyệt đồ án và ban hành "Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch". Riêng đối với đồ án quy hoạch chi tiết Trung tâm và dọc hai bên đường quốc lộ tại thành phố Vinh, quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp. Trước khi trình duyệt phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
b. Quy hoạch chi tiết các khu vực còn lại của thành phố, thị xã, thị trấn và quy hoạch chi tiết thị tứ do UBND thành phố, thị xã, huyện tổ chức lập, trình UBND tỉnh phê duyệt đồ án và ban hành điều lệ quản lý xây dựng sau khi đã được Sở xây dựng kiểm tra.
c. Quy hoạch bằng định vị công trình sử dụng vào mục đích chuyên dùng.
- Đối với công trình xây dựng trong khu đất đang xin phép sử dụng thì chủ đầu tư tổ chức lập quy hoạch, thiết kế mặt bằng định vị, Sở xây dựng thẩm tra, trình duyệt theo quy định tại Quyết định số 670/QĐ-UB ngày 29/03/1995 của UBND tỉnh.
- Đối với công trình xây dựng trong khu đất đang sử dụng hợp pháp chủ đầu tư lập quy hoạch - thiết kế mặt bằng định vị trình giám đốc Sở xây dựng phê duyệt.
- Quy hoạch chi tiết khu dân cư thực hiện theo Quyết định số 626/QĐUB ngày 21/03/1995 của UBND tỉnh. Đối với các khu dân cư xây dựng theo các dự án đầu tư thì chủ dự án thực hiện theo nội dung, quy định của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Khi cần thiết Chủ tịch UBND tỉnh có thể đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoặc ủy quyền Giám đốc Sở Xây dựng phê duyệt một số đề án quy hoạch xây dựng đô thị.
Điều 5: Thủ tục, trình tự thẩm tra, phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.
1. Hồ sơ xin thẩm tra, phê duyệt đò án quy hoạch xây dựng đô thị nộp tại Sở Xây dựng.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Sở Xây dựng phải thông báo cho đương sự biết về yêu cầu và hoàn chỉnh hồ sơ (nếu có).
Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sư không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.
2. Sở Xây dựng lấy ý kiến thẩm vấn của các ngành có liên quan, đồng thời gửi hồ sơ cho các phản biện; tổ chức Hội nghị thẩm tra có sự tham gia của Hội đồng tư vấn kiến trúc quy hoạch tỉnh, đại diện các ngành có liên quan, UBND thành phố, thị xã, huyện, thị trấn, phường, xã nơi có đồ án quy hoạch xây dựng đô thị.
Đối với những đồ án phải lấy ngay ý kiến của Bộ xây dựng thì Sở xây dựng gửi hồ sơ quy hoạch đã thẩm tra cho vụ quản lý kiến trúc quy hoạch Bộ xây dựng để lấy ý kiến thỏa thuận.
3. Sở xây dựng hướng dẫn các cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của Chủ tịch hội đồng thẩm tra; Đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng đô thị và ban hành "Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch".
4. Hồ sơ, nội dung xin thẩm tra và phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng đô thị được quy định tại thông tư 25BXD/KTQH ngày-0 22/08/1995 của Bộ Xây dựng.
5. Thời gian thẩm tra tại Sở Xây dựng không quá 25 ngày; tại cơ quan phê duyệt không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Điều 6: Lưu trữ và sử dụng đồ án quy hoạch xây dựng đô thị được duyệt.
Hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng đô thị được lưu lại UBND tỉnh 01 bộ, tại Sở Xây dựng 01 bộ, tại UBND thành phố, thị xã, huyện 01 bộ. Việc quản lý và sử dụng hồ sơ đồ án quy hoạch thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ.
QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH TRONG ĐÔ THỊ
Điều 7: Lựa chọn điểm xây dựng và cấp chứng chỉ quy hoạch.
1. Quyết định lựa chọn địa điểm của UBND tỉnh và chứng chỉ quy hoạch của Sở xây dựng cấp là cơ sở để lập, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định đồ án thiết kế xây dựng.
2. Sở xây dựng và các ngành liên quan có Trách nhiệm hướng dẫn chủ đầu tư làm thủ tục, lựa chọn địa điểm để UBND tỉnh Quyết định.
UBND thành phố, thị xã, huyện có Trách nhiệm tạo điều kiện để chủ đầu tư thực hiện Quyết định của UBND tỉnh.
3. Các trường hợp sau đây được miễn cấp chứng chỉ quy hoạch.
- Công trình xây dựng tại các thị trấn, huyện lỵ.
- Công trình xây dựng tại các khu công nghiệp và khu cải tạo hoặc xây dựng mới tập trung theo dự án đã được cấp chứng chỉ quy hoạch chung cho toàn khu đất.
- Công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết được duyệt.
- Nhà ở riêng lẻ nằm trong các khu vực đã được duyệt để xây dựng nhà ở.
- Các công trình được miễn giấy phép xây dựng.
Trường hợp chủ đầu tư vẫn có yêu cầu về thông tin quy hoạch thì làm đơn đề nghị Sở Xây dựng cung cấp chưngs chỉ quy hoạch.
Điều 8: Giấy phép xây dựng công trình.
1.Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo sửa chữa cơi nới, thay đổi chức năng hoặc mục đích sử dụng trong đô thị đều phải xin phép xây dựng, trừ các trường hợp sau đây được miễn giấy phép xây dựng.
a. Công trình thuộc dự án nhóm A đã được Thủ tướng chính phủ Quyết định đầu tư và cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật, nhưng trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải gửi một bộ hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đến UBND tỉnh để kiểm tra theo dõi và lưu trữ.
b. Các trường hợp sửa chữa nhỏ không làm ảnh hưởng đến kết cấu công trình các nhà lân cận và bộ mặt đường phố quy định tại điều 18 điều lệ quản lý quy hoạch đô thị.
2. Giấy phép xây dựng là cơ sở pháp lý để chủ đầu tư tiến hành xây dựng công trình, để các tổ chức quản lý vốn cấp phát, cho vay và thanh quyết toán theo quy định của Nhà nước, để quản lý quy hoạch đô thị và đăng ký cấp giấy chứng nhận sở hữu công trình.
3. Tuỳ mức độ phức tạp của công trình, mức vốn đầu tư hoặc vị trí xây dựng trong đô thị, chủ đầu tư lập hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng đến cơ sở xây dựng hoặc UBND thành phố, thị xã, huyện.
Điều 9: Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
1. Chủ tịch UBND thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò.
a. Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân từ 3 tầng trở xuống; công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng hoặc có diện tích sàn dưới 200m2 và có chiều cao dưới 4 tầng tại các vị trí trong đô thị trừ các vị trí sau đây:
+ Dọc các đường phố lộ dưới từ 13m trở lên
+ Khu bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa.
Riêng khu vực chưa có quy hoạch chi tiết được duyệt trước khi cấp giấy phép xây dựng phải có ý kiến Giám đốc của Sở xây dựng.
b. Cấp giấy phép xây dựng các loại biển báo thông tin tranh tượng ngoài trời sau khi có giấy phép lưu hành của Sở văn hóa thông tin.
2. Chủ tịch UBND các huyện.
a. Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc sở hữu tư nhân từ 3 tầng trở xuống; công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng, có diện tích sàn dưới 200m2 và có chiều cao dưới 4 tầng tại các vị trí trong đô thị trừ các vị trí sau đây:
+ Dọc các đường phố có lộ giới từ 24m trở lên.
+ Khu bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử văn hóa.
b. Cấp giấy phép các loại biển báo thông tin tranh tượng ngoài trời sau khi có giấy phép lưu hành của Sở văn hóa thông tin.
3. Ban quản lý khu công nghiệp tập trung.
Cấp giấy phép xây dựng các công trình trong phạm vi ranh giới theo quy định tại thông tư 05/BXD-KTQH ngày 18/09/1996 của Bộ Xây dựng.
4. Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền cho giám đốc Sở Xây dựng.
Trực tiếp cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại trong đô thị trên toàn tỉnh và phải chịu Trách nhiệm thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật và định kỳ báo cáo tình hình cấp giấy phép cho Chủ tịch UBND tỉnh.
5. Sở xây dựng chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về tổ chức cấp giấy phép xây dựng cho các huyện, thành phố, thị xã và Ban quản lý khu công nghiệp tập trung theo quy định.
1. Về lựa chọn địa điểm xây dựng, cấp chứng chỉ quy hoạch.
a. Hồ sơ:
- Tờ trình của chủ đầu tư.
- Thông báo hoặc Quyết định về chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Đơn xin cấp chứng chỉ quy hoạch.
b. Trình tự giải quyết.
- Sở Xây dựng giới thiệu địa điểm và trình UBND tỉnh quyết định. Nếu địa điểm không được chấp nhận thì thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết để lựa chọn địa điểm khác. Sau khi có Quyết định về địa điểm của UBND tỉnh, Sở Xây dựng cấp chứng chỉ quy hoạch theo đề nghị của chủ đầu tư.
Nội dung cấp chứng chỉ quy hoạch theo quy định tại thông tư 24/BXD ngày 16/12/1994 của Bộ Xây dựng. Chứng chỉ quy hoạch có giá trị trong 2 năm; trường hợp có thay đổi về quy hoạch thì cơ quan quản lý quy hoạch phải thông báo kịp thời cho người xin cấp chứng chỉ quy hoạch biết.
c. Thời hạn giải quyết.
- Việc lựa chọn tại Sở Xây dựng không quá 15 ngày và UBND tỉnh xét, Quyết định không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Việc cấp chứng chỉ quy hoạch không quá 20 ngày đối với công trình có vốn đầu tư trên 500 triệu đồng, có chiều cáo trên 3 tầng hoặc diện tích sân lớn hơn 200m2 nằm ở Trung tâm thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò; không quá 10 ngày đối với các công trình còn lại trong các đô thị sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
2. Cấp giấy phép xây dựng.
a. Hồ sơ:
- Đơn xin phép xây dựng do chủ đầu tư đứng tên, theo mẫu quy định.
- Bản sao (có chứng thực của UBND huyện, thành phố, thị xã) các giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành của UBND tỉnh.
Nếu công trình sửa chữa, nâng cấp, cải tạo thì phải có thêm giấy tờ hợp lệ xác nhận về quyền sở hưu công trình.
- Một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công do tổ chức hoặc cá nhân có giấy phép hành nghề thiết kế.
- Văn bản phê duyệt TKKT của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được quy định tại Quyết định số 536/BXD ngày 14/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và quy định của UBND tỉnh.
- Đối với công trình có vốn đầu tư nước ngoài phải có bản sao giấy phép đầu tư của Bộ kế hoạch đầu tư cấp.
b. Trình tự giải quyết.
Cơ quan cấp giấy phép xây dựng tiếp nhận, kiểm tra và thông báo cho chủ đầu tư biết những yêu cầu cần thiết bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ và Quyết định cấp giấy phép xây dựng. Đối với những công trình lớn và phức tạp, Sở Xây dựng tổ chức lấy ý kiến tham vấn của Hộ đồng tư vấn kiến trúc - quy hoạch tỉnh. Giấy phép xây dựng chỉ cấp 1 bản theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng.
c. Thời gian giải quyết kể từ khi nhận đủ hồ sơ quy định.
- Không quá 15 ngày đối với nhà ở tư nhân.
- Không quá 20 ngày đối với công trình công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và dân dụng khá.
- Trường hợp nhà có nguy cơ sụp đổ thì thời hạn xem xét không quá 7 ngày.
Nếu quá thời hạn trên mà chưa giải quyết thì phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do.
- Trường hợp cho rằng việc từ chối cấp giấy phép xây dựng là không chính đáng thì chủ đầu tư có quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND tỉnh.
ý kiến của chủ tịch UBND tỉnh là căn cứ để thi hành.
Điều 11: Trách nhiệm của cơ quan và cán bộ, công chức trong việc cấp giấy phép xây dựng.
1. Đối với cơ quan cấp giấy phép xây dựng.
a. Tổ chức hướng dẫn trình tự thủ tục cấp giấy phép xây dựng cho các tổ chức cá nhân biết và thực hiện.
b. Chịu Trách nhiệm về quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan đô thị và hậu quả cho việc cấp giấy phép xây dựng gây ra.
c. Trong quá trình xây dựng phải kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép xây dựng, khi công trình thi công xong, xác nhận hồ sơ hoàn công của chủ đầu tư làm thủ tục đăng ký chứng nhận quyền sở hữu công trình theo quy định.
d. Trong trường hợp công trình thi công không đúng nội dung giấy phép xây dựng, tuỳ mức độ vi phạm, cơ quan cấp giấy phép xây dựng có quyền xử lý với mức độ sau:
- Xử phạt hành chính.
- Thu hồi giấy phép xây dựng.
- Đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Quyết định xử lý mức độ cao hơn.
e. Thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời những sai sót.
f. Tổ chức lưu giữ hồ sơ cấp giấy phép xây dựng để quản lý chặt chẽ việc cải tạo, xây dựng công trình trong đô thị.
2. Đối với cán bộ công chức được giao nhiệm vụ giải quyết cấp giấy phép xây dựng.
Phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 4.2 mục I của thông tư 05/BXD-KTQH ngày 18/09/1996 của Bộ xây dựng.
Điều 12: Trách nhiệm của chủ đầu tư.
1. Phải thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép xây dựng. Trường hợp cần thay đổi thiết kế thì chủ đầu tư phải lập hồ sơ đièu chỉnh thiết kế và xin cấp laị giấy phép xây dựng.
2. Trước khi khởi công xây dựng công trình phải thông báo cho UBND phường, xã, thị trấn sở tại biết.
3. Việc thi công công trình kể cả cải tạo và sửa chữa không được gây tổn hại cho những công trình lân cận, công trình ngầm dưới mặt đất và trên không có liên quan. Phái có biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh đô thị. Nếu có công trình lớn quan trọng phải có biển quảng cáo cố định tại địa điểm xây dựng, ghi rõ tên công trình, đơn vị thi công, vẽ phối cảnh công trình và thời gian hoàn thành.
4. Sau 12 tháng kể từ khi công trình được cấp giấy phép xây dựng chủ đầu tư chưa khởi công xây dựng hoặc đã khởi công rồi mà không có điều kiện tiếp tục xây dựng thì chủ đầu tư gia hạn. Thời gian gia hạn là 12 tháng, quá thời gian trên giấy phép xây dựng không còn giá trị.
5. Khi xây dựng xong chủ đầu tư lập hồ sơ hoàn công theo quy định và gửi đến Sở xây dựng để làm thủ tục đăng ký chứng nhận quyền sử hữu công trình theo quy định của pháp luật.
QUẢN LÝ SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
Điều 13: Nội dung quản lý sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm:
1. Lập và lưu trữ lý lịch, hồ sơ kỹ thuật hoàn công xây dựng công trình.
2. Phát hiện các hư hỏng ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các công trình.
3. Thực hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp để duy trì chất lượng công trình theo định kỳ về kế hoạch hàng năm.
4. Ký kết các hợp đồng cung ứng hạ tầng kỹ thuật với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng và hướng dẫn việc thực hiện chế độ khai thác và sử dụng các công trình theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật Nhà nước.
5. Phát hiện và xử lý các vi phạm về chế độ sử dụng khai thác và sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
1. Sở xây dựng.
- Phối hợp với các ngành các cấp có quản lý quy hoạch công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Quản lý chỉ giới đường đỏ, cảnh quan hai bên đường phố.
- Quản lý định vị các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp nước, thoát nước, hệ thống công trình cung cấp năng lượng, thông tin liên lạc.
- Quản lý khai thác nguồn nước đã được cấp thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, có kế hoạch cung cấp đủ nước sạch cho nhu cầu ngày càng tăng của các đô thị.
- Cấp giấy phép xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định tại khoản 3 điều 9 tại bản quy định này.
2. Sở giao thông vận tải.
- Quản lý chuyên ngành giao thông vận tải đố với đường quốc lộ được phân cấp hoặc đường tỉnh lộ đi qua các đô thị.
- Cấp giấy phép đào lòng đường thuộc phạm vi mình quản lý để sửa chữa và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
3. Sở công nghiệp và bưu điện tỉnh.
- Quản lý Nhà nước về điện và thông tin lien lạc trong các đô thị.
- Căn cứ vào quy hoạch đô thị được duyệt lập quy hoạch chuyên ngành để có kế hoạch phát mạng lưới cung cấp năng lượng và dịch vụ thông tin liên lạc cho các đô thị.
4. Công an tỉnh thực hiện công tác quản lý trật tự, an toàn giao thông đô thị, cùng các ngành chức năng phát hiện xử lý kịp thời những vi phạm quy tắc sử dụng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trật tự công cộng trong các đô thị.
5. UBND thành phố, thị xã, huyện.
- Quản lý, sử dụng vỉa hè lòng đường thuộc phạm vi mình quản lý. Tổ chức chiếu sáng công cộng, giưc gìn vệ sinh trật tự đường phố.
- Kiểm tra xử lý các vi phạm về sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sử dụng có hiệu quả, an toàn các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Quản lý, bảo dưỡng, duy tu nạo vét thường xuyên hệ thống thoát nước các đô thị và có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các công trình khác phạm vi quản lý sử dụng và khai thác của mình.
- Cấp giấy phép đào vỉa hè, đào lòng đường thuộc phạm vi mình quản lý để sửa chữa các công cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cấp giấy phép xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 9 của bản quy định này.
Theo quyền hạn chức năng, nhiệm vụ của mình, các ngành, và UBND các huyện, thành phố, thị xã phân cấp quản lý và giao cho các đơn vị trực tiếp quản lý sử dụng khai thác có hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng kuỹ thuật đô thị theo quy định.
Điều 15: Phạm vi bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.
Căn cứ vào quy hoạch đô thị được duyệt, các quy định của Nhà nước, các cấp và các ngành được giao nhiệm vụ tại điều 14 của bản quy định này chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng để quy định phạm vi bảo vệ các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật trình UBND tỉnh Quyết định và triển khai thực hiện.
Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định và chế độ sử dụng đối với các loại công trình.
1. Không được lấn chiếm đất quy hoạch để xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, đất trong phạm vi bảo vệ đã được UBND tỉnh Quyết định.
2. Phải làm đơn xin phép sử dụng và khai thác các cơ quan quản lý trực tiếp hoặc quản lý chuyên ngành.
3. Phải bồi thường thiệt hại thực tế do làm hư hỏng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
4. Khi sửa chữa công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị phải:
- Có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Được sự đồng ý của cơ quan chuyên Trách quản lý các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật trực tiếp có liên quan.
- Có biển báo và các biện pháp che chắn đảm bảo giao thông thông suốt, vệ sinh môi trường và an toàn cho các hoạt động công cộng.
- Thu dọn, trả lại mặt bằng trong vòng 48 giờ sau khi công việc hoàn thành.
Điều 17: Trách nhiệm của ngành chức năng và UBND thành phố, thị xã, huyện.
1. Tiếp nhận và giải quyết nhanh gọn các yêu cầu cần sử dụng và khai thác công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức cá nhân.
2. Xây dựng các văn bản quy định chế độ sử dụng, khai thác, bảo quản, bảo chế và chế độ thu nộp lệ phí sử dụng theo quy định về khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
3. Thường xuyên kiểm tra, xử lý những sai sót, những hành vi tiêu cực, chống tư tưởng cửa quyền độc quyền.
4. Hàng năm và 5 năm có kế hoạch sửa chữa, xây dựng mới công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân.
BẢO VỆ CẢNH QUAN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
Điều 18: Cảnh quan đô thị bao gồm cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan nhân tạo.
1. Sở xây dựng chịu Trách nhiệm trong việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị về mỹ quan, yêu cầu sử dụng và độ bền vững công trình, phải kết hợp hài hoà với cảnh quan thiên nhiên; phối hợp với Sở văn hóa thông tin khoanh định khu vực bảo vệ các công trình văn hóa, di tích lịch sử được xếp hạng và các cảnh quan đô thị.
2. Sở văn hóa - thông tin chịu Trách nhiệm quản lý, tôn tạo và sử dụng các công trình di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thăng cảnh theo pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, cấp giấy phép trưng bày các loại biển báo thông tin, quảng cáo tranh tượng ngoài trời.
3. Sở Khoa học và công nghệ môi trường chịu Trách nhiệm quản lý Nhà nước về môi trường đô thị: Tổ chức kiểm tra, theo dõi và đăng ký chất lượng của các công trình có chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường đô thị và chất thải công nghiệp khác.
- Căn cứ vào Nghị định của Nhà nước, Sở khoa học công nghệ môi trường chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và các ngành liên quan, quy định những công trình, dự án đầu tư xây dựng trong đô thị phải có ý kiến của Sở Khoa học công nghệ và môi trường trước khi trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, trình UBND tỉnh Quyết định.
4. UBND thành phố, thị xã, huyện, thị trấn tổ chức chỉ đạo thu gom xử lý rác và chất thải khác; tổ chức các dịch vụ xử lý chất thải ở các khu vực quy định phù hợp với quy hoạch đô thị và vệ sinh môi trường. Quản lý sử dụng và tổ chức trồng mới, chăm sóc, bảo vệ cây xanh trong đô thị theo quy hoạch. Phối hợp với văn hóa thông tin và các tổ chức liên quan lập phương án đặt tên cho các đường phố, quảng trường, công trình công cộng trình UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh Quyết định; tổ chức ghi số cho các công trình kiến trúc có trong đô thị.
THANH TRA KIỂM TRA XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 19: Phân công Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong quản lý quy hoạch đô thị
1. UBND phường, xã, thị trấn thực hiện chức năng bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn; ngăn chặn xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quy định của pháp luật; kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức cá nhân; lập biên bản đình chỉ những công trình xây dựng sửa chữa cải tạo không có giấy phép hoặc trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét quyết định.
2. UBND thành phố, thị xã, huyện có Trách nhiệm tổ chức thực hiện các Quyết định xử lý vi phạm xây dựng, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình kỹ thuật theo quy định của phảp luật; Quyết định đình chỉ hoặc phá dỡ theo thẩm quyền các công trình xây dựng không có giấy phép hoặc trái quy định của giấy phép và chỉ đạo UBND phường, xã, thị trấn xử lý các vi phạm quy hoạch đô thị tại địa phương.
3. Sở xây dựng chịu Trách nhiệm thanh tra kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý quy hoạch đô thị; xử lý vi phạm trong xây dựng theo thẩm quyền; đề nghị UBND tỉnh Quyết định phá dỡ các công trình xây dựng không có giấy phép hoặc trái với quy định của giấy phép.
4. Các cơ sở chuyên ngành chịu Trách nhiệm quản lý Nhà nước, thanh tra kiểm tra xử lý vi phạm về quy hoạch đô thị, hướng dẫn UBND cấp dưới về chuyên môn nghiệp vụ và chụi Trách nhiệm về hiệu quả công tác quản lý quy hoạch đô thị của ngành mình trên địa bàn thành phố.
1. Chủ đầu tư nộp lệ phí xin lựa chọn địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch, giấy phép xây dựng và thẩm tra đồ án quy hoạch theo quy định.
2. Cơ quan cấp chứng chỉ quy hoạch, cấp giấy phép xây dựng, thẩm tra đồ án quy hoạch được thu các khoản lệ phí theo quy định và sử dụng cho công tác quản lý quy hoạch đô thị.
3. Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với Sở Xây dựng hướng dẫn và quy định mức thu, chi theo đúng chế độ hiện hành, trình UBND tỉnh Quyết định.
- 1Quyết định 37/2001/QĐ-UB về Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Mỹ Đình II - huyện Từ Liệm - Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 35/2001/QĐ-UB về Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp - huyện Thanh Trì - Hà Nội, tỷ lệ 1/2.000 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 3/2000/QĐ-UB về Điều lệ Quản lý Xây dựng theo quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Yên Hoà quận Cầu Giấy - Hà Nội, tỷ lệ 1/500 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 5349/QĐ-UBND năm 2014 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2013 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 6Quyết định 5350/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2013 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 28/2013/QĐ-UBND về Quy định phân công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 5349/QĐ-UBND năm 2014 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ 31/12/2013 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 5350/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2013 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 37/2001/QĐ-UB về Điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Mỹ Đình II - huyện Từ Liệm - Hà Nội do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 35/2001/QĐ-UB về Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp - huyện Thanh Trì - Hà Nội, tỷ lệ 1/2.000 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 3Quyết định 3/2000/QĐ-UB về Điều lệ Quản lý Xây dựng theo quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Yên Hoà quận Cầu Giấy - Hà Nội, tỷ lệ 1/500 do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 5Nghị định 91-CP năm 1994 ban hành điều lệ quản lý quy hoạch đô thị
- 6Thông tư 05-BXD/KTQH-1996 hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 322-BXD/ĐT năm 1993 về quy định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành.
- 8Thông tư 25/BXD/QTKH năm 1995 về hướng dẫn xét duyệt đồ án quy hoạch xây dựng đô thị do Bộ Xây dựng ban hành
- 9Quyết định 536/BXD-GD năm 1994 ban hành quy chế lập, thẩm định và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
Quyết định 3540/QĐ-UB năm 1996 quy định quản lý quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 3540/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/09/1996
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Thị Han
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/09/1996
- Ngày hết hiệu lực: 15/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra