- 1Quyết định 494/2002/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 29-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và đào tạo
- 3Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2003/QĐ-BGDĐT | Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2003 |
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quyết định số 494/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng; môn Chính trị trong các trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề";
Căn cứ vào Công văn số 1026/CV-KGTW ngày 14/7/2003 của Ban Khoa giáo Trung ương và Công văn số 3292/CV-TTVH ngày 10/7/2003 của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương về việc thẩm định đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Vụ trưởng Vụ Đại học,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ đại học, cao đẳng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và được áp dụng từ năm học 2003 - 2004, các quyết định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn và thẩm định giáo trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh dùng trong các trường đại học, cao đẳng và hướng dẫn thực hiện sau khi giáo trình được Ban Khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương thẩm định.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác chính trị, Vụ trưởng Vụ Đại học, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Trần Văn Nhung (Đã ký) |
MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2003/QĐ-BGDĐT ngày 31/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Tên học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Số đơn vị học trình: 3 đơn vị học trình (45 tiết).
3. Trình độ: Cho sinh viên đại học, cao đẳng.
4. Phân bổ thời gian:
- Lên lớp: 70%.
- Xêmina: 30%.
5. Điều kiện tiên quyết: Sinh viên phải học xong các học phần: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần gồm 6 bài về nội dung cơ bản Tư tưởng Hồ Chí Minh và 1 bài về sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới hiện nay và trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
7. Nhiệm vụ của sinh viên:
Phải đọc nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các ý kiến hỏi, đề xuất khi nghe giảng. Chuẩn bị xêmina và đọc, sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài giảng.
8. Tài liệu học tập:
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn Khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản.
- Đề cương chi tiết môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Sách tham khảo: các tài liệu hướng dẫn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương dùng cho đảng viên và cán bộ cơ sở.
- Hồ Chí Minh toàn tập, đĩa CDROM Hồ Chí Minh toàn tập.
- Các Nghị quyết, văn kiện của Đảng.
9. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
Như quy chế học tập chung: dự đủ các buổi lên lớp, đọc tài liệu, chuẩn bị ý kiến trước khi nghe giảng. Thực hiện đầy đủ xêmina (thảo luận, tham gia các hoạt động tham quan ở bảo tàng, di tích lịch sử cách mạng có viết thu hoạch) kiểm tra 2 lần và thi hết học phần.
10. Thang điểm: 10.
11. Mục tiêu học phần:
Giúp cho sinh viên nắm được nội dung cơ bản môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam được thể hiện trong đường lối, quan điểm, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ đó củng cố lòng tin vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, nâng cao lòng tự hào dân tộc về Đảng, về Bác và có ý thức trách nhiệm cống hiến, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên cương vị nhiệm vụ được phân công.
12. Nội dung chi tiết học phần:
12.1. Bố trí thời gian:
Số thứ tự | Phân bổ số tiết cho các bài | Tổng số | Số tiết giảng | Xêmina |
Bài 1 | Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh | 6 | 4 | 2 |
Bài 2 | Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc | 6 | 4 | 2 |
Bài 3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam | 6 | 4 | 2 |
Bài 4 | Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc: kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại | 6 | 4 | 2 |
Bài 5 | Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân | 6 | 4 | 2 |
Bài 6 | Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hóa | 11 | 9 | 2 |
Bài 7 | Mấy vấn đề vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay | 4 | 2 | 2 |
| Tổng cộng: | 45 | 31 | 14 |
12.2. Nội dung
KHÁI NIỆM, NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU; KHÁI NIỆM VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
2. Khái niệm và hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
- Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
II. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ - XÃ HỘI, NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Điều kiện lịch sử - xã hội
- Xã hội Việt Nam thế kỷ XIX đầu XX.
- Quê hương, gia đình.
- Thời đại.
2. Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tư tưởng và văn hóa truyền thống Việt Nam.
- Tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin: cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Nguyễn ái Quốc.
3. Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh
- 1890-1911: giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng.
- 19-11-1920: giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm.
- 1921-1930: giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam.
- 1930-1941: giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam.
- 1941-1969: giai đoạn phát triển và thắng lợi.
III. Ý NGHĨA VIỆC HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin ở Việt Nam.
2. Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
1. Sơ lược quan điểm của C.Mác, Ăngghen và Lênin về vấn đề dân tộc
2. Vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh: thực chất là vấn đề dân tộc thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản, được thể hiện trong các luận điểm để giành độc lập và phát triển
- Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
- ở các nước đang đấu tranh giành độc lập, chủ nghĩa dân tộc chân chính vẫn là một động lực lớn.
- Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1. Cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
3. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
5. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang của nhân dân.
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY
1. Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước.
2. Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp.
3. Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ
CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢN CHẤT VÀ MỤC TIÊU CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Con đường hình thành tư duy Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Quá trình tiếp xúc của Hồ Chí Minh với học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội.
- Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội với các yếu tố nhân văn, đạo đức, văn hóa.
2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội
- Quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Quan niệm của Hồ Chí Minh.
3. Quan niệm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội
- Những mục tiêu cơ bản.
- Các động lực của chủ nghĩa xã hội.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học nói về tính tất yếu của thời kỳ quá độ.
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2. Về bước đi và phương thức, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Về bước đi của thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
- Về phương pháp, biện pháp, cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
III. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY
1. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
2. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ tất cả các nguồn lực, trước hết là nguồn lực nội sinh để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
4. Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC;
KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Từ truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc.
- Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
- Từ tổng kết thực tiễn: những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam, cách mạng thế giới.
2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
- Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.
- Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
- Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
- Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ KẾT HỢP SỨC MẠNH DÂN TỘC VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI
1. Quá trình nhận thức của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh dân tộc.
- Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại và tính tất yếu của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Đặt cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự gắn bó với cách mạng vô sản thế giới.
- Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
- Dựa vào sức mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ của nhân loại, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình.
- Mở rộng tối đa quan hệ hữu nghị, hợp tác, sẵn sàng "làm bạn với tất cả các nước dân chủ".
III. PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC KẾT HỢP VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh
- Những nhân tố khách quan và chủ quan đang thách thức tính bền chặt của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Vận dụng tinh thần và phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh để xây dựng sự đồng thuận xã hội theo Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa IX).
2. Khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nâng cao ý chí tự lực tự cường, giữ vững bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế (theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX).
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM;
VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam - "Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân tộc Việt Nam".
4. Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin "làm cốt".
5. Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.
6. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Đảng phải thường xuyên chăm lo củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân.
7. Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước.
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ.
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả.
III. XÂY DỰNG ĐẢNG VỮNG MẠNH, LÀM TRONG SẠCH BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta thật sự là Đảng của đạo đức và văn minh, tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc.
2. Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN, VĂN HÓA
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1. "Đạo đức là cái gốc của người cách mạng" (quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức)
- Sự nghiệp của cách mạng xã hội chủ nghĩa là xoá bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới với những lý tưởng và khát vọng cao đẹp.
- Đạo đức là vũ khí mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Yêu thương con người.
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
- Tinh thần quốc tế trong sáng.
3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức.
- Xây đi đôi với chống, phải tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi.
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
II. TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN HỒ CHÍ MINH
1. Con người là vốn quý nhất - nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng
Có lòng yêu thương vô hạn đối với con người, thông cảm sâu sắc với mọi đau khổ của con người, từ đó tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc gây ra cho con người.
Có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh, phẩm giá, khả năng vươn lên chân, thiện, mỹ của con người, dù nhất thời họ còn thấp bé lầm lạc.
Có ý chí đấu tranh để giải phóng con người, đem lại tự do, hạnh phúc cho con người.
2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
- Con người - mục tiêu: mọi chủ trương, đường lối, chính sách,....
- Con người - động lực: lịch sử do quần chúng nhân dân sáng tạo ra, có dân là có tất cả.
3. "Trồng người" là chiến lược hàng đầu của cách mạng
"Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa ",
"Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người"
- Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định phải có học thức.
- Chủ nghĩa xã hội gắn liền với sự phát triển khoa học và kỹ thuật, bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi.
III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
1. Những quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa
- Văn hóa là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị, có tác động qua lại với kinh tế và chính trị (quan điểm về vị trí của văn hóa, về vai trò chiến sĩ của người hoạt động văn hóa).
- Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, làm cho ai cũng có lý tưởng độc lập, tự chủ; phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ,... (quan điểm về chức năng của văn hóa: nâng cao dân trí, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống, v.v...).
- Nền văn hóa mới mà ta xây dựng phải có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng (quan điểm về tính chất của nền văn hóa mới).
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa
- Văn hóa giáo dục.
- Văn hóa văn nghệ.
- Văn hóa đời sống.
IV. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN, VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM MỚI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1. Thực trạng con người Việt Nam hiện nay
2. Xây dựng con người Việt Nam mới dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hóa
- Về tư tưởng, đạo đức, lối sống:
+ Thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin - tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên rửa cái nhục đói nghèo, lạc hậu.
+ Giữ gìn đạo đức, nhân phẩm, lương tâm, danh dự.
+ Nếp sống giản dị, ít lòng tham muốn về vật chất.
- Về nhân văn: bồi dưỡng tinh thần nhân ái, khoan dung Hồ Chí Minh.
- Về văn hóa: có thói quen tự học, vươn lên chiếm lĩnh những thành tựu hiện đại của thế giới về văn hóa, khoa học, công nghệ,.... Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập với thế giới.
Bài 7
MẤY VẤN ĐỀ VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HIỆN NAY
I. HỌC TẬP, VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH MỚI, KIỆN MỚI PHẢI THEO TẤM GƯƠNG SÁNG TẠO CỦA HỒ CHÍ MINH
1. Bối cảnh mới, kiện mới
2. Mấy quan điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận
- Quan điểm lý luận gắn với thực tiễn.
- Quan điểm lịch sử - cụ thể.
- Quan điểm toàn diện và hệ thống.
- Quan điểm kế thừa và phát triển.
II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NỘI DUNG VẬN DỤNG, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI
1. Nắm vững quan điểm thực tiễn, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh giải đáp đúng những vấn đề do thực tiễn cách mạng nước ta đặt ra hiện nay.
2. Một số nội dung có ý nghĩa cấp bách ở thời điểm hiện nay
- Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn liền với lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
- Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh: đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mọi chủ trương, chính sách phải hướng vào dân, dựa vào dân.
- Củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đưa chiến lược đại đoàn kết Hồ Chí Minh lên một tầm cao và một chiều sâu mới.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực của Nhà nước - nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đổi mới.
- 1Quyết định 19/2003/QĐ-BGDĐT ban hành Đề cương môn học Triết học Mác - Lê nin; Kinh tế chính trị Mác-Lê nin (khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh) và Kinh tế chính trị Mác-Lê nin (khối ngành không chuyên kinh tế-quản trị kinh doanh) trình độ Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Hướng dẫn 45-HD/BTGTW năm 2017 về thực hiện Chương trình bồi dưỡng chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh” (dùng bồi dưỡng cho cho cán bộ, đảng viên và nhân dân) do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 1Quyết định 494/2002/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng, môn Chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 19/2003/QĐ-BGDĐT ban hành Đề cương môn học Triết học Mác - Lê nin; Kinh tế chính trị Mác-Lê nin (khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh) và Kinh tế chính trị Mác-Lê nin (khối ngành không chuyên kinh tế-quản trị kinh doanh) trình độ Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Nghị định 29-CP năm 1994 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và đào tạo
- 4Nghị định 86/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 5Hướng dẫn 45-HD/BTGTW năm 2017 về thực hiện Chương trình bồi dưỡng chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh” (dùng bồi dưỡng cho cho cán bộ, đảng viên và nhân dân) do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
Quyết định 35/2003/QĐ-BGDĐT ban hành Đề cương môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh trình độ Đại học, Cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 35/2003/QĐ-BGDĐT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/07/2003
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Trần Văn Nhung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 130
- Ngày hiệu lực: 29/08/2003
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực