Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 344/QĐ-HQBP

Bình Phước, ngày 27 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, HUẤN LUYỆN VÀ SỬ DỤNG CHÓ NGHIỆP VỤ

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Căn cứ Quyết định số 3927/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2015 của Tổng cục Hải quan ban hành quy định về trang bị, quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ của ngành Hải quan;

Xét đề nghị của Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này các quy định về quản lý, điều hành công tác huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ như sau:

1. Quy định chung về quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ;

2. Quy định về huấn luyện viên và chế độ đối với công chức, nhân viên làm việc tại đơn vị huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ;

3. Quy định về chế độ chăm sóc, huấn luyện chó nghiệp vụ tại các đơn vị cơ sở;

4. Quy định về quy trình sử dụng chó nghiệp vụ;

5. Quy định về chế độ hậu cần phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ;

6. Quy định về quản lý mẫu vật phục vụ huấn luyện chó nghiệp vụ;

7. Quy trình thải loại chó nghiệp vụ.

8. Quy trình vệ sinh phòng bệnh, quy trình phòng trừ ve ký sinh trên CNV, quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng CNV và các biểu mẫu đơn vị sử dụng CNV thực hiện đúng theo các phụ lục được ban hành kèm theo tại Quyết định số 3927/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc chịu trách nhiệm tổ chức triển khai Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2 (t/h);
- Cục ĐTCBL (TCHQ);
- Lưu: VT, KS (02b).

CỤC TRƯỞNG




Võ Tri Tâm

 

QUY ĐỊNH CHUNG

VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHÓ NGHIỆP VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 344/QĐ-HQBP ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Phước).

Chương I:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định các nguyên tắc, nội dung cơ bản về quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ (CNV) của Cục Hải quan tỉnh Bình Phước để thực nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa và các chất ma túy qua biên giới, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự - an toàn xã hội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với các đơn vị, cá nhân trực tiếp và liên quan đến việc thực hiện công tác quản lý, huấn luyện, sử dụng (CNV) trong Cục:

1. Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư;

2. Đội Kiểm soát Hải quan và các Chi cục Hải quan cửa khẩu khi có nhu cầu trưng dụng chó nghiệp vụ để triển khai vụ việc phát sinh cụ thể;

3. Huấn luyện viên huấn luyện, sử dụng CNV.

Điều 3. Mục đích, nguyên tắc quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ

1. Chó nghiệp vụ được trang bị để sử dụng trong công tác phòng chống buôn lậu và kiểm soát ma túy. Sử dụng CNV là biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Hải quan;

2. Mỗi huấn luyện viên sử dụng một CNV do mình quản lý, huấn luyện Chỉ sử dụng chó nghiệp vụ có chứng chỉ tốt nghiệp và đúng chuyên khoa đào tạo.

Chương II:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Quy định về chó nghiệp vụ:

1. Chó nghiệp vụ là công cụ hỗ trợ của lực lượng Hải quan được tuyển chọn huấn luyện để có khả năng phát hiện các chất ma túy, chất nổ, tiền hoặc tiền giả hoặc các sản phẩm, hàng hóa khác mà theo pháp luật bị cấm mua bán vận chuyển.

2. Chó nghiệp vụ được đào tạo và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp theo chuyên khoa của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan hoặc các cơ sở đào tạo của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

3. Hồ sơ đối với mỗi CNV gồm có:

Giấy xác nhận đăng ký công cụ hỗ trợ.

Hệ phả (lý lịch về dòng, giống, tuổi và tính biệt...).

Giấy chứng nhận tốt nghiệp chuyên khoa huấn luyện.

Sổ theo dõi sức khỏe.

Sổ theo dõi quá trình huấn luyện và kết quả sử dụng.

Quyết định trang bị CNV.

Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

4. Đơn vị được trang bị Chó nghiệp vụ tiếp nhận, quản lý hồ sơ và bổ sung hồ sơ đối với mỗi CNV trong quá trình quản lý, huấn luyện và sử dụng CNV.

5. Thời hạn bảo quản hồ sơ theo quy định về hồ sơ Kiểm soát Hải quan.

Điều 6. Sử dụng chó nghiệp vụ:

Chó nghiệp vụ được phối hợp sử dụng trong công tác giám sát, kiểm tra và kiểm soát hải quan để răn đe, phòng ngừa tội phạm, phát hiện, bắt giữ các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại hàng cấm qua địa bàn hoạt động hải quan. Chó nghiệp vụ phải được và chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:

1. Sử dụng CNV để kiểm tra hải quan đối với: hàng hóa, hành lý xuất khẩu - nhập khẩu - quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh - nhập cảnh - quá cảnh nghi vấn có cất giấu ma túy hoặc các mặt hàng cấm khác theo phân luồng của hệ thống quản lý rủi ro;

2. Sử dụng CNV thường xuyên theo kế hoạch được phê duyệt để răn đe phòng ngừa và phát hiện tội phạm tại các địa bàn trọng điểm;

3. Sử dụng CNV đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền phục vụ đấu tranh chuyên án hoặc kiểm tra, khám xét các đối tượng trọng điểm;

4. Sử dụng CNV theo quyết định của cấp có thẩm quyền để phối hợp với các lực lượng chức năng ngoài địa bàn hoạt động hải quan.

Điều 7. Điều chuyển chó nghiệp vụ:

- Lãnh đạo Cục quyết định điều chuyển CNV giữa các đơn vị trực thuộc và báo cáo việc điều chuyển về Cục Điều tra chống buôn lậu.

- Việc điều chuyển huấn luyện viên theo quy định về điều chuyển cán bộ, công chức đã ban hành.

Điều 8. Thải loại chó nghiệp vụ:

1. Thải loại CNV là quá trình loại bỏ những con chó nghiệp vụ không đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sử dụng.

2. Việc thải loại CNV phải dựa trên các căn cứ thải loại và thực hiện theo quy trình quy định. Chó nghiệp vụ thải loại tùy từng trường hợp có thể sử dụng làm công tác bảo vệ, nghiên cứu thí nghiệm về thú y hoặc tiêu hủy.

Điều 9. Trách nhiệm quản lý chó nghiệp vụ:

1. Đơn vị sử dụng chó nghiệp vụ phối hợp với Đội Kiểm soát Hải quan, Văn phòng Cục tham mưu Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Bình Phước:

- Chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện các quy định về quản lý, huấn luyện, bố trí và phối hợp sử dụng CNV trong địa bàn hoạt động Hải quan do đơn vị quản lý.

- Xây dựng dự toán kinh phí hàng năm đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất phương tiện và các điều kiện cần thiết phục vụ công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chữa bệnh và huấn luyện, sử dụng CNV của đơn vị.

- Phản ánh các vấn đề bất cập, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng CNV.

- Khen thưởng kịp thời; xử lý nghiêm các cá nhân và đơn vị thuộc quyền, vi phạm các quy định về quản lý, huấn luyện và sử dụng CNV.

2. Đơn vị sử dụng chó nghiệp vụ có trách nhiệm:

- Nuôi dưỡng, chăm sóc CNV có sức khỏe đáp ứng yêu cầu huấn luyện và sử dụng.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch huấn luyện, sử dụng CNV vào công tác đấu tranh phòng chống vận chuyển trái phép các chất ma túy, hàng cấm.

Yêu cầu: chó nghiệp vụ phải được huấn luyện thuần thục tại địa điểm kiểm tra hải quan, duy trì được năng lực phát hiện ra ma túy, hàng cấm được cất giấu. Đảm bảo mỗi CNV phải được làm việc tối thiểu 2 ca mỗi ngày, mỗi ca từ 30-40 phút.

- Quản lý và sử dụng các phương tiện chuyên dụng đúng quy chế.

- Phân công cán bộ quản lý, kiểm tra việc nuôi dưỡng: huấn luyện sử dụng chó CNV của đơn vị; hàng tuần phải dành 01 buổi trực tiếp kiểm tra thời gian nội dung và kết quả huấn luyện, sử dụng CNV; sau kiểm tra có ghi nhận xét và đề xuất lãnh đạo chỉ đạo cụ thể.

- Xử lý các cán bộ trong đơn vị vi phạm các quy định về quản lý, huấn luyện và sử dụng CNV.

3. Cán bộ, nhân viên phục vụ và huấn luyện viên có trách nhiệm:

- Thực hiện đúng quy định về quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc, huấn luyện, sử dụng CNV.

- Mọi trường hợp CNV bị bệnh, suy giảm sức khỏe, hoặc bị chết; CNV bị suy giảm năng lực tác nghiệp, hoặc không được huấn luyện và sử dụng theo quy định đều phải được kiểm điểm, xem xét trách nhiệm huấn luyện viên và đơn vị quản lý. Nếu có vi phạm các quy định do lỗi chủ quan thì phải bị hạ bậc thi đua, xem xét kỷ luật.

Điều 10. Khen thưởng và kỷ luật

1. Khen thưởng:

- Huấn luyện viên sử dụng CNV lập thành tích phát hiện, bắt giữ ma túy trong khi làm nhiệm vụ (không phân biệt số lượng nhiều hay ít) được đề nghị khen thưởng theo Luật Thi đua - Khen thưởng.

- Huấn luyện viên đạt loại giỏi về chăm sóc nuôi dưỡng và loại giỏi về huấn luyện được đề nghị Cục trưởng, Tổng cục trưởng tặng giấy khen.

2. Kỷ luật:

Đơn vị được trang bị CNV buông lỏng quản lý, không thường xuyên kiểm tra, đôn đốc huấn luyện viên thực hiện đúng các quy định về nuôi dưỡng huấn luyện chó nghiệp vụ, để chó nghiệp vụ ốm, bệnh hoặc suy giảm sức khỏe và năng lực hoặc chó bị chết bị xem xét hạ bậc danh hiệu thi đua của tập thể trong năm.

- Huấn luyện viên một lần bị phát hiện vi phạm các quy định về nuôi dưỡng - huấn luyện bị hạ bậc phân loại, nếu có hai lần vi phạm bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong tháng.

- Huấn luyện viên thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định để CNV ốm bệnh hoặc suy giảm sức khỏe và năng lực hoặc chó bị chết bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ cả năm. Nếu cố ý vi phạm làm CNV bị chết thì phải bồi thường.

Điều 11. Chế độ báo cáo

1. Hàng Quý, đơn vị được giao quản lý, sử dụng CNV báo cáo quá trình nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng CNV về Cục.

2. Báo cáo đột xuất trong trường hợp:

Chó nghiệp vụ tác nghiệp phát hiện ma túy, hàng cấm đơn vị chủ trì bắt giữ báo cáo về Cục.

Chó nghiệp vụ bị bệnh hoặc chết đơn vị quản lý chó nghiệp vụ báo cáo về Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ để hướng dẫn xử lý.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

Các đơn vị trực thuộc Cục thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, nuôi dưỡng, huấn luyện sử dụng CNV./.

 

QUY ĐỊNH

VỀ HUẤN LUYỆN VIÊN VÀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, NHÂN VIÊN LÀM VIỆC TẠI CÁC ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN VÀ SỬ DỤNG CHÓ NGHIỆP VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 344/QĐ-TCHQ ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Phước)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định về chế độ trách nhiệm trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ (CNV); quyền lợi và chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, nhân viên và huấn luyện viên sử dụng CNV. Quy định trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp quản lý huấn luyện viên và sử dụng CNV nhằm xây dựng đội ngũ huấn luyện viên có tinh thần trách nhiệm và năng lực trong công tác quản lý, huấn luyện và sử dụng CNV.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với đơn vị và cá nhân làm công tác quản lý, huấn luyện, sử dụng CNV gồm:

1. Huấn luyện viên sử dụng CNV.

2. Người phục vụ trực tiếp công tác huấn luyện, sử dụng CNV.

3. Đơn vị trực tiếp quản lý huấn luyện viên và sử dụng CNV.

Điều 3. Chức danh và tiêu chuẩn Huấn luyện viên và cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.

1. Huấn luyện viên CNV là người trực tiếp nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng CNV được đào tạo và tốt nghiệp các khóa huấn luyện sử dụng CNV tại Trung tâm Huấn luyện CNV thuộc ngành Hải quan hoặc các cơ sở đào tạo huấn luyện CNV của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. Huấn luyện viên chịu trách nhiệm trước tiên và chủ yếu về sức khỏe, năng lực và kết quả hoạt động của CNV.

2. Tiêu chuẩn tuyển chọn huấn luyện viên:

- Tuổi: từ 18 - 25;

- Chiều cao: Nam 160cm trở lên, Nữ 155cm trở lên;

- Cân nặng: Nữ 45 kg trở lên, Nam 55kg trở lên;

- Trình độ: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

- Có đơn dự tuyển: Đơn cam kết công tác lâu dài;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lý lịch rõ ràng.

- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;

- Yêu thích súc vật.

3. Các chức danh khác gồm:

Cán bộ quản lý, hợp đồng lao động.

Chương II

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI HUẤN LUYỆN VÀ NGƯỜI PHỤC VỤ CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN, SỬ DỤNG CHÓ NGHIỆP VỤ

Điều 4. Quyền lợi được hưởng

- Người được giao làm nhiệm vụ quản lý trực tiếp và những người phục vụ công tác nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV được hưởng các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức người lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật và các phụ cấp thu hút, ưu đãi nghề nghiệp của ngành Hải quan.

- Huấn luyện viên được đào tạo trang bị kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng CNV và cấp chứng chỉ tốt nghiệp nếu quá trình học tập đạt yêu cầu. Được giao CNV để nuôi dưỡng quản lý, huấn luyện và sử dụng, trường hợp CNV bị chết hoặc bị thải loại huấn luyện viên được tham dự các khóa huấn luyện mới hoặc nhận chó thay thế.

- Trong thời gian nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV được hưởng các chế độ phụ cấp nghề độc hại nguy hiểm, phụ cấp phòng chống ma túy và các chính sách đãi ngộ khác theo quy định của Nhà nước. Thời gian trống chưa quản lý CNV thì đơn vị trưng dụng huấn luyện viên làm công tác kiểm soát phòng chống ma túy.

- Được xét khen thưởng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoặc lập thành tích xuất sắc trong đấu tranh phát hiện bắt giữ các vụ buôn lậu hàng hóa, mua bán vận chuyển trái phép các chất ma túy.

- Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của ngành Hải quan.

Điều 5. Trang bị được cấp phát

Ngoài chế độ tiêu chuẩn cấp phát trang phục hàng năm theo quy định của ngành Hải quan, cán bộ, nhân viên làm công tác chăn nuôi, huấn luyện, sử dụng CNV còn được:

- Cấp phát 1 tháng: xà phòng giặt: 0,5 kg, xà phòng tắm 01 bánh, khẩu trang 04 chiếc, pin đèn 01 đôi.

- Cấp phát 1 năm: 01 mũ cứng, 02 đôi giày vải, 01 đôi ủng, 04 đôi tất, 02 bộ quần áo bảo hộ, 01 đèn pin loại 2 pin, 02 đôi găng tay cao su và 01 túi vải.

- Tiêm chủng phòng ngừa các bệnh dịch có nguy cơ lây nhiễm trong quá trình công tác.

- Mỗi ngày làm việc huấn luyện viên được hưởng bồi dưỡng bằng 200g sữa đặc hoặc quy ra tiền mặt.

Điều 6. Chế độ công tác và luân chuyển đối với huấn luyện viên

1. Sau khi huấn luyện viên ký hợp đồng sẽ được cử đi đào tạo, nếu có kết quả đào tạo, huấn luyện đạt yêu cầu và có nguyện vọng phục vụ lâu dài cho ngành sẽ được xem xét tuyển dụng vào ngạch công chức; không xét tuyển các trường hợp không đạt yêu cầu hoặc không có đơn tự nguyện phục vụ lâu dài trong ngành.

2. Được xem xét chuyển sang công việc khác nếu đáp ứng các điều kiện:

Có 10 năm làm công tác huấn luyện, sử dụng CNV, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cá nhân có nguyện vọng đồng thời đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và phù hợp yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị tiếp nhận.

3. Việc luân chuyển phải thực hiện theo quy hoạch sử dụng CNV của ngành, đảm bảo không sụt giảm về số lượng và chất lượng đội ngũ huấn luyện viên và CNV tại Cục Hải quan tỉnh Bình Phước. Trước thời hạn luân chuyển 18 tháng đơn vị phải trao đổi ý kiến với Cục Điều tra chống buôn lậu để thống nhất về số lượng và chuẩn bị nguồn bổ sung, thay thế. Chỉ xem xét cho luân chuyển trong trường hợp có chỉ tiêu biên chế bổ sung thay thế.

4. Không xét luân chuyển với những huấn luyện viên trong quá trình công tác có 02 năm không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm các quy định về nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV, hoặc vi phạm các quy định khác của ngành Hải quan.

5. Thủ tục luân chuyển.

Huấn luyện viên có đơn đề nghị. Đơn vị trực tiếp quản lý rà soát và nhận xét quá trình công tác. Văn phòng (Bộ phận TCCB) tham mưu Lãnh đạo Cục có công văn trao đổi với Cục Điều tra chống buôn lậu. Sau khi có ý kiến của Cục Điều tra chống buôn lậu; Báo cáo Tổng Cục Hải quan (qua Vụ Tổ chức cán bộ) và thực hiện theo quyết định của Lãnh đạo Tổng cục.

Chương III

CHẾ BỘ TRÁCH NHIỆM CỦA HUẤN LUYỆN VIÊN

Điều 7. Nguyên tắc chung

Từ khi nhận huấn luyện đến khi thải loại, huấn luyện viên đảm nhiệm hoàn toàn và có trách nhiệm thực hiện đúng, đủ mọi quy chế về chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV. Huấn luyện viên chịu trách nhiệm toàn diện về sức khỏe và năng lực hoạt động của CNV. Kết quả nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV là căn cứ quan trọng nhất đánh giá kết quả công tác, bình xét thi đua khen thưởng và kỷ luật đối với huấn luyện viên.

Điều 8. Thời gian làm việc của huấn luyện viên

1. Huấn luyện viên làm việc theo quy định tại Luật lao động, song thời gian biểu công tác hàng ngày do đơn vị và huấn luyện viên chủ động thực hiện phù hợp với thời tiết, sức khỏe CNV và yêu cầu công tác.

2. Do đặc thù công việc, ngày nghỉ, ngày lễ đơn vị chỉ giải quyết 50% huấn luyện viên được nghỉ, đảm bảo luôn có huấn luyện viên trực để chăm sóc nuôi dưỡng và sẵn sàng sử dụng CNV khi có yêu cầu, khi CNV bị bệnh không giải quyết cho huấn luyện viên nghỉ theo chế độ.

3. Những ngày không có mặt tại đơn vị, huấn luyện viên phải bàn giao việc chăm sóc CNV cho huấn luyện viên khác, hoặc nhân viên trong đơn vị. Việc bàn giao, nhận lại CNV phải có biên bản và được lãnh đạo đơn vị chuẩn y.

Điều 9. Nhiệm vụ của huấn luyện viên, nhân viên chăn nuôi

- Huấn luyện viên, nhân viên chăn nuôi đảm nhiệm và thực hiện đúng, đủ mọi quy chế về chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV.

Huấn luyện viên chịu trách nhiệm hoàn toàn về sức khỏe và năng lực hoạt động của CNV. Kết quả nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV là căn cứ quan trọng nhất đánh giá kết quả công tác, bình xét thi đua khen thưởng và kỷ luật đối với huấn luyện viên.

1. Thực hiện đúng quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng CNV:

- Đảm bảo khẩu phần ăn và đủ nước sạch cho chó uống; đủ thuốc phòng chữa bệnh thông thường.

- Chuồng trại đảm bảo khô, thoáng, sạch. Môi trường xung quanh đảm bảo vệ sinh. Có biện pháp chống nóng nếu nhiệt >35 độ, chống rét nếu nhiệt < 10 độ.

- CNV đảm bảo sức khỏe để huấn luyện và tác nghiệp.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về huấn luyện, sử dụng CNV bao gồm:

- Huấn luyện thường xuyên, củng cố năng lực cho CNV. Yêu cầu CNV không suy giảm thể lực, có tiến bộ về năng lực so với khi tốt nghiệp.

- Huấn luyện nâng cao tại môi trường công tác. Yêu cầu chó nghiệp vụ thích nghi môi trường tác nghiệp, hưng phấn khi hoạt động, phát hiện các mẫu ma túy giấu chỗ khó tìm, có mùi ngụy trang, có độ khuếch tán thấp.

- Tổng thời gian cho các loại hình huấn luyện hàng ngày không dưới 90 phút.

- Khi sử dụng CNV phải: Huấn luyện viên và CNV có mặt đúng giờ, với trang bị đầy đủ, sẵn sàng thực hiện theo mệnh lệnh của cán bộ lãnh đạo tại hiện trường, sử dụng CNV theo các quy trình của ngành.

3. Huấn luyện viên phải lập và thực hiện thời gian biểu công việc hàng ngày, ghi chép nội dung, kết quả công tác và kiến nghị nếu có vào sổ nhật ký về:

- Công việc chăm sóc nuôi dưỡng.

- Nội dung, phương pháp, thời gian, địa điểm huấn luyện về thể lực và nghiệp vụ cho CNV.

- Diễn biến và kết quả sử dụng CNV tác nghiệp.

4. Mọi trường hợp CNV bị bệnh, suy giảm sức khỏe, hoặc bị chết; CNV bị suy giảm năng lực tác nghiệp, hoặc không được huấn luyện và sử dụng theo quy định đều phải được kiểm điểm, xem xét trách nhiệm cá nhân và đơn vị quản lý. Nếu có vi phạm các quy định do lỗi chủ quan thì phải bị hạ bậc thi đua và xem xét kỷ luật.

Chương IV:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Đội Kiểm soát Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra, hỗ trợ đơn vị sử dụng chó trong công tác thực hiện quy định này.

Điều 11. Thủ trưởng các đơn vị được giao quản lý có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc báo cáo về Cục qua Đội Kiểm soát Hải quan để nghiên cứu giải quyết./.

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ CHĂM SÓC, HUẤN LUYỆN CHÓ NGHIỆP VỤ TẠI ĐƠN VỊ CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 344/QĐ-HQBP ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Phước)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quyết định này quy định về chế độ và nội dung chăm sóc huấn luyện chó nghiệp vụ (CNV) tại đơn vị được trang bị CNV của ngành Hải quan; quy định nghĩa vụ của huấn luyện viên và trách nhiệm đơn vị trực tiếp quản lý trong công tác chăm sóc, huấn luyện, đảm bảo năng lực của CNV đáp ứng yêu cầu sử dụng trong quá trình giám sát, kiểm tra, kiểm soát hải quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Đơn vị được trang bị CNV trong ngành Hải quan.

2. Huấn luyện viên sử dụng CNV.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. Việc chăm sóc, huấn luyện CNV là công việc phải thực hiện hàng ngày. Huấn luyện viên chịu trách nhiệm hoàn toàn việc chăm sóc sức khỏe và huấn luyện CNV do mình quản lý.

2. Huấn luyện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình sử dụng CNV.

3. Coi trọng cả ba nội dung: huấn luyện thể lực - kỷ luật, huấn luyện củng cố và huấn luyện nâng cao năng lực.

4. Huấn luyện sát thực tế địa bàn nơi công tác của huấn luyện viên và môi trường tác nghiệp của CNV.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4. Quy trình công tác chăm sóc, huấn luyện chó nghiệp vụ hàng ngày của huấn luyện viên.

1. Nội dung công việc

1.1. Vệ sinh chuồng nuôi:

- Dọn vệ sinh nền chuồng, tường, hàng rào bên trong chuồng nuôi CNV;

- Kiểm tra, diệt ve, bọ, ký sinh trùng trong chuồng (nếu có);

- Quét dọn vệ sinh khu vực xung quanh chuồng chó nghiệp vụ;

1.2. Cho chó dạo chơi, vận động:

- Thả chó Nghiệp vụ đi vệ sinh;

- Cho chó Nghiệp vụ vận động: đi lại, chạy.

1.3. Kiểm tra sức khỏe:

- Kiểm tra khả năng vận động của chó;

- Chải lông, kiểm tra da, lông, mắt, mũi, răng, miệng của chó Nghiệp vụ Kiểm tra các giác quan và thần kinh chó: khứu giác, thính giác, thị giác- phản xạ, khả năng nhận biết.

1.4. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị huấn luyện:

- Mẫu tập;

- Trang thiết bị chuyên dụng: panh tập, găng tay, dây cương, rọ mõm, cổ dề, vật thưởng.

- Các vật dụng khác tùy theo nội dung tập luyện: va ly, thùng caton...

1.5. Huấn luyện theo kế hoạch:

- Huấn luyện chó phát hiện ma túy (huấn luyện củng cố và huấn luyện nâng cao): mỗi con chó phải được tập luyện tối thiểu 03 lần, mỗi lần tối thiểu 10 phút trong một buổi tập.

- Huấn luyện các động tác cơ bản: thực hiện 02 lượt các động tác cơ bản và thể lực như: đi, đứng, nằm, ngồi, về chỗ, cắp vật...

1.6. Cho chó ăn.

- Quan sát - kiểm tra sức ăn.

- Vệ sinh chậu ăn, nền chuồng và bổ sung nước uống khi chó ăn xong.

2. Thời gian biểu thực hiện:

- Vệ sinh chuồng trại: vào đầu giờ sáng trước khi làm việc và cuối buổi chiều khi kết thúc ngày làm việc, cụ thể: 07h00 - 07h20 và 16h45 - 17h00-

- Cho chó dạo chơi, vận động và kiểm tra sức khỏe chó: 07h20 - 07h45-

- Chuẩn bị dụng cụ, trang bị huấn luyện: 07h45 - 08h00, 13h45 - 14h00'

- Huấn luyện CNV: từ 08h00 đến 09h00; 14h00 - 15h00'

- Cho chó ăn: 10h30 - 11h00 và 17h30 - 18h00.

- Nếu do công việc hoặc thời tiết bất thường không thể thực hiện các công việc theo đúng lịch trên thì huấn luyện báo cáo với lãnh đạo để điều chỉnh lịch cho phù hợp vào thời gian khác trong cùng ngày làm việc; tuy nhiên, phải đảm bảo đúng, đủ nội dung và thời lượng của từng công việc nêu trên.

Điều 5. Đánh giá kết quả nuôi dưỡng và phòng chữa bệnh.

- Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc đạt loại giỏi là huấn luyện viên thực hiện đúng mọi công việc trong quy trình và trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng; CNV khỏe mạnh đáp ứng yêu cầu huấn luyện và sử dụng.

- Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc đạt loại Khá: Là huấn luyện viên thực hiện đúng theo quy định về trách nhiệm của huấn luyện viên, không để CNV bị bệnh nhưng thể lực CNV còn hạn chế (ví dụ: sức bền làm việc của CNV ngăn dưới 10 phút chó quá béo hoặc thiếu cân) hoặc do một số điều kiện khách quan chưa khắc phục được (chuồng nuôi, môi trường không đảm bảo).

- Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc đạt loại Trung bình: Là huấn luyện viên thực hiện không đầy đủ theo quy định hoặc để CNV bị bệnh.

- Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc không đạt yêu cầu: Là huấn luyện viên thực hiện không theo quy định và để CNV bị bệnh, phát hiện muộn phải thải loại hoặc chó bị chết.

Điều 6. Huấn luyện thể lực và kỷ luật

1. Nội dung động tác cơ bản.

Huấn luyện chó thực hiện các động tác: Đi, đứng, nằm, ngồi bên cạnh chủ; điều khiển ngửi, sủa, gọi lại, cắp vật, vượt chướng ngại vật.

2. Nội dung tập thể lực.

- Hàng ngày huấn luyện viên tập thể lực cho chó: chui ống, chạy trên cầu độc mộc, nhảy vượt chướng ngại vật, nhảy qua vòng.

- Hàng tuần huấn luyện viên phải cho chó dã ngoại vận động hai lần, mỗi lần (hành quân và chạy bộ) từ 2 km đến 5km.

- Việc tập cơ bản, thể lực phải thực hiện sau khi đã tập chuyên khoa. Sau khi hoàn thành huấn luyện thể lực, huấn luyện viên kiểm tra hệ vận động, cho chó uống nước, chải lông và cho chó nghỉ ngơi xong mới chuẩn bị công tác tác nghiệp.

3. Yêu cầu với CNV.

- Hoàn thành các nội dung, khối lượng huấn luyện; Chó duy trì vững chắc các phản xạ có điều kiện và thực hiện chính xác, thuần thục từng động tác dựa trên khẩu lệnh, điệu bộ của huấn luyện viên; có sức bền, sự dẻo dai của trong quá trình tác nghiệp liên tục tối thiểu 5 phút ngoài trời mùa nóng, 10-15 phút trên phương tiện, 15-20 phút trong bóng râm.

4. Yêu cầu đối với huấn luyện viên:

- Thực hiện hết khối lượng huấn luyện, có động tác, cử chỉ dứt khoát khẩu lệnh to rõ ràng, tác phong nhanh nhẹn.

- Điều khiển được CNV hoạt động theo khẩu lệnh; CNV hưng phấn quấn chủ không có biểu hiện tự do hay sợ hãi.

- Xử lý kịp thời những tình huống phát sinh trong quá trình huấn luyện.

Điều 7. Huấn luyện củng cố phản xạ với các mẫu tập.

1. Huấn luyện viên:

- Có nhiệm vụ thực hiện huấn luyện củng cố hàng ngày duy trì khả năng tìm kiếm, lùng sục và phát hiện các nguồn hơi, mẫu tập. Yêu cầu huấn luyện viên phải thường xuyên thay đổi đa dạng các mẫu nguồn hơi, các tình huống huấn luyện như sau:

+ Giấu mẫu tập trong va ly, hành lý, băng chuyền.

+ Giấu mẫu tại sân bãi, kho hàng, trong Container.

+ Giấu trên phương tiện vận tải.

+ Giấu mẫu trên vách tường, độ cao tối thiểu từ 1m trở lên.

+ Giấu mẫu nguồn hơi trên người: trong giày, tất, túi quần, lên thắt lưng và túi áo ngực hoặc kẹp vào nách.

2. Chó nghiệp vụ;

Có khả năng tìm kiếm, ngửi thời gian đạt 20 phút, phát hiện chính xác các mẫu tập đã được huấn luyện. Có biểu hiện phản ứng (cào, sủa, ngồi, nằm rõ ràng với tất cả các mẫu tập được cất giấu).

Điều 8. Huấn luyện nâng cao năng lực cho chó nghiệp vụ

Huấn luyện nâng cao năng lực của CNV thực hiện theo phương châm huấn luyện củng cố rồi nâng cao và củng cố rồi tiếp tục nâng cao. Huấn luyện theo các tình huống tại cửa khẩu như sau:

- Tại cửa khẩu đường bộ:

- Trực tiếp giấu mẫu tập vào kho hàng, hàng hóa, hành lý, phương tiện vận chuyển qua lại tại khu cửa khẩu. Hướng dẫn chó tìm từ thấp lên cao từ ngoài vào trong.

- Khi CNV thành thục phản xạ tìm kiếm, hướng tới không cần phải điều khiển, chỉ dẫn chó tìm kiếm vào khu vực cần kiểm tra, để chó sẽ tự tìm kiếm theo phản xạ đã được huấn luyện.

- Trực tiếp giấu mẫu tập trên người theo dõi đánh giá khả năng phát hiện nguồn hơi của chó nghiệp vụ. Từ biểu hiện tìm kiếm ngửi đến khả năng phát hiện nguồn hơi và phản ứng của chó với mẫu tập cụ thể.

Yêu cầu: CNV hưng phấn khi tác nghiệp phát hiện ra các mẫu ma túy

- Được cất giấu tinh vi, độ khuếch tán thấp hoặc có mùi ngụy trang chó có biểu hiện chính xác (cào, sủa, ngồi), phản ứng rõ ràng với các nguồn hơi ma túy.

Điều 9. Đánh giá kết quả huấn luyện chó nghiệp vụ

1. Phương pháp đánh giá:

- Đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp việc thực hiện các động tác cơ bản và hoạt động thể lực của CNV.

- Đánh giá kết quả huấn luyện bằng số lượng mẫu tập do CNV lùng sục, phát hiện ngay tại khu vực huấn luyện, làm việc hàng ngày.

- Đánh giá định tính về tính độc lập, sự tập trung và hưng phấn, dẻo dai và tuân lệnh huấn luyện viên trong quá trình làm việc của CNV.

2. Tiêu chuẩn đánh giá:

2.1. Chó nghiệp vụ giỏi phải đảm báo cáo yêu cầu sau:

- Phản xạ tìm kiếm vững chắc, đảm bảo sức bền, sự dẻo dai, tập trung và hưng phấn trong quá trình kiểm tra.

- Chó không bỏ sót khu vực, phương tiện... được yêu cầu kiểm tra.

- Chó phát hiện được tất cả các mẫu (khi kiểm tra không giấu quá 3 mẫu).

- Biểu hiện rõ ràng: cào hoặc sủa hoặc ngồi.

2.2. Chó nghiệp vụ khá phải đảm bảo yêu cầu sau:

- Phản xạ tìm kiếm vững chắc, đảm bảo sức bền, sự dẻo dai, tập trung và hưng phấn trong quá trình kiểm tra.

- Chó không bỏ sót khu vực, phương tiện... được yêu cầu kiểm tra.

- Chó phát hiện được 02/03 mẫu.

- Chó biểu hiện rõ ràng: cào, sủa hoặc ngồi.

2.3. Chó nghiệp vụ trung bình:

- Chó có phản xạ tìm kiếm vững chắc, đảm bảo sức bền, sự dẻo dai tập trung và hưng phấn trong quá trình kiểm tra và mắc 02/03 lỗi dưới đây.

- Chó bỏ sót một số khu vực, phương tiện... được yêu cầu kiểm tra nhưng khi được định hướng chó kiểm tra lại đầy đủ.

- Chó phát hiện được 02/03 mẫu trở lên.

- Chó có biểu hiện khi phát hiện vật nhưng không rõ ràng.

2.4. Chó nghiệp vụ không đạt yêu cầu:

a/ Chó không có phản xạ tìm kiếm, đảm bảo sức bền, sự dẻo dai, tập trung và hưng phấn trong quá trình kiểm tra nhưng mắc cả 03 lỗi dưới đây.

- Chó bỏ sót một số khu vực, phương tiện... được yêu cầu kiểm tra. Nhưng khi được định hướng chó kiểm tra lại đầy đủ.

- Chó phát hiện được 01/03 mẫu.

- Chó có biểu hiện khi phát hiện vật nhưng không rõ ràng.

b/ Chó có mắc từ 03 lỗi trở lên dưới đây:

- Phản xạ tìm kiếm không vững chắc, chóng chán, không tập trung, có biểu hiện ức chế, không chịu ngửi.

- Chó bỏ sót một số khu vực, phương tiện... được yêu cầu kiểm tra, khi được định hướng chó không kiểm tra lại đầy đủ.

- Chó phát hiện được 01/03 mẫu.

- Chó có biểu hiện khi phát hiện vật nhưng không rõ ràng.

Điều 10. Trách nhiệm của huấn luyện viên

1. Về chăm sóc nuôi dưỡng:

- Giữ gìn vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh.

- Chăm sóc ngoại hình, giữ vệ sinh da, lông và các giác quan cho CNV.

- Phát hiện kịp thời các biểu hiện chó bị ốm, suy giảm sức khỏe.

2. Về huấn luyện:

- Lập kế hoạch huấn luyện: Cụ thể nội dung huấn luyện về thể lực, kỷ luật và nghiệp vụ; thời gian và địa điểm huấn luyện. Tổng thời gian huấn luyện hàng ngày không dưới 90 phút. Ghi chép tiến độ, nội dung và kết quả, đề xuất kiến nghị.

- Thực hiện kế hoạch huấn luyện: do huấn luyện viên chủ động thực hiện phù hợp với thời tiết, sức khỏe và môi trường luyện tập.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch huấn luyện củng cố năng lực cho CNV khi kiểm tra không đạt yêu cầu.

- Đối với CNV không đạt yêu cầu huấn luyện viên không đạt danh hiệu hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

Điều 11. Trách nhiệm của đơn vị

- Duyệt kế hoạch huấn luyện và lịch làm việc do bộ phận huấn luyện viên xây dựng đề xuất.

- Đảm bảo các điều kiện vật chất và công tác phối hợp.

- Cử cán bộ hàng ngày theo dõi, kiểm tra nhận xét công tác huấn luyện, ghi kết quả đánh giá huấn luyện viên, CNV vào sổ nhật ký.

Điều 12. Tổ chức thực hiện

Trưởng đơn vị được giao quản lý, sử dụng chó có trách nhiệm phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định này../.

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUY TRÌNH SỬ DỤNG CHÓ NGHIỆP VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 344/QĐ-HQBP ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Phước).

Chương I:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích sử dụng chó nghiệp vụ.

Chó nghiệp vụ (CNV) là công cụ hỗ trợ của lực lượng Hải quan được sử dụng để phát hiện, ngăn chặn và bắt giữ đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, chất nổ và các hàng cấm khác qua biên giới thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan Hải quan.

Điều 2. Phạm vi hoạt động của chó nghiệp vụ.

Trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan, CNV được sử dụng trong quá trình tuần tra, kiểm tra và kiểm soát của lực lượng Hải quan. Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, CNV được sử dụng theo quy chế phối hợp giữa lực lượng Hải quan với lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng và với các cơ quan chức năng khác.

Điều 3. Đối tượng kiểm tra của chó nghiệp vụ.

1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (sau đây gọi tắt là hàng hóa) nghi vấn cất giấu ma túy, chất nổ và các vật phẩm bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi tắt là các loại hàng cấm).

2. Người, phương tiện vận tải đường bộ xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng nghi vấn cất giấu, vận chuyển các loại hàng cấm.

3. Kho tàng, bến bãi, nơi cất giữ hàng hóa xuất nhập khẩu trong địa bàn hoạt động hải quan nghi vấn cất giấu các loại hàng cấm.

Điều 4. Trách nhiệm của đơn vị trong quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ.

Thực hiện đúng, đủ các quy định về quản lý sử dụng CNV theo quy định của pháp luật và quy định của Ngành Hải quan. Nghiêm cấm sử dụng CNV trái với quy định này.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Đơn vị được sử dụng chó nghiệp vụ.

- Chi cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư.

- Đối với những đơn vị không được trang bị CNV khi có nhu cầu sử dụng CNV để kiểm tra phát hiện các loại hàng cấm thì báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1, Điều 8 của quy định này.

Điều 6. Nhiệm vụ của đơn vị được giao trang bị sử dụng chó nghiệp vụ.

1. Tổ chức nắm tình hình về hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy, chất nổ qua biên giới; xác định mức độ rủi ro, khả năng tội phạm lợi dụng hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh để buôn bán, vận chuyển trái phép các loại hàng cấm qua địa bàn đơn vị quản lý.

2. Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng CNV vào công tác kiểm tra phát hiện. Nội dung kế hoạch phải cụ thể về:

- Loại mục tiêu, đối tượng lựa chọn kiểm tra;

- Chiến thuật kiểm tra, việc phối hợp giữa sử dụng CNV với các biện pháp nghiệp vụ hải quan khác;

- Thời gian, địa điểm, số lượng CNV được sử dụng;

- Công tác đảm bảo và phương án xử lý khi phát hiện ra ma túy, chất nổ;

- Đảm bảo mỗi CNV phải được tác nghiệp tại hiện trường tối thiểu 2 lần (30-40 phút/ lần) trong một ngày làm việc.

2. Sử dụng CNV theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 9 của quy định này.

2. Chấp hành chỉ đạo về nghiệp vụ quản lý, sử dụng và điều động CNV của lãnh đạo Cục.

Điều 7. Nhiệm vụ của huấn luyện viên sử dụng chó nghiệp vụ.

1. Trách nhiệm của huấn luyện viên: người và CNV có mặt đúng giờ, với trang bị đầy đủ, sẵn sàng thực hiện theo mệnh lệnh của cán bộ lãnh đạo tại hiện trường. Huấn luyện viên sử dụng CNV theo các quy trình của ngành; sử dụng CNV đúng việc, đúng chỗ, đúng thời điểm, phát huy năng lực phòng ngừa tội phạm và phát hiện hàng cấm của CNV.

2. Sử dụng CNV để tuần tra, kiểm tra, khám xét theo kế hoạch, quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 9 của quy định này;

3. Thực hiện đúng quy trình, thao tác nghiệp vụ đã được huấn luyện; có thái độ văn minh lịch sự, tôn trọng và có ý thức bảo vệ tài sản của khách hàng.

4. Khi CNV phát hiện có nguồn hơi các loại hàng cấm phải thông báo ngay cho công chức hải quan phối hợp kiểm tra biết và thực hiện các biện pháp bảo vệ, khẩn trương lục soát thu giữ tang vật, truy bắt đối tượng. Báo cáo ngay cho lãnh đạo để xin ý kiến chỉ đạo.

Điều 8. Thẩm quyền quyết định sử dụng chó nghiệp vụ

1. Những người sau đây có quyền quyết định sử dụng CNV.

Cục trưởng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát Hải quan.

2. Thẩm quyền điều động CNV

Cục trưởng điều động CNV trong đơn vị trực thuộc.

3. Khi quyết định sử dụng CNV, những người được quy định tại khoản 1 điều này thông báo cho đơn vị quản lý CNV để kịp thời đưa CNV đến địa điểm kiểm tra theo yêu cầu. Đơn vị quản lý CNV phải chấp hành trường hợp bất khả kháng phải báo cáo ngay cho người quyết định sử dụng CNV biết.

3. Việc đề xuất sử dụng CNV được thực hiện bằng văn bản. Trường hợp khẩn cấp thì sử dụng điện thoại trước và gửi văn bản sau.

4. Mọi trường hợp quyết định sử dụng CNV tại các Chi cục Hải quan đều phải thông báo cho Chi cục trưởng biết đế phối hợp thực hiện.

Điều 9. Trách nhiệm phối hợp sử dụng chó nghiệp vụ trong Cục.

1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan phải tạo điều kiện thuận lợi, cho phép huấn luyện viên sử dụng cơ sở, phương tiện sẵn có phục vụ việc chăm sóc, sử dụng chó nghiệp vụ; cử cán bộ làm việc với chủ hàng, đơn vị quản lý kho bãi xuất trình hàng hóa, tạo hiện trường cho chó nghiệp vụ tác nghiệp và phối hợp với huấn luyện viên sử dụng CNV thực hiện việc kiểm tra phát hiện ma túy, chất nổ tại địa bàn do Chi cục quản lý.

2. Công chức làm nhiệm vụ thu nhập thông tin nghiệp vụ hải quan, tiếp nhận đăng ký tờ khai, kiểm tra thực tế hàng hóa, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm soát ma túy khi có thông tin nghi vấn về các loại hàng cấm được cất giấu trong hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và trong đối tượng xuất nhập cảnh phải báo cáo ngay lãnh đạo phụ trách trực tiếp và đề nghị sử dụng CNV để kiểm tra phát hiện.

3. Công chức được phân công kiểm tra phải trao đổi những thông tin nghi vấn về vị trí cất giấu các loại hàng cấm với huấn luyện viên CNV; yêu cầu chủ hàng hoặc người đại diện hợp pháp của chủ hàng xếp dỡ hàng hóa để CNV tác nghiệp thuận lợi.

Điều 10. Quy trình sử dụng chó nghiệp vụ

- Chó nghiệp vụ được sử dụng để thực hiện kiểm tra những đối tượng (hành khách, hàng hóa, phương tiện vận tải) do hệ thống quản lý rủi ro phân luồng chỉ định khi thực hiện thủ tục hải quan hoặc khi cơ quan hải quan có thông tin nghi vấn đối tượng cất giấu, vận chuyển hàng hóa bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu qua địa bàn hoạt động hải quan.

- Trong mỗi ca làm việc cần có tối thiểu 02 huấn luyện viên và 02 chó nghiệp vụ để kiểm tra chéo, đảm bảo kết quả khách quan. Khi phát hiện ma túy thì áp dụng theo Quyết định 2005/QĐ-TCHQ về quy trình xử lý vụ việc bắt giữ ma túy, theo các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Kiểm tra phát hiện các loại hàng cấm cất giấu trong hàng hóa, phương tiện đang chịu sự giám sát hải quan.

1. Huấn luyện viên phối hợp với cán bộ giám sát, kiểm soát hải quan đưa CNV vào khu vực tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh chưa làm thủ tục hải quan hoặc hàng hóa phương tiện đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa xuất khẩu, xuất cảnh đang để trong kho, bến, bãi, trên băng chuyền tại các cảng biển, ga hàng không, ga xe lửa liên vận quốc tế và các điểm thông quan trong nội địa để ngửi phát hiện ma túy, chất nổ và các hàng cấm khác.

2. Huấn luyện viên điều khiển CNV ngửi hàng hóa, phương tiện theo chiến thuật chia khu vực để kiểm tra trọng điểm. Công chức hải quan làm nhiệm vụ giám sát kho, bãi yêu cầu chủ kho mở cửa kho, hỗ trợ đảm bảo an toàn cho huấn luyện viên trong suốt quá trình làm việc của CNV. Nếu CNV phát hiện có hơi ma túy, chất nổ hàng cấm khác trong hàng hóa thì đánh dấu vị trí phát hiện, Thông báo ngay cho công chức hải quan phối hợp bí mật giám sát và báo cáo lãnh đạo để kiểm tra chi tiết theo hướng dẫn tại Trường hợp 2. Việc kiểm tra hàng hóa trong kho, bãi chỉ thực hiện trong giờ làm việc của doanh nghiệp kinh doanh kho bãi.

3. Trường hợp CNV phát hiện có hơi ma túy, chất nổ, hàng cấm khác trong hành lý nhập khẩu của khách nhập cảnh đang chờ nhận thì bí mật theo dõi xác định chủ hành lý, áp giải đối tượng và hành lý vào phòng làm việc để kiểm tra chi tiết theo hướng dẫn tại Trường hợp 2.

Trường hợp 2: Kiểm tra phát hiện các loại hàng cấm cất giấu trong hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh trong quá trình kiểm tra hải quan.

Huấn luyện viên, công chức hải quan tham gia kiểm tra phải thực hiện các bước sau:

1. Bố trí đủ cán bộ, nhân viên để chủ động thực hiện các biện pháp đề phòng đối tượng chống cự, cướp, tẩu tán tang vật, chạy trốn.

2. Trực tiếp thông báo cho chủ hàng, người đại diện hợp pháp của chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện biết mục đích, nội dung và yêu cầu họ, chứng kiến quá trình kiểm tra.

3. Quan sát toàn diện bên ngoài, bên trong phương tiện và hàng hóa sẽ kiểm tra, phỏng vấn và quan sát hành vi, thái độ của chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện để phát hiện các vị trí nghi vấn giấu ma túy, chất nổ...

Yêu cầu chủ hàng xuất trình toàn bộ hàng hóa để CNV tác nghiệp được thuận lợi:

1. Sử dụng CNV kiểm tra lần lượt bên ngoài, bên trong phương tiện vận tải, hàng hóa; tập trung kiểm tra kỹ lưỡng những vị trí nghi vấn.

Ngoài hàng hóa, huấn luyện viên phải sử dụng CNV ngửi các loại bao bì đóng gói, các loại Container, pallet (kệ, giá đỡ) các vật dụng khác đã và đang chứa hàng hóa được kiểm tra.

2. Khi CNV phát hiện có hơi ma túy, chất nổ hàng cấm trên phương tiện, hàng hóa, hành lý phải mở và kiểm tra chi tiết, xác định có hay không có ma túy, chất nổ.

3. Nếu phát hiện có hàng cấm được cất giấu thì thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 7 và Điều 12 của quy chế này.

4. Nếu không phát hiện ra hàng cấm thì làm thủ tục thông quan theo quy định.

Trường hợp 3: kiểm tra phát hiện các loại hàng cấm trong hoạt động tuần tra hải quan.

Sử dụng CNV tuần tra, kiểm soát trong địa bàn hoạt động hải quan để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tội phạm hoạt động:

1. Huấn luyện viên sử dụng CNV kiểm tra các địa điểm, đối tượng theo mệnh lệnh của tổ trưởng tổ tuần tra.

2. Trường hợp phát hiện có hơi ma túy, chất nổ thì báo cáo tổ trưởng tổ tuần tra, tổ chức bảo vệ khu vực, vị trí phát hiện ma túy và lục soát để xác định và thu giữ tang vật.

3. Trường hợp kiểm tra phát hiện có hơi ma túy, chất nổ trên người, hành lý của đối tượng thì áp tải đối tượng về trụ sở cơ quan để kiểm tra làm rõ.

4. Kết thúc tuần tra, tổ trưởng tuần tra xác nhận kết quả làm việc của huấn luyện viên và CNV. Báo cáo cấp có thẩm quyền, đề xuất biện pháp xử lý vụ việc, tang vật và đối tượng đã phát hiện, cất giữ.

Trường hợp 4: sử dụng CNV trong khám xét theo thủ tục hành chính, tố tụng hình sự.

1. Khi có lệnh khám xét của cấp có thẩm quyền và phân công của thủ trưởng đơn vị, huấn luyện viên sử dụng CNV tham gia khám xét.

2. Người chỉ huy khám xét phải đảm bảo an toàn và tạo điều kiện để huấn luyện viên sử dụng CNV hoạt động thuận lợi.

3. Trong quá trình khám xét huấn luyện viên sử dụng CNV theo trình tự, thao tác nghiệp vụ đã được huấn luyện (chia khu vực và kiểm tra lần lượt hết các khu vực cần khám xét) và theo lệnh của người chỉ huy khám xét.

4. Khi CNV phát hiện có hơi ma túy, chất nổ, hàng cấm huấn luyện viên phải báo cáo ngay với người chỉ huy khám xét để lục soát, tìm kiếm và thu giữ tang vật.

Điều 11. Xử lý tình huống

1. Trong khi kiểm tra nếu CNV phát hiện nguồn hơi các loại hàng cấm trong hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải của đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ thì đơn vị chủ trì kiểm tra báo cáo Lãnh đạo Cục, Cục Điều tra chống buôn lậu để báo cáo Tổng cục trưởng; sau đó thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Tổng cục trưởng.

2. Trường hợp chủ hàng hóa, người đại diện hợp pháp của chủ hàng, người điều khiển phương tiện bỏ trốn hoặc không chấp hành thì báo cáo lãnh đạo trực tiếp để tổ chức giám sát, bảo vệ rồi mới tiếp tục thực hiện kiểm tra hàng hóa, phương tiện.

3. Trường hợp đối tượng sử dụng vũ lực, vũ khí chống người thi hành công vụ, chạy trốn khi bị kiểm tra thì sử dụng các biện pháp trấn áp, truy đuổi để bắt giữ đối tượng và báo cáo lãnh đạo giải quyết tiếp.

Điều 12. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Trường hợp phát hiện, bắt giữ tội phạm, thu giữ ma túy, chất nổ, hàng cấm khác thì đơn vị chủ trì bắt giữ báo cáo Cục Hải quan tỉnh Bình Phước và bàn giao hồ sơ, tang vật, đối tượng cho cơ quan Công an theo quy định.

3. Huấn luyện viên viết nhật ký kết quả tuần tra, kiểm tra, khám xét sau mỗi buổi làm việc. Trường hợp CNV phát hiện ra ma túy, chất nổ thì tham gia lập và ký biên bản kiểm tra, thu giữ tang vật, biên bản bắt giữ đối tượng nếu có.

3. Công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa.

Là người chủ trì việc kiểm tra và viết ấn chỉ.

Trường hợp phát hiện ra ma túy, chất nổ thì lập biên bản kiểm tra, thu giữ tang vật và biên bản bắt giữ đối tượng vi phạm nếu có.

Nếu không phát hiện ra ma túy, chất nổ thì báo cáo lãnh đạo và làm thủ tục hải quan theo quy định.

Điều 13. Khen thưởng và kỷ luật

1. Khen thưởng:

Đơn vị được trang bị CNV, Huấn luyện viên sử dụng CNV lập thành tích phát hiện, bắt giữ ma túy trong khi làm nhiệm vụ (không phân biệt số lượng nhiều hay ít) được đề nghị khen thưởng theo luật Thi đua - Khen thưởng.

2. Kỷ luật:

- Đơn vị được trang bị CNV buông lỏng quản lý, không sử dụng CNV theo đúng thời gian quy định bị xem xét hạ một bậc danh hiệu thi đua của tập thể trong năm. Nếu việc không sử dụng CNV dẫn đến để lọt tội phạm vận chuyển trái phép ma túy qua địa bàn thì phải xem xét trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị.

- Huấn luyện viên thiếu trách nhiệm, vi phạm các quy định về sử dụng CNV trong khi tác nghiệp: sử dụng CNV không đủ thời gian, thiếu trách nhiệm, không tập trung, qua loa hời hợt cho hết giờ thì bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong tháng. Nếu cố ý vi phạm không thực hiện kế hoạch, yêu cầu sử dụng CNV của đơn vị bị xem xét kỷ luật.

- Đơn vị được trang bị CNV phải tự kiểm tra đánh giá việc chấp hành các quy định về sử dụng CNV và xử lý trách nhiệm với cán bộ trực tiếp phụ trách huấn luyện viên.

Chương III:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 14. Đội Kiểm soát Hải quan có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ đơn vị sử dụng chó trong công tác triển khai thực hiện Quy chế này.

Điều 15. Văn phòng Cục các đơn vị liên quan đảm bảo nhân lực, kinh phí quản lý, sử dụng CNV theo chế độ đã ban hành.

Điều 16. Trưởng các đơn vị được giao quản lý, sử dụng CNV có trách nhiệm phổ biến và tổ chức nghiêm túc thực hiện Quy chế này./.

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ HẬU CẦN PHỤC VỤ CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ HUẤN LUYỆN, SỬ DỤNG CHÓ NGHIỆP VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 344/QĐ-HQBP ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Phước)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định này bao gồm các chế độ, định mức, tiêu chuẩn về trang bị hậu cần phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ (CNV) được thực hiện thống nhất trong ngành Hải quan bao gồm:

- Chế độ chính sách áp dụng đối với cán bộ nhân viên làm công tác nuôi dưỡng, quản lý, huấn luyện, sử dụng CNV.

- Chế độ, định mức vật tư trang bị áp dụng đối với CNV đang sử dụng và CNV đã thải loại trong thời gian chờ thanh lý, tiêu hủy.

Điều 2. Các chế độ, tiêu chuẩn, trang bị trong quy định này được đảm bảo bằng hiện vật và được thanh toán theo giá thị trường tại các địa phương theo phê duyệt của lãnh đạo Cục.

Phần II

CHẾ ĐỘ ÁP DỤNG VỚI CHÓ NGHIỆP VỤ

Điều 3. Chế độ ăn trong một tháng

1. Chó đã tốt nghiệp.

a/ Đối với các giống chó lớn có trọng lượng trên 20 kg:

- Gạo tẻ thường: 15 kg.

- Thịt lợn (xô lọc): 9 kg

- Thịt gia cầm (đã giết mổ): 6 kg.

- Trứng (gà, vịt): 30 quả.

- Rau xanh: 5 kg.

- Muối: 0,3 kg.

- Chất đốt (quy than): 20 kg (hoặc 5 kg ga).

b/ Các giống chó nhỏ có trọng lượng dưới 20kg:

- Gạo tẻ thường: 10 kg.

- Thịt lợn (xô lọc): 6 kg.

- Thịt gia cầm (đã giết mổ): 4 kg.

- Trứng (gà, vịt): 20 quả.

- Rau xanh: 3 kg.

- Muối: 0,2 kg.

- Chất đốt (quy than): 15 kg (hoặc 4 kg ga).

2. Chó thải loại qua giám định nếu CNV phải thải loại, trong thời gian chờ xử lý (không quá 15 ngày), mức ăn được tính theo định lượng các mặt hàng sau:

- Gạo tẻ thường: 13 kg.

- Thịt lợn (xô lọc): 6 kg.

- Rau xanh: 4 kg.

- Muối: 0,3 kg.

- Chất đốt (quy than): 15 kg (hoặc 4 kg ga).

Đơn vị sử dụng chó nghiệp vụ chủ động tìm được nguồn thức ăn tổng hợp ổn định thì xem xét chuyển từ thức ăn chế biến sang thức ăn tổng hợp.

Chỉ mua thức ăn tổng hợp có xuất xứ từ các nước phát triển như (Mỹ, Pháp, Úc, Anh..). Định mức khẩu phần theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trong những ngày chó huấn luyện, tác nghiệp thì tăng khẩu phần ăn lên 40%. Đối với chó nghiệp vụ chờ thải loại thì định mức ăn như dành cho chó những ngày không tác nghiệp.

Điều 4. Chế độ thưởng, bồi dưỡng

Trong những ngày CNV trực tiếp tham gia tác nghiệp được bồi dưỡng bằng 1 hộp sữa/ngày (đối với giống chó lớn có trọng lượng trên 20kg), 2/3 hộp sữa/ngày đối với giống chó nhỏ dưới 20kg (sữa đặc có đường loại 400 gam Thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định cho ăn bồi dưỡng (thanh toán theo số lượng và giá cả thực tế).

- Tất cả các loại chó bị ốm được ăn bồi dưỡng thêm ngoài chế độ quy định, như sau:

+ Mức 1/2 hộp sữa/ngày (sữa đặc có đường loại 400 gam), đối với giống chó lớn (có trọng lượng trên 20kg) và chó nhỏ từ 11 tháng tuổi trở lên.

+ Mức 1/3 hộp sữa/ngày (sữa đặc có đường loại 400 gam), đối với các giống chó nhỏ (dưới 20kg) và giống chó lớn dưới 11 tháng tuổi.

Việc bồi dưỡng thực hiện theo chỉ định của cán bộ thú y hoặc đề nghị của huấn luyện viên.

Điều 5. Chế độ phòng, chữa bệnh

1. Các đơn vị quản lý, sử dụng CNV hợp đồng thuê đơn vị, cơ sở thú y có năng lực lại địa phương để thực hiện các dịch vụ thú y cho CNV của đơn vị. Trường hợp đơn vị không thuê được cơ sở thú y thì có văn bản đề nghị Trung tâm HLCNV sẽ đảm nhiệm công việc trên.

2. Nội dung hợp đồng phòng, chữa bệnh với các đơn vị, sơ sở thú y.

- Khám sức khỏe định kỳ hàng tháng cho CNV;

- Mua thuốc phòng, chữa bệnh cho CNV;

- Điều trị cho CNV khi bị bệnh;

- Tiêm chủng định kỳ vaccine theo lịch cho CNV.

- Phẫu thuật khám nghiệm, xác định nguyên nhân CNV bị chết.

3. Tại mỗi đơn vị sử dụng CNV phải được trang bị 01 tủ thuốc để đựng thuốc, dụng cụ thú y phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho CNV khi bị bệnh.

+ Thuốc Tetramisol: 03 tháng/01 lần tẩy/01con định kỳ hai tháng một lần phải tẩy uế, phun thuốc diệt trùng chuồng trại và môi trường xung quanh khu vực nuôi nhốt CNV (khu vực chuồng chó sân chơi, sân tập của CNV).

+ Khi có dịch bệnh phải tẩy uế, phun thuốc diệt trùng ngay và cách ly CNV bị bệnh với những con khác để điều trị.

+ Khi có CNV chết phải xử lý vệ sinh chuồng và xung quanh chuồng nuôi nhốt xác chó chết phải được chôn cất bảo đảm vệ sinh môi trường.

4. Trường hợp CNV mắc bệnh nặng phải điều trị tại các cơ sở thú y ngoài ngành thủ trưởng đơn vị được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo chứng từ thực tế.

Điều 6. Tiêu chuẩn thuốc cho CNV (áp dụng cho 01 năm)

1. Thuốc tiêm và liều dùng

- Vaccine phòng 7 bệnh: Viêm phổi - Adenovirus, bệnh do Parvovirus bệnh Carre, bệnh viêm gan do Coronavirus, bệnh do Leptospira canicona, Leptospira icterohaemorhgiae, bệnh phó cúm chó. Tiêm với liều 01 liều/con/năm;

- Vaccine phòng dại: Tiêm với liều 01 liều/con/năm.

Lưu ý: Vaccine phải bảo quản ở nhiệt độ từ 2 - 8 °C, để nơi thoáng mát tránh ánh sáng.

2. Thuốc uống và liều dùng

- Thuốc tẩy giun:

- (liều dùng 07mg/01kg trọng lượng).

+ Thuốc Levamisol: 03 tháng/01lần tẩy/01con (liều dùng 10mg/01kg trọng lượng). Hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

Lưu ý: cho chó uống thuốc lúc đói, sau 03 giờ sau mới cho ăn, dùng liên tục 02 lần vào buổi sáng.

- Thuốc tẩy sán:

+ Thuốc Nicrosamid: 03 tháng/01 lần tẩy/01 con (liều dùng 01 viên/5kg trọng lượng).

+ Thuốc Levamisol: 03 tháng/01 lần tẩy/01 con (liều dùng 01 viên/5kg trọng lượng). Hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

Lưu ý khi phát hiện chó có sán trong phân mới phải tẩy và tẩy 01 lần vào buổi sáng trước khi cho ăn 03 giờ:

- Thuốc tẩy uế khử trùng, diệt ve bọ và liều dùng

- Thuốc tẩy uế khử trùng chuồng trại: Dùng Permethrin 50EC, (hoặc dùng thuốc khác có tác dụng tương tự) pha 100ml/10 lít nước phun đều lên bề mặt nền chuồng, 02 tháng/01 lần (chú ý phun vào các góc vuông, góc tối của chuồng)

- Thuốc trừ ve, bọ trét: dùng Neocidog 06 lọ (250ml)/01con/01năm, hoặc dùng một số loại thuốc khác có tác dụng tương tự.

Điều 7. Trang bị đối với chó nghiệp vụ.

Thực hiện theo Điều 7 của quy định về chế độ hậu cần phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng và huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ được ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

Điều 8. Tổ chức thực hiện.

1. Hàng năm đơn vị sử dụng CNV lập dự trù kinh phí và tự mua thực phẩm và một số dụng cụ cần thiết khác (các dụng cụ không được Cục Điều tra chống buôn lậu cấp phát) phục vụ cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng CNV.

2. Các đơn vị, cá nhân trong có thành tích trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chữa bệnh và huấn luyện, sử dụng CNV được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước, của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan. Nếu vi phạm quy định sẽ bị xử lý theo quy định của Nhà nước và của ngành.

3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Phước chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này./.

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ MẪU VẬT PHẨM HUẤN LUYỆN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 344/QĐ-HQBP ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Phước)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

Quy định này quy định việc quản lý, sử dụng, tiêu hủy mẫu tập sử dụng trong công tác huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ áp dụng với đơn vị sử dụng CNV, cá nhân trực tiếp quản lý, huấn luyện, sử dụng CNV.

Điều 2. Các loại mẫu tập ma túy.

1. Mẫu tập là các chất ma túy:

- Mẫu các chất ma túy thể rắn, bột, lá, dạng cây, dạng nhựa, heroin, cần sa, thuốc phiện, methamphelamin, MDMA và các chất ma túy khác.

- Mẫu nguồn hơi các chất ma túy: khăn bông tẩm nguồn hơi heroin, cần sa, thuốc phiện, methamphetamin, MDMA và các chất ma túy khác.

- Chất giả ma túy được sản xuất, sử dụng làm mẫu tập cho CNV.

2. Các mẫu tập khác:

- Mẫu vật phẩm dùng để huấn luyện CNV phát hiện chất nổ.

- Mẫu vật phẩm dùng để huấn luyện CNV phát hiện tiền, tiền giả.

- Mẫu vật phẩm dùng để huấn luyện CNV phát hiện các sản phẩm từ động vật hoang dã quý hiếm bị cấm vận chuyển, mua bán.

Phần II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Giao nhận, vận chuyển, bảo quản, mẫu tập.

1. Việc giao nhận được lập biên bản theo mẫu ấn chỉ của Bộ Công an ban hành, có phiếu xuất kho, phiếu lệnh theo mẫu 02, 03, 04, phụ lục ban hành kèm Quyết định 3927/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2015.

2. Cán bộ được cử đi nhận mẫu phải mang theo Chứng minh thư nhân dân hoặc chứng minh thư ngành và văn bản của trưởng đơn vị giao nhiệm vụ giao, nhận, vận chuyển mẫu các chất ma túy.

3. Khi giao, nhận mẫu các chất ma túy phục vụ huấn luyện CNV, công chức được giao nhiệm vụ phải kiểm tra đối chiếu tên chất, chủng loại, số lượng và nồng độ, hàm lượng, số lô sản xuất, hạn dùng, chất lượng và ký vào sổ giao nhận. Niêm phong hải quan khi bàn giao mẫu (đối với mẫu không có niêm phong của Công an).

4. Vận chuyển mẫu:

Khi vận chuyển mẫu, công chức được giao nhiệm vụ giao nhận, vận chuyển phải thực hiện đúng các quy định, quy trình vận chuyển mẫu của nhà sản xuất. Khi về Đơn vị phải bàn giao lại mẫu bằng văn bản cho đơn vị được giao nhiệm vụ theo dõi quản lý, sử dụng mẫu tập.

5. Bảo quản mẫu tập:

- Đơn vị được giao sử dụng CNV phải có tủ đựng mẫu tập bằng sắt khóa chắc chắn và có bình chữa cháy.

- Mẫu tập các loại phải được bảo quản trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, đảm bảo an toàn cháy nổ (theo quy định).

- Không bảo quản các mẫu tập khác chất, khác loại trong cùng một ngăn tủ. Mỗi loại mẫu tập phải đặt cách biệt trong 01 một có nắp đậy kín, khít.

Điều 6. Sử dụng mẫu tập.

- Mẫu các chất ma túy, chất nổ, tiền in, sản phẩm từ động vật.. được sử dụng vào công tác huấn luyện CNV tại đơn vị được trang bị CNV.

- Mỗi chó nghiệp vụ chỉ huấn luyện để phát hiện một loại chất nhất định (ma túy, tiền, thuốc nổ hoặc động vật hoang dã).

- Mẫu tập sử dụng một lần được sử dụng 2 mẫu/ngày/1 CNV để huấn luyện thường xuyên.

- Mẫu tập dùng nhiều lần chỉ sử dụng một tuần từ 1-2 lần để kiểm tra đánh giá kết quả huấn luyện và năng lực CNV.

- Thời hạn sử dụng của mẫu tập do nhà sản xuất quy định và in trên bao bì mẫu tập.

Điều 7. Quy trình giao nhận mẫu tập cho mỗi buổi tập.

- Đơn vị sử dụng chó nghiệp vụ phân công một lãnh đạo Tổ hoặc công chức được giao phụ trách theo dõi việc huấn luyện sử dụng CNV tại đơn vị có trách nhiệm quản lý sử dụng mẫu tập.

- Hàng ngày, công chức được giao quản lý, sử dụng mẫu có trách nhiệm đối chiếu lịch để cho mượn mẫu tập, cấp phát mẫu hơi các chất ma túy.

- Quy định thời gian phát và thu.

- Quy định việc lập sổ và ký nhận khi phát và thu mẫu.

Điều 8. Trách nhiệm của trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng mẫu tập.

- Phê duyệt và theo dõi việc thực hiện kế hoạch tháng về việc sử dụng mẫu tập phục vụ huấn luyện CNV.

- Lập biên bản ghi lại tình trạng và quá trình sử dụng mẫu có ký xác nhận của cán bộ trực tiếp sử dụng mẫu và lãnh đạo quản lý trực tiếp.

- Mở sổ theo dõi sử dụng mẫu theo quy định.

- Trường hợp mẫu tập do thừa, không sử dụng hết hoặc quá hạn sử dụng thì đơn vị lập văn bản gửi Cục Điều tra chống buôn lậu đề nghị trả mẫu, thủ tục thực hiện như quy định về giao nhận mẫu.

- Định kỳ kiểm tra số, tình trạng các mẫu tập.

- Hàng năm, từ ngày 01/12 đến ngày 15/12 thống kê, báo cáo tình hình sử dụng mẫu gửi về Cục Điều tra chống buôn lậu (qua Trung tâm huấn luyện CNV).

9. Trách nhiệm của cán bộ trực tiếp sử dụng mẫu tập.

- Lập kế hoạch hàng tháng về việc sử dụng mẫu tập các loại cùng với kế hoạch tập luyện tại chỗ để duy trì nâng cao năng lực cho CNV.

- Tự bảo quản và tự chịu trách nhiệm trong suốt quá trình sử dụng mẫu các chất ma túy.

Điều 10. Xử lý tình huống trong việc quản lý, sử dụng mẫu tập.

- Trường hợp bị nhầm lẫn hoặc thất thoát mẫu tập, đơn vị sử dụng mẫu phải báo cáo ngay với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Cục Điều tra Chống buôn lậu. Khi nhận được báo cáo Lãnh đạo Cục chỉ định đơn vị phối hợp với Cục Điều chống buôn lậu tiến hành ngay việc thẩm tra, xác minh để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Tổ chức thực hiện.

- Trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này./.

 

QUY ĐỊNH

VỀ THẢI LOẠI CHÓ NGHIỆP VỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 344/QĐ-HQBP ngày 27 tháng 6 năm 2017 của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Phước)

Phần I

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng.

a/ Phạm vi áp dụng.

- Quy định về thải loại chó nghiệp vụ (CNV) được áp dụng thực hiện của ngành Hải quan.

b/ Đối tượng áp dụng.

- Quy định này áp dụng đối với các đơn vị, cá nhân trực tiếp công tác nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ.

2. Giải thích từ ngữ.

- Thải loại chó nghiệp vụ là quá trình loại bỏ những con chó nghiệp vụ không đáp ứng được yêu cầu huấn luyện, sử dụng.

- Sổ nhật ký công tác là sổ ghi chép các nội dung sức khỏe, tình hình tập luyện, làm việc hàng ngày của CNV.

Phần II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

3. Quy định và Quy trình thải loại chó nghiệp vụ.

- Thải loại chó nghiệp vụ là quá trình loại bỏ những con chó nghiệp vụ không đáp ứng được yêu cầu huấn luyện, sử dụng

3.1. Căn cứ thải loại.

- Sức khỏe của CNV không đáp ứng yêu cầu công tác do già yếu hay bị bệnh không chữa khỏi.

- Năng lực làm việc của CNV yếu, không đáp ứng nhu cầu làm việc (CNV có khả năng lùng sục kém, không phát hiện ra các mẫu ma túy được cất giấu, không có khả năng huấn luyện phục hồi nâng cao năng lực).

- Tuổi thải loại: sau 6 năm đưa vào huấn luyện, sử dụng (khoảng 08 tuổi). Tuy nhiên, qua kiểm tra, đánh giá năng lực, sức khỏe vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng thì tiếp tục sử dụng.

- Kết quả kiểm tra, đánh giá năng lực CNV của Trung tâm huấn luyện CNV và nội dung ghi chép trong sổ nhật ký theo dõi công tác huấn luyện CNV hàng ngày của huấn luyện viên.

- Đề xuất của huấn luyện viên và đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng.

3.2. Thẩm quyền thải loại CNV.

- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Phước ra quyết định thải loại Chó Nghiệp vụ.

- Căn cứ kết kiểm tra định kỳ, đột xuất, năng lực, sức khỏe của Trung tâm huấn luyện CNV- Cục Điều tra Chống buôn lậu.

- Biên bản giám định thải loại CNV do Trung tâm huấn luyện CNV lập có xác nhận của đơn vị quản lý CNV và huấn luyện viên.

- Công văn của Cục Điều tra Chống buôn lậu đề nghị Cục trưởng ra quyết định thải loại CNV không đạt yêu cầu huấn luyện và sử dụng.

- Căn cứ hồ sơ như trên Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bình Phước ban hành quyết định thải loại CNV. Quyết định thải loại phải có các nội dung sau:

+ Tên, chủng loại CNV.

+ Năm sử dụng.

+ Nguyên giá, giá trị còn lại.

+ Tên huấn luyện viên.

+ Phương thức thải loại.

3.3. Xử lý đối với CNV thải loại.

- Nếu chó còn khả năng sử dụng trong công tác bảo vệ và đơn vị có nhu cầu sử dụng: giao bảo vệ của đơn vị quản lý, sử dụng, thực hiện giảm trừ tài sản trong mục “CNV” và kê khai sang mục “súc vật khác”.

- Nếu chó không còn khả năng, năng lực sử dụng hoặc bị bệnh, đơn vị không có nhu cầu sử dụng; áp dụng phương thức tiêm chết rồi đem chôn hoặc thiêu hủy. Khi thiêu hủy phải đảm bảo vệ sinh, tránh gây ô nhiễm môi trường.

- Các biểu mẫu ấn chỉ dùng trong thải loại CNV như: Biên bản giám định thải loại CNV (phụ lục 1), Quyết định về việc thải loại CNV (phụ lục 2 và 3) đơn vị quản lý, sử dụng CNV khai thác tại Quyết định số 3927/QĐ-TCHQ ngày 27/11/2015.

3.4. Xử lý đối với trường hợp CNV bị chết.

- Trong trường hợp CNV bị chết, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng CNV phải mời cán bộ thú y mổ khám nghiệm xác định nguyên nhân gây chết của chó và tiến hành chôn, tiêu hủy đảm bảo vệ sinh môi trường./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 344/QĐ-HQBP năm 2017 quy định về quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ do tỉnh Bình Phước ban hành

  • Số hiệu: 344/QĐ-HQBP
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 27/06/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Người ký: Võ Tri Tâm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/06/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản