Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3443/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 28 tháng 12 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ MỘT SỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THANH TRA TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Thanh tra tỉnh Quảng Bình tại Công văn số 375/TTr-THPC ngày 20 tháng 12 năm 2011 và Chánh Văn phòng UBND tỉnh,
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA THANH TRA TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3443/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT | Tên thủ tục hành chính | Ghi chú |
1 | Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu |
|
2 | Thủ tục giải quyết khiếu nại lần 2 |
|
3 | Thủ tục giải quyết tố cáo |
|
4 | Thủ tục tiếp công dân |
|
5 | Thủ tục xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo. |
|
* Trình tự thực hiện:
a) Đối với tổ chức, cá nhân khiếu nại:
Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) đến cơ quan ban hành quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính đó để được xem xét, giải quyết (Tại Trụ sở UBND tỉnh: số 06 Hùng Vương-Hải Đình-Đồng Hới-Quảng Bình hoặc Trụ sở Tiếp công dân: số 06 Phan Chu Trinh-Đồng Mỹ-Đồng Hới-Quảng Bình hoặc Trụ sở Thanh tra tỉnh: số 45 Nguyễn Hữu Cảnh-Đồng Hới-Quảng Bình vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần trừ ngày lễ, Tết).
b) Đối với Thanh tra tỉnh:
- Thụ lý đơn: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, Chánh Thanh tra (hoặc Phó Chánh Thanh tra tỉnh được phân quyền) phải có văn bản tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì nêu rõ lý do.
- Quá trình giải quyết:
+ Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh v/v thành lập Đoàn thanh tra do Thanh tra tỉnh chủ trì để xác minh nội dung đơn khiếu nại của cá nhân, tổ chức, Đoàn Thanh tra sẽ triển khai các bước tác nghiệp cần thiết, theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo để xác minh nội dung đơn khiếu nại theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; thông báo bằng văn bản thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan.
Khi gặp gỡ, đối thoại, đại diện cơ quan giải quyết khiếu nại nêu rõ nội dung cần đối thoại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến việc khiếu nại và yêu cầu của mình. Nội dung gặp gỡ, đối thoại được lập thành biên bản và có chữ ký của những người tham gia đối thoại; trường hợp người tham gia đối thoại không ký biên bản thì phải nêu rõ lý do.
- Ra Quyết định giải quyết khiếu nại và công bố Quyết định giải quyết khiếu nại:
Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và phải công khai quyết định đó chậm nhất trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ký Quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại được gửi cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích và trách nhiệm liên quan, Thủ trưởng cấp trên trực tiếp, Chánh Thanh tra cấp trên trực tiếp.
* Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại cơ quan hành chính Nhà nước;
+ Qua đường Bưu điện.
* Thành phần hồ sơ:
+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
+ Giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của người đại diện (Trong trường hợp người khiếu nại uỷ quyền);
+ Các giấy tờ, bằng chứng, tài liệu liên quan (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: Chưa quy định.
* Thời hạn giải quyết:
Giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày làm việc; đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày; ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức.
* Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Một số cơ quan có liên quan.
* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định giải quyết khiếu nại.
* Phí, lệ phí: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
+ Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
+ Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải là người được quy định tại Điều 1 của Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ.
+ Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
+ Việc khiếu nại chưa có Quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
+ Việc giải quyết chưa được Toà án thụ lý để giải quyết.
(Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo)
+ Trong đơn khiếu nại có chữ viết là tiếng Việt và phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; họ, tên, địa chỉ và ký tên trực tiếp của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại (theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 5, Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo) .
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005.
+ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo.
+ Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn khiếu nại (Mẫu số 32, Quyết định 1131); giấy ủy quyền khiếu nại - nếu có (mẫu 41, Quyết định 1131)
MẪU SỐ 32
(ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
......., ngày …. tháng …. năm …….
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: ....................................................................................................... (1)
Họ và tên: …………………………………. (2); Mã số hồ sơ: ............................... (3)
Địa chỉ:
Khiếu nại ....................................................................................................... (4)
Nội dung khiếu nại........................................................................................... (5)
(Tài liệu, chứng từ kèm theo – nếu có)
| NGƯỜI KHIẾU NẠI |
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(2) Họ tên của người khiếu nại,
- Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
(3) Nội dung này do cơ quan giải quyết khiếu nại ghi.
(4) Khiếu nại lần đầu (hoặc lần hai) đối với quyết định, hành vi hành chính của ai?
(5) Nội dung khiếu nại
- Ghi tóm tắt sự việc dẫn đến khiếu nại;
- Yêu cầu (đề nghị) của người khiếu nại (nếu có).
Mẫu số: 41
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ - TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------
......., ngày ....tháng......năm ......
GIẤY UỶ QUYỀN KHIẾU NẠI
Họ và tên người uỷ quyền:......................................................................................(1)
Địa chỉ :....................................................................................................................(2)
Số CMND:................................................................Cấp ngày......tháng........năm.......
Nơi cấp:…......................................................................................................................
Họ và tên người được uỷ quyền...................................................................................
Địa chỉ:...........................................................................................................................
Số CMND:..................................................................Cấp ngày......tháng......năm........
Nơi cấp:..........................................................................................................................
Nội dung uỷ quyền:.....................................................................................................(3)
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người được uỷ quyền có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung uỷ quyền.
Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người uỷ quyền cư trú (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | Người uỷ quyền (Ký và ghi rõ họ tên) |
(1) Nếu người uỷ quyền là người đại diện cho cơ quan, tổ chức uỷ quyền cho người khác để khiếu nại thì phải ghi rõ chức vụ của người uỷ quyền.
(2) Nơi người uỷ quyền khiếu nại cứ trú, trường hợp là cơ quan, tổ chức uỷ quyền thì phải ghi rõ địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(3) Uỷ quyền toàn bộ để khiếu nại hay uỷ quyền một số nội dung (Trường hợp uỷ quyền một số nội dung thì phải ghi rõ nội dung uỷ quyền)
2. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần 2-(Mã số cũ đã đăng tải của hồ sơ TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC: T-056979-TT).
* Trình tự thực hiện:
a) Đối với tổ chức, cá nhân khiếu nại:
Khi người khiếu nại không nhất trí với Quyết định giải quyết khiếu nại của UBND cấp huyện thì gửi đơn kèm theo Quyết định giải quyết khiếu nại của UBND cấp huyện và các tài liệu liên quan (nếu có) đến UBND tỉnh hoặc Thanh tra tỉnh để được xem xét, giải quyết lần 2. (Tại Trụ sở UBND tỉnh: số 06 Hùng Vương-Hải Đình-Đồng Hới-Quảng Bình hoặc Trụ sở Tiếp công dân: số 06 Phan Chu Trinh-Đồng Mỹ-Đồng Hới-Quảng Bình hoặc Trụ sở Thanh tra tỉnh: số 45 Nguyễn Hữu Cảnh-Đồng Hới-Quảng Bình vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần trừ ngày lễ, Tết).
b) Đối với Thanh tra tỉnh:
- Thụ lý đơn: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết lần 2 của UBND tỉnh, Chánh Thanh tra (hoặc Phó Chánh Thanh tra tỉnh được phân quyền) phải có văn bản tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì nêu rõ lý do.
- Quá trình giải quyết:
+ Khi có Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Đoàn thanh tra do Thanh tra tỉnh chủ trì để xác minh nội dung đơn khiếu nại của cá nhân,tổ chức, Đoàn Thanh tra sẽ triển khai các bước tác nghiệp cần thiết, theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo để xác minh nội dung đơn khiếu nại theo Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Tổ chức gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại; thông báo bằng văn bản thời gian, địa điểm, nội dung việc gặp gỡ, đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan.
Khi gặp gỡ, đối thoại, đại diện cơ quan giải quyết khiếu nại nêu rõ nội dung cần đối thoại; người tham gia đối thoại có quyền phát biểu ý kiến, đưa ra những bằng chứng liên quan đến việc khiếu nại và yêu cầu của mình. Nội dung gặp gỡ, đối thoại được lập thành biên bản và có chử ký của những người tham gia đối thoại; trường hợp người tham gia đối thoại không ký biên bản thì phải nêu rõ lý do.
+ Người giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng về nội dung khiếu nại; người bị khiếu nại giải trình bằng văn bản về những nội dung bị khiếu nại; người giải quyết khiếu nại lần đầu, cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại; mời người khiếu nại, người bị khiếu nại đến để tổ chức đối thoại (nếu cần); xác minh tại chỗ; trưng cầu giám định hoặc tiến hành các biện pháp theo quy định của pháp luật.
- Ra Quyết định giải quyết khiếu nại:
Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 bằng văn bản và gửi quyết định cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, lợi ích liên quan, người chuyển đơn đến và cơ quan quản lý cấp trên trong thời hạn chậm nhất là 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.
* Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại cơ quan hành chính Nhà nước;
+ Qua đường Bưu điện.
* Thành phần hồ sơ:
+ Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
+ Giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của người đại diện (Trong trường hợp người khiếu nại uỷ quyền);
+ Bản sao Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;
+ Các giấy tờ, bằng chứng, tài liệu liên quan (nếu có).
* Số lượng hồ sơ: Chưa quy định.
* Thời hạn giải quyết:
Giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày làm việc; đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày; ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 60 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Một số cơ quan có liên quan.
* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 của Chủ tịch UBND tỉnh.
* Phí, lệ phí: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:
+ Người khiếu nại phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
+ Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; trong trường hợp thông qua người đại diện để thực hiện việc khiếu nại thì người đại diện phải là người được quy định tại Điều 1 của Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ.
+ Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
+ Việc khiếu nại chưa có Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2.
+ Việc giải quyết chưa được Toà án thụ lý để giải quyết.
(Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo)
+ Trong đơn khiếu nại có chữ viết là tiếng Việt và phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; họ, tên, địa chỉ và ký tên trực tiếp của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại (theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 5, Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo) .
* Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005.
+ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo.
+ Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn khiếu nại (Mẫu số 32, Quyết định 1131), giấy ủy quyền khiếu nại - nếu có (mẫu 41, Quyết định 1131).
MẪU SỐ 32
(ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
......., ngày …. tháng …. năm …….
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: ....................................................................................................... (1)
Họ và tên: …………………………………. (2); Mã số hồ sơ: ............................... (3)
Địa chỉ:
Khiếu nại ....................................................................................................... (4)
Nội dung khiếu nại........................................................................................... (5)
(Tài liệu, chứng từ kèm theo – nếu có)
| NGƯỜI KHIẾU NẠI |
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(2) Họ tên của người khiếu nại,
- Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
(3) Nội dung này do cơ quan giải quyết khiếu nại ghi.
(4) Khiếu nại lần đầu (hoặc lần hai) đối với quyết định, hành vi hành chính của ai?
(5) Nội dung khiếu nại
- Ghi tóm tắt sự việc dẫn đến khiếu nại;
- Yêu cầu (đề nghị) của người khiếu nại (nếu có).
Mẫu số: 41
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ - TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------
......., ngày ....tháng......năm ......
GIẤY UỶ QUYỀN KHIẾU NẠI
Họ và tên người uỷ quyền:....................................................................................(1)
Địa chỉ :..................................................................................................................(2)
Số CMND:.............................................................Cấp ngày......tháng........năm.......
Nơi cấp:…...................................................................................................................
Họ và tên người được uỷ quyền................................................................................
Địa chỉ:.........................................................................................................................
Số CMND:..................................................................Cấp ngày......tháng......năm.......
Nơi cấp:........................................................................................................................
Nội dung uỷ quyền:...................................................................................................(3)
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người được uỷ quyền có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung uỷ quyền.
Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người uỷ quyền cư trú (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | Người uỷ quyền (Ký và ghi rõ họ tên) |
(1) Nếu người uỷ quyền là người đại diện cho cơ quan, tổ chức uỷ quyền cho người khác để khiếu nại thì phải ghi rõ chức vụ của người uỷ quyền.
(2) Nơi người uỷ quyền khiếu nại cứ trú, trường hợp là cơ quan, tổ chức uỷ quyền thì phải ghi rõ địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(3) Uỷ quyền toàn bộ để khiếu nại hay uỷ quyền một số nội dung (Trường hợp uỷ quyền một số nội dung thì phải ghi rõ nội dung uỷ quyền)
3. Thủ tục giải quyết tố cáo-(Mã số cũ đã đăng tải của hồ sơ TTHC trên cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC: T-057102-TT).
* Trình tự thực hiện:
a) Đối với người tố cáo:
Người tố cáo gửi đơn đến UBND tỉnh (cơ quan quản lý người bị tố cáo) (số 06 Hùng Vương-Hải Đình-Đồng Hới-Quảng Bình) hoặc trực tiếp qua Phòng tiếp công dân thuộc Văn phòng UBND tỉnh (số 06 Phan Chu Trinh-Đồng Mỹ-Đồng Hới-Quảng Bình) hoặc Thanh tra tỉnh (số 45 Nguyễn Hữu Cảnh-Đồng Hới-Quảng Bình) vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần trừ ngày lễ, Tết để được xem xét, giải quyết.
b) Đối với Thanh tra tỉnh:
- Trường hợp người tố cáo đến trực tiếp tố cáo thì người có trách nhiệm tiếp nhận ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo.
- Thụ lý đơn: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo, Chánh Thanh tra (hoặc Phó Chánh Thanh tra tỉnh được phân quyền) phải có văn bản tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định thụ lý giải quyết; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về thời điểm thụ lý tố cáo và các nội dung tố cáo được thụ lý.
- Xác minh tố cáo: Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định xác minh tố cáo.
Người giải quyết tố cáo có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
+ Làm việc trực tiếp với người tố cáo và người bị tố cáo để yêu cầu người tố cáo cung cấp bằng chứng, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; người bị tố cáo giải trình bằng văn bản về những nội dung bị tố cáo và cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung tố cáo, nội dung giải trình.
+ Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo; trưng cầu giám định, tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Kết luận nội dung tố cáo và xử lý tố cáo: Chủ tịch UBND tỉnh ra Kết luận nội dung tố cáo và quyết định xử lý tố cáo, xác định trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm. Thông báo nội dung kết luận và quyết định xử lý tố cáo cho người bị tố cáo và cơ quan quản lý người bị tố cáo. Trường hợp người tố cáo có yêu cầu thì người giải quyết tố cáo thông báo cho người tố cáo bằng hình thức tương tự như thông báo đối với người bị tố cáo. Trường hợp người tố cáo không yêu cầu, nhưng tố cáo không đúng sự thật hoàn toàn hoặc tố cáo không đúng sự thật một số nội dung thì người giải quyết tố cáo vẫn phải thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết về những nội dung người tố cáo đã tố cáo sai sự thật.
* Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp tại cơ quan hành chính Nhà nước
+ Qua đường Bưu điện.
* Thành phần hồ sơ:
+ Đơn tố cáo hoặc bản ghi lời tố cáo;
+ Các tài liệu liên quan (nếu có);
* Số lượng hồ sơ: Chưa quy định
* Thời hạn giải quyết: Thời hạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp có thể kéo dài hơn nhưng không quá 90 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Các cá nhân
* Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Một số cơ quan có liên quan.
* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Kết luận giải quyết tố cáo và Quyết định xử lý tố cáo.
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Người tố cáo gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Trong trường hợp người tố cáo đến trực tiếp tố cáo thì người có trách nhiệm tiếp nhận ghi lại nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo, có chữ ký của người tố cáo (Theo quy định tại Điều 65 Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998).
+ Không xem xét, giải quyết những đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp của người tố cáo mà sao chụp chữ ký, những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới (theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 38, Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ)
+ Trong đơn tố cáo có chữ viết là tiếng Việt và phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ và ký tên trực tiếp của người tố cáo; nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo (Điểm a, Khoản 2, Điều 5, Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo) .
* Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:
+ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005.
+ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo.
+ Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Thông tư số 01/2009/TT-TTCP ngày15/12/2009 của Thanh tra Chính phủ về Quy định quy trình giải quyết tố cáo.
+ Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn tố cáo theo mẫu số 46 ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Thanh tra Chính phủ.
MẪU SỐ 46
(ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
……., ngày ……. tháng …….năm ……
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: …………………………………. (1)
Tên tôi là:
Địa chỉ:
Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của:…………………………… (2)
Nay tôi đề nghị: ............................................................................................... (3)
Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.
| NGƯỜI TỐ CÁO |
(1) Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo.
(2) Họ tên, chức vụ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.
(3) Người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
* Trình tự thực hiện:
Đối với công dân, tổ chức:
Khi công dân, tổ chức đến nơi tiếp công dân phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, các văn bản uỷ quyền (nếu được uỷ quyền) và trình bày rõ nội dung khiếu nại, tố cáo, yêu cầu với cán bộ tiếp dân.
* Địa điểm và thời gian tiếp công dân: Trụ sở Thanh tra tỉnh (số 45 Nguyễn Hữu Cảnh-Đồng Hới-Quảng Bình) vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần trừ ngày lễ, Tết).
Đối với Thanh tra tỉnh:
- Bố trí đón tiếp công dân, tổ chức và lắng nghe, ghi chép đầy đủ nội dung trình bày của công dân, tổ chức vào Sổ theo dõi tiếp công dân.
- Đọc lại nội dung tiếp dân để người khiếu nại, tố cáo nghe và ký tên xác nhận vào sổ theo dõi tiếp công dân.
- Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của công dân trình bày để giải thích, hướng dẫn hoặc làm thủ tục tiếp nhận xem xét, giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Thanh tra tỉnh.
* Thành phần hồ sơ:
+ Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và các tài liệu liên quan (nếu có) của công dân, tổ chức;
+ Giấy uỷ quyền (nếu có) của công dân, tổ chức.
* Số lượng hồ sơ: Chưa quy định.
* Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra tỉnh.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Thanh tra tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giải thích, hướng dẫn nội dung khiếu nại, tố cáo cho công dân.
* Phí, lệ phí: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Công dân, tổ chức đến nơi tiếp công dân phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân, các văn bản uỷ quyền (nếu được uỷ quyền), tuân thủ nội quy nơi tiếp công dân và thực hiện theo sự hướng dẫn của người tiếp công dân;
+ Trình bày trung thực nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo với cán bộ tiếp dân và ký xác nhận những nội dung đã trình bày (Khoản 1, Khoản 2, Điều 78 Luật Khiếu nại, tố cáo).
+ Từ chối tiếp những trường hợp đã được kiểm tra, xem xét, xác minh đã có Quyết định hoặc kết luận giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và đã trả lời đầy đủ cho đương sự;
+ Từ chối tiếp công dân trong trường hợp bị mắc bệnh tâm thần; trong trạng thái say bia, rượu hoặc chất kích thích khác; vi phạm nội quy tiếp công dân
(Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 13 Quy chế tổ chức tiếp công dân ban hành kèm theo Nghị định số 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ).
* Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:
+ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005.
+ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo.
+ Nghị định số 89/CP ngày 07/8/1997 của Chính phủ về quy định tiếp công dân.
+ Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND ngày 24/8/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy chế tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý và quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
+ Thông tư số 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn quy trình tiếp công dân.
* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
* Trình tự thực hiện:
- Đối với tổ chức, cá nhân:
Người khiếu nại gửi đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo và các tài liệu liên quan (nếu có) đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết (Tại Trụ sở UBND tỉnh: số 06 Hùng Vương-Hải Đình-Đồng Hới-Quảng Bình hoặc Trụ sở Tiếp công dân: số 06 Phan Chu Trinh-Đồng Mỹ-Đồng Hới-Quảng Bình hoặc Trụ sở Thanh tra tỉnh: số 45 Nguyễn Hữu Cảnh-Đồng Hới-Quảng Bình vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần trừ ngày lễ, Tết).
- Đối với Thanh tra tỉnh:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo phải xem xét, xử lý đơn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho người gửi đơn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính Nhà nước.
* Thành phần hồ sơ:
+ Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
+ Các tài liệu liên quan (nếu có) của công dân, tổ chức.
* Số lượng hồ sơ: Chưa quy định
* Thời hạn giải quyết: Thời hạn xử lý đơn, từ khi tiêp nhận đơn khiếu nại, tố cáo đến khi chuyển đến cơ quan có thẩm quyền và thông báo cho công dân tối đa là 10 ngày làm việc.
* Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức
* Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Thanh tra tỉnh.
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Thanh tra tỉnh.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
* Kết quả của việc thực hiện TTHC: Thông báo kết quả xử lý đơn; phiếu hướng dẫn (nếu đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh); phiếu trả đơn (nếu đơn không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết)
* Phí, lệ phí: Không
* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ, tên, địa chỉ người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo. Đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người phản ánh, kiến nghị; nội dung phản ánh, kiến nghị.
+ Đơn có chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người viết đơn phản ánh, kiến nghị ký tên trực tiếp.
+ Đơn chưa được cơ quan tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại, người tố cáo, người phản ánh, kiến nghị cung cấp được tài liệu, chứng cứ mới
(Điểm a, Khoản 2, Điều 5, Thông tư 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo).
* Căn cứ pháp lý thủ tục hành chính:
+ Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005.
+ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo.
+ Quyết định số 20/2007/QĐ-UBND ngày 24/8/2007 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành Quy chế tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý và quản lý đơn khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
+ Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ về Quy định Quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, kiến nghị liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
+ Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành mẫu văn bản trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
* Mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn khiếu nại (Mẫu số 32); Đơn tố cáo (Mẫu số 46) ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18/6/2008 của Thanh tra Chính phủ.
MẪU SỐ 32
(ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
......., ngày …. tháng …. năm …….
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi: ....................................................................................................... (1)
Họ và tên: …………………………………. (2); Mã số hồ sơ: ............................... (3)
Địa chỉ:
Khiếu nại ....................................................................................................... (4)
Nội dung khiếu nại........................................................................................... (5)
(Tài liệu, chứng từ kèm theo – nếu có)
| NGƯỜI KHIẾU NẠI |
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(2) Họ tên của người khiếu nại,
- Nếu là đại diện khiếu nại cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
(3) Nội dung này do cơ quan giải quyết khiếu nại ghi.
(4) Khiếu nại lần đầu (hoặc lần hai) đối với quyết định, hành vi hành chính của ai?
(5) Nội dung khiếu nại
- Ghi tóm tắt sự việc dẫn đến khiếu nại;
- Yêu cầu (đề nghị) của người khiếu nại (nếu có).
MẪU SỐ 46
(ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ-TTCP ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
……., ngày ……. tháng …….năm ……
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: …………………………………. (1)
Tên tôi là:
Địa chỉ:
Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của: ....................................... (2)
Nay tôi đề nghị: ............................................................................................... (3)
Tôi xin cam đoan những nội dung tố cáo trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu cố tình tố cáo sai.
| NGƯỜI TỐ CÁO |
(1) Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo.
(2) Họ tên, chức vụ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.
(3) Người, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo xác minh, kết luận và xử lý người có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Quyết định 3443/QĐ-UBND năm 2011 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Thanh tra tỉnh Quảng Bình do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành
- Số hiệu: 3443/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/12/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Nguyễn Hữu Hoài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra