Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3532/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 09 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2017, TỈNH THANH HÓA.

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

n cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 205/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành “Quy định xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”;

Theo đề nghị tại Tờ trình số 773/TTr-KHCN ngày 09/9/2016 của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xin phê duyệt kế hoạch các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch các nhiệm vụ khoa học, công nghệ tỉnh Thanh Hóa năm 2017, bao gồm 38 nhiệm vụ (có danh mục kèm theo).

Điều 2. Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo các đơn vị tiến hành các thủ tục theo đúng quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các quy định hiện hành, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Các ông: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Tài chính; Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị chủ trì, chủ nhiệm các đề tài, dự án; thủ trưởng ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ KH&CN (để báo cáo);
- T.Trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để báo cáo);
- Như Điều 3 QĐ (để thực hiện);
- Lưu: VT, Pg NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ C
HỦ TỊCH




Nguyễn Đức Quyền

 

DANH MỤC

CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2017
(Kèm theo Quyết định số: 3532/QĐ-UBND ngày 15/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên nhiệm vụ KH&CN

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với kết quả

Phương thức tổ chức thực hiện

Ghi chú

Chương trình 1: Phát triển tiềm lực KH&CN của tỉnh

1.

1.1

Đề tài: Nghiên cứu nâng cao năng lực tiếng Anh thực hành cho đội ngũ nhân viên du lịch tại các điểm du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch tại Thanh Hóa hiện nay.

- Xây dựng được các giải pháp bồi dưỡng và nâng cao năng lực tiếng Anh cho đội ngũ nhân viên du lịch tại các điểm du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Xây dựng được tập bài giảng tiếng Anh chuyên ngành du lịch đặc thù tại Thanh Hóa.

- Xây dựng được hệ thống bài thuyết minh các điểm du lịch ở Thanh Hóa bằng song ngữ Anh - Việt.

- Báo cáo các pháp bồi dưỡng và nâng cao năng lực tiếng Anh cho đội ngũ nhân viên du lịch tại các điểm du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch,

- Tập bài giảng tiếng Anh chuyên ngành du lịch đặc thù tại Thanh Hóa.

- Hệ thống bài thuyết minh các điểm du lịch ở Thanh Hóa bằng song ngữ Anh - Việt.

- Báo cáo kiến nghị thực hiện các giải pháp.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu.

Giao trực tiếp Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

 

2.

1.2

Đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực tiếng anh đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế cho đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp huyện tỉnh Thanh Hóa.

- Đánh giá được thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tiếng anh cho đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp huyện tỉnh Thanh Hóa

- Xây dựng được hệ thống giải pháp nâng cao năng lực tiếng anh cho đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp huyện đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

- Xây dựng thành công các mô hình bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng anh cho đội ngũ cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp huyện.

- Báo cáo thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tiếng anh cho đội ngũ cán bộ công chức cấp sở và cấp huyện tỉnh Thanh Hóa -Báo cáo Hệ thống giải pháp nâng cao năng lực tiếng anh cho đội ngũ cán bộ công chức cấp sở và cấp huyện đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

- Mô hình bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng anh cho đội ngũ cán bộ công chức cấp sở và cấp huyện

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa

 

Chương trình 2: Ứng dụng KH&CN phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp và phát triển ứng dụng công nghệ cao

3.

2.1

Đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống lúa thuần có khả năng chịu mặn, năng suất cao, chất lượng khá, thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Thanh Hóa.

- Chọn tạo được giống lúa có khả năng chịu mặn, năng suất cao, chất lượng khá, thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Thanh Hóa.

- Chọn tạo được 01 giống tác giả đạt các tiêu chí:

+ Có khả năng chịu mặn từ 4 ‰ trở lên;

+ Năng suất đạt thấp nhất: 65 tạ/ha (vụ xuân) và 60 tạ/ha (vụ mùa);

+ Chất lượng gạo đạt mức khá trở lên

- Báo cáo kết quả chọn tạo giống lúa.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu.

Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa

 

4.

2.2

Dự án: Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, xây dựng mô hình chăn nuôi lợn ngoại khép kín theo hướng an toàn sinh học tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.

- Tiếp nhận và làm chủ công nghệ sử dụng men vi sinh NN1 chế biến thức ăn chăn nuôi lợn tại trang trại chăn nuôi.

- Xây dựng thành công mô hình trang trại chăn nuôi lợn ngoại khép kín, chủ động nguyên liệu chế biến thức ăn quy mô 10 con nái và 200 lợn thịt được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học.

- Đào tạo được 3 kỹ thuật viên, tập huấn được 50 hộ dân vùng triển khai dự án nắm vững kỹ thuật

- Mô hình trang trại chăn nuôi lợn ngoại khép kín chủ động nguyên liệu chế biến thức ăn quy mô 10 con nái và 200 lợn thịt được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn sinh bọc.

- 3 kỹ thuật viên, 50 hộ dân vùng triển khai dự án nắm vững kỹ thuật.

- Báo cáo phương án nhân rộng mô hình được UBND huyện Cẩm Thủy thông qua

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Trạm khuyến nông huyện Cẩm Thủy

 

5.

2.3

Dự án: Ứng dụng tiến bộ Khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình trang trại tổng hợp phát triển bền vững tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa

- Tiếp nhận được kỹ thuật trồng trọt (cam, bưởi, ổi), chăn nuôi (gà, lợn) để tổ chức sản xuất.

- Xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp bền vững đạt hiệu quả kinh tế cao (nuôi lợn sinh sản, lợn thịt + nuôi gà ri lai + Trồng cây ăn quả áp dụng công nghệ tưới bán tự động: bưởi đào Thạch Thành xen i quy mô 2 ha; trồng cam Vân du xen ổi quy mô 2 ha)

- Xây dựng được các bản hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi (lợn, gà) phù hợp với địa phương.

- Xây dựng được các bản hướng dẫn kỹ thuật thâm canh: Bưởi đào Thạch thành, cam Vân du, ổi phù hợp tại địa phương.

- Tập huấn được 200 hộ dân vùng triển khai dự án.

- Mô hình trang trại tổng hợp (10 con lợn nái; 200 con lợn thịt/năm + 50 gà ri sinh sản, 1000 gà ri lai/lứa + 2 ha trồng bưởi đào Thạch thành xen ổi + 2 ha trồng cam Vân du xen ổi).

- Các bản hướng dẫn kỹ thuật phù hợp tại địa phương: Kỹ thuật trồng thâm canh Bưởi đào Thạch thành xen ổi; Kỹ thuật trồng thâm canh cam Vân du xen ổi; Kỹ thuật Chăn nuôi gà ri lai.

- 200 hộ dân vùng triển khai dự án được tập huấn nắm vững kỹ thuật

- Báo cáo phương án nhân rộng mô hình được UBND huyện Thạch Thành phê duyệt.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Công ty TNHH xây dựng Quyền Anh

 

6.

2.4

Đề tài: Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai mới, ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu tốt, thích hợp với các vùng trồng ngô tỉnh Thanh Hóa.

- Thu thập và duy trì được nguồn vật liệu phục vụ công tác lai tạo.

- Chọn tạo được 2 giống ngô lai mới, ngắn ngày, năng suất cao, chống chịu tốt, thích hợp với các vùng trồng ngô tỉnh Thanh Hóa, trong đó ít nhất 1 giống được công nhận sản xuất thử.

- Xây dựng được các quy trình sản xuất sản xuất hạt lai và quy trình kỹ thuật thâm canh ngô

- 2 giống ngô lai mới, ngắn ngày, năng suất hạt lai F1 đạt 20-30 tạ/ha, năng suất ngô thương phẩm 65-75 tạ/ha, chống chịu tốt, thích hợp với các vùng trồng ngô tỉnh Thanh Hóa

- Quy trình sản xuất hạt lai và quy trình kỹ thuật thâm canh ngô

- Kết quả khảo nghiệm giống ngô mới tại các vùng trồng ngô tỉnh Thanh Hóa

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu.

Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa

 

7.

2.5

Đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn, xây dựng mô hình sản xuất giống Khoai tây có nguồn gốc từ Cộng hòa liên bang Đức năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa.

- Tuyển chọn được ít nhất 02 giống Khoai tây có nguồn gốc từ CHLB Đức, năng suất đạt 30 tấn/ha trở lên.

- Hoàn thiện được bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, thâm canh giống Khoai tây lựa chọn được.

- Xây dựng thành công 02 mô hình trồng, thâm canh giống Khoai tây mới tuyển chọn.

- 02 giống Khoai tây có nguồn gốc từ CHLB Đức, năng suất đạt từ 30 tấn/ha trở lên, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện của tỉnh Thanh Hóa.

- Bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, thâm canh giống Khoai tây mới, phù hợp với điều kiện của tỉnh Thanh Hóa.

- 02 mô hình thâm canh giống Khoai tây mới tại 2 huyện (01 huyện vùng đồng bằng trung du và 01 huyện vùng đồng bằng ven biển) quy mô 05 ha/giống/huyện. Năng suất Khoai tây ≥ 30 tấn/ha.

- Phương án nhân rộng và phát triển giống Khoai tây mới tuyển chọn được.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa

 

8.

2.6

Dự án: Ứng dụng TBKT xây dựng mô hình sản xuất thực phẩm theo hướng VietGap gắn với giáo dục dạy nghề tại Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu chung: Xây dựng thành công mô hình sản xuất thực phẩm theo hướng VietGAP gắn với giáo dục dạy nghề cho các học viên tại Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội tỉnh Thanh Hóa giúp họ hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện.

Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng thành công mô hình sản xuất rau màu theo hướng VietGAP, mô hình nuôi thủy sản, mô hình chăn nuôi tại Trung tâm.

- Đào tạo nghề được 100-150 học viên tại Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng thành công các mô hình:

+ Mô hình sản xuất rau màu quy mô 2-3 ha theo hướng VietGap.

+ Mô hình nuôi thủy sản với quy mô 08 ha (cá trắm, cá rô phi đơn tính)

+ Mô hình chăn nuôi: 10 con lợn nái và 30 con gà hậu bị bố mẹ.

- 100-150 học viên tại Trung tâm Giáo dục - Lao động - Xã hội tỉnh Thanh Hóa được đào tạo nghề trồng trọt, chăn nuôi được cấp chứng chỉ.

- Hoàn thiện được bản hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc rau màu theo hướng VietGAP; kỹ thuật nuôi các đối tượng cá trắm, cá rô phi đơn tính, lợn, gà

- Báo cáo phương án phát triển các mô hình sản xuất, chăn nuôi tại Trung tâm được Sở Lao động - TB&XH Thanh Hóa chấp thuận.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu.

Giao trực tiếp Trung tâm Giáo dục - Lao động Xã hội Thanh Hóa

 

9.

2.7

Đề tài: Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev), phục vụ trồng rừng gỗ lớn, nâng cao thu nhập cho người dân miền núi tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng được các Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính cây Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A .Chev)

- Xây dựng thành công mô hình vườn ươm cây giống giổi (bằng các biện pháp kỹ thuật đã được xây dựng) cung cấp cây giống cho trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn tỉnh

- Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống vô tính cây giống Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A .Chev) phù hợp tại địa phương

- 01 mô hình vườn ươm cây giống Giổi tại Khu BTTN Xuân Liên: quy mô 300 m2, 10.000 cây/ năm

- 6000 cây giống Giổi (3000 cây giống từ nhân giống vô tính; 3000 cây giống từ hạt), đạt tiêu chuẩn trồng rừng.

- 300 lượt người dân được tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây giống giổi giai đoạn vườn ươm và Kỹ thuật trồng rừng giổi.

- 2 ha rừng trồng sản xuất Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A .Chev)

- Báo cáo phương án sử dụng và nhân rộng kết quả đề tài

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Ban Quản lý Khu BTTN Xuân Liên

 

10.

2.8

Đề tài: Ứng dụng kỹ thuật lâm sinh tác động rừng tự nhiên là rừng sản xuất có đa cây mục đích sinh khối nghèo thành rừng có sinh khối giàu đáp ứng nhu cầu kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Điều tra, đánh giá được hiện trạng rừng tự nhiên là rừng sản xuất có đa cây mục đích sinh khối nghèo tại địa bàn 11 huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa.

- Xác định được biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động rừng tự nhiên là rừng sản xuất có đa cây mục đích sinh khối nghèo thành rừng có sinh khối giàu

- Xây dựng thành công 03 mô hình ứng dụng kỹ thuật lâm sinh tác động rừng tự nhiên là rừng sản xuất có đa cây mục đích sinh khối nghèo thành rừng có sinh khối giàu trên 3 kiểu địa hình (rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh là rừng sản xuất vùng đồi, núi đất thấp, núi đất trung bình)

- Báo cáo hiện trạng rừng tự nhiên là rừng sản xuất có đa cây mục đích sinh khối nghèo tại địa bàn 11 huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa

- Bản hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh tác động rừng tự nhiên là rừng sản xuất có đa cây mục đích sinh khối nghèo thành rừng có sinh khối giàu

- 03 mô hình ứng dụng kỹ thuật lâm sinh tác động rừng tự nhiên là rừng sản xuất có đa cây mục đích sinh khối nghèo thành rừng có sinh khối giàu trên 3 kiểu địa hình (rừng tự nhiên khoanh nuôi tái sinh là rừng sản xuất vùng đồi, núi đất thấp, núi đất trung bình)

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa

 

11.

2.9

Dự án: Thử nghiệm, lựa chọn bộ thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học phòng trừ sâu bệnh hại tại vùng sản xuất rau an toàn tập trung của tỉnh Thanh Hóa.

- Lựa chọn được bộ thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học thế hệ mới phòng trừ sâu bệnh hại tại vùng sản xuất rau an toàn, tập trung của tỉnh.

- Xây dựng được mô hình sản xuất rau có sử dụng bộ thuốc đã lựa chọn được.

- Xây dựng được quy trình sử dụng thuốc BVTV đã lựa chọn được.

- Đào tạo được cán bộ kỹ thuật nắm vững quy trình sử dụng thuốc, tập huấn được cho người dân vùng sản xuất rau an toàn, tập trung của tỉnh.

- Báo cáo kết quả thử nghiệm bộ thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học.

- Mô hình sản xuất rau an toàn sử dụng thuốc BVTV lựa chọn, quy mô 02 ha.

- Quy trình sử dụng thuốc BVTV lựa chọn (được cơ quan có thẩm quyền ban hành)

- Xây dựng được phương án nhân rộng và sử dụng kết quả của dự án.

- Đào tạo và tập huấn được cho 200 lượt cán bộ kỹ thuật và người dân nắm vững quy trình kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Chi cục Bảo vệ thực vật Thanh Hóa

 

Chương trình 3: Đổi mới công nghệ, ứng dụng KH&CN nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa tỉnh Thanh Hóa

12.

3.1

Đề tài: Nghiên cứu giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản của các huyện miền núi Thanh Hóa qua kênh phân phối hiện đại.

- Xây dựng được giải pháp sản xuất và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản của các huyện miền núi Thanh Hóa qua kênh phân phối hiện đại.

- Đưa được một số sản phẩm vào tiêu thụ qua kênh phân phối hiện đại.

- Xây dựng được mô hình phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản đặc trưng, đặc sản.

- Giải pháp sản xuất và tiêu thụ nông sản đặc trưng, đặc sản của các huyện miền núi Thanh Hóa qua kênh phân phối hiện đại.

- Mô hình phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho 1 sản phẩm.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa

 

13.

3.2

Đề tài: Xây dựng Cơ sở dữ liệu (CSDL) và phần mềm thống kê trực tuyến tỉnh Thanh Hóa

* Mục tiêu chung: Góp phần nâng cao chất lượng công tác thu thập, xử lý, tính toán thông tin, dữ liệu và tổng hợp các chỉ tiêu, báo cáo thống kê theo ngành, lĩnh vực thống kê tổng hợp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

* Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá được thực trạng công tác thu thập, xử lý, tính toán thông tin, dữ liệu và tổng hợp các chỉ tiêu, báo cáo thống kê tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố hiện nay.

- Xây dựng được CSDL đồng bộ về chỉ tiêu, báo cáo thống kê tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng được phần mềm thống kê trực tuyến tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo đánh giá về hệ thống thống kê hiện nay của Thanh Hóa. Những tồn tại hạn chế, giải pháp khắc phục.

- Báo cáo phân tích thiết kế CSDL và quy trình thống kê trực tuyến tỉnh Thanh Hóa.

- Phần mềm thống kê trực tuyến tỉnh Thanh Hóa.

- Bộ CSDL đồng bộ về chỉ tiêu, báo cáo thống kê tỉnh Thanh Hóa.

- 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí chuyên ngành.

- Tài liệu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm.

- Phương án sử dụng kết quả; Quy chế quản lý vận hành khai thác hệ thống phần mềm.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Cục thống kê tỉnh Thanh Hóa.

 

14.

3.3

Đề tài: Xây dựng bộ công cụ phần mềm phát triển công nghệ nhà thông minh (Smart home)

- Xây dựng được bộ công cụ phần mềm để phát triển nhà thông minh.

- Ứng dụng bộ công cụ đề xuất để xây dựng được phần mềm nhà thông minh sử dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Tài liệu đặc tả về phát triển công nghệ nhà thông minh.

- Hồ sơ phân tích và thiết kế bộ công cụ phần mềm phát triển nhà thông minh.

- Phần mềm nhà thông minh (được phát triển dựa trên nền tảng của bộ công cụ đề xuất) do tác giả làm chủ (được đăng ký sở hữu trí tuệ).

- Phương án chuyển giao, khai thác các sản phẩm (phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa).

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa

 

15.

3.4

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ (GIS) xây dựng Cơ sở dữ liệu và công cụ hỗ trợ công tác diễn tập khu vực phòng thủ và ngăn chặn các tình huống lợi dụng mạng viễn thông.

- Quản lý có hiệu quả mạng viễn thông của tỉnh trong mọi tình huống.

- Xây dựng được bộ công cụ hỗ trợ công tác diễn tập khu vực phòng thủ và ngăn chặn các tình huống lợi dụng mạng viễn thông.

- Báo cáo thực trạng và nguy cơ các dạng tình huống nguy cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa để có cơ sở đề xuất quy trình để đối phó với các tình huống lợi dụng mạng viễn thông.

- Bộ công cụ hỗ trợ công tác diễn tập khu vực phòng thủ và ngăn chặn các tình huống lợi dụng mạng viễn thông.

- Dự thảo Quy trình để đối phó với các tình huống lợi dụng mạng viễn thông.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Sở Thông tin và truyền thông Thanh Hóa

 

16.

3.5

Dự án: Hoàn thiện quy trình chế tạo máy sấy áp suất thấp, tự động đối lưu luồng khí.

- Hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo máy sấy áp suất thấp, tự động đối lưu luồng khí, đáp ứng yêu cầu sấy các sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm máy sấy áp suất thấp, tự động đối lưu luồng khí.

- Quy trình công nghệ chế tạo máy sấy áp suất thấp, tự động đối lưu luồng khí.

- Sản xuất 05 máy sấy với các công suất khác nhau;

- Đăng ký văn bằng bảo hộ cho sản phẩm máy sấy áp suất thấp, tự động đối lưu luồng khí: chấp nhận đơn hợp lệ.

- Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng máy sấy áp suất thấp, tự động đối lưu luồng khí.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Công ty Quảng cáo Ánh Dương

 

17.

3.6

Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu Multimedia phục vụ hoạt động ứng dụng chuyển giao KH-KT vào sản xuất và đời sống trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Xây dựng được cơ sở dữ liệu (CSDL) Multimedia các thông tin về quá trình triển khai, quá trình thực hiện, sử dụng và quy trình công nghệ của các nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn tỉnh để phục vụ hoạt động tuyên truyền, hoạt động ứng dụng chuyển giao KH-KT vào sản xuất và đời sống.

- Xây dựng được bộ công cụ để sản xuất CSDL Multimedia

- Báo cáo đánh giá thực trạng về việc lưu trữ, quản lý, ứng dụng, chuyển giao kết quả các nhiệm vụ KH&CN đã được nghiệm thu.

- Quy trình công nghệ sản xuất CSDL Multimedia phục vụ hoạt động ứng dụng chuyển giao KH-KT vào sản xuất và đời sống.

- Phòng sản xuất CSDL Multimedia với các thiết bị, bao gồm: Phòng thu Video/Audio đạt chuẩn; máy quay phim; thiết bị dựng hình; thiết bị thu thanh; thiết bị chiếu sáng;....

- Đào tạo 10 cán bộ nắm vững nghiệp vụ chuyên môn về quy trình công nghệ để triển khai.

- Tích hợp cơ sở dữ liệu vào Cổng thông tin điện tử Sở KH&CN; Trang thông tin hỗ trợ ứng dụng chuyển giao KH&CN (Là sản phẩm của 02 Dự án do Trung tâm TT - ƯD - CG KH&CN thực hiện và đã được nghiệm thu năm 2014, 2015).

- Phương án sử dụng kết quả đề tài

- Báo cáo tổng hợp kết quả

- Bài báo đăng tải trên Tạp chí khoa học

Giao trực tiếp Trung tâm Thông tin - Ứng dụng - Chuyển giao KH&CN

 

Chương trình 4: Ứng dụng các thành tựu KH&CN trong y dược phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng

18.

4.1

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

- Ứng dụng thành công phẫu thuật nội soi cắt thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.

- Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt thận 30 bệnh nhân.

- Chuyển giao cho 3 bác sỹ, 5 kỹ thuật viên thành thạo quy trình kỹ thuật cắt thận.

- Phẫu thuật nội soi cắt thận cho 30 bệnh nhân được chỉ định.

- Quy trình kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt thận.

- Đĩa DVD.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

 

19.

4.2

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật tim hở ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

- Ứng dụng thành công kỹ thuật phẫu thuật tim hở ở người lớn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

- Đánh giá kết quả phẫu thuật tim hở cho 30 bệnh nhân

- Chuyển giao cho 12 bác sỹ, 24 kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật phẫu thuật tim hở ở người lớn.

- Khám sàng lọc cho 200 bệnh nhân và phẫu thuật cho 30 bệnh nhân với kết quả thành công 95%.

- Báo cáo quy trình phẫu thuật tim hở, điều trị bệnh tim ở người lớn.

- Đĩa DVD

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa

 

20.

4.3

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật thay máu cho trẻ vàng da sơ sinh bằng phương pháp tự động tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

- Ứng dụng thành công kỹ thuật thay máu sơ sinh bằng phương pháp tự động.

- Đánh giá kết quả thay máu sơ sinh ở 30 bệnh nhân.

- Chuyển giao cho 4 bác sỹ, 4 kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật thay máu sơ sinh.

- Khám sàng lọc cho 200 bệnh nhân và thay máu cho 30 bệnh nhân.

- Quy trình thay máu cho trẻ vàng da sơ sinh.

- Đĩa DVD.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu.

Giao trực tiếp Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

 

21.

4.4

Dự án: Ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) tại Thanh Hóa.

- Tiếp nhận và làm chủ được công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Đông trùng hạ thảo.

- Nhân được 5000 tuýp giống và sản xuất được 50 kg thương phẩm.

- Đào tạo được 6 cán bộ kỹ thuật nắm vững quy trình kỹ thuật nhân giống và sản xuất thương phẩm đông trùng hạ thảo.

- 5000 tuýp giống và sản xuất được 50 kg thương phẩm đạt tiêu chuẩn hàm lượng Cordycepin > 3,5mg/gr, Adenosine > 0,25 mg/gr.

- Quy trình công nghệ nhân giống và sản xuất thương phẩm đông trùng hạ thảo phù hợp với điều kiện Thanh Hóa.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa.

 

22.

4.5

Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sàng lọc trước sinh tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.

- Ứng dụng thành công kỹ thuật sàng lọc trước sinh tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa.

- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả sàng trước khi sinh.

- Chuyển giao cho 4 bác sỹ, 6 kỹ thuật viên thực hiện thành thạo kỹ thuật Double test, Triple test.

- 400 Thai phụ được khám sàng lọc bằng kỹ thuật Double test, Triple test.

- Quy trình kỹ thuật khám sàng lọc trước sinh.

- Đĩa DVD.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Bệnh viện Phụ sàn tỉnh Thanh Hóa

 

23.

4.6

Đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến cao Lan Kim Tuyến làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh cho người.

- Xây dựng được quy trình chế biến cao Lan Kim Tuyến làm nguyên liệu sản xuất chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh cho người.

- Quy trình chế biến cao lan kim tuyến.

- Báo cáo chuyên môn về các hoạt chất có trong cao lan kim tuyến có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh cho người.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu.

Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa

 

24.

4.7

Dự án: Ứng dụng KHCN sản xuất thử dược liệu Cà Gai Leo (Solanum hainanense Hance) đạt năng suất, chất lượng cao theo hướng GACP tại Thanh Hóa.

- Xây dựng thành công mô hình trồng dược liệu cà gai leo có năng suất, chất lượng cao.

- Sản xuất dược liệu cà gai leo đạt tiêu chuẩn GACP.

- Tập huấn kỹ thuật trồng, chế biến cho 100 nông dân.

- Mô hình trồng Cà Gai Leo: 10ha

- 60-70 tấn dược liệu cà gai leo đạt tiêu chuẩn dược điển Việt Nam.

- 3 lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chế biến cà gai leo (100 người).

- Quy trình trồng, chế biến dược liệu cà gai leo đạt GACP.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Trung tâm nghiên cứu dược liệu Bắc Trung Bộ

 

Chương trình 5: Ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường

25.

5.1

Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ lọc sinh học sục khí luân phiên để xử lý nước thải sau Biogas tại các trang trại lợn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.

Xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ lọc sinh học sục khí luân phiên để xử lý nước thải sau Biogas của các trang trại lợn đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn Việt Nam.

- Mô hình hệ thống lọc sinh học sục khí luân phiên xử lý nước thải sau biogas với công suất 30-50 lít/ngày đêm trong phòng thí nghiệm, phục vụ cho công tác giảng dạy sinh viên.

- Mô hình xử lý nước thải sau Biogas của trang trại lợn với quy mô trang trại 300 con trở lên đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT

- Phương án triển khai nhân rộng mô hình ứng dụng hệ thống lọc sinh học sục khí luân phiên xử lý nước thải sau biogas của các trang trại lợn tại Thanh Hóa.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa

 

26.

5.2

Dự án: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ lò đốt rác thải sinh hoạt công suất 2000 kg/giờ.

Hoàn thiện được công nghệ lò đốt rác thải sinh hoạt công suất 2000 kg/giờ đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định hiện hành.

- Hoàn thiện công nghệ và sản xuất được 01 lò đốt rác thải sinh hoạt công suất 2000 kg/giờ với các thông số kỹ thuật đạt các Quy chuẩn quốc gia hiện hành về lò đốt rác thải sinh hoạt.

- Phương án triển khai nhân rộng mô hình ứng dụng hệ thống lò đốt rác thải sinh hoạt tại huyện Nông Cống được UBND huyện phê duyệt.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Công ty CP Xây dựng và Quản lý công trình giao thông công chính Thanh Hóa

 

Chương trình 6: Khoa học xã hội và nhân văn phục vụ phát triển kinh tế xã hội

27.

6.1

Đề tài: Xây dựng mô hình làng, bản văn hóa gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các huyện vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng đời sống văn hóa ở các bản, làng vùng biên giới và mối quan hệ tương tác với yêu cầu củng cố quốc phòng - an ninh.

- Xây dựng được 01 mô hình bản, làng văn hóa gắn với phát triển quốc phòng - an ninh.

- Đề xuất được giải pháp để xây dựng bản, làng văn hóa gắn với phát triển quốc phòng - an ninh ở các huyện vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa

- Báo cáo thực trạng đời sống văn hóa ở các bản, làng vùng biên giới và mối quan hệ tương tác với yêu cầu củng cố quốc phòng - an ninh

- Hai dạng mô hình làng, bản văn hóa gắn với phát triển quốc phòng - an ninh:

+ Các làng, bản nằm dọc theo biên giới

+ Các làng, bản thuộc các xã biên giới, nhưng không năm sát đường biên.

- Giải pháp để xây dựng bản, làng văn hóa gắn với phát triển quốc phòng - an ninh ở các huyện vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo kiến nghị thực hiện các giải pháp.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

 

28.

6.2

Đề tài: Nghiên cứu hệ thống giải pháp nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở bậc mầm non tỉnh Thanh Hóa.

- Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục ở bậc mầm non.

- Góp phần khai thác có hiệu quả việc đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động giáo dục ở bậc mầm non.

- Báo cáo khảo sát đánh giá thực trạng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cho đội ngũ giáo viên mầm non.

- Giải pháp về nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin (đề xuất được chương trình bồi dưỡng - Đề cương chi tiết học phần Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non và bài giảng được thực hiện cho sinh viên khoa Giáo dục mầm non trường đại học Hồng Đức, được trường Hồng Đức phê duyệt ban hành; cải tiến chương trình bồi dưỡng hàng năm cho đội ngũ giảng viên mầm non được sở Giáo dục và đào tạo phê duyệt, ban hành)

- Giải pháp phương án để đầu tư trang thiết bị cho các trường mầm non được Sở Giáo dục và đào tạo đánh giá tiếp nhận.

- Phương án xây dựng kho dữ liệu điện tử về giáo dục mầm non (Sở Giáo dục và đào tạo; Trường ĐH Hồng đức tiếp nhận)

- Giải pháp về hoạt động phối hợp (đón, trả trẻ, tổ chức lễ hội,...).

- Báo cáo kiến nghị thực hiện các giải pháp.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu.

Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa

 

29.

6.3

Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Xác định được tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đánh giá được thực trạng theo tiêu chí đã xác định.

- Đề xuất được giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Bộ tiêu chí giá thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

 

30.

6.4

Đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Xây dựng được hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm vừa đảm bảo thu hút đầu tư, phát triển du lịch, vừa đảm bảo an ninh - quốc phòng trong tình hình mới hiện nay.

- Xây dựng được phần mềm quản lý người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Báo cáo thực trạng quản lý người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Phần mềm quản lý người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo kiến nghị thực hiện các giải pháp.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu.

Giao trực tiếp Học viện an ninh nhân dân

 

31.

6.5

Đề tài: Nghiên cứu giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của đình làng Việt ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

- Đánh giá được thực trạng về bảo tồn, phát huy giá trị của đình làng Việt ở Thanh Hóa.

- Đề xuất được giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị đình làng Việt ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

- Báo cáo Thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị đình làng Việt ở Thanh Hóa.

- Giải pháp về bảo tồn, phát huy giá trị đình làng Việt ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay.

- Báo cáo kiến nghị thực hiện các giải pháp.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

 

32.

6.6

Đề tài: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp ở Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

- Đánh giá được thực trạng sinh hoạt chi bộ trong cơ quan hành chính, sự nghiệp từ khi có Hướng dẫn 09-HD/BTC năm 2012 đến nay.

- Nghiên cứu đề xuất tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ trong cơ quan hành chính, sự nghiệp ở Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

- Đề xuất được giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong cơ quan hành chính, sự nghiệp ở Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

- Báo cáo thực trạng sinh hoạt chi bộ trong cơ quan hành chính, sự nghiệp từ khi có Hướng dẫn 09-HD/BTC năm 2012 đến nay.

- Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ.

- Kết luận của Ban thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp ở Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Ban tổ chức tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa

 

33.

6.7

Đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Đánh giá được thực trạng các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đề xuất được giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

- Báo cáo đánh giá thực trạng các di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng trong giai đoạn hiện nay.

- Báo cáo kiến nghị thực hiện các giải pháp.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Ban Tuyên giáo tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa

 

34.

6.8

Đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

- Đánh giá được thực trạng và nhu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cho hiệu trưởng các trường trung học tại Thanh Hóa.

- Đề xuất được hệ thống giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý cho hiệu trưởng các trường trung học tại Thanh Hóa.

- Báo cáo thực trạng và nhu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý cho hiệu trưởng các trường trung học tại Thanh Hóa.

- Các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý cho hiệu trưởng các trường trung học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

- Báo cáo kiến nghị thực hiện các giải pháp.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa

 

35.

6.9

Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng môi trường văn hóa (MTVH) lành mạnh vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

- Đánh giá được thực trạng môi trường văn hóa các xã vùng ven biển.

- Đề xuất được các giải pháp xây dựng MTVH lành mạnh vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

- Báo cáo thực trạng môi trường văn hóa các xã vùng ven biển.

- Báo cáo giải pháp xây dựng MTVH lành mạnh vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa.

- Xây dựng được 02 mô hình mẫu (xã/ phường) có MTVH lành mạnh:

+ 01 xã/ phường vẫn gắn với môi trường sống/ sinh hoạt đánh bắt cá truyền thống

+ 01 xã/ phường tham gia chuyển đổi nghề sang phát triển du lịch

- Báo cáo kiến nghị thực hiện các giải pháp.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa

 

Chương trình bảo tồn nguồn gen (QĐ số 1212/QĐ-UBND, ngày 24/4/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)

36.

7.1

Đề tài: Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm Bảy lá một hoa (Paris polyphylla) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước

- Đánh giá được thực trạng phân bố, đặc tính sinh vật học của cây Bảy lá một hoa.

- Xây dựng được quy trình kỹ thuật gây trồng

- Xây dựng được 01 mô hình thử nghiệm (quy mô 0,5-1 ha)

- Báo cáo thực trạng phân bố, đặc tính sinh vật học của cây Bảy lá một hoa tại Khu BTTN Pù Luông.

- Quy trình kỹ thuật gây trồng.

- Mô hình trồng thử nghiệm (0,5-1 ha).

- Tập huấn, chuyển giao kỹ thuật gây trồng cho 50-100 người.

- Kế hoạch sử dụng kết quả.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Ban quản lý khu BTTN Pù Luông

 

Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa (Quyết định số 3404/QĐ-UBND ngày 16/10/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh thanh Hóa)

37.

8.1

Dự án: Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Miến gạo Thăng Long” cho sản phẩm miến gạo huyện Nông Cống.

- Xác lập được quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm miến gạo huyện Nông Cống;

- Quản lý và khai thác có hiệu quả nhãn hiệu tập thể “Miến gạo Thăng Long” nhằm phát triển mạnh mẽ cho sản phẩm miến gạo, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Hệ thống tài liệu các kết quả nghiên cứu khoa học và thực tiễn đối với sản phẩm Miến gạo Thăng Long;

- Nhãn hiệu tập thể “Miến gạo Thăng Long” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ;

- Xây dựng được hệ thống công cụ để quản lý nhãn hiệu tập thể Miến gạo Thăng Long;

- Xây dựng mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể Miến gạo Thăng Long;

- Xây dựng hệ thống các phương tiện để quảng bá, phát triển thương hiệu Miến gạo Thăng Long;

- Hệ thống các tài liệu phục vụ đào tạo, tập huấn.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp UBND huyện Nông Cống

 

38.

8.2

Dự án: Xây dựng và phát triển thương hiệu “Rượu Tỏa dương" thành phố Thanh Hóa.

- Xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu “Rượu Tỏa dương" thành phố Thanh Hóa

- Thiết lập được cơ chế quản lý và khai thác có hiệu quả sản phẩm “Rượu Tỏa dương thành phố Thanh Hóa” nhằm mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ;

- Xây dựng được mô hình sản xuất “Rượu Tỏa dương" thành phố Thanh Hóa với quy mô 20.000 l/năm.

- Hệ thống tài liệu các kết quả nghiên cứu khoa học và thực tiễn đối với sản phẩm “Rượu Tỏa dương" thành phố Thanh Hóa;

- Nhãn hiệu “Rượu Tỏa dương" thành phố Thanh Hóa được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ;

- Các hệ thống công cụ quản lý và phát triển nhãn hiệu “Rượu Tỏa dương" thành phố Thanh Hóa;

- Xây dựng mô hình sản xuất và quản lý nhãn hiệu “Rượu Tỏa dương" thành phố Thanh Hóa;

- Xây dựng mô hình sản xuất “Rượu Tỏa dương" thành phố Thanh Hóa với quy mô 20.000 l/năm;

- Phương án đầu tư công nghệ, thiết bị mở rộng quy mô sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Báo cáo tổng hợp kết quả.

- Bài báo công bố kết quả nghiên cứu

Giao trực tiếp Doanh nghiệp tư nhân Hãng thuốc thể thao (Doanh nghiệp KH&CN)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3532/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt kế hoạch nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2017, tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu: 3532/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 15/09/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Nguyễn Đức Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản