Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

SỐ: 34/2001/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2001 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU ĐÔ THỊ MỚI PHÁP VÂN - TỨ HIỆP HUYỆN THANH TRÌ - TỶ LỆ 1/2.000

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân;
Căn cứ Nghị định số: 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số: 108/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 1998 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số: 332/BXD - ĐT ngày 28 tháng 12 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành Quyết định lập các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị;
Xét đề nghị của Kiến trúc sư trưởng thành phố tại tờ trình số: 32/2001/TTr-KTST ngày 17 tháng 1 năm 2001 và Tờ trình bổ sung số 293/2001/TTr - KTST ngày 8 tháng 6 năm 2001. 

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp huyện Thanh Trì tỷ lệ 1/2.000 do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội lập và hoàn thành tháng 04/2001 với các nội dung chính như sau:

1/ Vị trí, pham vi, ranh giới và quy mô lập quy hoạch chi tiết:

 - Vị trí: Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp thuộc địa bàn 2 xã Hoàng Liệt và Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì.

 - Phạm vi và giới hạn:

 + Phía Bắc giáp đường Pháp Vân đi Yên Sở.

 + Phía Đông giáp đường Pháp Vân – Cầu Giẽ.

 + Phía Tây giáp đường Quốc lộ 1A.

 + Phía Nam giáp sông Tô Lịch.

 -Quy mô:

 + Tổng diện tích: 109,657 ha

 (bao gồm đất mở nút giao thông, đất cải tạo chỉnh trang và đất phát triển).

 + Quy mô dân số : 9.000¸10.000 người.

2/ Mục tiêu của đồ án:

 Thực hiện chiến lược phát triển đô thị từ nay đến năm 2010, theo đúng quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng một khu đô thị mới hiện đại đồng bộ về kiến trúc và hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật xứng đáng với tầm vóc của Thủ đô ở cửa ngõ phía Nam thành phố. Kết hợp giữa cải tạo khu hiện có với xây dựng phát triển mới, tạo điều kiện sống, môi trường ở để thu hút dân cư, phục vụ dãn dân, giảm mật độ dân số trong khu vực nội thành. Đồ án quy hoạch chi tiết được lập là cơ sở pháp lý để quản lý xây dựng theo quy hoạch, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì và lập dự án xây dựng khu đô thị mới của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị – Bộ Xây dựng.

3/ Nội dung quy hoạch chi tiết:

 3.1.Quy hoạch sử dụng đất đai:

 *Tổng diện tích khu vực nghiên cứu:  109,6570 ha

 Trong đó:

 - Đất dành để mở nút giao thông và nhà máy nước Pháp Vân: 14,7450 ha

 - Đất trong phạm vi lập quy hoạch: 94,9120 ha

 + Đất đường thành phố, đường phân khu vực và đường biên 13,8774 ha

 + Đất cơ quan trường đào tạo:  1,6615 ha

 + Đất công nghiệp, kho tàng:  18,1100 ha

 + Đất cây xanh cách ly, công trình đầu mối HTKT: 3,3384 ha

 + Đất hành lang dự phòng mở đường 1A: 1,8318 ha

 + Đất công trình công cộng hỗn hợp cấp thành phố và khu vực: 5,4920 ha

 + Đất trạm cứu hoả thành phố:  1,3330 ha

 + Đất công cộng khu nhà ở (trường phổ thông trung học, y tế) 2,2030 ha

 + Đất cây xanh, thể dục thể thao khu nhà ở: 0,6255 ha

 + Đường nhánh và bãi đỗ xe: 5,8247ha

 + Đất đơn vị ở: 40,6147 ha

 Trong đất đơn vị ở gồm có:

§ Đất ở: 29,6235 ha(73%)

§ Đất công cộng đơn vị ở: 0,8240 ha (2%)

§ Đất trường tiểu học, trung học cơ sở: 3,6240 ha (8,9 %)

§ Đất nhà trẻ mẫu giáo:  2,0945 ha (5,2%)

§ Đất cây xanh, thể dục thể thao: 1,3830 ha (3,4%)

§ Đất đường đơn vị ở: 3,0657 ha (7,5%)

*Các chỉ tiêu KTKT đạt được:

- Chỉ tiêu đất đơn vị ở: 45,13 m2/người

 Bao gồm:

 + Đất công trình công cộng đơn vị ở: 0,92 m2/người

+ Đất cây xanh thể dục thể thao của đơn vị: 1,53 m2/người

+ Đất trường học (tiểu học, trung học cơ sở): 4,03 m2/người

+ Đất nhà trẻ mẫu giáo: 2,33 m2/người

+ Đất đường và sân bãi: 3,41 m2/người

+ Đất ở:  32,92 m2/người

- Dân số:  9.000 ¸ 10.000 người

Trong đó: +Dân số hiện có: 2.400 người

 + Dân số dự kiến phát triển: 6.600 ¸ 7.600 người

- Chỉ tiêu công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông):

 Tỷ trọng đất giao thông (tính đến đường nhánh): 22,767 ha(23,98 %)

 Trong đó:

 + Mạng đường: 21,177 ha (22,29%)

 + Bãi đỗ xe: 1,59 ha (1,69%)

- Tầng cao trung bình: 5 tầng

- Mật độ xây dựng:  18%

- Hệ số sử dụng đất: 0,9

*Phân bổ quỹ đất xây dựng:

Tổng diện tích khu đất nghiên cứu:  109,6570 ha

Bao gồm:

 - Đất dành để mở nút giao thông và nhà máy nước Pháp Vân: 14,7450 ha

 - Diện tích trong phạm vi đang khai thác (đã xây dựng công

trình) giữ lại cải tạo nâng cấp hoặc chuyển đổi

chức năng:  44,5238 ha

- Diện tích đất trong phạm vi dự kiến phát triển: 50,3882 ha

Bao gồm:

+ Đất đường phân khu vực và đường biên : 7,5897 ha

+ Đất công cộng hỗn hợp cấp thành phố và khu vực: 0,9925 ha

+ Đất trường đào tạo dạy nghề: 1,0870 ha

+ Đất công cộng khu nhà ở

(trường phổ thông trung học và phòng khám đa khoa): 2,2030 ha

+ Đất đường và bãi đỗ xe khu nhà ở: 4,0138 ha

+ Đất cây xanh cách ly, bãi giếng và dự phòng phát triển: 1,9005 ha

+ Đất cây xanh thể dục thể thao khu nhà ở: 0,6255 ha

+ Đất thuộc đơn vị ở: 31,9762 ha

 Trong đó đất thuộc đơn vị ở gồm có:

· Đất ở: 21,6230 ha

Trong đó:

 . Đất ở cao tầng (³ 9 tầng): 12,8745 ha (60%)

 . Đất ở thấp tầng (2¸3 tầng) 8,7485 ha (40%)

· Đất công cộng đơn vị ở: 0,8240 ha

· Đất trường tiểu học, trung học cơ sở:  3,6240 ha

· Đất nhà trẻ, mẫu giáo:  1,4565 ha

· Đất cây xanh thể dục thể thao: 1,3830 ha

· Đất đường đơn vị ở: 3,0657 ha

*Diện tích đất được bố trí để xây dựng nhà ở GPMB, nhà chính sách:

(gồm các lô đất có ký hiệu III.11.E1b và III.13.E1) 42.165 m2

 3.2.Bố cục không gian kiến trúc quy hoạch và cảnh quan:

- Không gian cao tầng được bố trí dọc theo trục Quốc lộ 1A và trục Pháp Vân – Cầu Giẽ. Đây là hai tuyến cửa ngõ vào trung tâm thành phố. Cụ thể như sau:

 +Trục quốc lộ 1A được cải tạo và xây chen một số công trình hỗn hợp gồm: công cộng, nhà ở, văn phòng...cao 9 tầng trở lên tại một số điểm cửa ngõ của các trục Đông – Tây.

 + Tuyến Pháp Vân – Cầu Giẽ là trục đường xây dựng mới được bố trí toàn bộ các công trình nhà ở cao tầng (9¸ 15 tầng) để tạo bộ mặt kiến trúc hiện đại cho trục đường cửa ngõ phía Nam thành phố.

- Tại các vị trí trung tâm tiếp giáp trục chính Bắc – Nam và trục chính Đông - Tây bố trí các công trình nhiều tầng , cao tầng hợp khối để tạo điểm nhấn không gian và cảnh quan đô thị chung khu vực.

 + Tại góc Đông - Nam nút giao thông đường 1A, và đường vành đai 3 bố trí tổ hợp các công trình hỗn hợp cao tầng: dịch vụ thương mại, văn phòng , nhà ở trên tầng cao với tầng cao không hạn chế (từ 9 tầng trở lên).

 + Tại hai cửa ngõ trục Đông – Tây gặp đường quốc lộ 1A, sau khi mở đường cần cải tạo, chỉnh trang kết hợp xây dựng công trình dịch vụ thương mại và nhà ở tái định cư với tầng cao 7 đến 9 tầng.

 + Tại cửa ngõ phía Đông của trục chính Đông - Tây gặp đường Pháp Vân – Cầu Giẽ bố trí công trình nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ công cộng tạo điểm nhấn kiến trúc với tầng cao công trình từ 11¸13 tầng.

 + Hai cụm trung tâm công cộng của các đơn vị bố trí ở phía Bắc và phía Nam trên trục chính Bắc – Nam tổ chức các công trình cao trên 7 tầng với kiến trúc hiện đại.

- Trong các nhóm nhà ở bố trí linh hoạt các loại hình nhà với kiến trúc phong phú. Phía giáp đường giao thông chính là công trình cao tầng (cao 9 ¸ 11 tầng), bên trong ô đất là công trình thấp tầng (chủ yếu là biệt thự, nhà vườn cao 2 ¸ 3 tầng), lấy trung tâm sinh hoạt cộng đồng là nhà trẻ, trương học và sân chơi.

- Các yêu cầu về tổ chức và bảo vệ cảnh quan:

Khu vực hồ Yên Sở ở phía Đông và sông Tô Lịch ở phía Nam khu đất nghiên cứu là hai khu vực cảnh quan cây xanh và môi trường của thành phố phải được bảo vệ. Việc tổ chức khai thác và bảo vệ cảnh quan khu vực cần tạo ra các hành lang và giải pháp kiến trúc mở để khai thác hướng gió Đông Nam vào từng nhóm nhà.

3.3.Quy hoạch mạng lưới các công trình hạ tầng kỹ thuật:

a/Giao thông:

- Giao thông đối ngoại:

+ Quốc lộ 1 ở phía Tây khu vực nghiên cứu theo quy hoạch chung thành phố là trục chính hướng tâm phía Nam của thành phố, mặt cắt ngang rộng 46m.

+ Đường vành đai 3 ở phía Bắc theo quy hoạch chung thành phố có mặt cắt ngang điển hình 68 m.

+ Đường nhánh 1A ở phía Đông: theo điều chỉnh quy hoạch chung là tuyến đường phân khu vực rộng 30 m, trước mắt là tuyến quốc lộ.

- Giao thông nội bộ: gồm các tuýên đường phân khu vực và đường nhánh:

+ Đường phân khu vực trục Bắc – Nam có chiều dài qua khu vực nghiên cứu 1504 m, mặt cắt ngang rộng 27 m.

+ Các đường nhánh: (Các tuyến đường 3 làn xe và 2 làn xe)

Đường 3 làn xe: gồm 2 tuyến chạy theo hướng Đông – Tây có mặt cắt ngang 23,25m

Đường 2 làn xe: có mặt cắt ngang rộng 15,5 – 17,5 m

Tuyến đường biên phía Đông khu đất nghiên cứu rộng 15,5 m.

- Giao thông tĩnh: Các bãi đỗ xe trong khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp được bố trí gồm các lối ra vào chính, xen kẽ trong khu cây xanh và trung tâm công cộng của khu đô thị mới.

- Các chỉ tiêu đạt được:

+ Diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch : 94,912 ha

+ Tổng diện tích đất giao thông (tính đến đường nhánh): 22,767 ha(23,98 %)

 Trong đó:

· Mạng đường: 21,177 ha (22,29%)

· Bãi đỗ xe: 1,59 ha (1,69%)

+ Mật độ mạng lưới đường (tính đến đường nhánh): 8,09 km/km2

b/Thoát nước mưa và cao độ san nền:

Mạng lưới thoát nước mưa khu vực nghiên cứu là hệ thống thoát nước riêng tự chảy, chu kỳ tính toán là 2 năm. Hướng thoát nước chính của khu vực nghiên cứu là tuyến sông Tô Lịch ở phía Nam và tuyến cống quy hoạch trên đường Pháp Vân ở phía Bắc.

- Cao độ thiết kế tim đường quy hoạch tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở cao độ đặt cống trên đường. Cao độ nền ô đất được thiết kế phù hợp cao độ tim đường, đảm bảo thiết kế kỹ thuật của đường và phù hợp cao độ nền chung của khu vực.

c/ Cấp nước:

- Nguồn nước cấp cho khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp là nhà máy nước Pháp Vân có công suất 30.000 m3/ngày thông qua đường ống truyền dẫn F 600 hiện có chạy dọc theo đường Pháp Vân.

- Những tuyến ống phân phối chính được tính toán theo nhu cầu dùng nước của khu vực, tạo thành mạng khép kín đảm bảo cấp nước an toàn cho các đối tượng sử dụng.

d/ Cấp điện:

Điện cấp cho các phụ tải khu đô thị mới Pháp Vân – Tứ Hiệp được lấy từ trạm biến thế 110/22KV Văn Điển hiện có phía Tây Nam, thông qua các đường cáp ngầm cao thế 22KV, các trạm biến thế 22/0,4 KV hiện có được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới.

e/ Thông tin bưu điện:

- Xây dựng một tổng đài vệ tinh với dung lượng 5000 số, kết hợp với dịch vụ của bưu cục đặt ở trung tâm khu đô thị mới.

- Xây dựng tuyến trung kế cáp quang nối từ tổng đài Thanh Trì đến tổng đài vệ tinh. Các cáp gốc từ tổng đài vệ tinh đến các tủ cáp được thiết kế đi ngầm.

g/ Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:

 - Hệ thống nước thải , nước mưa của khu đô thị được thiết kế theo mạng lưới riêng. Trước mắt, khi chưa có hệ thống thoát nước thải thành phố, nước thải của khu đô thị sau khi đã được xử lý cục bộ tại các công trình sẽ được thoát tạm vào hệ thống thoát nước mưa.

 - Rác thải sinh hoạt được thu gom về các thùng rác và công ten nơ kín đặt tại các khu vực riêng với bán kính phục vụ phù hợp do công ty Môi trường đô thị hoặc xí nghiệp Môi trường đô thị huyện thực hiện quản lý. Các xí nghiệp công nghiệp, kho tàng, cơ quan sẽ hợp đồng vận chuyển với Công ty Môi trường đô thị tuỳ thuộc vào tính chất và khối lượng rác thải.

Điều 2:

 - Giao cho Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà và đô thị căn cứ Thông tư số: 10/2000/TT-BXD ngày 8/8/200 của Bộ Xây dựng tổ chức nghiên cứu, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Pháp Vân- Tứ Hiệp đồng thời với lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt.

 - Kiến trúc sư trưởng Thành phố chịu trách nhiệm xác nhận hồ sơ, bản vẽ thiết kế theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt để thực hiện và quản lý; chủ trì phối hợp với chủ đầu tư tổ chức công bố, niêm yết công khai quy hoạch chi tiết được duyệt cho các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện.

 - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì có trách nhiệm kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch, xử lý xây dựng sai quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

 - Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3:

 Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố; Kiến trúc sư trưởng Thành phố; Giám đốc các sở: Xây dựng, Giao thông công chính, Kế hoạch và đầu tư, Địa chính nhà đất, Tài chính – Vật giá; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các xã: Hoàng Liệt, Tứ Hiệp, Tổng giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà và đô thị – Bộ Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức, cơ quan và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

T.M UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH





Hoàng Văn Nghiên

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 34/2001/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp huyện Thanh Trì - Tỷ lệ 1/2.000 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 34/2001/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/06/2001
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Hoàng Văn Nghiên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/06/2001
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản