THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 343/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2010 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bình đẳng giới ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
a) Tiểu Đề án 1: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 – 2015)” do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì;
b) Tiểu Đề án 2: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hệ thống các trường học (giai đoạn 2010 – 2015)” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì;
c) Tiểu Đề án 3: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng (giai đoạn 2010 – 2015)” do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì;
d) Tiểu Đề án 4: “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch (giai đoạn 2010 – 2015)” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì.
Nội dung chủ yếu của Đề án bao gồm:
1. Mục tiêu chung
Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo tiêu chí: có lòng yêu nước; có sức khỏe; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng, xã hội, đặc biệt là phụ nữ trong việc giữ gìn, phát huy và xây dựng phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến hết năm 2015, công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam phấn đấu đạt được kết quả sau:
- Trên 70% phụ nữ và trên 95% hội viên phụ nữ, nữ thanh niên, nữ cán bộ, nữ công chức, nữ viên chức, nữ công nhân được tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;
- Trên 95% cán bộ lãnh đạo, quản lý, giáo viên, phóng viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên của các ngành: Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông làm công tác tuyên truyền và cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ Chi hội trưởng trở lên; cán bộ Đoàn Thanh niên; cán bộ phụ trách nữ công của Công đoàn từ cấp cơ sở trở lên; cán bộ nghiệp vụ văn hóa và cán bộ nếp sống, văn hóa và gia đình cơ sở từ cấp xã trở lên được tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam theo tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Công đoàn các cấp; đội ngũ quản lý và giáo viên của ngành Giáo dục; đội ngũ quản lý, phóng viên của cơ quan truyền thông chuyên viết và thực hiện chương trình về mảng đề tài phụ nữ của ngành Thông tin và Truyền thông; cán bộ nghiệp vụ văn hóa và cán bộ nếp sống, văn hóa và gia đình cơ sở của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Phụ nữ Việt Nam nói riêng và người dân trong cộng đồng nói chung.
1. Nội dung tuyên truyền, giáo dục
- Các giá trị đạo đức truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam được xây dựng, giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn phát triển của đất nước;
- Tiêu chí xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: có lòng yêu nước; có sức khỏe; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu; định hướng các giá trị đạo đức, phẩm chất phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ mới.
2. Nhiệm vụ
- Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam, tiêu chí người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong cộng đồng và hệ thống trường học; trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng; thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch;
- Xây dựng lực lượng cán bộ, tuyên truyền viên nòng cốt trong tổ chức, thực hiện tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam;
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc triển khai công tác xây dựng, hoạch định chính sách liên quan tới tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức cho người dân Việt Nam nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá sơ kết, tổng kết việc thực hiện các hoạt động của Đề án hàng năm, giữa kỳ và khi kết thúc Đề án.
1. Khảo sát, xây dựng mô hình chỉ đạo điểm
a) Tổ chức khảo sát tại một số địa phương, một số trường học, một số ngành về công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm xác định nội dung và hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp, hiệu quả với các nhóm đối tượng;
b) Xây dựng các điểm chỉ đạo phù hợp với từng nhóm đối tượng, điều kiện thực tiễn của từng địa phương, vùng miền, ngành, lĩnh vực. Đánh giá, sơ kết, rút kinh nghiệm và triển khai trên diện rộng.
2. Xây dựng cơ chế hoạt động
a) Cơ chế phân cấp và phối hợp
- Các hoạt động của Đề án được phân thành 4 tiểu Đề án theo nhóm đối tượng và lĩnh vực hoạt động; được giao cho từng cơ quan, tổ chức chủ trì, có phân công trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức cấp trung ương với cấp địa phương để chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và đánh giá kết quả của Đề án;
- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chịu trách nhiệm chủ trì trong việc triển khai thực hiện Đề án, tăng cường phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, các chuyên gia và cộng đồng trong thực hiện Đề án.
b) Cơ chế huy động nguồn lực
- Bảo đảm đủ kinh phí từ ngân sách nhà nước theo nguyên tắc phân cấp ngân sách. Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí đối với nội dung công việc do các Bộ, ngành, cơ quan trung ương thực hiện. Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí đối với các nội dung công việc do các cơ quan thuộc địa phương thực hiện;
- Huy động nguồn lực ngoài ngân sách; khuyến khích các nguồn hỗ trợ khác (nguồn lực từ các chương trình, dự án do các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tài trợ; nguồn lực được tạo nên từ hình thức xã hội hóa công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất; đạo đức phụ nữ …).
c) Cơ chế giám sát, đánh giá
- Phát huy vai trò các Bộ, ngành, đoàn thể tham gia phối hợp thực hiện hoạt động giám sát;
- Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình thực hiện và giám sát việc thực hiện các hoạt động của Đề án.
3. Các giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật tuyên truyền, giáo dục
a) Xây dựng tài liệu tuyên truyền, giáo dục
- Xây dựng bộ tài liệu tập huấn đào tạo giảng viên, tuyên truyền viên;
- Xây dựng bộ tài liệu truyền thông, các ấn phẩm truyền thông làm cẩm nang truyền thông tại cơ sở; tờ rơi, sổ tay, áp phích, băng, đĩa phù hợp với từng nhóm đối tượng;
- Xây dựng tài liệu truyền thông thí điểm bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số vùng miền, địa phương.
b) Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực
Tổ chức hội thảo, tập huấn, nâng cao năng lực, kỹ năng tuyên truyền về phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho:
- Đội ngũ cán bộ, báo cáo viên, tuyên truyền viên Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp, Đoàn Thanh niên, Công đoàn cấp trung ương và địa phương;
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thực hiện Đề án trong trường học;
- Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ văn hóa và cán bộ nếp sống, văn hóa và gia đình cơ sở;
- Các nhà quản lý, phóng viên báo chí trung ương và địa phương chuyên viết và thực hiện chương trình về mảng đề tài phụ nữ.
c) Sử dụng các hình thức tuyên truyền, giáo dục phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn
Tùy theo tình hình, đặc điểm cụ thể của từng đối tượng, địa bàn, sử dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
- Tổ chức truyền thông trực tiếp: mở các chiến dịch truyền thông, các hoạt động truyền thông nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, các ngày truyền thống của ngành, đoàn thể; mở các lớp tập huấn, nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong các buổi họp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt câu lạc bộ;
- Tổ chức tuyên truyền, trao đổi, thảo luận trong các hoạt động của các chi hội phụ nữ;
- Tuyên truyền, giáo dục thông qua các phương tiện và hình thức thông tin đại chúng: Báo in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình; mạng lưới truyền thanh cơ sở; mạng internet …;
- Tổ chức thi sáng tác, thi viết, thi tìm hiểu; tổ chức triển lãm; sản xuất phim truyền hình, phim tài liệu, video clip ngắn, sáng tác tiểu phẩm, kịch … về tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp hiện hành và các nguồn thu hợp pháp khác.
a) Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí đối với các nội dung công việc do các Bộ, ngành, cơ quan trung ương thực hiện. Ngân sách nhà nước cấp theo từng tiểu Đề án cụ thể được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí đối với các nội dung công việc do các cơ quan thuộc địa phương thực hiện;
c) Việc lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện Đề án hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước trên cơ sở Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Thành lập Ban Điều hành Đề án tại Trung ương
a) Ban Điều hành Đề án Trung ương do Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quyết định thành lập gồm: Trưởng Ban Điều hành là Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; các Phó Ban Điều hành là lãnh đạo của các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông; các thành viên Thường trực Ban Điều hành là đại diện lãnh đạo cấp Vụ của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
b) Tổ thư ký giúp việc Ban Điều hành Đề án do Trưởng Ban quyết định thành lập;
c) Các cơ quan, tổ chức được phân công chủ trì các tiểu Đề án thành lập Tổ công tác hoặc bộ phận chuyên trách để chỉ đạo, điều hành và quản lý việc thực hiện phần công việc được giao; phối hợp với Ban Điều hành triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án.
2. Phân công trách nhiệm
a) Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức xây dựng và thực hiện Đề án; thành lập Ban Điều hành Đề án; tổng hợp, xây dựng kế hoạch hoạt động của Ban Điều hành Đề án; tổ chức kiểm tra các hoạt động của Đề án trên phạm vi cả nước;
- Chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng và thực hiện Tiểu Đề án 1: Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong cán bộ, hội viên, phụ nữ (giai đoạn 2010 – 2015);
- Tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào đầu tháng 12 hàng năm.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng và thực hiện Tiểu Đề án 2: Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong hệ thống các trường học (giai đoạn 2010 – 2015);
c) Bộ Thông tin Truyền thông chủ trì xây dựng và thực hiện Tiểu Đề án 3: Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng (giai đoạn 2010 – 2015);
d) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì xây dựng và thực hiện Tiểu Đề án 4: Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thông qua hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch (giai đoạn 2010 – 2015);
đ) Bộ Tài chính có trách nhiệm: bảo đảm ngân sách nhà nước cấp hàng năm để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; ban hành văn bản hướng dẫn về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính trong Đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án;
e) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương triển khai thực hiện Đề án trên cơ sở hướng dẫn của Ban Điều hành Đề án, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan;
g) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp tham gia thực hiện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
Quyết định 343/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Đề án tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 – 2015) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 343/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/03/2010
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 131 đến số 132
- Ngày hiệu lực: 12/03/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực