Hệ thống pháp luật

BỘ THỦY LỢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 344 QĐ/KT

Hà Nội, ngày 21 tháng 03 năm 1977

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI

Căn cứ Nghị định số 138-CP ngày 29/9/1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thủy lợi;

Xét yêu cầu thống nhất quản lý toàn ngành;

Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ kỹ thuật,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này “quy phạm phân cấp đê” QPTL.A.6-77.

Điều 2. Quy phạm này là căn cứ dùng để thiết kế và quản lý các loại đê sông và đê biển ở các tỉnh phía Bắc và đê biển ở các tỉnh phía Nam.

Điều 3. Các ông Giám đốc các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ, Giám đốc Sở thủy lợi, Trưởng Ty thủy lợi chịu trách nhiệm thi hành quy phạm này.

Điều 4. Quy phạm này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 1977. Các quy định trước đây trái với quy phạm này đều bãi bỏ.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THỦY LỢI
THỨ TRƯỞNG




Vũ Khắc Mẫn

 

QUY PHẠM PHÂN CẤP ĐÊ

QPTL. A. 6 - 77

Chương 1.

PHÂN LOẠI ĐÊ

1.1. Theo vị trí, tác dụng và điều kiện làm việc đê

1. Đê sông: là những công trình dọc sông ngăn cách nước lũ và thủy triều ở biển dâng vào sông vào các vùng được bảo vệ khỏi bị ngập.

2. Đê phân lũ: là những công trình dọc theo dòng phân lũ ngăn cách nước phân lũ với các vùng bảo vệ khỏi ngập lụt. Có nơi một dòng sông mà lưu lượng nước trong mùa lũ tại mặt cắt đang xét gồm có nước lũ của lưu vực sông đó mà nước phân lũ thì đê ở đoạn sông đó được phân loại theo thành phần lưu lượng lớn hơn (gọi là đê phân lũ nếu lưu lượng phân lũ chiếm tỷ lệ lớn hơn, gọi là đê sông nếu lưu lượng phân lũ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn).

3. Đê biển: là những công trình dọc ven bờ biển, ngăn cách nước biển với các vùng đất đã gần biển khỏi ngập nước mặn.

1.2. Theo vai trò phòng lụt của đê có ba loại

1. Đê chính: là đê chống lũ theo tiêu chuẩn phòng lũ của từng triền sông và đê ngăn mặn theo tiêu chuẩn ngăn triều, chống bão (nước dâng) của các vùng duyên hải. Mỗi bên bờ sông và ven bờ biển chỉ có một tuyến đê chính.

2. Đê quai: là đê chống lũ, ngăn mặn cho những vùng nhỏ hẹp ven sông, ven biển ngoài phạm vi bảo vệ của đê chính và đê ở các bãi lớn giữa sông.

3. Đê bao: là đê nằm trong vùng đã được đê chính bảo vệ, bao các thành phố, các khu công nghiệp, nông nghiệp, các cơ sở quốc phòng quan trọng. Những đê này làm nhiệm vụ dự phòng, phòng lụt cho những nơi nói trên khi bất trắc đê chính bị vỡ.

Những đê quai, đê bao được phép tăng cường để thay nhiệm vụ chống lũ, ngăn mặn cho những đoạn đê chính nào đó sẽ được xếp vào loại đê chính khi chúng đã bảo đảm các tiêu chuẩn chống lũ, ngăn mặn như đê chính. Những đoạn đê chính đã được thay thế và hết nhiệm vụ sẽ được xếp vào loại đê bao (đê phía đồng trong đê mới) hoặc đê quai (đê phía sông, biển, ngoài đê mới) hay san phá nếu không cần thiết giữ lại, do Bộ Thủy lợi quyết định.

1.3. Ranh giới giữa đê sông và đê biển ở vùng cửa sông thông với biển được xác định tại mặt cắt ngang sông mà ở đó đường quá trình mực nước H - t hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi của thủy triều, không thể hiện ảnh hưởng của lũ. Đường quá trình H - t đó ứng với dạng lũ thiết kế cùng tổ hợp với triều và bão (nước dâng) đã quy định cho thiết kế đê.

Chương 2.

PHÂN CẤP ĐÊ

2.1. Căn cứ vào diện tích khu vực được bảo vệ khỏi ngập lụt, tầm quan trọng về chính trị, kinh tế, dân sinh … trong các khu vực đó, lưu lượng lũ thiết kế hoặc lưu lượng lũ lớn nhất đã xảy ra (nếu lưu lượng này lớn hơn lưu lượng lũ thiết kế) ở sông mà chia đê thành năm cấp sau đây:

Bảng 1-a

Loại đê

Lưu lượng thiết kế hoặc
lưu lượng lớn nhất đã
xảy ra (m3/s)

Diện tích bảo vệ khỏi
ngập lũ (ha)

Trên 7.000

7.000 đến trên 3.500

3.500 đến trên 1.000

1.000 đến 500

Dưới 500

Đê chính của đê sông đê phân lũ

Trên đê 150.000

I

I

II

II

-

50.000 đến trên 60.000

I

II

II

III

-

60.000 đến trên 15.000

II

II

III

IV

-

15.000 đến 4.000

II

III

IV

IV

V

Dưới 4.000

III

IV

V

V

 

Bảng 1-b

Loại đê

Diện tích bảo vệ khỏi ngập lụt (ha)

Cấp đê

Đê chính của đê biển

Trên 15.000

I

15.000 đến trên 10.000

II

10.000 đến trên 5.000

III

5.000 đến 2.000

IV

dưới 2.000

V

Bảng 1-c

Loại đê

Khu vực bảo vệ khỏi ngập lụt

Cấp đê

Đê bao

Thành phố, khu công nghiệp, quốc phòng … quan trọng

III - IV

Nông nghiệp ≥ 50.000 ha

Nông nghiệp < 50.000 ha

IV

V

Đê quai ven biển

≥ 2.000 ha

IV

< 2.000 ha

V

Đê quai ven sông

Tất cả mọi trường hợp (nếu Bộ Thủy lợi cho phép giữ hoặc đắp)

V

2.2. Diện tích bảo vệ của đê sông là tổng diện tích bị ngập lụt kể cả diện tích trong các đê bao khi vỡ đê lúc nước lũ lên với lưu lượng đỉnh lũ tương đương lưu lượng lũ thiết kế đê hoặc lưu lượng lũ lớn nhất đã xảy ra (nếu lưu lượng này lớn hơn lưu lượng lũ thiết kế) ở sông cho đến lúc tại chỗ đê vỡ nước không chảy từ sông vào đồng hoặc từ đồng ra sông. Diện tích bảo vệ của đê biển là tổng diện tích bị ngập do nước triều tràn vào khi vỡ đê biển.

2.3. Đoạn đê sông Hồng bảo vệ phần hữu sông Hồng của thành phố Hà Nội được xếp vào cấp đê đặc biệt, cao hơn đê cấp I.

2.4. Sau khi đê chính được xếp cấp theo các bảng 1-a và 1-b có thể nâng lên một cấp (nhưng không qua cấp I) cho những đoạn đê dưới đây:

- Đê bảo vệ các thành phố, các khu công nghiệp, các cơ sở quốc phòng quan trọng;

- Đê bảo vệ các khu vực có đầu mối giao thông chính các trục giao thông chính yếu của quốc gia, các đường có vai trò giao thông quốc tế quan trọng. Việc nâng cấp này do Nhà nước quyết định theo đề nghị của Bộ Thủy lợi và các Bộ có liên quan.

2.5. Sau khi đê chính được xếp cấp theo các bảng 1-a và 1-b cần hạ xuống một cấp cho những đoạn đê sau đây:

- Đê sông tiếp với những vùng chậm lũ;

- Đê bảo vệ những vùng mà diện tích đất hoang chiếm 30% trở lên.

2.6. Hai đoạn đê khác cấp tiếp liền nhau chỉ được xếp vào hai cấp tiếp nhau. Nếu theo chỉ tiêu nào đó mà hai đoạn đê này cách nhau hai cấp thì nâng hoặc hạ cấp cho một trong hai đoạn đê chung chỉ thua một cấp, hoặc có đoạn với cấp chuyển tiếp.

2.7. Đê của sông có lưu lượng nhỏ nối tiếp với đê của sông có lưu lượng lớn được phân cấp của đê sông lớn kể từ nơi tiếp giáp trên đoạn dài 10km - 15km khi sông nhánh có lưu lượng lớn nhất từ 2.000m3/s trở lên và trên đoạn dài 5km - 10km khi sông nhánh có lưu lượng lớn nhất dưới 2.000m3/s.

2.8. Các công trình giao thông vận tải, công trình thủy công … cắt ngang qua đê phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của từng cấp đê.

Chương 3.

CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHỦ YẾU ĐỐI VỚI TỪNG CẤP ĐÊ

3.1. Tần suất thiết kế lưu lượng lớn nhất của sông đối với đê chính được quy định ở bảng 3.1.

Tần suất đó được kể các biện pháp công trình phòng lũ khác như hồ chứa nước, phân chậm lũ của hệ thống sông theo quy hoạch phòng lũ.

Bảng 3-1

Cấp đê

Đặc biệt

I

II

III

IV

V

Tần suất thiết kế của Qmax (%)

0,4

0,6

1,0

2,0

5,0

> 5,0

Tần suất thiết kế quy định ở bảng 3-1 là tần suất tối đa cho từng cấp đê (trừ cấp V). Tùy tình hình cụ thể, tần suất thiết kế cho mỗi cấp đê có thể nhỏ hơn (tiêu chuẩn chống lũ của đê cao hơn) những con số quy định ở đây, nhưng không vượt quá tần suất tối đa của cấp trên kế cận.

3.2. Khi các tuyến đê liền nhau của hai hoặc nhiều sông trong hệ thống cùng bảo vệ cho một khu vực và tác hại khi vỡ các đê này giống nhau, nhưng đo theo tiêu chuẩn lưu lượng của sông nên các đê này khác cấp nhau thì tùy tình hình cụ thể nâng tiêu chuẩn chống lũ (giảm tần suất thiết kế ghi ở bảng 3-1) của đê cấp thấp đến mức bằng đê cấp cao kế cận.

3.3. Cao trình đê bao không căn cứ vào mức nước tính theo tần suất thiết kế của Qmax trong bảng 3-1 mà căn cứ mức nước ngập bên ngoài đê bao khi đê chính bị vỡ trong trường hợp xuất hiện Qmax với tần suất thiết kế của đê chính này.

3.4. Đối với đê phân lũ không áp dụng bảng 3-1 mà tiêu chuẩn chống lũ của đê được xác định theo nhiệm vụ phân lũ.

3.5. Đối với các đê biển phải lấy mức nước của đỉnh triều cao nhất đã xảy ra để tính toán cao trình đỉnh đê.

3.6. Khi xác định các yếu tố của sóng do gió bão cũng như mức nước dâng do gió bão để xác định cao trình đỉnh đê và gia cố mái đê tốc độ tính toán lớn nhất của gió bão. W1o (m/s) được lấy với tần suất tính toán đối với các cấp đê như sau:

- Cấp đặc biệt - 1% (1 lần trong 100 năm)

- Cấp I và II - 2% (1 lần trong 50 năm)

- Cấp III và IV - 4% (1 lần trong 25 năm)

- Cấp V - 10% (1 lần trong 10 năm)

Ở một số trường hợp cụ thể tần suất tính toán gió nói trên có thể thay đổi đối với từng cấp đê; sự thay đổi đó do Bộ Thủy lợi quyết định.

3.7. Tổ hợp triều, bão và lũ cho các cấp đê sông ở những đoạn sông chịu ảnh hưởng triều do Bộ Thủy lợi quy định sau cho từng vùng.

3.8. Hệ số an toàn về ổn định của đê được quy định ở bảng 3-2.

3.9. Độ cao gia thăng an toàn của đê trên mức nước thiết kế (trong độ cao gia thăng này không kể độ cao nước dênh do sóng gió, độ cao sóng leo, độ cao dự phòng do lòng sông sẽ bị bồi cao nếu có) được quy định ở bảng 3-2.

Bảng 3-2

Cấp đê

Chỉ tiêu

Đặc biệt

I

II

III

IV

V

Hệ số an toàn

1,50

1,35

1,30

1,20

1,15

1,05

Độ cao gia thăng (m)

0,8

0,6

0,5

0,4

0,3

0,2

3.10. Bề rộng mặt đê - Đê cấp đặc biệt, cấp I và II có bề rộng mặt đê 6m ÷ 5m, đê cấp III là 4m, đê cấp IV là 4m ÷ 3m và đê cấp V là 3m ÷ 2m. Nếu có đê yêu cầu kết hợp giao thông mà được rộng hơn những con số quy định trên thì bề rộng mặt đê lấy theo yêu cầu của ngành giao thông.

Chương 4.

KHOẢN ÁP DỤNG

4.1. Quy phạm này áp dụng cho tất cả các loại đê sông ở các tỉnh phía Bắc (từ Bình Trị Thiên trở ra) và đê biển của toàn quốc. Khi quy hoạch đê, thiết kế, xây dựng đê mới hoặc tu bổ đê đã có đều phải tuân theo quy phạm này.

4.2. Những quy định trước đây trái với quy phạm này đều bãi bỏ.

4.3. Ngoài những chỉ tiêu kỹ thuật nêu ở chương III của quy phạm này, các chỉ tiêu kỹ thuật khác đối với từng cấp đê được quy định trong các quy phạm hiện hành.

4.4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo việc phân cấp đê trong địa phương mình thông qua phương án phân cấp đê do các Sở, Ty thủy lợi đề nghị và lập tờ trình xin duyệt các cấp đê để Bộ Thủy lợi xét duyệt từ đê cấp IV đến đê cấp đặc biệt.

4.5. Sự thay đổi cấp của tuyến đê nào đó đã được quy định do Bộ Thủy lợi quyết định.

 

PHỤ LỤC I

BẢNG THỐNG KÊ CÁC CẤP ĐÊ SÔNG, ĐÊ PHÂN LŨ

Sông

Vị trí, chiều dài tuyến đê chính

Phân đoạn tuyến đê theo vùng bảo vệ

Cấp đê

Ghi chú

Tả hoặc hữu

Dài (km)

Số đoạn

Chiều dài mỗi đoạn (km)

QTK hoặc Qmax ở đoạn sông (m3/s)

Diện tích bảo vệ của mỗi đoạn (ha)

Những đặc điểm của vùng bảo vệ (nói ở các 2.4 + 2.7)

Số cấp của từng đoạn

Số cấp của toàn tuyến

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

 

 

 

 

 

 

Hồng

Tả

5

I

 

 

 

-

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

-

 

II

 

 

Hữu

 

Đuống

Tả

I

 

Hữu

I

I

 

 


Người lập bản ký tên
(Ghi rõ tên, họ)

Ngày … tháng … năm 197…
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

BẢN THỐNG KÊ CÁC CẤP ĐÊ BIỂN

Bờ biển (tên huyện hoặc xã ven biển)

Tên, chiều dài tuyến đê (km)

Phân đoạn tuyến đê theo vùng bảo vệ

Cấp đê

Ghi chú

Số đoạn

Chiều dài mỗi đoạn (km)

Diện tích được bảo vệ của mỗi đoạn (ha)

Những đặc điểm vùng bảo vệ (ghi ở điều 2-4 2-6)

Cấp từng đoạn đê

Số cấp của huyện

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Hải hậu

I

 


Người lập bản ký tên
(Ghi rõ tên, họ)

Ngày … tháng … năm 197…
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên, đóng dấu)

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 344QĐ/KT năm 1977 về quy phạm phân cấp đê QPTL.A.6-77 do Bộ trưởng Bộ Thủy lợi ban hành

  • Số hiệu: 344QĐ/KT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 21/03/1977
  • Nơi ban hành: Bộ Thuỷ lợi
  • Người ký: Vũ Khắc Mẫn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/07/1977
  • Ngày hết hiệu lực: 07/02/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản