Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 343/2005/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HOÁ CHẤT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 (CÓ TÍNH ĐẾN NĂM 2020)

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại các công văn số 3034/CV-CLH  ngày 10 tháng 06 năm 2005, số 552/CV-CLH ngày 13 tháng 10 năm 2005 và ý kiến các Bộ, cơ quan liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020), với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010:

a) Xây dựng ngành công nghiệp hoá chất có cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, bao gồm các lĩnh vực chủ yếu như phân bón, cao su kỹ thuật và tiêu dùng, hoá chất cơ bản (kể cả hữu cơ và vô cơ), hoá dầu, hoá chất tinh khiết, hóa dược, hoá chất tiêu dùng đáp ứng nhu cầu trong nước, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

b) Từng bước xây dựng ngành công nghiệp hoá chất hiện đại, bước đầu hình thành các khu công nghiệp tập trung, các tổ hợp sản xuất hoá chất có quy mô lớn, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực.

c) Phấn đấu đạt tốc độ phát triển 16 - 17%/năm. Tỷ trọng của công nghiệp hoá chất trong cơ cấu công nghiệp toàn quốc đạt 10 - 11% vào năm 2010 và 13 - 14% vào năm 2020.

Các mục tiêu cụ thể:

Các sản phẩm phân bón: đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các nhà máy sản xuất phân lân, phân NPK, phân hữu cơ sinh học, phát triển đa dạng các loại phân hỗn hợp, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Tập trung vốn đầu tư các nhà máy sản xuất phân đạm từ khí thiên nhiên và từ than, một số nhà máy sản xuất NPK theo công nghệ tiên tiến, nhà máy sản xuất DAP. Đảm bảo cung ứng được 6 - 7 triệu tấn phân bón các loại/năm cho sản xuất nông nghiệp.

Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): áp dụng công nghệ gia công tiên tiến, tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, phấn đấu đến năm 2010 sản xuất và gia công được 100% nhu cầu các hoá chất BVTV.

Các sản phẩm hoá dầu: theo chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đã được phê duyệt, đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất các loại nhựa polyethylene (PE), polypropylene (PP), polystyrene (PS), polychlorvinyl (PVC), đảm bảo 50% nhu cầu chất dẻo của cả nước. Đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất sợi polyamid (PA), polyeste (PES), các loại thuốc nhuộm phục vụ công nghiệp dệt - may, đồng thời đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất muội than, keo dán, chất hoạt động bề mặt, một số hoá chất hữu cơ cơ bản, các sản phẩm cao su tổng hợp, các dung môi cho sản phẩm sơn,....

Các sản phẩm hoá chất vô cơ cơ bản: đảm bảo đủ axit sulfuric, axit photphoric cho sản xuất phân lân, phân DAP và các ngành kinh tế khác. Đầu tư cơ sở sản xuất xút và soda nhằm phục vụ sản xuất PVC, các chất tẩy rửa tổng hợp và các mặt hàng khác như giấy, alumin. Sản xuất axit nitric để sản xuất thuốc nổ phục vụ cho khai thác mỏ và an ninh quốc phòng. Sản xuất các loại oxyt cho công nghiệp gốm sứ, bột màu cho sơn, nhuộm và các ngành công nghiệp khác.

Các sản phẩm điện hoá: đầu tư chiều sâu các cơ sở sản xuất hiện có, mở rộng năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dân dụng và phục vụ các ngành công nghiệp, tiếp cận với công nghệ mới để có thể sản xuất các sản phẩm có yêu cầu công nghệ cao, nhất là nguồn điện cho thiết bị điện tử, điện thoại. Phát triển công nghệ chống ăn mòn, công nghệ bảo vệ điện hoá, công nghệ sản xuất các vật liệu phủ chống ăn mòn.

Các sản phẩm khí công nghiệp: bảo đảm cung cấp đủ các loại khí công nghiệp thông thường cho nhu cầu sản xuất trong nước. Tiếp cận với công nghệ cao để đầu tư các cơ sở sản xuất khí hiếm phục vụ nhu cầu trong nước, giảm tỷ lệ nhập khẩu.

Các sản phẩm cao su: đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị hiện có tại các cơ sở sản xuất cao su trong cả nước. Tập trung đổi mới thiết bị và công nghệ để sản xuất lốp ô tô theo công nghệ radian. Đầu tư sản xuất mới mặt hàng cao su kỹ thuật như băng tải cao su công nghiệp, ống dẫn cao su trong y tế, joăng, đệm, phớt, dây curoa và một số sản phẩm khác.

Các sản phẩm chất tẩy rửa: đáp ứng toàn bộ nhu cầu về sản lượng bột giặt, kem giặt, xà phòng thơm, nước cọ rửa,... cho thị trường trong nước. Đa dạng hoá các loại sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường. Sản phẩm sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng cạnh tranh cao.

Các sản phẩm sơn: bảo đảm nhu cầu các loại sơn thông dụng có chất lượng cao cho nhu cầu trong nước. Tiếp cận với công nghệ mới để sản xuất các loại sơn chất lượng cao, sơn đặc chủng. Phát triển công nghệ sạch trong ngành sơn: Sơn sử dụng dung môi nước, sơn có hàm lượng chất rắn cao,

Các sản phẩm hoá dược: đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu cho các cơ sở công nghiệp hoá dược. Đảm bảo cung cấp phần lớn hoá dược vô cơ và tá dược thông thường. Trước mắt, xây dựng một số cơ sở sản xuất hoá dược hữu cơ phục vụ sản xuất và bào chế các loại thuốc thiết yếu. Sau năm 2010, ứng dụng và phát triển sản xuất hoá dược bằng công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ gen.

2. Quy hoạch phát triển các sản phẩm

a) Các sản phẩm phân bón:

- Giai đoạn đến hết năm 2010: đầu tư nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 560.000 tấn/năm. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư nhà máy đạm từ khí tại Cà Mau, công suất 800.000 tấn/năm. Đầu tư nhà máy sản xuất DAP tại Đình Vũ, Hải Phòng. Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất NPK theo công nghệ tổng hợp có công suất 300.000 tấn/năm. Sản xuất supe phốt phát giàu với hàm lượng P2O5 từ 28 - 32%. Đầu tư  hai nhà máy sản xuất phân bón sunphát amon với công suất tổng cộng 200.000 tấn/năm.

- Giai đoạn 2011 - 2020: nghiên cứu khả năng đầu tư nhà máy thứ hai sản xuất DAP.

b) Các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật:

- Giai đoạn đến hết năm 2010: đầu tư công nghệ thiết bị để đổi mới công nghệ gia công, sản xuất an toàn và sạch với môi trường. Tổng công suất các dạng gia công mới khoảng 10.000 - 15.000 tấn/năm. Đầu tư thêm hai nhà máy sản xuất hoạt chất công suất khoảng 3.000 tấn/năm và một nhà máy sản xuất chất hoạt động bề mặt công suất 7.000 - 10.000 tấn/năm.

- Giai đoạn từ 2011 - 2020: chọn lọc một số công nghệ thích hợp trong lĩnh vực công nghệ sinh học để triển khai sản xuất ở quy mô lớn hơn.

c) Các sản phẩm hoá dầu: theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam đã được phê duyệt:

- Giai đoạn đến hết năm 2010, hình thành ba cụm công nghiệp lọc - hóa dầu, bao gồm:

+ Cụm công nghiệp lọc - hoá dầu Dung Quất: nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy sản xuất PP, nhà máy sản xuất LAB (nguyên liệu cho bột giặt).

+ Cụm công nghiệp sử dụng khí tại Phú Mỹ.

+ Cụm công nghiệp sử dụng khí Tây Nam.

Xây dựng nhà máy lọc dầu số 2 và các nhà máy sản xuất PP, sản xuất PTA cung cấp cho sản xuất xơ/sợi PET. Nâng công suất của nhà máy sản xuất chất hoá dẻo dibutylphthalat (DOP) từ 30.000 tấn/năm lên 75.000 tấn/năm.

- Giai đoạn từ 2011 - 2020: đầu tư mở rộng sản xuất chất hoạt động bề mặt LAB. Nghiên cứu hình thành tổ hợp cracker lỏng có công suất 600.000 tấn/năm, từ tổ hợp này có thể tạo ra các loại nhựa PE, PP, PVC, PTA và PET.

d) Các sản phẩm hoá chất cơ bản:

Phát triển những cụm nhà máy lớn, gắn với quy hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu hoặc các hộ tiêu thụ chính. Đầu tư dự án sản xuất xút, phục vụ cho sản xuất PVC, boxit  nhôm, giấy,... Đẩy mạnh việc sản xuất các loại hoá chất số lượng nhỏ, hoá chất tinh và tinh khiết, bao gồm việc nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có và đa dạng hoá sản phẩm. Phát triển khai thác các loại tài nguyên như đá vôi, quặng apatit, quặng boxit, quặng imenhit, nước biển, muối mỏ kali... phục vụ sản xuất hoá chất cơ bản. Nhập kỹ thuật để sản xuất các loại hoá chất cơ bản đòi hỏi công nghệ phức tạp.

đ) Các sản phẩm điện hoá

- Giai đoạn đến hết năm 2010: nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nâng sản lượng ắc quy lên 1,5 đến 1,9 triệu KWh/năm. Tăng sản lượng pin truyền thống lên đạt 500 - 800 triệu viên/năm. Nghiên cứu sản xuất một số loại pin chuyên dụng cao cấp.

- Giai đoạn từ 2011 - 2020: nghiên cứu để phát triển và nâng cao chất lượng các nguồn điện mới, phục vụ cho các yêu cầu của thị trường về nguồn điện sạch, như các loại pin Ion-Li, ắc quy cho ôtô điện và ôtô lai điện.

e) Các sản phẩm khí công nghiệp:

- Giai đoạn đến hết năm 2010: tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng đầu tư phát triển các sản phẩm khí công nghiệp, đặc biệt là oxy và nitơ vì các sản phẩm này rất đa dạng về cấp chất lượng. Tranh thủ thu hút vốn đầu tư nước ngoài để sản xuất các loại khí hiếm đòi hỏi công nghệ cao và vốn đầu tư lớn.

Đầu tư mở rộng sản xuất một số nhà máy hiện có đồng thời đầu tư nhà máy sản xuất nitơ lỏng đi kèm với dự án điện - đạm Cà Mau, nhà máy sản xuất oxy-nitơ lỏng đi kèm với dự án điện - đạm Phú Mỹ, nhà máy sản xuất khí công nghiệp tại phía Bắc.

- Giai đoạn từ 2011 - 2020: đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất khí hiếm để có thể xuất khẩu.

g) Các sản phẩm cao su

- Giai đoạn đến hết năm 2010: tập trung đổi mới thiết bị và công nghệ cho các nhà máy sản xuất săm lốp ô tô theo công nghệ radian. Đầu tư mở rộng nâng công suất để có năng lực sản xuất 2,3 triệu lốp ô tô/năm. Đầu tư xây dựng một số nhà máy sản xuất nguyên liệu như dây tanh, sợi bố thép và than đen. Xây dựng nhà máy sản xuất cao su kỹ thuật: băng tải, dây cuaroa và nhà máy sản xuất lốp ô tô có công suất 2 - 3 triệu bộ/năm, nhà máy sản xuất các sản phẩm cao su từ mủ latex tự nhiên như găng tay cao su, ống dẫn cao su dùng trong y tế và công nghiệp.

- Giai đoạn từ 2011 - 2020: phát triển mạnh sản xuất các sản phẩm lốp ôtô theo công nghệ radian với quy mô lớn và các sản phẩm khác như băng tải cao su, dây curoa... theo công nghệ hiện đại, bảo đảm chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu.  

h) Các sản phẩm chất tẩy rửa:

- Giai đoạn đến hết năm 2010: đáp ứng đủ toàn bộ nhu cầu về bột giặt, kem giặt, xà phòng thơm, nước cọ rửa cho thị trường trong nước. Đầu tư một nhà máy LAB công suất 30.000 tấn/năm cung cấp cho các cơ sở sản xuất LAS. Nghiên cứu đầu tư một hoặc hai nhà máy sản xuất hoá mỹ phẩm cao cấp.

- Giai đoạn từ 2011 - 2020: trên cơ sở phát triển của công nghiệp hoá dầu, nghiên cứu sản xuất một số chủng loại chất hoạt động bề mặt khác.

i) Các sản phẩm sơn:

- Giai đoạn đến hết năm 2010: chủ yếu đầu tư  mở rộng, đồng thời đầu tư mới cho sơn công nghiệp và sơn đặc chủng như sơn cách điện, sơn tầu thuỷ, sơn giao thông,... Lựa chọn sản phẩm theo xu thế: giảm độc tố chì, đi dần vào sơn bột, phát triển sơn điện di, sơn nhũ tương. Tập trung đầu tư 1 - 2 cơ sở sản xuất để sản xuất nhựa alkyd, nhựa acrylic, nhựa epoxy và một số loại nhựa khác cho ngành sản xuất sơn.

- Giai đoạn từ 2011 - 2020: đầu tư một số cơ sở chuyên sản xuất các loại sơn có chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

k) Các sản phẩm hoá dược:

- Giai đoạn đến hết năm 2010: đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và quản lý để ngành công nghiệp dược từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc. Xây dựng cơ sở sản xuất kháng sinh và hoá dược. Từ nay đến năm 2010, đầu tư nhà máy sản xuất hoá dược vô cơ và tá dược thông thường, nhà máy chiết xuất dược liệu và bán tổng hợp, nhà máy liên doanh sản xuất hoá dược, nhà máy liên doanh tá dược cao cấp và nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh.

- Giai đoạn từ 2011 - 2020: tập trung vào các hướng sau: kháng sinh và kháng khuẩn, các vitamin, các thuốc hạ nhiệt giảm đau, các thuốc tim mạch, tiểu đường, các thuốc phòng dịch. Trên cơ sở phát triển công nghiệp hoá chất và hoá dầu, tăng cường các cơ sở sản xuất hoá chất trung gian cho công nghiệp dược, đồng thời phục vụ cho sản xuất thuốc thú y, chất điều hoà sinh trưởng.

3. Các dự án đầu tư chủ yếu của ngành công nghiệp hoá chất

Các dự án đầu tư chủ yếu được nêu trong phụ lục kèm theo quyết định này.

4. Hệ thống các giải pháp và chính sách thực hiện quy hoạch

Để bảo đảm đầu tư tập trung, hiệu quả, căn cứ theo cơ cấu sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, chia các sản phẩm hoá chất thành ba nhóm như sau:

- Nhóm các sản phẩm mà nhà nước cần trực tiếp đầu tư (nhóm I), gồm: sản xuất phân đạm, phân lân (kể cả DAP), sản xuất các chế phẩm bảo vệ thực vật, sản xuất các sản phẩm hoá dầu, sản xuất các loại hoá chất cơ bản với số lượng lớn, khai thác nguyên liệu phục vụ sản xuất phân bón.

- Nhóm các sản phẩm cần nhà nước ưu đãi đầu tư (nhóm II), gồm: sản xuất các loại dược liệu, sản xuất các sản phẩm cao su, khai thác và chế biến các loại nguyên liệu khác, sản xuất một số loại hoá chất cơ bản khác phục vụ sản xuất công nghiệp.

- Nhóm các sản phẩm khác (nhóm III), gồm: sản xuất các sản phẩm phân bón NPK, phân hữu cơ vi sinh, sản xuất các sản phẩm điện hoá, sản xuất các sản phẩm khí công nghiệp, sản xuất các sản phẩm chất tẩy rửa, sản xuất các sản phẩm sơn, sản xuất các sản phẩm hoá chất khác.

a) Các giải pháp về tài chính, tín dụng: giải pháp chung về tài chính và tín dụng là khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành công nghiệp hoá chất theo khả năng có thể. Có các ưu đãi cụ thể và ổn định nhằm tạo ra môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Vốn nhà nước được tập trung cho những công trình trọng điểm.

b) Các giải pháp về thị trường: hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu sản phẩm kém chất lượng, không an toàn, gây ô nhiễm hoặc hoá chất có tác hại đến sức khoẻ cộng đồng. Tăng cường chống hàng nhái, hàng giả và hàng nhập lậu. Thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn công tác của Chính phủ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường và bạn hàng xuất khẩu.

c) Các giải pháp về thu hút đầu tư nước ngoài: tạo ra môi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu và công nghệ cao. Tạo ra nhiều cơ hội, có những ưu đãi ổn định để thu hút vốn vào các ngành được xếp vào nhóm II.

d) Các giải pháp về khoa học - công nghệ: thực hiện một số chương trình, dự án khoa học - công nghệ (KHCN) trọng điểm về phân bón, khai thác sử dụng có hiệu quả quặng apatit, các sản phẩm cao su, các sản phẩm hoá dầu, công nghệ về nguồn điện hoá và công nghệ về hoá chất bảo vệ thực vật. Tạo lập thị trường KHCN, tổ chức tốt công tác nghiên cứu triển khai và mạng lưới các tổ chức nghiên cứu triển khai ba tầng: nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học và các viện nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai công nghệ ở cấp tổng công ty và nghiên cứu áp dụng và hoàn thiện các công nghệ được chuyển giao tại các doanh nghiệp.

Trong việc triển khai các dự án, chương trình KHCN, cần đặc biệt chú ý tới các giải pháp về môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

đ) Các giải pháp về tổ chức quản lý: tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các Bộ, ngành đối với nhóm sản phẩm nhậy cảm là phân bón,thuốc BVTV và các sản phẩm hoá dược. Sắp xếp, đổi mới hoạt động đối với các doanh nghiệp nhà nước thuộc nhóm III và một số doanh nghiệp thuộc nhóm II.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

- Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020).

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng các chính sách tài chính ưu đãi đặc thù cho các sản phẩm thuộc nhóm I và các dự án hoá chất cơ bản, cao su thuộc nhóm II có quy mô của dự án đầu tư thuộc nhóm A.

- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp chỉ đạo Tổng công ty Dược Việt Nam và Tổng công ty Hoá chất Việt Nam xây dựng kế hoạch phát triển ngành hoá dược.

- Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng các phương án phát triển giao thông vận tải đồng bộ phục vụ cho ngành công nghiệp hoá chất gồm cả vận tải nguyên nhiên liệu, sản phẩm, thiết bị phục vụ cho nhà máy trong quá trình xây dựng.

- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Y tế, Tài chính, Quốc phòng, Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển... theo chức năng được giao, phối hợp để xử lý theo đề xuất của cơ quan chủ trì. 

- Tổng công ty Hoá chất Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch chi tiết phát triển các nhóm sản phẩm phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, cao su, điện hoá, khí công nghiệp, sản phẩm chất tẩy rửa, sơn.

- Tổng công ty Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng các kế hoạch chi tiết phát triển sản phẩm phân đạm từ khí, đồng thời phối hợp với Tổng công ty Hoá chất Việt Nam và các cơ quan liên quan phát triển các sản phẩm hoá dầu.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể hoá quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố cho phù hợp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải


PHỤ LỤC SỐ 1

TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO NHÓM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 343/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)

 
A. Các dự án nhóm I                                                                  Phương án 1   

 

STT

Tên dự án

Địa điểm

Công suất

(1.000 T/n)

 

- Giai đoạn đến 2010:

 

·         Các dự án sản xuất phân bón

1

Nhà máy đạm Cà Mau

Cà Mau

800

2

Nhà máy DAP 1  

(Đang triển khai)

Đình Vũ

Hải Phòng

330

3

Nâng công suất nhà máy đạm Hà Bắc

(Giai đoạn I - Đang triển khai)

(Giai đoạn II - Xây dựng mới)

Bắc Giang

150 - 180

300 - 320

4

Nâng công suất sản xuất phân lân chế biến (Đang triển khai)

Các cơ sở

hiện có

1.800

5

Nhà máy đạm từ than

(Nghiên cứu khả thi)

Ninh Bình

560

6

Nhà máy sunfat amôn

 (Đang triển khai)

Hải Phòng

 

100

 

7

Nhà máy tuyển quặng apatít

(Đang triển khai)

Lào Cai

400

8

Nhà máy sản xuất nitơrát amôn

(Phục vụ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp) (phương án)

Vĩnh Phúc

20

9

NM khai thác tuyển quặng và chế biến muối clorua (Nghiên cứu tiền khả thi)

Trung Lào

500 KCl

·         Các dự án sản xuất hóa chất BVTV

1

Đổi mới công nghệ ở các cơ sở hiện có (Đang triển khai)

Các cơ sở

hiện có

10 - 15

2

Nhà máy sản xuất hoạt chất

(Phương án)

Miền Nam

3

3

Nhà máy sản xuất hoạt chất

(Phương án)

Miền Bắc

3

4

Nhà máy sản xuất chất hoạt động bề mặt

(Phương án)

Dung Quất

hoặc Thanh Hóa

7 - 10

·         Các dự án hóa dầu (đơn vị: triệu USD)

1

Liner Akyl Benzen (LAB)

Dung Quất

30

2

Polyester (PET) 2

Miền Nam

130

3

Polystyren (PS)

Miền Bắc

60

4

Muội than

Miền Trung

50

5

Nhà máy lọc dầu số 2

Nghi Sơn

7.000

6

Phtalic Acid Pure (PTA)

Nghi Sơn

225

7

Nhựa đ­ường

Nghi Sơn

500

8

DOP (mở rộng)

Đồng Nai

75

9

Thuốc nhuộm

Miền Nam

1

10

Dung môi dầu hỏa

Miền Nam

50

11

Formalin

Miền Nam

50

12

Styen monomer (SM)

Miền Nam

200

13

Nhựa Melamin

Miền Nam

40

·         Các dự án sản xuất HCCB lượng lớn

1

Nhà máy sản xuất soda (Giai đoạn I)  

(Phương án)

Miền Trung

hoặc miền Bắc

200

 

Tổng vốn đầu tư­ vào nhóm I

Giai đoạn đến 2010 (ước tính)

21.956,45 tỷ VNĐ

và 3.180 triệu USD

 

- Giai đoạn sau 2010:

 

 

·         Các dự án sản xuất phân bón

1

Nhà máy ammonia và urê

(Phương án)

Miền Bắc

480 NH3

560 Urê

2

Nhà máy DAP 2

(Phương án)

Hải Phòng

(mở rộng) hoặc một tỉnh miền Bắc

330

3

Nhà máy sản xuất nitơrát amôn (Phương án) (phục vụ sản xuất vật liệu nổ CN)

Miền Bắc

30

·         Các dự án hóa dầu (Đơn vị: triệu USD)

1

Liner Akyl Benzen LAB (mở rộng)

(Phương án)

Dung Quất

60

2

Polyester (PET) 3

(Phương án)

Miền Bắc

150

3

Cao su tổng hợp

(Phương án)

Dung Quất hoặc

Thanh Hóa

40 (SBR)

50 (TSBR)

4

Nhà máy lọc dầu số 2

(Giai đoạn II)

(Phương án)

Nghi Sơn

Thanh Hóa

7.000

5

Nhà máy lọc dầu số 3

(Phương án)

Miền Nam

7.000

6

Ethylene

(Phương án)

Miền Nam

600

7

Polyethylen (PE)

(Phương án)

Miền Nam

450

8

Polypropylen (PP)

(Phương án)

Miền Nam

340

9

Poly Vinyl Clorua (PVC)

(Phương án)

Miền Nam

300

10

Phtalic Acid pure (PTA)

(Phương án)

Miền Nam

320

11

Polyester (PET)

(Phương án)

Miền Nam

370

12

Polyestyren (PS) (hoặc PS mở rộng)

(Phương án)

Miền Nam

hoặc miền Bắc

60

(hoặc 120)

13

Etylen Diclorua/Vinyl Clorid Monomer (EDC/VCM)

(Phương án)

Miền Nam

300

14

Metanol

(Phương án)

Bà Rịa -

Vũng Tầu

660

·         Các dự án sản xuất HCCB lư­ợng lớn

1

Nhà máy sản xuất sôđa (Giai đoạn II)

(Phương án)

Miền Trung

hoặc miền Bắc

200

2

Nâng công suất nhà máy xút - clo - EDC/VCM

Miền Trung

200

 

Tổng vốn đầu tư­ vào nhóm I

Giai đoạn 2011 - 2020 (Ước tính)

14.350 tỷ VNĐ

và 6.790 triệu USD

 
B. Các dự án nhóm II

TT

Tên dự án

Địa điểm

Công suất

(1.000 T/n)

 

- Giai đoạn đến 2010:

 

 

·         Các dự án sản xuất HCCB khác

1

Cải tạo nâng công suất xút Việt Trì                    (Đang triển khai)

Phú Thọ

>10

2

Cải tạo nâng công suất xút Biên Hoà

- Giai đoạn II (Phương án)

Đồng Nai

 

30

3

Cải tạo nâng công suất xút và axít HCl của

Công ty Vêđan

(Đang triển khai)

Đồng Nai

80

4

Sản xuất hydroxit nhôm

(Báo cáo khả thi)

Bảo Lộc

100

·         Các dự án sản xuất sản phẩm cao su

 

1

Mở rộng các cơ sở sản xuất lốp ôtô hiện có (Đang triển khai)

Các cơ sở

hiện có

1 triệu             bộ/DN/năm

2

Đầu t­ư củng cố chất lượng, đổi mới CN và thiết bị tại các cơ sở hiện có            

(Đang triển khai)

Các cơ sở

hiện có

 

3

Đổi mới CN sản xuất lốp ôtô theo CN radian và sản xuất băng tải dùng bố thép và cao su tổng hợp

(Đang triển khai)

Các cơ sở sản xuất lốp ôtô và cao su kỹ thuật

 

 

 

 

4

Nhà máy sản xuất lõi thép tanh và sợi bố thép (Đang triển khai)

Miền Trung

hoặc miền Bắc

12.000 tấn/năm

5

Nhà máy sản xuất lốp ôtô CN radian

(Nghiên cứu tiền khả thi)

Miền Trung

hoặc

Đông Nam Bộ

2 triệu bộ/năm

6

Nhà máy sản xuất băng tải

(Phương án)

Miền Bắc

500.000 m2/năm

7

Nhà máy sản xuất dây curoa

(Phương án)

Miền Nam

1 triệu m/năm

8

Nhà máy sản xuất cao su kỹ thuật

(Phương án)

Miền Bắc,

miền Trung

hoặc miền Nam

1 triệu sphẩm/năm

9

Nhà máy sản xuất sản phẩm từ cao su latex (găng tay, ống dẫn, đệm mút)

(P/án)

Miền Trung

hoặc

Đông Nam Bộ

10.000 tấn sphẩm/năm

10

Nhà máy sản xuất săm lốp xe máy

(Phương án)

Đồng Nai

3,3 tr. bộ/n

11

Nhà máy sản xuất găng tay cao su

(Phương án)

Bình Dư­ơng

650 triệu bộ/n

12

Nhà máy sản xuất săm lốp xe máy

(Phương án)

Bình Phư­ớc

1 tr. bộ/n

·         Các dự án sản xuất sản phẩm hóa dư­ợc. (Đơn vị: triệu USD)

1

Nhà máy SX hóa d­ược vô cơ và tá dư­ợc thông thư­ờng

(Đang triển khai)

Việt Trì,

Phú Thọ

200 - 400 T/n

2

Nhà máy chiết xuất dư­ợc liệu và bán tổng hợp (Nghiên cứu tiền khả thi)

Miền Bắc

hoặc

miền Trung

350 - 400 T/n

3

Nhà máy sản xuất hoá d­ược

(Phương án)

Hà Nội

300 - 1.000  T/n

4

Nhà máy sản xuất tá d­ược cao cấp

(Phương án)

Miền Trung

hoặc miền Nam

100 T/n

5

Nhà máy sản phẩm kháng sinh

- Giai đoạn I:

(Báo cáo khả thi)

 

 

- Giai đoạn II:

(Phương án)

Phía Bắc

 

100T cefalexin,   60 T cefadroxi,   30T cefradin và 10T cefradin  natri (tiêm).

Các loại kháng sinh tổng hợp.

 

Tổng vốn đầu tư vào nhóm II

Giai đoạn đến 2010 (Ước tính)

6.148 tỷ VNĐ

và 125 triệu USD

 

- Giai đoạn sau 2010:

 

1

Nhà máy sản xuất lốp ôtô công nghệ radian

(Phương án)

Miền Trung

12 - 15 triệu bộ/năm

2

Nhà máy sản xuất băng tải và dây curoa (Phương án)

Miền Bắc

hoặc miền Nam

Băng tải:1tr m2/n dây curoa:       3tr m/n

 

Tổng vốn đầu tư vào nhóm II

Giai đoạn 2011 - 2020 (Ước tính)

8.500 tỷ VNĐ

C. Các dự án nhóm III

TT

Tên dự án

Địa điểm

Công suất

(1.000 T/n)

 

- Giai đoạn đến 2010:

 

 

·         Các dự án sản xuất sản phẩm pin, ắc quy

1

Mở rộng các cơ sở sản xuất

(Đang triển khai)

Cty Pin -

ắc quy

miền Nam

600.000 KWh

250 - 350

tr. viên

2

Mở rộng cơ sở sản xuất

(Đang triển khai)

Cty ắc quy

tia sáng

Hải Phòng

300.000 KWh

 

3

Đầu tư­ công nghệ sản xuất MnO2 điện giải

(Phương án)

Cty Pin -

ắc quy

miền Nam

2.000 tấn/năm

4

Đầu tư­ sản xuất pin nhiên liệu rắn

(Phương án)

Cty ắc quy

tia sáng

Hải Phòng

200.000

SP/năm

5

Đầu t­ư sản xuất pin NiMH hoặc pin ion-Li

(Phương án)

Cty Pin -

ắc quy miền Nam hoặc

Cty Pin Hà Nội

1 - 1,5 triệu

 SP/năm

6

Dự án sản xuất ắc quy kiềm

(Phương án)

 

 

·         Các dự án sản xuất sản phẩm khí công nghiệp (đơn vị: Nm3/h)

1

Mở rộng Cty Sovigaz (Đang triển khai)

- Dây chuyền sản xuất khí công nghiệp

- Dây chuyền sản xuất khí công nghiệp

- Dây chuyền sản xuất khí công nghiệp

- Dây chuyền sản xuất khí công nghiệp

 

Bình D­ương

Đà Nẵng

Cần Thơ

Hải Phòng

 

1.500

3.000

1.500

2.000

2

Nhà máy sản xuất nitơ lỏng

(Phương án)

Cà Mau

2.000 - 3.000

3

2 Nhà máy sản xuất nitơ lỏng

(Đang triển khai)

Phú Mỹ - Bà Rịa - Vũng Tầu

 

2.000 - 3.000

4

Nhà máy sản xuất ôxy lỏng và nitơ lỏng

(Phương án)

Dung Quất

1.500 - 2.000

5

Một số nhà máy sản xuất khí công nghiệp (Phương án)

Hải Phòng

Bắc Ninh

50.000

6

Dây chuyền CO2 rắn, lỏng

(Phương án)

Bắc Giang

7.000 T/n

7

Dây chuyền CO2 rắn, lỏng

(Phương án)

Bà Rịa - Vũng Tầu

 

·         Các dự án sản xuất sản phẩm chất tẩy rửa (đơn vị: T/năm)

1

Mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có theo nhu cầu

(Đang triển khai)

Các cơ sở hiện có

Tăng theo nhu cầu

2

Đầu t­ư cơ sở sản xuất hóa mỹ phẩm cao cấp

(Phương án)

Miền Bắc hoặc miền Nam

10

3

Đầu t­ư cơ sở sản xuất LAB

- Giai đoạn I (Đang triển khai)

Cụm hóa dầu

Dung Quất

 

60

·         Các dự án sản xuất sản phẩm sơn

1

Mở rộng các cơ sở sản xuất hiện có theo nhu cầu

(Đang triển khai)

Các cơ sở

hiện có

Theo nhu cầu

2

Khôi phục các cơ sở chế biến dầu trẩu

(Phương án)

Cao Bằng,

Lai Châu,              Lạng Sơn

 

3

Nhà máy sản xuất sơn giao thông

(Đang triển khai)

Hải Phòng

6

4

Nhà máy sản xuất sơn và chất chống thấm

(Phương án)

Khu CN

Hòa Khánh

Đà Nẵng

10

5

Nhà máy sản xuất sơn cao cấp (Bao gồm cả sơn kỹ thuật và sơn trang trí)

(Phương án)

Quảng Ninh

2

6

Nhà máy sản xuất sơn cao cấp (Bao gồm cả sơn kỹ thuật và sơn trang trí)

(Phương án)

Thừa Thiên Huế

10

7

Nhà máy sản xuất sơn tĩnh điện cao cấp

(Phương án)

Quảng Nam

3

8

Nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa alkyd, acrylic

(Phương án)

Cụm hóa dầu

Dung Quất hoặc

Thanh Hóa

20

 

Tổng vốn đầu t­ư vào nhóm III

Giai đoạn đến 2010 (Ước tính)

3.799 tỷ VNĐ - 4.004 tỷ VNĐ

 

Giai đoạn sau 2010:

 

 

·         Các dự án sản xuất pin - ắc quy

1

Đầu tư sản xuất pin Ion-Li

(Phương án)

Cty Pin - ắc quy miền Nam, hoặc Cty Pin

Hà Nội

5 triệu

sản phẩm/ năm

2

Đầu tư sản xuất ắc quy cho ôtô lai điện và ôtô điện

(Phương án)

Cty Pin - ắc quy miền Nam hoặc Cty  ắc quy tia sáng Hải Phòng

500.000 KWh

 

Tổng vốn đầu tư vào nhóm III

Giai đoạn 2011 - 2020 (Ước tính)

550 tỷ VNĐ - 700 tỷ VNĐ

 


 

PHỤ LỤC SỐ 2

TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO NHÓM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 343/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ)

 
A. Các dự án nhóm I                                                                  Phương án 2   

STT

Tên dự án

Địa điểm

Công suất

(1.000 T/n)

 

- Giai đoạn đến 2010:

 

·         Các dự án sản xuất phân bón

1

Nhà máy đạm Cà Mau

Cà Mau

800

2

Nhà máy DAP 1  

(Đang triển khai)

Đình Vũ

Hải Phòng

330

3

Nhà máy đạm Hà Bắc

(Giai đoạn II - xây mới - Phương án)

Bắc Giang

300 - 320

3

Nhà máy đạm từ than

(Nghiên cứu khả thi)

Ninh Bình

560

4

Nhà máy sunfat amôn

(Đang triển khai)

Hải Phòng

 

100

5

Nhà máy tuyển quặng apatít

(Đang triển khai)

Bắc Nhạc Sơn Lào Cai

400

6

Nhà máy sản xuất nitơrát amôn (phục vụ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp)

(Phương án)

Vĩnh Phúc

20

7

Nhà máy khai thác tuyển quặng và chế biến muối clorua

(Nghiên cứu tiền khả thi)

Trung Lào

500(KCl)

·         Các dự án sản xuất hóa chất BVTV

1

Nhà máy sản xuất hoạt chất

(Phương án)

Miền Nam

3

2

Nhà máy sản xuất hoạt chất

(Phương án)

Miền Bắc

3

3

Nhà máy sản xuất chất hoạt động bề mặt

(Phương án)

Dung Quất

hoặc

Thanh Hóa

7 - 10

·         Các dự án hóa dầu (Đơn vị: triệu USD)

1

Liner Akyl Benzen (LAB)

Dung Quất

30

2

Polyester (PET) 2

Miền Nam

130

3

Polystyren (PS)

Miền Bắc

60

4

Muội than

Miền Trung

50

5

Nhà máy lọc dầu số 2

Nghi Sơn

7.000

6

Phtalic Acid Pure (PTA)

Nghi Sơn

225

7

Nhựa đ­ường

Nghi Sơn

500

8

DOP (mở rộng)

Đồng Nai

75

9

Thuốc nhuộm

Miền Nam

1

10

Dung môi dầu hỏa

Miền Nam

50

11

Formalin

Miền Nam

50

12

Styren Monomer (SM)

Miền Nam

200

13

Nhựa melamin

Miền Nam

40

·         Các dự án sản xuất HCCB lượng lớn

1

Nhà máy sản xuất soda (Giai đoạn 1)

(Phương án)

Miền Trung

hoặc miền Bắc

200

 

Tổng vốn đầu tư­ vào nhóm I

Giai đoạn đến 2010 (Ước tính)

21.656 tỷ VNĐ

và 3.180 triệu USD

 

- Giai đoạn sau 2010:

 

·         Các dự án sản xuất phân bón

1

Nhà máy ammonia và urê

(Phương án)

Miền Bắc

480 NH3 560 Urê

2

Nhà máy DAP 2

(Phương án)

Hải Phòng (mở rộng) hoặc một tỉnh miền Bắc

330

3

Nhà máy sản xuất nitơrát amôn

(Phương án)

Miền Bắc

30

·         Các dự án hóa dầu (Đơn vị: triệu USD)

1

Cao su tổng hợp

(Phương án)

Dung Quất

hoặc

Thanh Hóa

40 SBR

50 TSBR

2

Nhà máy lọc dầu số 2

(Giai đoạn II) (Phương án)

Nghi Sơn

Thanh Hóa

7.000

3

Nhà máy lọc dầu số 3 (Phương án)

Miền Nam

7.000

4

Ethylene (Phương án)

Miền Nam

600

5

Polyethylen (PE) (Phương án)

Miền Nam

450

6

Polypropylen (PP) (Phương án)

Miền Nam

340

7

Poly Vinyl Clorua (PVC) (Phương án)

Miền Nam

300

8

Phtalic Acid pure (PTA) (Phương án)

Miền Nam

320

9

Polyester (PET) (Phương án)

Miền Nam

370

10

Polystyren (PS) (Phương án)

(hoặc PS mở rộng)

Miền Nam

hoặc miền Bắc

60

(hoặc 120)

11

Etylen Diclorua/Vinyl Clorid Monomer EDC/VCM (Phương án)

Miền Nam

300

12

Metanol (Phương án)

Bà Rịa

Vũng Tầu

660

·         Các dự án sản xuất HCCB lư­ợng lớn

1

Nhà máy sản xuất sôđa (Giai đoạn II)

(Phương án)

Miền Trung hoặc miền Bắc

200

2

Nâng công suất NM xút - clo - EDC/VCM (Phương án)

Miền Trung

300

 

Tổng vốn đầu tư­ vào nhóm I

Giai đoạn 2011 - 2020 (Ước tính)

14.440 tỷ VNĐ

và 6.535 triệu USD

 

B. Các dự án nhóm II

TT

Tên dự án

Địa điểm

Công suất

(1.000 T/n)

 

- Giai đoạn đến 2010:

 

 

·         Các dự án sản xuất HCCB khác

1

Sản xuất hydroxit nhôm

(Báo cáo khả thi)

Bảo Lộc

100

·         Các dự án sản xuất sản phẩm cao su

1

Nhà máy sản xuất lõi thép tanh và sợi bố thép

(Đang triển khai)

Miền Trung hoặc miền Bắc

12.000 tấn/năm

2

Nhà máy sản xuất lốp ôtô công nghiệp radian

(Nghiên cứu tiền khả thi)

Miền Trung

hoặc

Đông Nam Bộ

2 triệu bộ/năm

3

Nhà máy sản xuất băng tải

(Phương án)

Miền Bắc

500.000 m2/năm

4

Nhà máy sản xuất dây curoa

(Phương án)

Miền Nam

1 triệu m/năm

5

Nhà máy sản xuất cao su kỹ thuật

(Phương án)

Miền Bắc,

miền Trung

hoặc miền Nam

1 triệu sản phẩm/năm

6

Nhà máy sản xuất sản phẩm từ cao su latex (găng tay, ống dẫn, đệm mút)

(Phương án)

Miền Trung

hoặc

Đông Nam Bộ

10.000 tấn sản phẩm/năm

7

Nhà máy sản xuất săm lốp xe máy

(Phương án)

Đồng Nai

3,3 triệu

bộ/năm

8

Nhà máy sản xuất săm lốp xe máy

 (Phương án)

Bình Phư­ớc

1 triệu

bộ/năm

·         Các dự án sản xuất sản phẩm hóa dư­ợc. (Đơn vị: triệu USD)

1

Nhà máy sản xuất hóa d­ược vô cơ và tá dư­ợc thông thư­ờng

(Đang triển khai)

Việt Trì, Phú Thọ

200 - 400 T/năm

2

Nhà máy chiết xuất dư­ợc liệu và bán tổng hợp

(Nghiên cứu tiền khả thi)

Miền Bắc

hoặc miền Trung

350 - 400 T/năm

3

Nhà máy sản xuất hoá d­ược

(Phương án)

Hà Nội

300 - 1.000 T/năm

4

Nhà máy sản xuất tá d­ược cao cấp

(Phương án)

Miền Trung

hoặc miền Nam

100 T/năm

5

Nhà máy sản phẩm kháng sinh

- Giai đoạn I:

(Báo cáo khả thi)

 

 

 

 

- Giai đoạn II:

(Phương án)

Phía Bắc

 

100T/năm cefalexin,  60T/năm cefadroxi,   30T/năm cefradin và 10T/năm cefradin  natri (tiêm).

Các loại kháng sinh tổng hợp.

 

Tổng vốn đầu tư­ vào nhóm II

Giai đoạn đến 2010 (Ước tính)

3.915 tỷ VNĐ

và 125 triệu USD

 

- Giai đoạn sau 2010:

 

1

Nhà máy sản xuất lốp ôtô công nghệ radian

(Phương án)

Miền Trung

12-15 triệu bộ/năm

2

Nhà máy sản xuất băng tải và dây curoa (Phương án)

Miền Bắc hoặc

miền Nam

Băng tải:    1 tr m2/n Dây curoa: 3tr m/năm

 

Tổng vốn đầu t­ư vào nhóm II

Giai đoạn 2011 - 2020 (Ước tính)

8.500 tỷ VNĐ

 
C. Các dự án nhóm III

TT

Tên dự án

Địa điểm

Công suất

(1.000 T/n)

 

- Giai đoạn đến 2010:

 

 

·         Các dự án sản xuất sản phẩm pin, ắc quy

1

Đầu tư­ công nghệ sản xuất MnO2 điện giải

(Phương án)

 

2.000 tấn/năm

2

Đầu tư­ sản xuất pin nhiên liệu rắn

(Phương án)

Cty Ăc quy

tia sáng

Hải Phòng

200.000 SP/năm

4

Dự án sản xuất ắc quy kiềm

(Phương án)

 

 

·         Các dự án sản xuất sản phẩm khí công nghiệp

1

Nhà máy sản xuất nitơ lỏng

(Phương án)

Cà Mau

2.000 - 3.000

2

2 nhà máy sản xuất nitơ lỏng

(Đang triển khai)

Phú Mỹ

Bà Rịa -

Vũng Tầu

2.000 - 3.000

3

Nhà máy sản xuất ôxy lỏng và nitơ lỏng

(Phương án)

Dung Quất

1.500 - 2.000

4

Một số nhà máy sản xuất khí công nghiệp (Phương án)

Hải Phòng

Bắc Ninh

50.000

·         Các dự án sản xuất sản phẩm chất tẩy rửa

1

Đầu t­ư cơ sở sản xuất LAB

- Giai đoạn I (Đang triển khai)

Cụm hóa dầu

Dung Quất

30

·         Các dự án sản xuất sản phẩm sơn

1

Nhà máy sản xuất sơn và chất chống thấm

(Phương án)

Khu CN

Hòa Khánh

Đà Nẵng

10

2

Nhà máy sản xuất sơn cao cấp (Bao gồm cả sơn kỹ thuật và sơn trang trí)

(Phương án)

Quảng Ninh

2

3

Nhà máy sản xuất sơn cao cấp (Bao gồm cả sơn kỹ thuật và sơn trang trí)

(Phương án)

Thừa Thiên Huế

10

4

Nhà máy sản xuất sơn tĩnh điện cao cấp

(Phương án)

Quảng Nam

3

5

Nhà máy sản xuất nguyên liệu nhựa alkyd, acrylic

(Phương án)

Cụm hóa dầu

Dung Quất

hoặc

Thanh Hóa

20

 

Tổng vốn đầu t­ư vào nhóm III

Giai đoạn đến 2010 (Ước tính)

2.820 tỷ VNĐ

 

Giai đoạn sau 2010:

 

 

·         Các dự án sản xuất pin - ắc quy

1

Đầu tư­ sản xuất pin Ion-Li

(Phương án)

Cty Pin - ắc quy miền Nam, hoặc Cty Pin Hà Nội

5 triệu

sản phẩm/năm

2

Đầu t­ư sản xuất ắc quy cho ôtô lai điện và ôtô điện

(Phương án)

Cty Pin - ắc quy miền Nam hoặc Cty ắc quy tia sáng Hải Phòng

500.000 KWh

 

Tổng vốn đầu tư vào nhóm III

Giai đoạn 2011 - 2020 (Ước tính)

550 tỷ VNĐ - 700 tỷ VNĐ

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 343/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam đến năm 2010 (có tính đến năm 2020) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 343/2005/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/12/2005
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Phan Văn Khải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 15 đến số 16
  • Ngày hiệu lực: 27/01/2006
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản