Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/2019/QĐ-UBND | Tuyên Quang, ngày 05 tháng 12 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
Căn cứ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 109/TTr-STP ngày 23 tháng 11 năm 2019 về việc ban hành Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Hội Công chứng viên tỉnh; các tổ chức hành nghề công chứng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2019/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy chế này quy định việc quản lý, cung cấp thông tin, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (sau đây viết tắt là Cơ sở dữ liệu); trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện Quy chế này.
2. Đối tượng áp dụng:
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng và cung cấp thông tin cho Cơ sở dữ liệu.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực là tập hợp các thông tin, dữ liệu về công chứng, chứng thực được tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử, gồm: Thông tin hợp đồng, giao dịch đã được công chứng, chứng thực; thông tin ngăn chặn; thông tin giải tỏa ngăn chặn và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
2. Thông tin về hợp đồng, giao dịch là các thông tin cơ bản của hợp đồng, giao dịch đã được công chứng, chứng thực, được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
3. Thông tin ngăn chặn là thông tin được thể hiện bằng hình thức văn bản do cơ quan hoặc người có thẩm quyền ban hành có nội dung không thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch đối với tài sản của cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật.
4 . Thông tin giải tỏa ngăn chặn là thông tin được thể hiện bằng hình thức văn bản có nội dung hủy bỏ việc ngăn chặn do chính cơ quan hoặc người có thẩm quyền có văn bản yêu cầu ngăn chặn trước đó, hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền khác ban hành theo quy định của pháp luật.
5. Thông tin khác là thông tin được thể hiện bằng hình thức văn bản của cá nhân, tổ chức yêu cầu không thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch đối với tài sản hoặc hủy bỏ yêu cầu.
6. Tài khoản là những thông số nhất định mà người quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng được cấp để truy cập vào Cơ sở dữ liệu bao gồm tên người sử dụng và mật khẩu.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu
1. Tất cả các thông tin về hợp đồng, giao dịch đã được người có thẩm quyền công chứng, chứng thực và các thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu.
2. Cá nhân, tổ chức được cấp tài khoản trong Cơ sở dữ liệu có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích, bảo mật tài khoản được cấp và chịu trách nhiệm về mọi tác động của tài khoản đó đối với Cơ sở dữ liệu.
3. Bảo đảm quyền của tổ chức, cá nhân được tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng, giao dịch công chứng, chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn của các yêu cầu của mình cũng như về các hậu quả xảy ra do yêu cầu của mình.
5. Cơ sở dữ liệu phải được quan tâm nâng cấp, đảm bảo an toàn thông tin mạng, các tiện ích khi sử dụng và kết nối với phần mềm khác khi có yêu cầu.
6. Việc sử dụng Cơ sở dữ liệu để thực hiện công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch không loại trừ trách nhiệm theo quy định pháp luật của người thực hiện công chứng, chứng thực, người yêu cầu công chứng, chứng thực và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 4. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Truy cập vào Cơ sở dữ liệu bằng tài khoản khác, hoặc để người khác sử dụng tài khoản của mình để truy cập vào Cơ sở dữ liệu.
2. Không cập nhật hoặc cập nhật không kịp thời, không đầy đủ, không chính xác thông tin vào Cơ sở dữ liệu.
3. Sửa đổi, xóa bỏ thông tin trong Cơ sở dữ liệu, làm biến dạng giao diện, làm sai lệch hệ thống quản trị.
4. Thay đổi cấu trúc dữ liệu hay bất kỳ hành vi nào khác tác động trái quy định đến hoạt động hay thông tin có trong Cơ sở dữ liệu.
5. Tiết lộ trái pháp luật các thông tin về tài sản, cá nhân, tổ chức, giao dịch và các thông tin khác mà mình biết được trong quá trình quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu.
6. Truy cập vào Cơ sở dữ liệu để thực hiện các công việc không được giao.
7. Sử dụng các thông tin trong Cơ sở dữ liệu không đúng mục đích theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
8. Những hành vi vi phạm khác theo quy định.
Điều 5. Cấp, khóa, thay đổi tài khoản quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu
1. Cấp tài khoản quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu
Tài khoản quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu được cấp theo đề nghị của tổ chức hành nghề công chứng; Phòng Tư pháp huyện, thành phố (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp cấp huyện), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) trên địa bàn tỉnh.
2. Khóa, thay đổi tài khoản quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu
Tài khoản quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu sẽ bị khóa hoặc thay đổi trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Chia tách, sáp nhập, giải thể Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tổ chức hành nghề công chứng đã chuyển đổi, chuyển nhượng, sáp nhập, hợp nhất, thu hồi quyết định cho phép thành lập hoặc tự chấm dứt hoạt động;
d) Các trường hợp khác do Giám đốc Sở Tư pháp quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Tiếp nhận, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu
1. Đối với thông tin hợp đồng, giao dịch:
a) Cơ quan thực hiện: Phòng Tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch đó thực hiện cập nhật thông tin hợp đồng, giao dịch vào Cơ sở dữ liệu.
b) Thời gian cập nhật: Việc cập nhật thông tin hợp đồng, giao dịch; thông tin về sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng, giao dịch, sửa lỗi kỹ thuật đối với hợp đồng, giao dịch phải được thực hiện ngay trong ngày hợp đồng, giao dịch đó được công chứng, chứng thực.
2. Đối với thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn:
a) Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp là cơ quan tiếp nhận thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn do cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 7 Quy chế này cung cấp để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
b) Thời gian cập nhật: Thực hiện trong ngày làm việc nhận được thông tin; trường hợp thông tin được tiếp nhận sau 16 giờ thì thông tin sẽ được cập nhật vào buổi sáng của ngày làm việc tiếp theo.
Điều 7. Cung cấp thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn
1. Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện gửi thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn liên quan đến việc yêu cầu dừng, tạm dừng hợp đồng, giao dịch về tài sản; chấm dứt việc dừng, tạm dừng hợp đồng, giao dịch về tài sản và các trường hợp cần ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn khác theo quy định.
2. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gửi thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn liên quan đến tài sản và các trường hợp cần ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn khác theo quy định.
3. Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện gửi thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn liên quan đến tạm dừng hoặc chấm dứt tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đảm bảo thi hành án và các trường hợp cần ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn khác theo quy định.
4. Cơ quan Công an các cấp gửi thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn liên quan đến tài sản, thông tin giả mạo về người, giả mạo giấy tờ để thực hiện giao dịch, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các trường hợp cần ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn khác theo quy định.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hoặc chỉ đạo cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý gửi thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các trường hợp khác theo quy định.
6. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn liên quan đến tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản; chấm dứt tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản và các trường hợp cần ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn khác theo thẩm quyền.
7. Các cơ quan, tổ chức hành nghề công chứng, người thực hiện công chứng, chứng thực gửi thông tin ngăn chặn về các trường hợp giả mạo người, giả mạo giấy tờ để thực hiện giao dịch về tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hủy, chấm dứt, đơn phương chấm dứt ủy quyền liên quan đến tài sản, thừa kế.
Điều 8. Nội dung, cách thức, thời hạn gửi thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 7 Quy chế này gửi thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn đến Sở Tư pháp để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu với các nội dung sau:
a) Thông tin về chủ sở hữu tài sản, chủ sử dụng quyền sử dụng đất:
- Đối với cá nhân: Họ và tên; ngày/tháng/năm sinh; số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân, hộ chiếu), ngày/tháng/năm cấp, nơi cấp; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
- Đối với tổ chức: Tên tổ chức hoặc doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; mã số doanh nghiệp; địa chỉ hoạt động; người đại diện theo pháp luật: Họ và tên; ngày/tháng/năm sinh; số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân, hộ chiếu), ngày/tháng/năm cấp, nơi cấp; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
b) Thông tin về tài sản:
- Trường hợp tài sản là bất động sản gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Địa chỉ tài sản; số giấy chứng nhận, nơi cấp, ngày cấp, số thửa đất, số tờ bản đồ; tài sản gắn liền với đất; thông tin về chủ sở hữu, thông tin khác.
- Trường hợp tài sản là động sản có đăng ký và tài sản khác: Số giấy đăng ký tài sản, số giấy chứng nhận/giấy đăng ký tài sản, mã số giấy tờ, ngày cấp, cơ quan cấp; các thông tin mô tả về tài sản trên các giấy tờ chứng minh quyền tài sản.
c) Các thông tin khác có liên quan.
2. Cách thức gửi thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn
Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi văn bản về thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn bằng một trong các cách thức sau:
a) Gửi qua Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành của Sở Tư pháp tại địa chỉ: http://stptuyenquang.vnptioffice.vn.
b) Gửi qua Hệ thống thư điện tử của Sở Tư pháp tại địa chỉ: tuphap@tuyenquang.gov.vn.
c) Gửi trực tiếp.
d) Gửi qua dịch vụ bưu chính.
đ) Gửi qua Fax.
e) Các cách thức khác theo quy định của pháp luật.
3. Thời hạn gửi thông tin: Ngay trong ngày ký văn bản.
Điều 9. Chỉnh sửa thông tin đã cập nhật vào Cơ sở dữ liệu
Việc chỉnh sửa thông tin đã cập nhật vào Cơ sở dữ liệu chỉ được thực hiện đối với các sai sót về kỹ thuật trong quá trình nhập thông tin mà không được làm thay đổi nội dung của hợp đồng, giao dịch và thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn.
Điều 10. Tra cứu thông tin và sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu
Khi tiếp nhận yêu cầu công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch, người thực hiện công chứng, chứng thực phải tra cứu thông tin về hợp đồng, giao dịch, thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn và thông tin khác liên quan đến tài sản, các bên tham gia giao dịch để thụ lý và thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch cho người yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu phải thực hiện sao lưu các thông tin trên Cơ sở dữ liệu thường xuyên, khoa học, hệ thống.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
1. Thực hiện việc vận hành, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
2. Tiếp nhận, cập nhật thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn và các thông tin khác bảo đảm chính xác, kịp thời; cung cấp thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác điều tra, thanh tra, kiểm tra và yêu cầu cung cấp thông tin khác theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn việc quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Thực hiện thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Cung cấp thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Quy chế này.
2. Chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai và các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc cung cấp thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn thuộc thẩm quyền giải quyết gửi Sở Tư pháp để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
Điều 14. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành
1. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm cung cấp hoặc chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý cung cấp thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn gửi Sở Tư pháp để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu.
2. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh cung cấp thông tin hoặc hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp thông tin quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Quy chế này.
3. Sở Tài chính phối hợp với Sở Tư pháp và các ngành có liên quan căn cứ khả năng ngân sách để tham mưu, bố trí kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kinh phí vận hành, duy trì, nâng cấp, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu theo quy định.
Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện
1. Cung cấp thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Quy chế này.
2. Chỉ đạo Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc phạm vi quản lý:
a) Bảo đảm cơ sở vật chất, đường truyền để cài đặt và sử dụng Cơ sở dữ liệu được kết nối thông suốt;
b) Bảo quản, bảo mật đối với tài khoản đã được cung cấp; thông báo ngay cho Sở Tư pháp khi tài khoản bị mất/lộ lọt thông tin;
c) Quản lý, phân công công chức thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch, cập nhật thông tin về hợp đồng, giao dịch đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời; tra cứu thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chứng thực; sao lưu, lưu trữ dữ liệu theo quy định tại Quy chế này;
d) Cử công chức Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã và công chức có liên quan tham gia bồi dưỡng, tập huấn Cơ sở dữ liệu;
đ) Kịp thời cung cấp thông tin về các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng Cơ sở dữ liệu;
3. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường; các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc cung cấp thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn theo quy định.
4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Quy chế này.
Điều 16. Trách nhiệm của Hội Công chứng viên tỉnh
Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc triển khai đến hội viên, các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện nghiêm túc Quy chế này, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh.
Điều 17. Trách nhiệm của các tổ chức hành nghề công chứng
1. Bảo đảm cơ sở vật chất để cài đặt, kết nối, duy trì Cơ sở dữ liệu trong suốt quá trình hoạt động.
2. Quản lý, phân công công chứng viên hoặc nhân viên nghiệp vụ của tổ chức mình cập nhật thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng đảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời; tra cứu thông tin thuộc Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác công chứng, chứng thực; sao lưu Cơ sở dữ liệu theo quy định tại Quy chế này.
3. Kịp thời cung cấp thông tin về các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng Cơ sở dữ liệu.
4. Cử công chứng viên, nhân viên nghiệp vụ của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng, tập huấn Cơ sở dữ liệu.
5. Thực hiện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 15 Quy chế này và các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
1. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì triển khai thực hiện; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 20/2019/QĐ-UBND về Quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2Quyết định 27/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 3Quyết định 29/2019/QĐ-UBND về Quy chế khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 60/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 5Quyết định 06/2020/QĐ-UBND Quy chế về quản lý, phối hợp, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 1Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 2Luật Công chứng 2014
- 3Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch
- 4Nghị định 29/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công chứng
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 7Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- 8Quyết định 20/2019/QĐ-UBND về Quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 9Quyết định 27/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 10Quyết định 29/2019/QĐ-UBND về Quy chế khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 11Quyết định 60/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 12Quyết định 06/2020/QĐ-UBND Quy chế về quản lý, phối hợp, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Quyết định 34/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Số hiệu: 34/2019/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/12/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Trần Ngọc Thực
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra