- 1Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
- 2Nghị định 61/2013/NĐ-CP Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước
- 3Thông tư 21/2014/TT-BTC về Quy chế hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Luật Doanh nghiệp 2014
- 5Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3471/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của Chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
Căn cứ Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 của Chính phủ về Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 21/2014/TT-BTC ngày 14/02/2014 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;
Xét đề nghị của Sở Nội vụ tại Văn bản số 1390/SNV-TCBC ngày 20/11/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành quy định về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do UBND tỉnh làm chủ sở hữu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do UBND tỉnh làm chủ sở hữu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quy định này quy định về thẩm quyền quyết định; số lượng; đánh giá; cử, cử lại, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; đề cử để bầu, miễn nhiệm, bổ nhiệm; thôi việc, nghỉ hưu và quản lý hồ sơ đối với người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ.
1. Người đại diện phần vốn nhà nước được bầu, bổ nhiệm giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do UBND tỉnh làm chủ sở hữu vốn đầu tư vào các tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (sau đây gọi chung là tổng công ty, công ty), bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị.
b) Chủ tịch Hội đồng thành viên.
c) Thành viên Hội đồng quản trị.
d) Tổng giám đốc.
đ) Phó Tổng giám đốc.
e) Giám đốc.
g) Phó Giám đốc.
Người đại diện phần vốn nhà nước được quy định tại Khoản này gọi chung là người đại diện.
2. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 3. Nguyên tắc về quản lý người đại diện
1. Việc quy định về thẩm quyền quyết định, quản lý, sử dụng, chế độ chính sách, kiểm tra, giám sát người đại diện thực hiện đảm bảo theo quy định của pháp luật và phân cấp của tỉnh.
2. Người được cử làm người đại diện phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp quản lý, sử dụng, chế độ chính sách, kiểm tra, giám sát người đại diện có quy định tại các văn bản pháp luật khác thì tùy điều kiện cụ thể để áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Điều 4. Thẩm quyền của UBND tỉnh quyết định các nội dung quản lý người đại diện
1. Quyết định cử, cử lại người đại diện để bầu hoặc đề nghị miễn nhiệm, người đại diện giữ các chức danh:
a) Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị tổng công ty.
b) Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị công ty.
c) Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty.
2. Quyết định cử, cử lại người đại diện để bổ nhiệm hoặc đề nghị miễn nhiệm các chức danh:
a) Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc tổng công ty.
b) Giám đốc, Phó Giám đốc công ty.
3. Quyết định khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với người đại diện giữ các chức danh:
a) Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc tổng công ty.
b) Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc công ty.
CỬ, CỬ LẠI, MIỄN NHIỆM NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Mục 1. CỬ, CỬ LẠI NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Điều 5. Thời hạn và thời điểm để tính thời hạn làm đại diện
1. Thời hạn làm đại diện được xác định theo nhiệm kỳ của chức danh quản lý đang giữ của người đại diện.
a) Trường hợp thay đổi chức danh quản lý do thay đổi tên gọi doanh nghiệp thì thời hạn làm đại diện được tính từ ngày được cử làm đại diện theo chức danh cũ (tên gọi cũ của doanh nghiệp).
b) Trường hợp người đại diện được cử để bầu, bổ nhiệm chức danh quản lý giữa nhiệm kỳ của chức danh đó thì thời hạn làm đại diện là thời gian còn lại của nhiệm kỳ đó.
2. Thời điểm để tính thời hạn làm đại diện là ngày người đại diện được bầu, bổ nhiệm giữ chức danh quản lý.
3. Thời hạn cử người đại diện phần vốn nhà nước được xác định không quá nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị.
Điều 6. Tiêu chuẩn và điều kiện cử làm người đại diện
1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
2. Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có đủ năng lực hành vi dân sự, đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
3. Hiểu biết pháp luật, có ý thức chấp hành pháp luật.
4. Có trình độ chuyên môn Đại học trở lên, có khả năng kinh nghiệm thực tế từ 03 (ba) năm trở lên về quản lý tài chính doanh nghiệp hoặc về tổ chức quản lý tài chính doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu vị trí được ủy quyền làm người đại diện.
5. Không trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, xem xét xử lý kỷ luật, điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật.
6. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp.
7. Có đủ hồ sơ cá nhân được cấp có thẩm quyền thẩm định, xác minh, xác nhận.
8. Trong độ tuổi cử làm đại diện
a) Người đại diện được cử làm đại diện phải đủ tuổi (tính theo tháng) lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 tuổi đối với nữ, để công tác ít nhất hết 01 nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quản lý.
b) Trường hợp người đại diện do nhu cầu công tác mà được UBND tỉnh cho thôi làm đại diện tại doanh nghiệp cũ để cử làm đại diện tại tổng công ty, công ty khác cùng chủ sở hữu thì tuổi cử làm đại diện không theo quy định tại Điểm a Khoản này.
c) Trường hợp người đại diện sau 01 năm kể từ ngày bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ hoặc kể từ ngày quyết định kỷ luật, miễn nhiệm có hiệu lực thi hành, nếu tiếp tục được xem xét cử làm người đại diện thì ngoài việc đáp ứng điều kiện về độ tuổi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện khác của người đại diện
9. Tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 7. Quy trình cử và cử lại người đại diện
Quy trình cử và cử lại người đại diện vận dụng thực hiện theo quy định tại Điều 19 và 20 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Điều 8. Hồ sơ cử, cử lại người đại diện
Hồ sơ cử, cử lại người đại diện vận dụng thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ.
Mục 2. MIỄN NHIỆM NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Việc miễn nhiệm người đại diện được thực hiện một trong các trường hợp sau đây:
a) Có đơn xin thôi làm đại diện trước thời hạn và được UBND tỉnh đồng ý.
b) Chuyển công tác khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
c) Đến tuổi được nghỉ hưu.
d) UBND tỉnh hết vốn, không nắm giữ vốn nhà nước tại tổng công ty, công ty.
đ) Trong 02 năm liên tiếp của nhiệm kỳ làm đại diện bị đánh giá, phân loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
e) Vi phạm phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định những việc đảng viên không được làm đối với người đại diện là đảng viên.
g) Các trường hợp quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 10. Quy trình miễn nhiệm
1. Căn cứ vào các trường hợp miễn nhiệm theo quy định tại Điều 9 Quy định này, Sở Nội vụ chuẩn bị:
a) Đề xuất phương án miễn nhiệm trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
b) Hồ sơ gồm: Sơ yếu lý lịch; công văn đề nghị miễn nhiệm của Sở Nội vụ về tổ chức cán bộ; bản tự nhận xét, đánh giá.
2. UBND tỉnh xem xét, quyết định.
ĐÁNH GIÁ, KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Mục l. ĐÁNH GIÁ NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Căn cứ đánh giá bao gồm:
1. Quyền, trách nhiệm của người đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Chương trình, kế hoạch công tác năm đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Việc đánh giá người đại diện được thực hiện hàng năm ngay sau khi tổng công ty, công ty công khai báo cáo tài chính năm theo quy định và trước khi thực hiện quy trình cử, cử lại, khen thưởng, kỷ luật người đại diện.
Điều 13. Thẩm quyền đánh giá và trách nhiệm của người đánh giá
1. UBND tỉnh đánh giá người đại diện theo quy định tại Điều 4 Quy định này và chịu trách nhiệm về nội dung đánh giá của mình.
2. Kết quả phân loại, đánh giá bằng văn bản được thông báo đến người đại diện và lưu vào hồ sơ người đại diện.
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch năm hoặc nhiệm kỳ được UBND tỉnh phê duyệt gồm:
a) Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty, công ty;
b) Việc chấp hành, tuân thủ của người đại diện đối với chủ trương, nghị quyết và sự chỉ đạo của chủ tịch UBND tỉnh.
2. Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nội quy, quy chế của tổng công ty, công ty.
3. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc.
Phân loại đánh giá và các tiêu chí đánh giá vận dụng thực hiện theo các nội dung quy định tại các Điều 12, 13, 14 và 15 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ.
Điều 16. Trình tự, thủ tục đánh giá
Trình tự, thủ tục đánh giá vận dụng thực hiện theo các nội dung quy định tại Điều 16 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ.
Mục 2. KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Người đại diện có thành tích hoặc quá trình cống hiến thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
Điều 18. Nguyên tắc xử lý vi phạm
Nguyên tắc xử lý vi phạm vận dụng thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ.
Điều 19. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật vận dụng thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ.
Hình thức kỷ luật vận dụng thực hiện theo quy định tại các Điều 27, 28, 29 và 30 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ.
Điều 21. Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
Các trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật vận dụng thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ.
Thành lập Hội đồng kỷ luật, tổ chức họp kiểm điểm người người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật vận dụng thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ.
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp quy định sau:
- Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật bị phạt tù mà không được hưởng án treo.
- Người đại diện bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi vi phạm pháp luật và đề nghị xử lý kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 23. Thành phần, nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật
Thành phần và nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật vận dụng thực hiện theo quy định tại Điều 33, 34 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ.
Điều 24. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật vận dụng thực hiện theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ.
Về thẩm quyền quyết định kỷ luật: Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở kiến nghị bằng văn bản (kèm theo biên bản và hồ sơ kỷ luật) của Hội đồng kỷ luật.
Người đại diện bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
1. Hồ sơ kỷ luật người đại diện gồm: Tờ trình của Hội đồng kỷ luật gửi cấp có thẩm quyền xem xét kỷ luật; bản tự kiểm điểm; biên bản các cuộc họp kiểm điểm; đơn thư tố cáo, kết luận kiểm tra, kết luận thanh tra và các tài liệu khác có liên quan; biên bản họp Hội đồng kỷ luật và quyết định kỷ luật.
2. Hồ sơ kỷ luật được lưu giữ trong hồ sơ cá nhân. Quyết định kỷ luật phải được ghi vào lý lịch của người bị xử lý kỷ luật.
Điều 27. Trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của người đại diện
Người đại diện có hành vi vi phạm pháp luật mà gây thiệt hại đến kinh tế, tài sản của Nhà nước và của tổng công ty, công ty thì phải có trách nhiệm bồi thường, hoàn trả theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh quyết định bằng văn bản:
1. Đề cử người đại diện gửi tổng công ty, công ty để bầu; kiến nghị miễn nhiệm người đại diện giữ các chức danh: thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
2. Ủy quyền cho người đại diện tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông hoặc các cuộc họp Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên đúng quy định của pháp luật để bầu; kiến nghị miễn nhiệm người đại diện giữ các chức danh: thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Trường hợp thôi việc và các vấn đề có liên quan vận dụng thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 106/2015/NĐ-CP ngày 23/10/2015 của Chính phủ, theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ của doanh nghiệp.
Người đại diện được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Thủ tục nghỉ hưu đối với người đại diện thực hiện theo quy định tại Điều 9, 10 và 11 Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức, theo quy định của Luật doanh nghiệp và điều lệ của doanh nghiệp.
1. Việc lập, lưu giữ và quản lý hồ sơ cá nhân của người đại diện theo phân cấp quản lý và thực hiện như lưu giữ hồ sơ đối với công chức.
2. Hàng năm tổng công ty, công ty thực hiện công tác thống kê, bổ sung hồ sơ của người đại diện như quy định đối với công chức để báo cáo UBND tỉnh.
Điều 32. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan
1. Người đại diện có trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định pháp luật hiện hành và phân cấp của tỉnh.
2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh quyết định số lượng; đánh giá; cử, cử lại, miễn nhiệm; khen thưởng, kỷ luật; đề cử để bầu, miễn nhiệm, bổ nhiệm; thôi việc, nghỉ hưu và quản lý hồ sơ đối với người đại diện.
3. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động-Thương binh và Xã hội căn cứ vào thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị để chỉ đạo, hướng dẫn, đánh giá, kiểm tra, giám sát người đại diện theo quy định pháp luật. Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu các nội dung theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ báo cáo, đề xuất, Sở Nội vụ tổng hợp, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2016 thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 2Quyết định 388/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 40/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do tỉnh Bình Phước ban hành
- 4Quyết định 38/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Người đại diện phần vốn Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang làm Chủ sở hữu tại doanh nghiệp
- 5Quyết định 03/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Người đại diện phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Quyết định 10/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý cán bộ, công chức và người quản lý doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam
- 1Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức
- 2Nghị định 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
- 3Nghị định 61/2013/NĐ-CP Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước
- 4Thông tư 21/2014/TT-BTC về Quy chế hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 6Luật Doanh nghiệp 2014
- 7Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
- 8Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 9Nghị định 106/2015/NĐ-CP về quản lý người đại diện phần vốn nhà nước giữ các chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
- 10Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2016 thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020
- 11Quyết định 388/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
- 12Quyết định 40/2017/QĐ-UBND quy định về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước giữ chức danh quản lý tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ do tỉnh Bình Phước ban hành
- 13Quyết định 38/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý Người đại diện phần vốn Nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang làm Chủ sở hữu tại doanh nghiệp
- 14Quyết định 03/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Người đại diện phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 15Quyết định 10/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý cán bộ, công chức và người quản lý doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam
Quyết định 3471/QĐ-UBND năm 2017 quy định về quản lý người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ không quá 50% vốn điều lệ do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh làm chủ sở hữu
- Số hiệu: 3471/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/11/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Đặng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/11/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực