Hệ thống pháp luật

UBND TỈNH HÀ GIANG
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 346/QĐ-SGTVT

Hà Giang, ngày 24 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ

GIÁM ĐỐC SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ GIANG

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT ngày 12/11/2012 của Bộ GTVT quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng Giao thông đường bộ;

Căn cứ Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ TCCS 07: 2013/TCĐBVN ngày 07/10/2013 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ GTVT quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

Căn cứ Quyết định số 1069/QĐ-UBND ngày 01/6/2016 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Giao thông vận tải;

Xét đề nghị của Trưởng phòng Quản lý Kết cấu Hạ tầng giao thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định cụ thể về công tác quản lý và bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ theo mục tiêu chất lượng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Trưởng Ban QLDA vốn SNGT; nhà thầu thực hiện quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ; Trưởng các phòng, ban và đơn vị có liên quan thuộc Sở chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Giám đốc Sở;
- Các Phó Giám đốc Sở;
- Website Sở;
- Lưu: VT, QLKCHTGT.

GIÁM ĐỐC




Hà Thị Minh Hạnh

 

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG BỘ

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định về công tác quản lý và bảo dưỡng thường xuyên đường bộ (đường địa phương và quốc lộ được ủy thác quản lý) theo mục tiêu chất lượng do Sở Giao thông vận tải Hà Giang quản lý, khai thác.

Điều 2. Một số quy định viết tắt

- Bảo dưỡng thường xuyên: BDTX;

- Sở Giao thông vận tải: Sở GTVT;

- Quản lý đường bộ: QLĐB;

- Ban Quản lý dự án vốn Sự nghiệp giao thông: Ban QLDA vốn SNGT (hoặc bên A);

- Nhà thầu thực hiện bảo dưỡng thường xuyên đường bộ: Bên B;

- Lập giá sản phẩm, dịch vụ công ích: Lập dự toán:

- Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ TCCS 07: 2013/TCĐBVN ngày 07/10/2013 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam: TCCS 07;

- Định mức BDTX đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 3409 ngày 08/9/2014 của Bộ Giao thông vận tải: Định mức 3409.

Điều 3. Các căn cứ pháp lý trong công tác quản lý BDTX đường bộ

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích;

- Nghị định số 10/2013/NĐ-CP ngày 11/01/2013 của Chính phủ Quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ GTVT quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

- Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ GTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010;

- Thông tư số 30/2010/TT-BTC ngày 05/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính đối với nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trong lĩnh vực đường bộ, đường thủy nội địa;

- Thông tư liên tịch số 230/2012/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/12/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo trì đường bộ;

- Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT ngày 12/11/2012 của Bộ GTVT quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng Giao thông đường bộ;

- Thông tư 31/2012/TT-BGTVT ngày 01/8/2012 của Bộ GTVT quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

- Tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên đường bộ TCCS 07:2013/TCĐBVN ngày 07/10/2013 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam;

- Định mức BDTX đường bộ ban hành kèm theo Quyết định số 3409 ngày 08/9/2014 của Bộ Giao thông vận tải.

- Các quy định hiện hành khác liên quan.

Trường hợp các tiêu chuẩn, định mức và quy định của Nhà nước liên quan về công tác quản lý, bảo dưỡng đường bộ thay đổi thì thực hiện theo các quy định mới ban hành có hiệu lực.

Điều 4. Nguyên tắc chung.

Công trình đường bộ phải được kiểm soát và duy trì chất lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong suốt quá trình khai thác.

Việc xác định khối lượng công tác và các khoản mục chi phí phải xuất phát từ thực tế, phù hợp với các quy định tại Định mức 3409, các định mức khác có liên quan và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hình thức quản lý, bảo dưỡng thường xuyên phải tuân theo quy định của pháp luật, các quy định của địa phương và các quy định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Thống nhất kiểm tra, nghiệm thu công tác quản lý và bảo dưỡng thường xuyên đường bộ theo chất lượng thực hiện.

Điều 5. Công việc, khối lượng khoán

Công tác quản lý, BDTX đường bộ bao gồm 2 phần công việc (phần công tác 1 và phần công tác 2) trên nguyên tắc khối lượng không vượt Định mức 3409. Công việc chủ yếu như sau:

1. Phần công tác 1 (công tác quản lý) gồm:

1.1. Phần đường: Tuần đường; đếm xe; kiểm tra định kỳ, khẩn cấp, cập nhập số liệu cầu đường, tình hình bão lũ và nghiệm thu tháng; trực bão lũ; trực đảm bảo giao thông tại các Hạt Quản lý đường bộ ngoài giờ hành chính.

1.2. Phần cầu: Kiểm tra cầu; kiểm tra trước và sau mùa bão lũ.

2. Phần công tác 2

Công tác bảo dưỡng, sửa chữa có vật liệu nhưng khối lượng nhỏ lẻ, nằm phân tán, rải rác trong phần nền mặt đường đã được đầu tư cơ bản đồng bộ chất lượng khai thác còn tốt hoặc hư hỏng nhỏ, việc thực hiện các công việc này là thường xuyên nhưng phải kịp thời. Khối lượng bao gồm:

2.1. Phần đường (cả phần đường hai đầu cầu trên tuyến):

- Công tác an toàn giao thông: Nắn chỉnh cột tiêu, cột H, mốc lộ giới, cột Km, biển báo; vệ sinh mặt biển; quét vôi cọc tiêu, tường đầu cầu, đầu cống, gờ chắn bánh xe; sơn cột biển báo, lan can cầu; lau chùi vệ sinh cột Km, cọc H; bổ sung, thay thế hệ thống báo hiệu do bị mất, bị hỏng (cọc tiêu, H, MLG, cột Km (cả vỏ phản quang), biển báo, mắt phản quang, đinh phản quang,...); sửa chữa nhỏ, hệ thống báo hiệu (mất nét, mất chữ, rách màng phản quang, mờ thông tin, han gỉ, gẫy, nghiêng lệch...);

- Công tác nền đường, thoát nước: Bổ sung, thay thế tấm đan rãnh, tấm chắn rác, cửa thu do bị mất, bị hỏng; cắt cỏ, phát quang; vết rãnh, thông cống thanh thải dòng chảy; đắp phụ nền, lề đường, hót đất sụt nhỏ; đào rãnh dọc, rãnh ngang.

- Công tác mặt đường: Vệ sinh mặt đường; vá ổ gà: xử lý hư hỏng cục hộ mặt đường, xử lý cống sụt, cao su bong bật, lún cục bộ... rải rác trên tuyến và những công việc yêu cầu tính kịp thời, thường xuyên đảm bảo an toàn giao thông khác.

2.2. Phần cầu: Bôi mỡ gối cầu; vệ sinh mặt cầu, khe co giãn, mố, trụ, lan can cầu; kiểm tra bắt siết bu lông; phát quang; sửa chữa nhỏ (trám vá lan can, gờ chắn bánh xe, sơn dặm...).

Khối lượng lập dự toán được xác định bằng khảo sát hiện trạng thực tế và trên cơ sở tình trạng công trình, khối lượng đã sửa chữa của quý trước đó. Tổng khối lượng sửa chữa phần công tác 1 và phần công tác 2 theo nguyên tắc không lớn hơn Định mức 3409.

Toàn bộ công việc phần công tác 1 là những công việc làm thường xuyên. Nhà thầu phải chủ động phát hiện sớm, sửa chữa kịp thời những hư hỏng, xử lý các tình huống phát sinh trên đường để đảm bảo giao thông. Đối với nhóm này thực hiện quản lý khoán theo mục tiêu chất lượng, dùng phương pháp chấm điểm theo các tiêu chí làm cơ sở nghiệm thu, thanh quyết toán.

(Theo phụ lục 1, 2 kèm theo quy định này).

3. Các công tác khác.

Sửa chữa sử dụng vật liệu có khối lượng tập trung, bao gồm các công việc:

- Khối lượng sửa chữa bảo dưỡng nền mặt đường có khối lượng lớn, tập trung tại các đoạn tuyến (trên đoạn dài 1Km liên tục theo lý trình có diện tích sửa chữa mặt đường chiếm trên 10% diện tích).

- Hót đất sụt, đắp phụ lề đường, đào mương rãnh... khối lượng tại một vị trí và cùng thời điểm trên 50m3.

- Sửa chữa cầu cống liên quan đến kết cấu phải được bên A xem xét.

- Các công việc phát sinh đột xuất, ngoài dự kiến; các công việc ngoài khối lượng khoán.

Đối với các công việc trên được xác định bằng kết quả khảo sát, đo đạc thực tế, thi công khi đã được phê duyệt và tuân thủ đúng trình tự theo các quy định hiện hành và chỉ thanh toán theo khối lượng đạt yêu cầu nghiệm thu.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Những yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và thời gian thực hiện.

1. Nhóm 1

1.1. Phần đường và cầu dài L ≤ 300m gồm 5 yêu cầu:

- Công tác quản lý;

- Công tác an toàn giao thông;

- Công tác nền đường và thoát nước;

- Công tác mặt đường;

- Công tác bảo dưỡng cầu.

Các yêu cầu được chi tiết tại Phụ lục 1. Trong đó quy định yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng công việc thuộc công tác BDTX, phương pháp đánh giá, thời gian cho phép để sửa chữa và những sai số cho phép.

1.2. Công trình hoặc cầu L > 300m hoặc các công trình có tính chất quan trọng hoặc ảnh hưởng lớn đến an toàn giao thông.

Trường hợp cầu, công trình có quy trình bảo trì hoặc quy định được phê duyệt riêng, việc lập dự toán và nghiệm thu theo quy định cho công trình đó. Nếu cầu, công trình này chưa có quy trình bảo trì, tạm thời quy định quản lý như cầu có chiều dài 200m < L ≤ 300m.

2. Nhóm 2

Thực hiện theo đúng Tiêu chuẩn 07 và tuân thủ các quy định trong quy trình thi công các hạng mục tương ứng. Cụ thể:

- Chất lượng vật liệu chính sử dụng quá trình thi công;

- Trình tự, thiết bị thi công đáp ứng cơ bản quy định và phù hợp với điều kiện thực tế;

- Chất lượng, mỹ thuật đảm bảo.

Điều 7. Lập giá sản phẩm, dịch vụ công ích

1. Đối với các quốc lộ ủy thác quản lý

Thực hiện theo Định mức 3409, nguồn vốn được giao và quy định của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đảm bảo đủ điều kiện phê duyệt.

2. Đối với các tuyến đường địa phương

Giá sản phẩm, dịch vụ công ích (dự toán): Được lập theo từng năm (trường hợp đấu thầu lập giá sản phẩm cho 03 năm; năm thứ nhất hệ số 1, các năm tiếp theo dự toán tính bằng 1,05 của năm trước đó).

2.1. Căn cứ để lập dự toán.

- Căn cứ kế hoạch, nguồn vốn giao được phê duyệt;

- Các văn bản quy định về quản lý đầu tư xây dựng, định mức dự toán xây dựng do cấp có thẩm quyền công bố;

- Giá vật liệu, định mức của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm lập dự toán.

2.2. Lập dự toán: Ban QLDA vốn SNGT tổ chức lập dự toán trình duyệt theo quy định hiện hành. Phương pháp, kết cấu dự toán gồm 4 phần:

- Thuyết minh và các văn bản pháp lý làm cơ sở lập dự toán; Quyết định giao kế hoạch vốn, công bố giá vật liệu liên quan đến dự toán, báo giá, các văn bản liên quan…

- Tổng hợp dự toán, phân tích đơn giá chi tiết;

- Các bản vẽ, văn bản liên quan làm rõ khối lượng khảo sát, đơn giá dự toán...

- Các phụ lục và biên bản:

+ Biên bản khảo sát khối lượng các công việc nhóm 1. Biên bản khảo sát phải tổng hợp chung khối lượng cho toàn bộ các tuyến đường. Các khối lượng phải thể hiện diễn giải và so sánh với Định mức 3409. Dự toán kinh phí và khối lượng tương ứng theo từng nhóm tiêu chí tại bảng chấm điểm phụ lục 2 để thuận lợi khi nghiệm thu và thanh quyết toán;

+ Phụ lục khảo sát hiện trạng thể hiện: Chiều dài từng tuyến, bề rộng trung bình mặt đường, số Km, loại kết cấu mặt đường từng đoạn, lý trình các đoạn đang bàn giao xây dựng, thời gian các đoạn tuyến còn bảo hành;

+ Phụ lục hiện trạng về cầu: Số lượng, lý trình, chiều dài mỗi cầu;

+ Biên bản khảo sát khối lượng các công việc nhóm 2 được tổng hợp cộng dồn khối lượng toàn bộ các tuyến đường;

Yêu cầu đối với các bảng tính dự toán lập bảng Excel. Khi trình hồ sơ dự toán đồng thời gửi file dữ liệu vào địa chỉ thư điện tử của bộ phận thẩm định. Sau khi hồ sơ dự toán được phê duyệt, hoàn chỉnh hồ sơ nộp theo quy định.

Điều 8. Quy định về hợp đồng

Căn cứ các quy định hiện hành, sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, bên A ký hợp đồng với bên B. Tùy thuộc quốc lộ ủy thác quản lý hoặc đường tỉnh, thực hiện hợp đồng như sau:

1. Đối với các quốc lộ ủy thác quản lý

Thực hiện trên cơ sở dự toán BDTX được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Sở GTVT trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định.

1.1. Quy cách, chất lượng sản phẩm:

Quy định bằng chất lượng công tác quản lý đạt được theo tiêu chí quy định tại phụ lục 2 và đánh giá trên từng đoạn tuyến theo dự toán được duyệt.

1.2. Thời hạn hợp đồng: Theo Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt.

1.3. Hình thức hợp đồng: Theo Quyết định phê duyệt của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

2. Đối với các tuyến đường địa phương

Thực hiện trên cơ sở dự toán BDTX được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Sở GTVT trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định.

2.1. Quy cách, chất lượng sản phẩm:

Quy định bằng chất lượng công tác quản lý đạt được theo tiêu chí quy định tại phụ lục 2 và đánh giá trên từng đoạn tuyến theo dự toán được duyệt.

2.2. Thời hạn hợp đồng: Theo Kế hoạch đấu thầu được phê duyệt

2.3. Hình thức hợp đồng; Theo Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Điều 9. Thực hiện hợp đồng

Quy định chung:

- Trên cơ sở nội dung hợp đồng, dự toán được duyệt, bên B phải chủ động thực hiện các công việc theo đúng Tiêu chuẩn 07, quy định về tuần đường, Nghị định, Thông tư liên quan về bảo trì đường bộ tại điều 3 quy định này và tuân thủ các quy trình thi công nghiệm thu công việc tương ứng;

- Bên B có trách nhiệm làm các thủ tục nghiệm thu, thanh quyết toán đúng yêu cầu về chất lượng và tiến độ;

- Đơn vị quản lý đường bộ chủ động triển khai thực hiện thường xuyên;

- Đối với công việc hư hỏng phát sinh ngoài khối lượng đã khoán, bên B chủ động kiểm tra tại hiện trường phát hiện báo cáo ngay trong ngày bằng điện thoại và văn bản kèm ảnh chụp gửi bên A để xử lý. Trường hợp bên B không báo cáo kịp thời hư hỏng làm mất an toàn giao thông, bên B hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời tự chịu kinh phí khắc phục những hư hỏng đó.

Điều 10. Công tác nghiệm thu

Nguyên tắc nghiệm thu là kiểm tra xác nhận việc thực hiện quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng theo nội dung hợp đồng, khối lượng theo dự toán được duyệt. Trường hợp việc hư hỏng và các khối lượng khác đã được xác định trước khi khảo sát và không được tính khối lượng khoán thì khi nghiệm thu được xem xét không trừ điểm tại các vị trí nêu trên.

1. Nghiệm thu tháng

Trước khi nghiệm thu tháng, cán bộ theo dõi của bên A và bên B phối hợp lập báo cáo kết quả khối lượng thực hiện trong tháng (báo cáo gồm: các tồn tại, dự kiến chấm điểm) để báo cáo Lãnh đạo bên A, B làm cơ sở bên A tổ chức nghiệm thu tháng. Riêng tháng cuối quý thì lập thêm báo cáo của quý.

1.1. Thời gian nghiệm thu

- Từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng tiến hành nghiệm thu kết quả thực hiện của tháng trước. Riêng quý IV, nghiệm thu quý được tiến hành từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 12.

- Lịch nghiệm thu từng tháng do bên A thông báo bằng văn bản; lịch cụ thể từng tuyến đường cần kiểm tra nghiệm thu do bên A lựa chọn.

1.2. Thành phần tham gia nghiệm thu:

- Lãnh đạo Ban QLDA vốn SNGT là Chủ tịch Hội đồng.

- Các thành viên:

+ Giám sát của chủ đầu tư là thư ký.

+ Lãnh đạo nhà thầu làm công tác BDTX.

+ Đại diện các phòng, ban chuyên môn thuộc nhà thầu làm công tác BDTX.

+ Hạt trưởng Hạt QLĐB.

Các thành viên Hội đồng nghiệm thu được tham gia ý kiến đánh giá về kết quả công tác để nghiệm thu. Trên cơ sở kết quả kiểm tra hiện trường, các hồ sơ, báo cáo của cán bộ giám sát bên A - B và các ý kiến tham gia, các Thành viên Hội đồng thảo luận thống nhất kết quả nghiệm thu. Trường hợp Hội đồng còn có ý kiến khác nhau về kết quả thực hiện và nghiệm thu thì Chủ tịch Hội đồng là người quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về xác định kết quả nghiệm thu.

1.3. Tổ chức nghiệm thu

Bên B chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nghiệm thu: phương tiện đi lại, các biên bản, báo cáo của cán bộ theo dõi A - B...

1.4. Cơ sở nghiệm thu:

- Dự toán được phê duyệt;

- Hợp đồng ký kết giữa bên A và bên B;

- Các văn bản liên quan đến kết quả nghiệm thu: Quản lý hành lang, hồ sơ cập nhật số liệu cầu đường, sổ tuần đường, các ý kiến thông báo của đại diện bên A kèm theo hình ảnh xác định việc không thực hiện quản lý bảo dưỡng theo quy định....

- Tài liệu chứng minh bên B đã thực hiện: Kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất...

- Các Quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Phương pháp và kết quả đánh giá hạng mục nghiệm thu tháng theo nội dung quy định trong phụ lục 1, 2. Việc trừ điểm theo mức độ vi phạm; điểm trừ tối thiểu 01 lần cho 01 công việc tại 1 vị trí (khu vực), không hoàn thành (tuần đường, báo cáo đếm xe, vệ sinh mặt đường...) là: K x 0.5 điểm (K=1,2,3...là số lần hoặc số vị trí (khu vực) vi phạm).

2. Nghiệm thu quý

2.1. Thành phần tham gia nghiệm thu bao gồm:

- Lãnh đạo Sở là Chủ tịch Hội đồng.

- Lãnh đạo Ban QLDA vốn SNGT là Phó Chủ tịch Hội đồng;

- Các thành viên:

+ Cán bộ giám sát A là Thư ký.

+ Đại diện phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông.

+ Đại diện phòng Kế hoạch - Tài chính

+ Đại diện Thanh tra Sở.

+ Lãnh đạo nhà thầu làm công tác BDTX.

+ Đại diện các phòng, chuyên môn, hạt trưởng Hạt QLĐB, thuộc nhà thầu làm công tác BDTX.

Các thành viên Hội đồng nghiệm thu được tham gia ý kiến đánh giá về kết quả công tác để nghiệm thu. Trên cơ sở kết quả kiểm tra hiện trường, các hồ sơ, báo cáo của cán bộ giám sát bên A - B và các ý kiến tham gia, các Thành viên Hội đồng thảo luận thống nhất kết quả nghiệm thu. Trường hợp Hội đồng còn có ý kiến khác nhau về kết quả thực hiện và nghiệm thu thì Chủ tịch Hội đồng là người quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu.

2.2. Cơ sở nghiệm thu:

- Đề xuất kiến nghị của Đơn vị quản lý đường bộ.

- Tài liệu, hồ sơ liên quan (nghiệm thu tháng);

- Kết quả nghiệm thu của các tháng trong quý;

- Báo cáo bằng văn bản của cán bộ giám sát A - B về kết quả thực hiện trong quý. Báo cáo gồm: các tồn tại, dự kiến chấm điểm.

2.3. Kết quả nghiệm thu: Khi hoàn thành công tác nghiệm thu quý, chậm nhất sau 03 ngày hội đồng nghiệm thu phải có thông báo kết quả nghiệm thu gửi các bên có liên quan.

3. Cách thức đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện việc giao khoán

3.1. Đối với quốc lộ ủy thác và đường địa phương

- Tổ chức nghiệm thu tại trụ sở Hạt Quản lý đường bộ hoặc trụ sở bên B:

Kiểm tra công tác lưu trữ, cập nhật số liệu trong hồ sơ, tài liệu quản lý và cập nhật số liệu cầu đường, quản lý hành lang an toàn đường bộ, tình hình thực hiện chế độ báo cáo, công tác đếm xe, thống kê tai nạn giao thông, công tác tuần đường... (theo phụ lục 2).

Tổng hợp các thông báo của đại diện bên A kèm theo hình ảnh xác định việc để làm cơ sở trừ điểm. Đối với các vi phạm trong báo cáo của giám sát A-B đã nêu, trong quá trình Hội đồng đi nghiệm thu vẫn còn tồn tại thì mức trừ điểm tăng gấp 2 lần so với mức trừ điểm theo quy định đối với hạng mục vi phạm đó.

Tổng hợp các thông báo mà Lãnh đạo Sở, Trưởng phòng, Ban nghiệp vụ trong ngành phát hiện ra các lỗi vi phạm trong việc thực hiện quản lý bảo dưỡng theo quy định. Mức trừ điểm được quy định như sau:

+ Lãnh đạo Sở: Trừ 1 điểm/lỗi vi phạm tương ứng với hạng mục công việc trong bảng điểm (cơ sở các vụ việc thể hiện là các tồn tại Lãnh đạo Sở đã kiểm tra phát hiện có thông báo với bên A, bên B).

+ Trưởng phòng, Ban nghiệp vụ của Sở: Trừ 0,5 điểm/lỗi vi phạm tương ứng với hạng mục công việc trong bảng điểm (cơ sở các vụ việc thể hiện là các tồn tại Trưởng phòng, Ban nghiệp vụ của Sở đã kiểm tra phát hiện có thông báo với bên A, bên B).

- Tổ chức nghiệm thu tại hiện trường:

+ Hội đồng kiểm tra và nghiệm thu xác suất tối thiểu chiều dài 10% số Km đường và 25% số cầu. Các Km đường và cầu nghiệm thu do bên A lựa chọn bất kỳ để kiểm tra xác suất hoặc toàn bộ.

+ Nghiệm thu hiện trường chú trọng công tác nền, mặt đường, thoát nước và hệ thống an toàn giao thông, báo hiệu đường bộ. Mặt đường đảm bảo êm thuận, an toàn giao thông (trừ mặt đường đã hư hỏng hoàn toàn theo quy định tại mục 2, phụ lục 1).

- Riêng nghiệm thu công tác quản lý BDTX đường bộ đối với tuyến đường đã xuống cấp được đánh giá theo phương pháp chấm điểm. Tuy nhiên, việc chấm điểm phải căn cứ thực tế của đoạn tuyến đó để đánh giá cho phù hợp. Trường hợp chưa thực hiện được so với yêu cầu do bất khả kháng thì phải báo cáo và được Trưởng Ban QLDA vốn SNGT chấp thuận.

- Kiểm tra và nghiệm thu hệ thống điện chiếu sáng... trên các cầu, tuyến đường được giao quản lý (Nếu có).

- Ngay sau khi nghiệm thu hiện trường, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu tổ chức chấm điểm. Việc chấm điểm, căn cứ hiện trạng công trình, khối lượng thực hiện, các tiêu chí ở phụ lục 12 và mức độ hoàn thành công việc được giao khoán.

- Các trường hợp trừ điểm tăng nặng (do yếu tố chủ quan):

+ Mặt đường có hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông (cống sụt, sạt lở nền đường … không có báo cáo kịp thời) sẽ bị trừ 1 điểm/1 vị trí hư hỏng (cụ thể nêu trong phụ lục 1).

+ Sau thời gian quy định trong phụ lục 1, đơn vị quản lý đường bộ không khắc phục lỗi thì bị trừ 0,5 điểm/1 lỗi vào hạng mục tương ứng.

+ Nếu trong thời gian 03 ngày tiếp theo mà vẫn không khắc phục thì sẽ trừ tăng gấp đôi. Sau đó tiếp tục không khắc phục sẽ khấu trừ toàn bộ tiền của hạng mục tương ứng trong dự toán.

+ Các lỗi Hội đồng nghiệm thu đã trừ trong tháng trước mà chưa khắc phục trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nghiệm thu sẽ trừ tăng nặng gấp 2 lần trong tháng tiếp theo.

- Phương pháp thanh toán và khấu trừ kinh phí như sau:

+ Nếu đạt được mức điểm từ 97% đến 100 % số điểm tối đa của tất cả các mục tiêu, tương ứng giá trị được thanh toán 100 % kinh phí dự toán duyệt.

+ Nếu tổng số điểm đạt được dưới 70% số điểm tối đa sẽ không nghiệm thu thanh toán.

+ Nếu tổng số điểm các mục tiêu được đánh giá không đạt đủ số điểm tối đa, tùy theo tổng số điểm đạt được, giá trị thanh toán sẽ bị khấu trừ theo tỷ lệ % theo kinh phí đặt hàng.

Tỷ lệ khấu trừ như sau:

STT

Tổng số điểm đạt được

Tỷ lệ % khấu trừ kinh phí

1

Từ 95% đến dưới 97 % điểm

3%

2

Từ 93% đến dưới 95 % điểm

5%

3

Từ 90% đến dưới 93 % điểm

10%

4

Từ 85% đến dưới 90 % điểm

15%

5

Từ 80% đến dưới 85 % điểm

20%

6

Từ 70% đến dưới 80 % điểm

30%

7

Dưới 70% điểm

Không nghiệm thu

(Chi tiết cách tính điểm theo phụ lục 2)

Việc tính khấu trừ áp dụng cho từng mục chi tiết. Ví dụ:

STT

Hạng mục

Tỷ lệ điểm đạt được

Tỷ lệ được hưởng

Dự toán (triệu đồng)

Thanh quyết toán (triệu đồng)

1

Công tác quản lý

98%

100%

200

200

2

Công tác bảo dưỡng hệ thống an toàn giao thông

95%

97%

100

97

3

Công tác bảo dưỡng nền đường, thoát nước

...

...

...

...

4

Công tác bảo dưỡng mặt đường

...

...

...

...

5

Công tác bảo dưỡng cầu L < =300m

...

...

...

...

6

Công tác bảo dưỡng cầu L > 300m theo quy trình riêng

...

...

...

...

 

Tổng cộng

 

 

1.000

990

- Trường hợp bên B thanh toán khối lượng hoàn thành của tháng trong quý thì căn cứ biên bản nghiệm thu các tháng để làm hồ sơ thanh toán.

- Giá trị quyết toán quý bị khấu trừ theo điểm trung bình của 3 tháng và các giảm trừ khác theo nội dung hợp đồng kinh tế giữa bên A - bên B và quy định này.

............................

- Thời gian quyết toán: Sau khi kết thúc nghiệm thu quý, trong thời gian không quá 10 ngày, đơn vị thực hiện BDTX đường bộ lập hồ sơ quyết toán gửi Ban QLDA vốn SNGT xem xét để tổ chức quyết toán.

- Trong thời gian 03 ngày sau khi đầy đủ hồ sơ quyết toán và biên bản nghiệm thu quyết toán ký kết, đại diện chủ đầu tư làm thủ tục chuyển kinh phí cho bên B.

- Trong quá trình thanh quyết toán, nếu có vướng mắc Đơn vị quản lý đường bộ phối hợp với Ban QLDA vốn SNGT cùng giải quyết.

4. Chứng từ thanh toán

Bên B chịu trách nhiệm về nộp thuế, phí, bảo hiểm, lệ phí...thực hiện các hạch toán kế toán, chứng từ mua bán vật liệu theo đúng quy định hiện hành.

5. Hình thức tạm ứng, thanh toán: Chuyển khoản.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Trách nhiệm các bên

1. Trách nhiệm của Bên A

- Bố trí cán bộ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện của bên B.

- Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu và thanh quyết toán khối lượng, chất lượng công việc trong khuôn khổ dự toán và tiến độ được duyệt;

- Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Sở về kết quả công tác quản lý, bảo trì đường bộ. Những tồn tại, vi phạm của đơn vị bảo trì phải được phát hiện sớm, hướng dẫn thực hiện và đề nghị xử lý nghiêm theo quy định.

- Nếu các hư hỏng nền, mặt đường, cầu, cống không được phát hiện kịp thời và chậm báo cáo dẫn tới hư hỏng nặng, hậu quả nghiêm trọng thì tuần kiểm viên và cán bộ giám sát trực tiếp tuyến sẽ bị xử lý kỷ luật: theo quy định.

2. Trách nhiệm của bên B

- Căn cứ quy định này, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, Đơn vị quản lý đường bộ xây dựng quy chế gắn trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, cán bộ, viên chức và người lao động trong đơn vị.

- Chủ động lập, hồ sơ quyết toán gửi bên A kiểm tra, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức điều hành đảm bảo tiến độ chất lượng, bố trí cán bộ, huy động máy thiết bị, bảo hộ lao động và chi phí cần thiết trong quá trình thực hiện hợp đồng; thực hiện quy định an toàn lao động, an toàn giao thông.

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đảm bảo duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đang khai thác, phục vụ giao thông đường bộ được thông suốt, an toàn, thuận lợi.

- Bố trí tuần đường theo quy định, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và báo cáo cơ quan chức năng xử lý các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ.

- Chỉ đạo Hạt quản lý đường bộ chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao, bảo đảm mặt đường êm thuận không có ổ gà, cao su, cống sụt, hệ thống báo hiệu đầy đủ, đúng nội dung, sạch sẽ, rõ ràng, ngay thẳng, dễ quan sát.

- Kịp thời chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị máy móc thi công các công việc nhóm 2 bảo đảm kỹ thuật, chất lượng và thời gian quy định.

- Chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Khi có phát sinh các hạng mục công việc Tuần kiểm và tuần đường kiểm tra thống nhất số liệu báo cáo Lãnh đạo hai bên (A và B) để kiểm tra lại hiện trường, thống nhất biện pháp xử lý.

- Chịu trách nhiệm về những nội dung công việc được giao khoán.

Điều 12. Tổ chức thực hiện.

- Khi có các yêu cầu nhiệm vụ đột xuất thì thực hiện theo quy định và chỉ đạo cụ thể của Lãnh đạo Sở.

- Các đơn vị, phòng ban có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện quy định này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, đơn vị và cá nhân phản ánh về Sở Giao thông vận tải qua Phòng Quản lý Kết cấu Hạ tầng giao thông tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

 

PHỤ LỤC 1

YÊU CẦU KỸ THUẬT QUẢN LÝ, BDTX ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo một số quy định cụ thể công tác quản lý và BDTX công trình đường bộ theo mục tiêu chất lượng được ban hành theo Quyết định số         QĐ-SGTVT ngày     /6/2016 của Sở GTVT Hà Giang)

Trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật, phụ lục này quy định cụ thể một số yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng các công việc thuộc công tác bảo dưỡng thường xuyên, phương pháp đánh giá và thời gian cho phép để sửa chữa nhưng phải hoàn thành trước khi nghiệm thu tháng, quý. Trường hợp hư hỏng công trình nguy cơ mất an toàn giao thông (cống sụt, nắp hố ga trong nền mặt đường, cầu cống hư hỏng...) phải báo cáo kịp thời đồng thời cảnh báo, trực gác và sửa chữa trong thời gian nhanh nhất. Bên B thực hiện một số quy định sau:

1. Công tác quản lý

TT

Tên công việc

Yêu cầu

Thực hiện

1

Tuần đường

Thực hiện đầy đủ các nội dung quy định theo Tiêu chuẩn 07 và quy định của Sở GTVT. Ghi chép vào sổ hàng ngày lưu giữ tại Hạt.

Ghi chép đầy đủ đến ngày tiến hành nghiệm thu; lưu trữ các sổ ghi chép theo quy định.

2

Đếm xe

Thực hiện đầy đủ theo quy định Tiêu chuẩn 07, báo cáo kịp thời.

Báo cáo theo yêu cầu; hồ sơ lưu trữ tại đơn vị; có tổng hợp số liệu đếm xe hàng tháng, hàng quý, hàng năm gửi Sở GTVT bằng văn bản và Email.

3

Kiểm tra định kỳ, khẩn cấp, cập nhật số liệu cầu đường, tình hình bão lũ và nghiệm thu tháng/quý

- Thực hiện 1 lần/tháng và kiểm tra trước và sau khi mưa bão.

- Nội dung kiểm tra: Kiểm tra hiện trường nền, mặt đường, thoát nước, báo hiệu, trình trạng cầu và các công trình khác... theo Tiêu chuẩn 07 và cập nhật bổ sung những thay đổi liên quan đến cầu đường, tài sản đường bộ.

- Báo cáo kịp thời, ghi chép lưu trữ hồ sơ, sổ ghi chép theo quy định.

- Hàng tháng có báo cáo gửi bên A trước khi nghiệm thu và chịu trách nhiệm trước Bên A về nội dung báo cáo.

4

Trực bão lũ

- Bố trí người trực gác đầy đủ trong thời gian bão lũ 24/24, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống cứu nạn theo các văn bản chỉ đạo phòng chống bão lũ đảm bảo an toàn giao thông của cấp trên.

- Theo dõi thường xuyên liên tục khi bão lũ, chỉ đạo ứng biến kịp thời kịp thời khi gặp sự cố.

Có lịch trực, kế hoạch phòng chống lụt bão, báo cáo hàng ngày, đột xuất theo yêu cầu. Ghi chép lưu trữ theo quy định

5

Quản lý an toàn giao thông

- Theo dõi tình hình tai nạn giao thông, báo cáo đột xuất và tổng hợp báo cáo tai nạn theo quy định.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về thi công trên đường đang khai thác.

Báo cáo đầy đủ theo yêu cầu; có hồ sơ lưu trữ tại đơn vị.

6

Trực đảm bảo giao thông tại các Hạt ngoài giờ hành chính

Bố trí người trực gác xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản công trình đường bộ, an toàn giao thông trên tuyến.

Có mặt đầy đủ, báo cáo kịp thời,

7

Kiểm tra cầu

Kiểm tra tình trạng kỹ thuật kết cấu phần trên, phần dưới, công trình phòng hộ, điều tiết dòng chảy...

Có ghi chép đầy đủ, báo cáo kịp thời khi phát hiện hư hỏng, bất thường.

8

Kiểm tra trước và sau mùa mưa bão

- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật kết cấu cầu, đặc biệt quan tâm đến mố, trụ cầu, hệ thống thoát nước...

- Hàng năm kiểm tra 2 lần vào tháng 5 và tháng 10.

Có biên bản kiểm tra chi tiết gửi kèm báo cáo về bên A trước 15/5 và sau 15/10 hàng năm

9

Cập nhật tình trạng kỹ thuật của cầu và quản lý hồ sơ trên máy vi tính

Bổ sung kịp thời những thay đổi tình trạng kỹ thuật của cầu khi cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn làm thay đổi kết cấu, khả năng làm việc của cầu.

Khi có cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn cập nhật vào hồ sơ quản lý cầu đầy đủ

10

Cập nhật tình trạng kỹ thuật của đường và quản lý hồ sơ trên máy vi tính

Bổ sung kịp thời những thay đổi tình trạng kỹ thuật của đường bộ khi cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn làm thay đổi kết cấu, khả năng làm việc của đường bộ.

Khi có cải tạo, nâng cấp, sửa chữa lớn cập nhật vào hồ sơ quản lý đường bộ đầy đủ

2. Mặt đường

Yêu cầu chất lượng: Bên B phải thực hiện để đảm bảo mặt đường êm thuận, không gây cản trở giao thông cụ thể:

a) Đối với các đoạn tuyến đã được cải tạo nâng cấp, mặt đường khi bàn giao quản lý là mặt đường láng nhựa, bê tông nhựa... bề mặt đường bằng phẳng, không có ổ gà; kết cấu nền mặt đường cơ bản đáp ứng với nhu cầu khai thác. Tiêu chuẩn đánh giá cho công tác BDTX như sau:

- Mặt đường còn nguyên mui luyện, không rạn nứt lớn chỉ rạn nứt dăm (bề rộng vết nứt ≤ 0,3mm) và chỉ nứt trên từng vùng 2 ÷ 3 m2.

- Quy định diện tích hố cao su trên mặt đường: Các vị trí mặt đường rạn nứt nhưng chưa lún sâu quá 50mm, lớp mặt đường chưa bong bật, quan sát bằng mắt phương tiện xe cơ giới đi qua bị lún.

- Quy định lún, lõm trên mặt đường: Không được để các chỗ lún, lõm quá 50mm.

- Quy định diện tích ổ gà trên mặt đường: Ổ gà là vị trí mặt đường đã bong bật kết cấu. Cụ thể:

+ Đối với loại mặt đường nhựa (bê tông nhựa, láng nhựa, thấm nhập nhựa ...), bê tông xi măng: Không có ổ gà.

+ Đối với mặt đường cấp phối hoặc là mặt nhựa nhưng đã hư hỏng hoàn toàn: Diện tích ổ gà tối đa 1% (tính trên 1km đường).

+ Đối với mặt đường đã xuống cấp, mặt đường đã hư hỏng nhiều thì xem xét phù hợp với điều kiện thực tế. Những đoạn tuyến này nếu có sẽ được Sở GTVT thông báo bằng văn bản.

b) Đối với các đoạn tuyến mặt đường hư hỏng hoàn toàn, mặt đường nhựa nứt rạn lún sụt; lớp kết móng và lớp mặt đã hư hỏng; mặt đường nhiều ổ gà, hố cao su; các phương tiện tham gia giao thông đi lại khó khăn... thì việc đánh giá nghiệm thu công tác BDTX theo nguyên tắc mặt đường phải được cải thiện tốt hơn, không được phát sinh thêm hư hỏng so với trước khi BDTX.

3. Hệ thống biển báo và thiết bị an toàn giao thông

Toàn bộ biển báo giao thông, vạch sơn mặt đường, rào hộ lan và các trang bị an toàn đường bộ khác phải tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ Giao thông vận tải. Yêu cầu đối với biển báo và an toàn giao thông quy định như sau:

TT

Tên công việc

Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng

Kiểm tra, đo đạc

Yêu cầu về thời gian thực hiện

1

Biển chỉ dẫn

Phải có đầy đủ, không bị bẩn, dễ đọc và chắc chắn và phải quan sát được rõ vào ban đêm.

Kiểm tra bằng mắt

Phải bổ sung hoặc thay thế trong vòng 3 ngày sau khi phát sinh hư hỏng.

2

Biển báo nguy hiểm

Phải bổ sung hoặc thay thế trong vòng 1 ngày sau khi phát sinh hư hỏng.

3

Biển hiệu lệnh

Phải bổ sung hoặc thay thế trong vòng 3 ngày sau khi phát sinh hư hỏng.

4

Vạch sơn mặt đường

Vạch sơn phản quang, dễ đọc và bám chắc vào mặt đường.

Vạch sơn không đạt tiêu chuẩn phải tổng hợp báo cáo trước khi nghiệm thu.

5

Cột H, Km, cọc tiêu và mốc lộ giới

- Có đủ cột Km, H, cọc tiêu, không bẩn, dễ đọc, ngay ngắn và chắc chắn.

- Khi mất nét, mất chữ, mất tấm tôn, bong bật màng phản quang phải bổ sung, sửa chữa kịp thời.

Phải được khắc phục chậm nhất trong 3 ngày sau khi phát sinh hư hỏng, mất mát.

6

Tường hộ lan, tôn sóng

Tường hộ lan, tôn sóng ngay ngắn, không bẩn, han gỉ và có đủ bulông siết chặt.

Tường hộ lan, tôn sóng bị hỏng phải có biện pháp cảnh báo và báo cáo Bên A đã được xem xét xử lý.

Ghi chú:

- Bên B phải thực hiện sửa chữa hư hỏng nhanh nhất, thời gian tối đa quy định nêu trên nhưng phải đảm bảo trước khi nghiệm thu; nếu hư hỏng đột xuất sát ngày nghiệm thu thì phải báo cáo trước ngày nghiệm thu.

- Trường hợp tai nạn làm hư hỏng tường hộ lan, tôn sóng hoặc số lượng lớn cọc tiêu, cọc H... (tại 1 vị trí mà số lượng lớn hơn mức khoán) thì bên B phải báo cáo bên A (phải báo cáo trong ngày xảy ra tai nạn) để xem xét xử lý.

4. Hệ thống thoát nước

Bên B phải đảm bảo toàn bộ các công trình và rãnh thoát nước không bị tắc nghẽn, mặt cắt công trình bình thường, không hư hỏng kết cấu. Yêu cầu đối với rãnh thoát nước được quy định như sau:

TT

Tên công việc

Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng

Kiểm tra, đo đạc

Yêu cầu về thời gian thực hiện

1

Rãnh thoát nước (phạm vi quản lý)

Phải sạch rác, không bị hư hỏng về kết cấu.

Kiểm tra bằng mắt

Khi có mưa, không quá ½ ngày phải khơi thông xong, không để nước đọng trên mặt đường.

2

Hố thu (phạm vi quản lý)

Phải sạch rác và không vướng chướng ngại vật, không bị hư hỏng kết cấu.

Kiểm tra bằng mắt

- Không quá 1 ngày khi phát sinh phải được khơi thông xong.

- Hư hỏng phải được báo cáo trước khi nghiệm thu.

Ghi chú:

- Mọi trường hợp bên B phải khơi thông rãnh thông thoát. Trường hợp rãnh bằng kết cấu xây, bê tông, khi hư hỏng phải báo kịp thời cho bên A để xem xét xử lý.

- Hàng tháng bên B phải báo cáo chi tiết lý trình vét rãnh, ngày thực hiện cùng gửin A. Khi nghiệm thu, bên A sẽ kiểm tra xác suất những vị trí trên. Nếu phát hiện 01 vị trí trong số đó chưa làm sẽ khấu trừ toàn hộ chi phí vét rãnh thoát nước của hạt đó.

5. Nền đường

Nền đường phải đảm bảo kích thước hình học, thoát nước tốt. Cây cỏ được phát quang đảm bảo tầm nhìn và mỹ quan. Yêu cầu đối với nền đường sau:

TT

Tên công việc

Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng

Kiểm tra, đo đạc

Yêu cầu về thời gian thực hiện

1

Taluy đắp và taluy đào

Nền đường phải đảm bảo kích thước hình học ban đầu.

Kiểm tra bằng mắt

Phải hoàn tất sửa chữa chậm nhất 5 ngày sau khi phát sinh hư hỏng.

2

Dọn dẹp lở đất trong phạm vi đất của đường bộ

Không có đất, đá sạt lở.

Kiểm tra bằng mắt

- Khi vật liệu sạt lở làm tắc nghẽn giao thông, thì phải báo bên A và chủ động dọn dẹp đảm bảo giao thông thông suốt.

- Những sạt lở phân loại là “khẩn cấp” thì áp dụng các quy định khác.

3

Phát cây, cắt cỏ, tỉa cành

- Không che khuất cọc tiêu biển báo, cột Km.

- Taluy dương trong phạm vi ≤ 4m cây cỏ không được cao quá 0,2m.

- Taluy âm trong phạm vi 1m từ vai đường trở ra và trong bụng đường cong cây cỏ không được cao quá vai đường 0,2m.

Dùng thước

Khi có cây đổ ngang đường phải báo cho bên A và chủ động khắc phục để đảm bảo giao thông.

4

Lề đường

Chênh lệch cao độ lề đường so với mép mặt đường không được vượt quá 3cm.

Đo bằng thước

Phải sửa xong chậm nhất 5 ngày sau khi phát sinh hư hỏng và trước khi nghiệm thu.

Ghi chú: Khi tắc nghẽn giao thông do cây đổ, sạt lở bên B phải báo cáo kịp thời cho bên A để xử lý; chủ động cảnh báo và khắc phục tạm thời đảm bảo an toàn giao thông.

6. Cầu và công trình (kè, tường chắn...)

Bên B chịu trách nhiệm BDTX các cầu và công trình đảm bảo an toàn và êm thuận cho người tham gia giao thông khi chạy xe với tốc độ bình thường. Yêu cầu đối với cầu và công trình được quy định như sau:

TT

Tên công việc

Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng

Kiểm tra đo đạc

Yêu cầu về thời gian thực hiện

1

Công trình bằng thép hoặc bằng kim loại khác

- Tất cả các bộ phận kim loại của toàn bộ công trình phải được sơn (trừ phần mạ kẽm hoặc yêu cầu bên A)

- Các mối nối phải trong tình trạng hoạt động tốt không bị han gỉ, ăn mòn, đảm bảo tiết diện làm việc an toàn

Kiểm tra bằng mắt; máy ảnh có khả năng phóng to; ống nhòm

- Bên B ngay lập tức phải thông báo cho Bên A khi công trình bị hư hỏng đe dọa đến kết cấu của công trình.

- Các nối nối cấu kiện thép bị han gỉ ăn mòn, bu lông bị lỏng phải khắc phục ngay và báo cáo kịp thời.

2

Công trình bê tông

- Dầm và toàn bộ các cấu kiện khác phải trong tình trạng tốt.

- Không xuất hiện vết nứt nên các cấu kiện bê tông hoặc các vết nứt đang theo dõi không phát triển thêm.

 

- Các cấu kiện bê tông (đặc biệt là bê tông khối lớn) nếu xuất hiện vết nứt phải báo cáo ngay và có biện pháp theo dõi sự phát triển của vết nứt.

3

Khe co dãn

Luôn sạch rác và trong tình trạng tốt

Kiểm tra bằng mắt

Nếu hư hỏng phải báo kịp thời cho bên A

4

Kè, tường chắn

Theo dõi tình trạng tường chắn, thoát nước qua tường chắn.

Kiểm tra bằng mắt

Hư hỏng phải báo bên A trong 2 ngày từ khi xuất hiện.

5

Lòng sông

Phải đảm bảo dòng chảy tự do dưới. Theo dõi xói lở quanh mố và trụ cầu.

Kiểm tra bằng mắt

Các nguyên nhân dẫn tới không đảm bảo yêu cầu phải được thực hiện chậm nhất 10 ngày sau khi phát sinh.

Ghi chú: Đơn vị bảo trì kiểm tra, phát hiện kịp thời các hư hỏng cầu và các công trình trên đường, chịu trách nhiệm trước bên A và pháp luật nếu không phát hiện kịp thời dẫn đến hư hỏng nặng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng.

 

PHỤ LỤC 2

QUY ĐỊNH VỀ NGHIỆM THU THEO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC BDTX ĐƯỜNG BỘ
(Kèm theo một số quy định cụ thể công tác quản lý và BDTX công trình đường bộ theo mục tiêu chất lượng được ban hành theo Quyết định số    / QĐ-SGTVT ngày     /     /2016 của Sở GTVT Hà Giang)

1. Quản lý, BDTX đường và cầu chiều dài ≤ 300m (tối đa 100 điểm)

1.1. Mục tiêu về công tác quản lý (tối đa 35 điểm)

Mục

Mức độ đáp ứng

Điểm

A. Quản lý đường

15

Tuần đường

Có thực hiện hàng ngày: Ghi chép sổ đầy đủ các thay đổi trên tuyến để cập nhật hồ sơ quản lý, báo cáo vi phạm, tai nạn...

8

Trực đảm bảo giao thông.

Có phân công trực nghiêm túc, có số ghi chép thông tin và báo cáo kịp thời.

1

Hồ sơ Quản lý đường

Có đầy đủ hồ sơ quản lý đường (bình đồ duỗi thẳng, tổng hợp tình trạng nền mặt đường, biển báo...); có sổ cập nhật thường xuyên từng Km khi có sửa chữa định kỳ, cải tạo nâng cấp; hồ sơ hoàn công đã được bàn giao phải lưu đầy đủ.

2

Báo cáo đếm xe

Tổ chức đếm xe đúng vị trí, đủ số ngày, số giờ, đảm bảo thời gian quy định; Số liệu đếm xe trung thực; báo cáo đúng ngày quy định.

1

Báo cáo tai nạn giao thông

Có sổ theo dõi tai nạn giao thông; báo cáo tai nạn giao thông kịp thời, đúng quy định (theo mẫu).

1

Báo cáo đột xuất

Số liệu và tiến độ đáp ứng yêu cầu.

1

Trực bão lũ

Thực hiện đầy đủ, tổng hợp báo cáo đúng quy định. Lưu trữ theo dõi tình hình bão lũ thường xuyên.

1

B. Quản lý hành lang và đấu nối

10

Phát hiện và xử lý vi phạm..

Phát hiện sớm, chính xác đối tượng, vị trí vi phạm; báo cáo sớm, đầy đủ; xử lý đúng trình tự; lập biên bản kịp thời, báo cáo các bên liên quan.

4

Hồ sơ quản lý quản lý: Mốc lộ giới, các đoạn hành lang theo quy hoạch (khu đô thị...)

Có bình đồ duỗi thẳng về mốc lộ giới, hành lang đường bộ: thường xuyên cập nhật vi phạm.

2

Quản lý Giấy phép thi công

Có sổ theo dõi thời hạn các Giấy phép thi công; thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công chấp hành các quy định đảm bảo giao thông và an toàn giao thông.

1

Phối hợp với địa phương

Tham gia họp, cung cấp số liệu vi phạm đầy đủ, chính xác cho địa phương, tham gia cưỡng chế giải tỏa và giữ gìn hành lang chống tái lấn chiếm.

1

Quản lý, chăm sóc bảo vệ cây xanh

Thực hiện hàng ngày, tổng hợp báo cáo, ghi chép đầy đủ.

2

c. Quản lý cầu

10

Tuần cầu, bảo vệ cầu

Thực hiện hàng ngày; ghi chép sổ đầy đủ, ghi chép các biển báo có tại cầu; báo cáo Hạt trưởng và Hạt trưởng giải quyết kịp thời. Khi cầu yếu hoặc xuất hiện hư hỏng gây mất an toàn giao thông mà trực không đầy đủ, ngoài chịu trách nhiệm theo quy định của Pháp luật sẽ trừ tối đa số điểm quản lý cầu.

4

Lý lịch, hồ sơ quản lý, hoàn công cầu

Có đầy đủ, số liệu trong lý lịch cầu chính xác; lưu trữ hồ sơ ngăn nắp và ở tình trạng tốt (kiểm tra xác suất 1 -2 cầu/1 Hạt)

1

Kiểm tra cầu

- Thực hiện đúng quy định, ghi chép đầy đủ. Nếu là cầu yếu mà thiếu phiếu kiểm tra cầu sẽ khấu trừ tối đa số điểm quản lý cầu.

- Báo cáo đúng thời hạn quy định, số liệu chính xác.

3

Báo cáo định kỳ, đột xuất

Báo cáo đúng thời hạn, số liệu chính xác và tiến độ đáp ứng yêu cầu.

2

1.2. Mục tiêu về công tác an toàn giao thông (tối đa 10 điểm)

Mục

Mức độ đáp ứng

Điểm

Công tác an toàn giao thông:

 

10

Hệ thống báo hiệu (biển báo hiệu, cọc tiêu, vạch sơn kẻ đường, cột H, Km, mốc lộ giới ..)

Lau chùi thường xuyên, đảm bảo đầy đủ rõ ràng (ngay ngắn, không bị mờ, không bị che khuất, thông tin ghi trên biển báo, cột Km chính xác...). Bổ sung kịp thời sau 3 ngày.

5

Có hồ sơ quản lý đầy đủ ở Hạt, đơn vị bảo trì và cập nhật đầy đủ, thường xuyên.

1

Hệ thống thiết bị an toàn giao thông (Hộ lan tường chắn, hàng rào tôn sóng, phòng vệ mềm, hàng rào...).

Đầy đủ, ngay ngắn, sạch sẽ. Khi bị mất hoặc hư hỏng do phá hoại hoặc tai nạn giao thông được sửa chữa, thay thế xong chậm nhất 7 ngày kể từ khi phát sinh hư hỏng.

1

Có hồ sơ quản lý đầy đủ ở Hạt, đơn vị bảo trì và cập nhật thường xuyên.

0.5

Phối hợp các bên liên quan và địa phương về bảo quản và tình hình khai thác, sự phù hợp hệ thống báo hiệu, thiết bị an toàn giao thông.

0.5

Kiểm tra và báo cáo kịp thời.

0.5

Tổ chức xử lý nhanh, đúng chỉ đạo.

0.5

Quản lý vật tư dự phòng (cả thiết bị an toàn giao thông thu hồi).

Có sổ thống kê, theo dõi, cập nhật đầy đủ số lượng, chất lượng vật tư dự phòng, các thiết bị an toàn giao thông lưu giữ tại kho và không mất mát hư hỏng.

1

1.3. Mục tiêu về công tác nền đường, thoát nước (tối đa 25 điểm).

Mục

Mức độ đáp ứng

Điểm

Nền đường, thoát nước.

 

25

Phát cây cỏ trên mái taluy, trên lề đường (trong phạm vi quy định tại Tiêu chuẩn 07).

Phát sạch đúng quy định về chiều cao và phạm vi phát cây cỏ, không còn cành cây che khuất tầm nhìn tại các đường cong, báo hiệu, cửa cống, đầu cầu, ...

8

Lề đường, nền đường, taluy.

- Đắp phụ lề đảm bảo độ dốc ngang thoát nước. Không có tình trạng nước ứ đọng trên lề đường hoặc mặt đường (nguyên nhân do lề đường cao, đọng bùn rác).

- Đào rãnh ngang, rãnh xương cá thoát nước mặt đường.

- Cắt cỏ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

8

Rãnh thoát nước.

Đảm bảo tiết diện thoát nước bình thường, không ứ đọng đất cát và rác trong rãnh. Rãnh dọc không bị lấp thu hẹp; khơi nước kịp thời.

7

Với rãnh có nắp đậy: Tấm đan nắp đậy nếu bị vỡ, mất được thay thế ngay trước khi nghiệm thu tháng. Trừ trường hợp rãnh dưới mặt đường ảnh hưởng đến an toàn giao thông phải có biện pháp cảnh báo và khắc phục đảm bảo giao thông bước 1 trong vòng 1 ngày.

2

Ghi chú: Khi thực hiện các công việc trên, nếu không đạt tiến độ yêu cầu do điều kiện bất khả kháng thì bên B phải thông báo cho bên A xem xét.

1.4. Mục tiêu về công tác mặt đường (tối đa 20 điểm)

Mục

Mức độ đáp ứng

Điểm

Công tác mặt đường.

 

20

Vá ổ gà.

Ổ gà theo quy định phụ lục 1.

10

Bù lún, lõm cục bộ.

Mặt đường không có vị trí lún, lõm cục bộ sâu có nguy cơ mất an toàn giao thông (theo quy định phụ lục 1).

5

Vệ sinh mặt đường.

Mặt đường được vệ sinh sạch sẽ.

5

1.5. Mục tiêu về công tác sửa chữa cống, cầu và công trình (kè, tường chắn...) (tối đa 10 điểm)

Mục

Mức độ đáp ứng

Điểm

Công tác cầu, công trình

 

10

Đối với các cầu.

Đảm bảo các hư hỏng nhỏ của tứ nón, mố trụ, kết cấu nhịp được sửa chữa kịp thời.

1

Mặt cầu (nếu trên mặt cầu là đá dăm nhựa hoặc bê tông nhựa) không có ổ gà, sạch, vạch sơn, biển báo hiệu đầy đủ (tính trong phần đường).

1

Các bu lông giữ khe co dãn bằng cao su được bắt chặt thường xuyên, có nắp đậy như ban đầu. Sửa chữa nhỏ lan can, các chỗ nứt vỡ trên mặt cầu (nếu là bê tông xi măng) kịp thời. Hàn kịp thời các đường hàn bị nứt bản tôn của khe co dãn.

1

Mặt cầu, đỉnh mố trụ cầu, khe hở của khe co dãn cầu được vệ sinh thường xuyên không tồn đọng nước và đất, cát.

1

Các lỗ thoát nước trên cầu đảm bảo được vệ sinh nạo vét và có nắp đậy như ban đầu.

1

Các neo cáp được bảo dưỡng đúng quy định. Các ống bảo vệ cáp dự ứng lực được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời.

2

Đối với cống các loại.

Thanh thải chướng ngại vật, dòng chảy trong cầu, thượng, hạ lưu cầu thông thoát bình thường. Hố thu, cửa cống thượng hạ lưu sạch cỏ cây, không ứ đọng đất, cát.

0.5

 

Các hư hỏng nhỏ được sửa chữa kịp thời.

1

 

Dòng chảy thượng hạ lưu cống thông thoát.

0.5

 

Kè, tường chắn.

Các hư hỏng nhỏ được sửa chữa kịp thời (đặc biệt khu vực chân kè). Cây cỏ khu vực kè được phát quang, vệ sinh sạch kè, tường chắn.

1

 

1.6. Tài liệu phục vụ nghiệm thu cho mục tiêu về công tác quản lý

1.6.1. Hồ sơ quản lý đường:

- Sổ tuần đường (nội dung theo quy định về tuần đường): yêu cầu ghi chép đầy đủ các thay đổi hàng ngày trên đường: Các hư hỏng, mất hỏng thiết bị báo hiệu, tai nạn, vi phạm hành lang, vị trí ùn tắc giao thông, các công tác chính đã thực hiện hoặc vướng mắc khi thực hiện sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên...;

- Tổng hợp vi phạm hành lang theo tháng (từ sổ ghi chép tuần đường);

- Sổ ghi chép trực đảm bảo giao thông, nhà Hạt: ghi chép các thông tin trong quá trình trực;

- Bình đồ duỗi thẳng, bảng thống kê tình trạng nền mặt đường mỗi tuyến (chiều dài từng đoạn theo địa danh, loại mặt đường, tình trạng mặt đường; số lượng, vị trí, tình trạng báo hiệu, sơn vạch kẻ đường, cọc tiêu, cọc H...); sổ cập nhật thay đổi khi có thay thế sửa chữa;

- Hồ sơ hoàn công khi sửa chữa định kỳ, cải tạo nâng cấp...(đã được các chủ đầu tư bàn giao);

- Sổ theo dõi số liệu đếm xe (theo mẫu phụ lục B1, B2 của Tiêu chuẩn 07);

- Sổ theo dõi tai nạn giao thông và tổng hợp số vụ tai nạn 6 tháng, ca năm (theo mẫu phụ lục C1, C2, C3 của Tiêu chuẩn 07);

- Các báo cáo vi phạm hành lang, báo cáo đột xuất (nếu có);

- Các báo cáo của Đơn vị quản lý đường thực hiện khối lượng khoán theo quy định (báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất);

- Bình đồ duỗi thẳng quản lý hành lang đường bộ, thể hiện các mốc lộ giới, phạm vi hành lang các đoạn tuyến hai bên đã có quy hoạch hành lang đường bộ;

- Sổ theo dõi thời hạn cấp giấy phép thi công, ghi chép các vi phạm;

1.6.2. Hồ sơ quản lý cầu:

- Sổ tuần cầu: Yêu cầu ghi chép đầy đủ nếu công trình có thay đổi: các hư hỏng và nội dung việc sửa chữa, mất thiết bị báo hiệu, vi phạm hành lang…;

- Lý lịch cầu theo quy định; sổ cập nhật thay đổi khi có thay thế sửa chữa;

- Hồ sơ hoàn công khi sửa chữa định kỳ, cải tạo nâng cấp (đã được các chủ đầu tư bàn giao);

- Các báo cáo đột xuất (nếu có);

1.6.3. Hồ sơ quản lý an toàn giao thông:

- Có tổng hợp hiện trạng biển báo hiệu, thiết bị an toàn giao thông theo từng tuyến đường: loại biển, vị trí, số lượng, tình trạng;

- Có sổ về báo hiệu, thiết bị an toàn giao thông ghi chép đầy đủ nếu có thay đổi: các hư hỏng và nội dung việc sửa chữa thay thế thiết bị báo hiệu...(ghi chép từ sổ tuần đường);

- Hồ sơ hoàn công khi sửa chữa định kỳ, thay thế báo hiệu, thiết bị an toàn giao thông: tường hộ lan, hàng rào, tôn lượn sóng… (đã được các chủ đầu tư bàn giao);

- Các báo cáo đột xuất (nếu có).

* Toàn bộ hồ sơ trên bên Btrách nhiệm chuẩn bị đầy đủ trước khi nghiệm thu để bên A kiểm tra việc thực hiện. Riêng đối với các loại hồ sơ có số lượng lớn và mang tích chất lưu trữ (hồ sơ hoàn công, bình đồ duỗi thẳng, lý lịch cầu...) nếu cần kiểm tra thì bên A thông báo trước khi nghiệm thu để bên B chuẩn bị.

2. Công tác BDTX cầu lớn chiều dài toàn cầu > 300m hoặc công trình có tính chất quan trọng, quản lý theo quy trình riêng, được ghi vốn trong từng cầu cụ thể.

Mục tiêu quản lý cầu (tối đa 100 điểm).

Mục

Mức độ đáp ứng

Điểm

Quản lý cầu

 

100

Trực gác, tuần tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất, bảo vệ cầu.

Có thực hiện hàng ngày việc đi tuần tra, kiểm tra trên cầu, dưới cầu; hệ thống chiếu sáng, hệ thống biển báo (cả đường bộ, đường thủy); hệ thống PCCC; hệ thống mốc cao độ, tốc lộ giới.

60

Phân công ca trực nghiêm túc; đúng chế độ ca kíp, ban ngày, ban đêm theo quy trình quy định.

2

Ghi chép thông tin vào sổ trực đầy đủ và báo cáo kịp thời, chính xác hàng ngày và giải quyết kịp thời.

2

Hồ sơ quản lý cầu.

Có đầy đủ Hồ sơ quản lý (Lý lịch cầu; Quy trình quản lý và khai thác cầu... theo số lượng hồ sơ đã được bàn giao). Hồ sơ quản lý được cập nhật chính xác và thường xuyên mọi quá trình xử lý, khai thác và sửa chữa cầu (cập nhật từ sổ tuần tra).

3

Chế độ báo cáo.

Báo cáo đúng chế độ theo quy định; thời gian báo cáo kịp thời; số liệu báo cáo chính xác.

3

Sự tuân thủ Quy trình quản lý, khai thác cầu.

Công tác quản lý cầu được tuân thủ theo đúng quy trình, bố trí cán bộ chuyên quản cầu hiểu rõ quy trình; có đầy đủ thiết bị và phương tiện để kiểm tra cầu, bảo vệ cầu; phối hợp tốt với lực lượng an ninh, chính quyền địa phương.

3

Vệ sinh mặt cầu, gối, trụ cầu.

Mặt cầu, đỉnh mố trụ cầu, khe hở của khe co dãn cầu được vệ sinh thường xuyên không tồn đọng nước và đất, cát. Các lỗ thoát nước trên cầu đảm bảo được vệ sinh nạo vét và có nắp đậy như ban đầu.

15

Phát quang cây cỏ.

Phát sạch cây cỏ đúng quy định về chiều cao phạm vi tường mố, ¼ nón và 20m trong phạm vi thượng hạ lưu cầu.

12

 


Đơn vị………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Mẫu báo cáo

BÁO CÁO

Về việc hư hỏng ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên tuyến ………………..

TT

Tên đường

Ngày kiểm tra

Vị trí hư hỏng

Tình trạng hư hỏng

Khối lượng hư hỏng

Đề xuất phương án xử lý

Kinh phí dự kiến (triệu đồng)

Ghi chú

Lý trình

gà, cao su, lún lõm..

Kết cấu mặt đường

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người lập

Hà Giang, ngày      tháng      m 20......
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 346/QĐ-SGTVT năm 2016 quy định cụ thể về công tác quản lý và bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ do Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Giang ban hành

  • Số hiệu: 346/QĐ-SGTVT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/06/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
  • Người ký: Hà Thị Minh Hạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/06/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản