Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ CÔNG NGHIỆP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2001/QĐ-BCN | Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2001 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP
Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;
Căn cứ Luật Khoáng sản và Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi);
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH
| KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP |
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN RẮN TRONG ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 35/2004/QĐ-BCN ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)
Điều 3. Một số thuật ngữ sử dụng trong quy chế này được hiểu như sau:
1. Mỏ khoáng là tập hợp tự nhiên các khoáng sản, có số lượng tài nguyên, chất lượng và điều kiện khai thác, chế biến đáp ứng yêu cầu tối thiểu khai thác quy mô công nghiệp trong điều kiện công nghệ và kinh tế hiện tại.
2. Thân khoáng sản (thân quặng) là tập hợp tự nhiên liên tục khoáng chất có ích đã được xác định chất lượng, kích thước và hình thái đáp ứng các chỉ tiêu hướng dẫn của khai thác công nghiệp.
3. Đới khoáng hóa là một phần của cấu trúc địa chất, trong đó có các thân khoáng sản hoặc các biểu hiện liên quan đến khoáng hóa như đới biến đổi nhiệt dịch vây quanh khoáng sản, đới tập trung khe nứt, đới dập vỡ... thuận lợi cho tạo khoáng.
4. Các cấp trữ lượng khoáng sản theo hệ thống phân cấp hiện hành. Các điều kiện để xác định trữ lượng cấp C2 và tài nguyên dự báo cấp P1 được nêu ở phụ lục 1.
Điều 4. Nguyên tắc tuần tự và phân bước cho hoạt động đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản.
1. Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản tuân theo nguyên tắc sau:
a- Tuần tự từ sơ bộ đến chi tiết, từ diện đến điểm và từ bề mặt đến chiều sâu. Việc thiết kế và thực hiện các phương pháp phải tuân thủ các quy phạm kỹ thuật hiện hành và tính tuần tự để tránh lãng phí và có thể sử dụng hiệu quả các tài liệu đã thu thập được.
b- Đánh giá toàn bộ các loại khoáng sản đi kèm và các khoáng sản khác trên diện tích đã giao.
2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản thực hiện theo các bước kế tiếp nhau:
a- Bước lập đề án có mục tiêu xác định đối tượng khoáng sản, loại hình mỏ khoáng cần đánh giá, các nhiệm vụ địa chất cụ thể và thiết kế hệ phương pháp kỹ thuật tối ưu, khối lượng công việc phù hợp với đối tượng khoáng sản và mục tiêu đã giao.
b- Bước phát triển có mục tiêu phát hiện các thân khoáng sản và đánh giá tài nguyên dự báo cấp p1 của chúng, lựa chọn các diện tích có triển vọng nhất để đánh giá tiếp theo. Diện tích điều tra không quá 100km2.
c- Bước đánh giá thân khoáng sản có mục tiêu xác định trữ lượng cấp C2, nghiên cứu chất lượng khoáng sản và khả năng khai thác, sử dụng chúng, lựa chọn các thân khoáng sản có khả năng kinh tế để thăm dò tiếp theo. Diện tích đánh giá trong khoảng 5-15 km2.
Trường hợp bước phát hiện không lựa chọn được các diện tích để đánh giá tiếp theo thì đề án đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản sẽ dừng thi công, lập báo cáo kết quả sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.
Trường hợp trên diện tích được giao đã phát hiện được nhiều thân khoáng sản có triển vọng thì có thể xem xét để thực hiện ngay bước đánh giá các thân khoáng sản sau khi được cấp có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.
d- Bước lập báo cáo địa chất có mục tiêu trình bày rõ ràng, trung thực và khoa học các kết quả đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản.
Điều 5. Đối tượng khoáng sản và diện tích để đánh giá được lựa chọn trên cơ sở:
1. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch, kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
2. Các tài liệu địa chất-khoáng sản hiện có cho phép dự báo phát hiện mỏ khoáng mới hoặc có thể mở rộng diện tích, bổ sung tài nguyên cho mỏ khoáng đã biết.
Điều 6. Diện tích và đối tượng của các bước
1. Đối tượng của bước phát hiện các thân khoáng sản là:
a- Diện tích đã điều tra chi tiết hóa trong lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỉ lệ 1/50.000 có các tiền đề địa chất thuận lợi, dấu hiệu tìm kiếm rõ ràng, được đánh giá là có triển vọng để phát hiện các thân khoáng sản của một hoặc nhiều loại khoáng sản khác nhau.
b- Diện tích kề cận các mỏ khoáng đã biết có dấu hiệu khoáng sản, tiền đề địa chất thuận lợi hoặc tương tự.
c- Diện tích có các dị thường địa vật lý, địa hóa, khoáng vật có triển vọng.
Đối với các khoáng sản nội sinh, khi lựa chọn diện tích điều tra phải căn cứ vào đặc điểm của trường khoáng sản, cấu trúc địa chất thuận lợi cho việc hình thành và tích tụ khoáng sản.
2. Đối tượng của bước đánh giá các thân khoáng sản là:
a- Các thân khoáng sản đã được phát hiện và đánh giá sơ bộ trong bước phát hiện hoặc trong các công trình điều tra trước đó, được xác định là có triển vọng.
b- Phần có khả năng kéo dài hoặc phát triển theo chiều sâu của các thân khoáng sản đã được đánh giá sơ bộ trước đó.
YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC BƯỚC ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Điều 8. Yêu cầu của bước lập đề án đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản.
1. Xác định đúng đối tượng khoáng sản, diện tích cần đánh giá, các tiền đề, yếu tố địa chất thuận lợi cho tạo khoáng, các quy luật phân bố khoáng sản, dự báo tài nguyên có thể đánh giá phát hiện được, mức độ phức tạp về địa chất.
2. Xác định rõ các nhiệm vụ địa chất cụ thể và lựa chọn tổ hợp hợp lý các phương pháp đánh giá và các công việc nghiên cứu, phụ trợ phù hợp với các đối tượng địa chất, khoáng sản cụ thể và mục tiêu nhiệm vụ được giao.
3. Thiết kế hợp lý trình tự đánh giá, trình tự áp dụng các phương pháp, tổ chức hợp lý quá trình quản lý và thi công dề án.
Điều 9. Nhiệm vụ của bước lập đề án là:
1. Thu thập, tổng hợp các tài liệu hiện có về cơ sở hạ tầng, về địa chất, địa vật lý, địa hóa, địa mạo-vỏ phong hóa..., đánh giá hiện trạng và mức độ tin cậy của chúng, đánh giá hiệu quả và hạn chế của các phương pháp đã thực hiện.
2. Khảo sát sơ bộ diện tích được giao nhằm thu thập bổ sung các tài liệu địa chất, khoáng sản cần thiết; xác định đúng đắn các điều kiện thực hiện các công trình địa chất, tìm hiểu cơ sở hạ tâng.
3. Lấy mẫu thử nghiệm địa hóa, mẫu tham số vật lý, mẫu đá, khoáng sản, đo thử nghiệm địa vật lý tùy theo mức độ tài liệu hiện có, nhằm có cơ sở thiết kế hợp lý các phương pháp và trình tự thực hiện.
4. Dự kiến kiểu mỏ khoáng có thể phát hiện và đánh giá. Xác định các tồn tại địa chất và các nhiệm vụ địa chất cụ thể.
5. Thiết kế các phương pháp kỹ thuật, xác định khối lượng công việc, các yêu cầu cụ thể của các phương pháp, các loại mẫu địa chất cần phân tích.
6. Đề xuất dự kiến các chỉ tiêu để xác định trữ lượng, dự báo tài nguyên có thể đạt được.
7. Xác định cơ sở để lập dự toán và lập dự toán đề án.
Nội dung và hình thức của đề án thực hiện theo đúng quy chế lập đề án, báo cáo điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được ban hành kèm theo Quyết định số 12/1999/QĐ-BCN ngày 17/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
Điều 10. Yêu cầu của bước phát hiện các thân khoáng sản.
1. Xác định được cấu trúc địa chất, các yếu tố địa chất khống chế (địa tầng, magma, thạch học...), các yếu tố chứa hoặc phá hủy khoáng sản, thành phần và đặc điểm đới đá biến đổi vây quanh khoáng sản, mối liên hệ của khoáng sản với các thành tạo và yếu tố địa chất.
2. Khoanh định được các đới khoáng hóa, các tầng đá chứa khoáng sản, vị trí các biểu hiện khoáng sản, các dấu hiệu tìm kiếm như quặng lăn, công trình cũ, các vành phân tán địa hóa – khoáng vật, các dị thường địa vật lý.
3. Phát hiện các thân khoáng sản và dự báo sự phát triển của chúng ở trên mặt và dưới sâu.
4. Xác định được loại hình khoáng sản; cấu trúc, thành phần vật chất, chất lượng khoáng sản, thành phần có ích, có hại, đặc điểm địa hóa, tính phân đới của khoáng hóa, sơ bộ xác định điều kiện, môi trường thành tạo và nguồn gốc khoáng sản.
5. Sơ bộ khoanh định các thân khoáng sản, xác định đặc điểm hình thái thân khoáng sản và sơ bộ phân loại các thân khoáng sản theo quy mô, chất lượng khoáng sản.
Điều 11. Nhiệm vụ của bước phát hiện các thân khoáng sản.
1. Khảo sát, lập bản đồ địa chất - khoáng sản tương ứng với các tỉ lệ 1/25000 ÷ 1/5000 tùy thuộc vào mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất và đối tượng khoáng sản. Tỷ lệ bản đồ địa chất-khoáng sản cần lập được định hướng trong phụ lục 2.
2. Sử dụng các phương phápthích hợp như viễn thám, khoáng vật, địa hóa, địa mạo, địa vật lý... nhằm xác định các dấu hiệu khoáng sản, các dị thường địa hóa, địa vật lý, diện tích có khả năng phân bố khoáng sản và các đới khoáng hóa. Lấy mẫu địa hóa và đo địa vật lý theo lộ trình hoặc theo tuyến.
3. Các diện tích có biểu hiện khoáng hóa hoặc khoáng sản được đánh giá theo mạng lưới công trình định hướng tại phụ lục 3. Các tuyến tìm kiếm cần được bố trí thưa gấp hai lần mạng lưới để xác định trữ lượng cấp C2, nhưng cũng có thể đan dày hoặc dãn thưa sao cho mỗi thân khoáng sản phải có ít nhất hai tuyến công trình cắt qua.
4. Kiểm tra các phát hiện khoáng sản, thân khoáng sản tại các vị trí có các dấu hiệu tìm kiếm, các dị thường, vành phân tán, khống chế diện phân bố đới khoáng hóa bằng các công trình khai đào trên mặt, dọn sửa, mô tả các công trình cũ hoặc khoan. Mỗi thân khoáng sản ít nhất phải có một đến hai vị trí được lấy mẫu khống chế đầy đủ bề dày.
5. Lập sơ đồ địa hình bằng cách phóng to và chỉnh lý các bản đồ địa hình hiện có. Định vị các điểm khảo sát, các công trình, các tuyến công trình bằng GPS hoặc bằng địa bàn thước dây theo các mốc tự nhiên, nhân tạo có khả năng bảo quản lâu dài đã được xác định tọa độ bằng GPS hoặc theo bản đồ đã có.
6. Lấy mẫu, gia công, phân tích các loại mẫu nhằm làm rõ thành phần và các đặc tính vật lý cơ bản của khoáng sản. Tại các vết lộ, công trình khoan, khai đào gặp khoáng sản phải lấy mẫu rãnh, tại các đới khoáng hóa phải lấy mẫu rãnh điểm hoặc mẫu cực.
7. Điều tra chi tiết hóa một vài khu vực bằng tổ hợp phương pháp tối ưu nhằm chính xác hóa các tiêu chuẩn cho việc đánh giá triển vọng các khu vực khác và bước đầu phân loại các đới khoáng hóa, các thân khoáng sản theo mức độ triển vọng.
8. Đánh giá tài nguyên dự báo cấp P1 cho các thân khoáng sản trên cơ sở bề dầy, chiều dài, độ sâu dự kiến, các dấu hiệu địa chất, địa hóa, địa vật lý, các chỉ tiêu tính toán định hướng theo các hướng dẫn, các mỏ khoáng tương tự.
9. Lập báo cáo kết quả địa chất của bước phát hiện các thân khoáng sản làm cơ sở để thiết kế cho bước đánh giá các thân khoáng sản.
Điều 12. Yêu cầu của bước đánh giá các thân khoáng sản
1. Xác định điều kiện thế nằm, hình dạng, kích thước, tính liên tục của thân khoáng sản, đặc điểm thay đổi hình thái thân khoáng sản theo đường phương và chiều sâu. Độ sâu đánh giá tiêm năng tài nguyên khoáng sản được xác định trong bước lập đề án tùy thuộc vào loại hình khoáng sản, đặc điểm phân bố của chúng.
2. Xác định thành phần vật chất khoáng sản, phân chia các kiểu, loại khoáng sản tự nhiên, đặc điểm phân bố của chúng trong thân khoáng sản, dạng tồn tại và đặc điểm phân bố của các khoáng vật, thành phần có ích, có hại, xác định sơ bộ tính khả tuyển hoặc khả năng sử dụng khoáng sản.
3. Xác định trữ lượng cấp C2 và đánh giá tài nguyên dự báo cấp P1.
4. Sơ bộ xác định nguồn gốc, mô hình hóa quá trình tạo khoáng và các giai đoạn tạo khoáng, các biến đổi, phá hủy sau tạo khoáng, độ sâu bóc mòn.
5. Sơ bộ xác định khả năng trở thành mỏ khoáng, điều kiện khai thác, phương pháp khai thác, khả năng chế biến, lĩnh vực sử dụng khoáng sản, các tác động ảnh hưởng dến môi trường khi khai thác và chế biến khoáng sản.
6. Lựa chọn diện tích và các thân khoáng sản có giá trị theo quy mô, chất lượng và điều kiện khai thác thuận lợi để chuyển giao cho thăm dò.
Điều 13. Nhiệm vụ của bước đánh giá các thân khoáng sản
1. Mô tả chi tiết các vết lộ tự nhiên, nhan tạo; tổng hợp các tài liệu địa vật lý, địa hóa để lập bản đồ địa chất-khoáng sản và các mặt cắt ở tỉ lệ 1/5000 đến 1/1000 hoặc lớn hơn tùy theo mức độ phức tạp và kích thước các đối tượng cần biểu diễn. Trên các bản đồ và mặt cắt thể hiện được các yếu tố địa chất ảnh hưởng đến việc hình thành, tích tụ, phân bố và biến đổi khoáng sản, hình thái các thân khoáng sản và vị trí phân bố các loại khoáng sản. Xác định các thân khoáng sản và quy luật phân bố khoáng sản.
2. Lấy mẫu địa hóa, đo địa vật lý theo mạng lưới tuyến nhằm theo dõi dự báo các thân khoáng sản ẩn hoặc bị che phủ. Một thân khoáng sản ít nhất phải có hai tuyến đo sâu địa vật lý bằng các phương pháp thích hợp.
3. Khai đào trên mặt, khoan trên các tuyến để đánh giá nhằm theo dõi thân khoáng sản theo chiều sâu và theo đường phương. Một thân khoáng sản ít nhất phải có ba công trình khai đào và lấy mẫu khống chế đầy đủ bề dầy theo mạng lưới công trình đã thiết kế.
Mạng lưới tuyến đánh giá cần bố trí phù hợp với đặc điểm phân bố của các thân khoáng sản và mức độ phức tạp của chúng. Mạng lưới tuyến đánh giá cho một số loại khoáng sản được định hướng trong phụ lục 3.
4. Lấy và phân tích các loại mẫu nhằm
a- Phân chia các loại khoáng sản theo thành phần và đặc điểm cấu tạo kiến trúc. Khoanh định diện phân bố của chúng trong các khối xác định trữ lượng cấp C2. Yêu cầu phân tích phải đủ cơ sở để đánh giá khả năng sử dụng khoáng sản trong các lĩnh vực khác nhau.
b- Xác định loại khoáng sản, điều kiện thành tạo khoáng sản
c- Xác định thành phần vật chất, chất lượng khoáng sản, cụ thể là thành phần hóa học, khoáng vật, cấu tạo-kiến trúc, dạng tồn tại của thành phần có ích, có hại; các thành phần, yếu tố có hại cho quá trình tuyển, thí nghiệm các quy trình tuyển khác nhau, xác định mức độ thu hồi các thành phần có ích, chất lượng tinh khoáng sản (tinh quặng), thành phần đuôi khoáng sản (đuôi quặng), và đề xuất sơ đồ định hướng để làm giàu khoáng sản.
Có thể sơ bộ đánh giá tính khả tuyển của khoáng sản bằng cách so sánh với các mỏ khoáng tương tự và lấy mẫu, nghiên cứu mẫu kỹ thuật trong phòng.
d- Xác định các thông số để tính trữ lượng và tài nguyên dự báo khoáng sản. Đánh giá đặc điểm địa chất thủy văn, địa chất công trình theo quy định tại Điều 14, Điều 15 của Quy chế này.
Công tác lấy và phân tích mẫu phải đảm bảo độ chính xác và tính đại diện. Các mẫu rãnh phải được lấy theo đúng kích thước thiết kế phù hợp cho từng loại khoáng sản, cho các lớp kẹp để có đủ tài liệu xác định diện phân bố các loại khoáng sản. Mẫu kỹ thuật trong phòng phải bảo đảm yêu cầu đại diện cho loại khoáng sản chủ yếu trên diện tích đánh giá.
5. Công tác lấy và phân tích mẫu phải được tiến hành kiểm tra theo cac quy định hiện hành.
6. Lập bản đồ địa hình cùng tỷ lệ với tỷ lệ tìm kiếm theo hệ tọa độ quốc gia hoặc tọa độ độc lập bằng phương pháp kinh vĩ toàn đạc. Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản tùy thuộc vào tỷ lệ và mức độ phân cắt của địa hình và yêu cầu địa chất, dao động trong khoảng 5÷10m cho tỷ lệ 1/10000; 2÷5m cho tỷ lệ 1/5000; 1÷2m cho tỷ lệ 1/2000-1/1000. Các ký hiệu bản đồ phải sử dụng thống nhất theo quy định hiện hành của tổng cục địa chính.
Việc định vị các tuyến trục, một số tuyến ngang, các công trình gặp khoáng sản, quan hệ địa chất phải thực hiện bằng máy với sai số trung phương vị trí mặt phẳng/độ cao điểm công trình như sau:
- Tỷ lệ 1/10000 10/2,0m
- Tỷ lệ 1/5000 5/1,5m
- Tỷ lệ 1/2000-1/1000 2,5/1,0m
Sau đó phải cố định lâu dài bằng mốc xi măng các điểm đầu tuyến trục, một số điểm giao nhau của tuyến trục với tuyến ngang.
7. Xác định trữ lượng cấp C2 cho các thân khoáng sản theo một số phương án chỉ tiêu tính trữ lượng. Các chỉ tiêu để xác định trữ lượng được xây dựng trên cơ sở so sánh với các mỏ khoáng đã thăm dò hoặc đang khai thác có quy mô, chất lượng, điều kiện khai thác, chế biến khoáng sản tương tự. Các hệ thống chỉ tiêu để xác định trữ lượng cấp C2 phải được cơ quan có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản làm cơ sở khoanh nối thân khoáng sản theo các chỉ tiêu cho phép và theo các đặc điểm địa chất, hình thái của chúng. Việc xác định trữ lượng phải được tính bằng một số phương pháp khác nhau để so sánh, đánh giá độ tin cậy. Đối với khoáng sản có ích đi kèm, tùy thuộc mức độ biến đổi so với khoáng sản chính và hàm lượng của chúng, có thể xác định trữ lượng và tài nguyên dự báo cùng cấp hoặc giảm một cấp.
Đánh giá tài nguyên dự báo cấp P1 cho các thân khoáng sản, phần thân khoáng sản chưa được xác định trữ lượng cấp C2.
8. Điều tra để đánh giá khái quát điều kiện địa chất thủy văn – địa chất công trình trên diện tích phân bố các thân khoáng sản theo quy định tại Điều 14, Điều 15 của Quy chế này.
9. Đánh giá sơ bộ khả năng kinh tế của tài nguyên khoáng sản đã xác định trên cơ sở: nhu cầu của xã hội, thị trường trong nước và khu vực; cơ sở hạ tầng, tài nguyên dự báo, chất lượng khoáng sản, khả năng và phương pháp khai thác, chế biến khoáng sản; mức độ ảnh hưởng của quá trình khai thác đến môi trường sinh thái; so sánh với các mỏ khoáng tương tự đã và đang được thăm dò khai thác trong nước và khu vực.
1. Sự phân bố, điều kiện chứa nước và cách nước của các loại đất đá.
2. Đặc điểm khí tượng thủy văn, phân bố nước mặt và ảnh hưởng của chúng với điều kiện ĐCTV-ĐCCT.
3. Tính chất thủy lực, chiều sâu phân bố, mức độ chứa nước, tính thấm và động thái của nước dưới đất.
4. Tính chất vật lý và thành phần hóa học của nước dưới đất và nước mặt.
5. Trạng thái, tính chất cơ lý của đất đá vây quanh các thân khoáng sản. Các đặc điểm địa động lực, các hiện tượng tai biến địa chất và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với khai thác.
6. Dự kiến về các khả năng có thể ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh và cảnh quan do khai thác khoáng sản.
Điều 15. Nhiệm vụ của công tác địa chất thủy văn-địa chất công trình (ĐCTV-ĐCCT)
1. Thu thập, nghiên cứu xử lý và tổng hợp các tài liệu hiện có
2. Lập sơ đồ ĐCTV-ĐCCT cùng tỷ lệ với bản đồ điều tra khoáng sản trên diện tích đánh giá các thân khoáng sản.
3. Hút nước thí nghiệm ở một số lõ khoan và hố đào trong tầng chứa nước chủ yếu và trong thân khoáng sản theo quy phạm hút nước đã ban hành. Quan trắc ĐCTV trong tất cả các lỗ khoan và trong một số công trình khai đào.
4. Lấy và phân tích các loại mẫu nước mặt, nước dưới đất trong tầng chứa nước chủ yếu, trong thân khoáng sản và tầng đá vây quanh khoáng sản.
5. Lấy và phân tích mẫu cơ lý đất đá vây quanh và trong thân khoáng sản.
6. Đánh giá sơ bộ tác động của việc khai thác khoáng sản có liên quan đến cảnh quan môi trường, dân sinh và phát triển kinh tế của vùng.
Khối lượng công việc cụ thể phụ thuộc vào mức độ phức tạp về điều kiện ĐCTV-ĐCCT của diện tích đánh giá các thân khoáng sản.
Điều 16. Yêu cầu của công tác lập báo cáo
1. Phải thể hiện và đáp ứng được các kết quả đã thực hiện theo các yêu cầu được quy định tại Điều 8, Điều 10 và Điều 12 của Quy chế này.
2. Đáp ứng các yêu cầu tại “Quy chế lập đề án, báo cáo điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản” ban hành kèm theo Quyết định số 12/1999/QĐ-BCN ngày 17/3/1999 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.
3. Tăng cường ứng dụng tin học hóa trong công tác xử lý, tổng hợp, lập báo cáo tổng kết.
Trong quá trình triển khai đề án, nếu có những vấn đề phát sinh không phù hợp với dự kiến ban đầu, chủ nhiệm đề án và đơn vị thực hiện đề án phải kịp thời lập tờ trình gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét và cho phép bằng văn bản để điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
PHÂN CHIA ĐỐI TƯỢNG KHOÁNG SẢN THEO MỨC ĐỘ PHỨC TẠP VỀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN
TT | Mức độ phức tạp |
Cấu trúc địa chất | Hình thái, đặcđiểm phân bố các thân khoáng sản | Chất lượng và đặc điểm phân bố khoáng sản |
1 | Đơn giản | Đơn giản, phát triển chủ yếu các đá trầm tích không hoặc ít bị uốn nếp, phá hủy kiến tạo | Thân khoáng sản có quy mô lớn, trung bình; hình thái đơn giản, ổn định hoặc tương đối ổn định theo đường phương, hướng cắm; có bề dày tương đối ổn định. Xuất lộ trên mặt hoặc phân bố nông. | Khoáng sản phân bố ổn định, có ranh giới rõ ràng, dễ nhận biết |
2 | Trung bình | Các thể địa chất tương đối đồng nhất; cấu trúc địa chất đơn giản, ít bị phá hủy kiến tạo và uốn nếp | Các thân khoáng sản có kích thước trung bình, hình thái tương đối ổn định, số lượng ít. | Khoáng sản phân bố tương đối đồng đều, chỉ có 1-2 loại theo thành phần hoặc hàm lượng, dễ nhận biết |
3 | Phức tạp | Phát triển nhiều loại đá, bị uốn nếp và phá hủy kiến tạo | Các thân khoáng sản dạng mạch, thấu kính có kích thước trung bình, nhỏ, không ổn định theo đường phương. Bề dày thay đổi nhiều, cấu tạo không đồng nhất, chứa các lớp kẹp phi khoáng sản. | Khoáng sản phân bố không đồng đều và chất lượng không ổn định, ranh giới không rõ ràng. |
4 | Rất phức tạp | Phát triển nhiều loại đá. Đá vây quanh bị uốn nếp, phá hủy kiến tạo phức tạp, bị biến đổi nhiệt dịch. Có phá hủy kiến tạo sau tạo khoáng sản, gây nên sự dịch chuyển biến dạng | Các thân khoáng sản có kích thước nhỏ, trung bình. Hình thái rất phức tạp, không rõ ràng, dạng mạch, ổ, bướu, trụ... bị phá hủy sau tạo khoáng sản. Cấu tạo thân khoáng sản phức tạp, chứa các lớp kẹp phi khoáng sản hoặc khoáng sản có thành phần khác nhau. khoáng sản phân bố chủ yếu ở dưới sâu. | Có vài loại khoáng sản tự nhiên, có thành phần phức tạp, thành phần có ích phân bố rất không đồng đều. Khoáng sản hình thành trong nhiều giai đoạn. Các loại khoáng sản chỉ khoanh vẽ được sau khi phân tích mẫu. |
TRỮ LƯỢNG CẤP C2 ĐƯỢC XÁC ĐỊNH THEO CÁC ĐIỀU KIỆN SAU ĐÂY:
1. Kích thước, hình dạng, thế nằm, cấu trúc bên trong của thân khoáng sản, đặc điểm phân bố các loại khoáng sản đã được xác định theo tài liệu địa chất, địa vật lý và không ít hơn 3 vết lộ hoặc công trình khoan, khai đào khống chế đủ bề dày, được mô tả, lấy, phân tích mẫu đầy đủ. Các công trình đó phân bố không thưa hơn mạng lưới định hướng của các công trình nêu ở phụ lục 3.
2. Ranh giới khối trữ lượng khoanh định theo chỉ tiêu định hướng, theo mạng lưới công trình phù hợp với cấp trữ lượng và mức độ phức tạp của thân khoáng sản (phụ lục 3) và nội suy theo tài liệu địa chất. Các khối trữ lượng có thể được ngoại suy từ các công trình gặp khoáng sản theo tài liệu địa chất, địa hóa, địa vật lý, nhưng không quá 1/2 khoảng cách giữa các công trình của mạng lưới đánh giá. Sai số số lượng tính toán không vượt quá 80%.
3. Thanh phần vật chất, chất lượng của khoáng sản được xác định đúng đắn bằng kết quả các loại phân tích mẫu phù hợp với yêu cầu của loại khoáng sản, bằng kết quả nghiên cứu 1-2 mẫu kỹ thuật trong phòng hoặc theo tương đồng với các loại khoáng sản tương tự đã được nghiên cứu hoặc đang khai thác sử dụng.
4. Thân khoáng sản, các vết lộ, công trình gặp khoáng sản được định vị trên thực địa và nền địa hình bằng đo đạc trắc địa.
5. Điều kiện khai thác đã được đánh giá sơ bộ theo các tài liệu quan trắc và theo sự tương đồng với các mỏ khoáng tương tự trong vùng.
Tài nguyên dự báo cấp P1 thể hiện khả năng tăng trữ lượng do mở rộng diện tích phân bố các thân khoáng sản ngoài ranh giới trữ lượng cấp C2, hoặc khả năng tăng trữ lượng cấp cao hơn trên các thân khoáng sản mới được phát hiện.
Đánh giá tài nguyên dự báo cho các thân khoáng sản mới trên cơ sở:
- Có ít nhất hai vết lộ hoặc công trình khoan, khai đào gặp khoáng sản đã được lấy mẫu làm rõ chất lượng khoáng sản và bê dày thể địa chất chứa khoáng sản.
- Các dấu hiệu tìm kiếm (đới biến đổi, biểu hiện khoáng hóa, khoáng sản lăn, dị thường địa vật lý, địa hóa), các luận cứ cho phép dự kiến độ sâu, diện phân bố khoáng sản.
Đánh giá tài nguyên dự báo kế tiếp các khối trữ lượng cấp C2 trên cơ sở:
- Các tài liệu địa chất, địa vật lý, địa hóa khẳng định sự kéo dài của các thân khoáng sản.
- So sánh với các thân khoáng sản tương tự đã được đánh giá, thăm dò.
TT | Loại khoáng sản | Bước phát hiện thân khoáng sản | Bước đánh giá thân khoáng sản |
1 | Sa khoáng ilmenit,... | 1/25000-1/10000 | 1/10000-1/5000 |
2 | Đồng nhiệt dịch, biến chất trao đổi | 1/10000-1/5000 | 1/5000-1/2000 |
3 | Chì – kẽm | 1/25000-1/10000 | 1/5000-1/2000 |
4 | Antimon | 1/10000-1/5000 | 1/2000-1/1000 |
5 | Thiếc gốc | 1/10000-1/5000 | 1/2000-1/1000 |
6 | Vàng gốc | 1/10000-1/5000 | 1/2000-1/1000 |
7 | Urani trong cát kết | 1/10000-1/5000 | 1/5000-1/2000 |
8 | Barit gốc | 1/10000-1/5000 | 1/5000-1/2000 |
9 | Caolin-Pyrophilit | 1/10000 | 1/5000 |
10 | Pegmatit (felsspat và kaolin phong hóa từ pegmatit,...) | 1/10000-1/5000 | 1/5000 |
11 | Đá ốp lát (gabro, granit,...) | 1/25000 | 1/10000-1/5000 |
Đơn vị tính: mét
TT |
Loại khoáng sản | Mức độ phức tạp |
Ghi chú | |||
Phức tạp | Rất phức tạp | |||||
Theo đường phương | Theo hướng cắm | Theo đường phương | Theo hướng cắm | |||
1 | Sa khoáng ilmenit,... | 120-140 | 100-120 | 100-120 | 10-20 | Công trình trên tuyến |
2 | Đồng | 100-120 | 70-90 | 80-100 | 50-60 |
|
3 | Chì-kẽm | 120-140 | 80-100 | 100-120 | 50-80 |
|
4 | Antimon | 120-140 | 40-60 | 80-100 | 40-60 |
|
5 | Thiếc gốc | 100-120 | 70-90 | 80-100 | 50-60 |
|
6 | Vàng gốc | 60-100 | 50-60 | 50-80 | 40-50 |
|
7 | Urani trong cát kết | 120-140 | 100-120 | 100-120 | 80-100 |
|
8 | Barit gốc | 120-160 | 60-80 | 100-140 | 50-60 |
|
9 | Kaolin-pyrophilit | 200-220 | 60-80 | 160-100 | 50-60 |
|
10 | Pegmatit (felsspat và kaolin phong hóa từ pegmatit,...) | 120-140 | 30-50 | 100-120 | 30-50 |
|
11 | Đá ốp lát (granit, gabrro,...) | 160-200 x160-200 |
| 120-150 x120-150 |
|
|
- 1Quyết định 51/1999/QĐ-BCN Quy định sử dụng mẫu chuẩn trong phân tích mẫu địa chất-khoáng sản rắn và Quy định kiểm tra nội bộ phòng thí nghiệm trong phân tích mẫu địa chất-khoáng sản rắn do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Quyết định 57/1999/QĐ-BCN về Quy chế nghiệm thu, thẩm định, xét duyệt, phê duyệt đề án và báo cáo tổng kết đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Quyết định 1388/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 750/2014/ĐC-ĐCKS về Quy chế giám sát quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản do Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ban hành
- 5Thông tư 42/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về đánh giá tiềm năng khoáng sản rắn phần đất liền trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Quyết định 12/1999/QĐ-BCN về Quy chế lập đề án báo cáo điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 2Quyết định 51/1999/QĐ-BCN Quy định sử dụng mẫu chuẩn trong phân tích mẫu địa chất-khoáng sản rắn và Quy định kiểm tra nội bộ phòng thí nghiệm trong phân tích mẫu địa chất-khoáng sản rắn do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 3Quyết định 57/1999/QĐ-BCN về Quy chế nghiệm thu, thẩm định, xét duyệt, phê duyệt đề án và báo cáo tổng kết đề án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Nghị định 74-CP năm 1995 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy bộ công nghiệp
- 5Luật Khoáng sản 1996
- 6Nghị định 76/2000/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoáng sản sửa đổi
- 7Quyết định 1388/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 750/2014/ĐC-ĐCKS về Quy chế giám sát quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản do Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam ban hành
Quyết định 35/2001/QĐ-BCN về Quy chế đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn trong điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản do Bộ trưởng Bộ công nghiệp ban hành
- Số hiệu: 35/2001/QĐ-BCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/06/2001
- Nơi ban hành: Bộ Công nghiệp
- Người ký: Đỗ Hải Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra