Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3343/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 08 tháng 11 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (tại Văn bản số 158/TTr-SLĐTBXH ngày 16/10/2012) và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này “Bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh” (có danh mục TTHC và nội dung cụ thể kèm theo).
1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 28/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3343/QĐ-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH
TT | Tên thủ tục hành chính |
| I. Lĩnh vực người có công |
1. | Cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật |
2. | Cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp tiền tuất |
3. | Đề nghị phong tặng, truy tặng Danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” |
4. | Trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học |
5. | Trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (Lão thành cách mạng) và Quyết định trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 (tiền khởi nghĩa) |
6. | Trợ cấp ưu đãi đối với Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến |
7. | Trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày |
8. | Trợ cấp một lần đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế |
9. | Trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công giúp đỡ cách mạng |
10. | Trợ cấp ưu đãi đối với bệnh binh hoặc công nhân, viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh |
11. | Cấp, đổi Sổ theo dõi và trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình |
12. | Cấp Sổ trợ cấp ưu đãi trong Giáo dục - Đào tạo |
13. | Trợ cấp ưu đãi trong Giáo dục - Đào tạo |
14. | Trợ cấp tuất, mai táng phí cho người có công với cách mạng từ trần và thân nhân của họ |
15. | Trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01/01/1995 (thân nhân người có công) |
16. | Trợ cấp mai táng phí cho thân nhân đối tượng hưởng trợ cấp 1 lần theo Quyết định 290; cựu thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến |
17. | Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định 290; Cựu thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến. |
18. | Trợ cấp mai táng phí cho thân nhân đối tượng Cựu chiến binh |
19. | Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng Cựu chiến binh |
20. | Xác nhận danh sách đề nghị cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng |
21. | Cấp, đổi lại Bằng Tổ quốc ghi công |
22. | Di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng |
23. | Tiếp nhận hồ sơ người có công với cách mạng |
24. | Di chuyển hài cốt Liệt sỹ |
| |
1. | Thành lập Trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh |
2. | Thành lập Trường trung cấp nghề tư thực thuộc tỉnh |
3. | Thành lập Trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh |
4. | Thành lập Trung tâm dạy nghề tư thực trên địa bàn tỉnh |
5. | Chia, tách, sáp nhập trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề tư thực trên địa bàn tỉnh |
6. | Giải thể trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề tư thực trên địa bàn tỉnh |
7. | Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề công lập, tư thực |
8. | Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề công lập, tư thực |
9. | Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề công lập, tư thực |
10. | Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề công lập, tư thực |
11. | Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp |
12. | Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp |
13. | Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài |
14. | Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài |
15. | Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài |
16. | Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài |
| III. Lĩnh vực Việc làm, An toàn lao động |
1. | Thành lập mới hoặc thành lập lại Trung tâm giới thiệu việc làm |
2. | Cấp Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp |
3. | Gia hạn Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp |
4. | Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập (thời hạn dưới 90 ngày) |
5. | Đăng ký hợp đồng cá nhân |
6. | Giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu lao động ngoại tỉnh về địa phương tuyển lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài |
7. | Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động |
8. | Điều tra tai nạn lao động |
| IV. Lĩnh vực Bảo trợ xã hội |
1. | Tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm bảo trợ xã hội |
2. | Thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập |
3. | Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập |
4. | Thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh |
5. | Chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh dành cho người tàn tật hoặc doanh nghiệp sử dụng lao động là người tàn tật cao hơn tỷ lệ quy định |
| V. Lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội |
1. | Tiếp nhận người nghiện ma túy, người bán dâm vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội |
2. | Tiếp nhận người chưa thành niên nghiện ma túy vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội |
3. | Tiếp nhận người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội |
4. | Tiếp nhận nghiện ma túy, người bán dâm vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội |
5. | Cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy |
6. | Gia hạn Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy |
| |
1. | Đăng ký Nội quy lao động |
2. | Đăng ký Thỏa ước lao động tập thể |
3. | Đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp |
4. | Hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng |
5. | Hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp một lần |
6. | Tạm dừng hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp |
7. | Tiếp tục hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp |
8. | Chấm dứt hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp |
9. | Giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp về học nghề |
10. | Chuyển nơi hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp |
11. | Thẩm định đơn giá tiền lương, quỹ lương của người lao động, quỹ tiền lương, quỹ thù lao kế hoạch của HĐTV công ty TNHH một thành viên |
12. | Cấp Giấy phép lao động |
13. | Gia hạn Giấy phép lao động |
14. | Cấp lại Giấy phép lao động |
15. | Xếp hạng doanh nghiệp |
| VI. Lĩnh vực khiếu nại, tố cáo |
1. | Tiếp nhận và giải quyết đơn thư |
2. | Giải quyết khiếu nại |
3. | Giải quyết tố cáo |
PHẦN II.
I. LĨNH VỰC NGƯỜI CÓ CÔNG
1. Cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quvền cấp Giấy chứng nhận bị thương, chuyển hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công;
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, trình Giám đốc Sở ký giấy giới thiệu giám định thương tật gửi Hội đồng Giám định y khoa tỉnh. Sau khi có kết quả giám định thương tật, Phòng Người có công căn cứ Biên bản giám định thương tật trình Giám đốc Sở ra Quyết định công nhận người hưởng chính sách như thương binh và trợ cấp thương tật, lập phiếu trợ cấp thương tật, thực hiện chế độ ưu đãi.
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy chứng nhận bị thương;
- Biên bản giám định thương tật của Hội đồng giám định;
- Danh sách đề nghị xác nhận thương binh của UBND cấp huyện;
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngay 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
2. Cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ và trợ cấp tiền tuất
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ gốc, nếu đủ điều kiện, tham mưu Giám đốc Sở lập văn bản đề nghị UBND tỉnh xem xét trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ tặng bằng Tổ quốc ghi công;
- Bước 3. Sau khi có quyết định tặng Bằng Tổ quốc ghi công của Thủ tướng Chính phủ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định và cấp Giấy chứng nhận Gia đình liệt sỹ, trợ cấp một lần, trợ cấp tiền tuất thường xuyên (nếu có);
- Bước 4. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy báo tử (do UBND cấp huyện nơi cư trú cấp);
- Giấy chứng nhận thân nhân trong gia đình liệt sĩ (theo mẫu số 3-LS2);
- Danh sách đề nghị xác nhận Liệt sỹ của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Giấy chứng nhận thân nhân trong gia đình liệt sĩ theo mẫu số 03-LS2, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI.
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Mẫu số 03-LS2, Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
HUYỆN……………….. UBND XÃ…………….. | GIẤY CHỨNG NHẬN THÂN NHÂN TRONG GIA ĐÌNH LIỆT SỸ |
Ủy ban nhân dân xã (phường):……………………………………………………………………………
Chứng nhận ông (bà): ……………………………………………………………………………………
Nguyên quán: …………………………………………………………………………………………….
Có những thân nhân chủ yếu sau:
TT | Họ và tên | Năm sinh | Quan hệ | Nghề nghiệp và chỗ ở hiện nay | Ghi chú (Nếu chết thì ghi rõ ngày, tháng, năm) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú những điều cần thiết (gia đình có Liệt sỹ nào khác, chống Pháp hay chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc, ghi rõ họ tên Liệt sỹ) …………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
Ủy ban nhân dân xã (phường) đã trao đổi thống nhất với gia đình về những điểm ghi trong giấy chứng nhận này./.
| ………., ngày…..tháng……năm…….. |
3. Đề nghị phong tặng, truy tặng Danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm định, đối chiếu với hồ sơ gốc liệt sỹ, nếu đủ điều kiện, phối hợp Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Hội đồng Thi đua Khen thưởng tỉnh tham mưu UBND tỉnh xét trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Bước 3. Khi có quyết định của Chủ tịch nước, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh tổ chức lễ phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và ra quyết định trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần;
- Bước 4. Khi có kết quả Phòng Người có công chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản khai đề nghị phong tặng, truy tặng Danh hiệu vinh dự nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng có xác nhận của UBND cấp xã;
- Bằng Tổ quốc ghi công (bản sao có chứng thực);
- Bản khai đề nghị Nhà nước tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng của UBND cấp xã;
- Biên bản họp xét đề nghị Nhà nước tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng của UBND cấp xã;
- Tờ trình, kèm theo danh sách đề nghị Nhà nước tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng của UBND cấp xã;
- Tờ trình, kèm theo danh sách đề nghị Nhà nước tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng của UBND cấp huyện;
b) Số lượng hồ sơ: 03 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
- Những Bà mẹ được tặng hoặc truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thuộc một trong các trường hợp:
+ Có 2 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ;
+ Có 2 con mà cả 2 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 1 con mà con đó là liệt sĩ;
+ Có từ 3 con trở lên là liệt sĩ;
+ Có 1 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ.
- Người con là liệt sĩ bao gồm con đẻ và con nuôi của Bà mẹ được pháp luật thừa nhận và đã được Chính phủ tặng Bằng Tổ quốc ghi công.
- Bà mẹ có đủ 1 trong 4 trường hợp nêu trên do phải chịu đựng nỗi đau mất con, mất chồng mà bị bệnh tâm thần vẫn được tặng danh hiệu '‘Bà mẹ Việt Nam anh hùng".
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh quy định Danh hiệu vinh dự nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" ngày 29/8/1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 176/NĐ-CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ, hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm định, nếu đủ điều kiện, tham mưu Giám đốc Sở giới thiệu giám định tại Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh để kết luận tình trạng bệnh tật hoặc tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (đối tượng thương binh, bệnh binh, mất sức lao động, con đẻ của người tham gia kháng chiến không phải giám định);
- Bước 3. Căn cứ kết luận của Hội đồng giám định Y khoa tỉnh về bệnh, tật và xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo Quyết định 09/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển biên bản của Hội đồng giám định y khoa cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam.
Khi nhận được Giấy chứng nhận của UBND cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định trợ cấp và lập phiếu trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học.
- Bước 4. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học do Chủ tịch UBND cấp huyện cấp;
- Bản khai cá nhân (theo mẫu số 2-HH);
- Một trong những giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến: lý lịch; quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy X Y Z xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng hoặc giấy tờ khác liên quan đến hoạt động ở chiến trường.
- Một trong những giấy tờ chứng nhận tình trạng bệnh, tật sau:
+ Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng giám định y khoa tỉnh trở lên kết luận mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động;
+ Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà liệt hai chi dưới của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
+ Trường hợp người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Giấy chứng nhận tình trạng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã (theo mẫu) thành phần gồm đại diện: Đảng ủy; Ủy ban nhân dân; Hội đồng nhân dân; các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin (nếu có Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên. Biên bản phài có chữ ký và dấu của: Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
- Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh xác định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động.
b) Số lượng hồ sơ: Văn bản không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Bản khai cá nhân theo mẫu số 2-HH, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
a) Đối tượng áp dụng:
- Cán bộ, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam.
- Cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an Nhân dân.
- Cán bộ, công nhân, viên chức trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể chính trị - xã hội khác.
- Thanh niên xung phong tập trung.
- Dân công.
- Công an xã, dân quân, du kích, tự vệ, cán bộ thôn, ấp, xã, phường.
b) Điều kiện:
- Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8/1961 đến 30/4/1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học.
- Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả của chất độc hóa học.
- Trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của chất độc hóa học.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
- Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 7/4/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi bổ sung Mục VII Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
- Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008 của Bộ Y tế Quy định về tiêu chí của bệnh phơi nhiễm chất độc hóa học.
Mẫu số 2-HH, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH ngày 07/4/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KHAI CÁ NHÂN
1. Người tham gia kháng chiến:
- Họ và tên:……………………………………………. Năm sinh:………………………………………
- Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………………
- Trú quán: …………………………………………………………………………………………………
- Nhập ngũ hoặc tham gia kháng chiến ngày………. tháng…………. năm ………………………..
- Thời gian ở chiến trường: từ ngày……… tháng……. năm……… đến ngày…….. tháng……. năm ………
- Địa bàn hoạt động:
Tình trạng bệnh tật và sức khoẻ hiện nay: ……………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
2. Con đẻ bị dị dạng, dị tật của người tham gia kháng chiến:
Họ và tên | Năm sinh | Loại dị dạng, dị tật | Dị dạng, đị tật nhẹ, còn khả năng lao động | Dị dạng, dị tật nặng, không còn khả năng lao động | |
Suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt | Không còn khả năng tự lực trong sinh hoạt | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ………., ngày…..tháng……năm…….. |
5. Trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (lão thành cách mạng) và người hoạt động cách mạng (từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 (tiền khởi nghĩa)
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Ban Tổ chức Tỉnh ủy căn cứ hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương xem xét, lập hồ sơ các trường hợp đủ điều kiện trình Thường vụ Tỉnh ủy quyết định công nhận và chuyển hồ sơ đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện, trình Giám đốc Sở ra quyết định trợ cấp, phụ cấp, lập phiếu trợ cấp, phụ cấp.
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
* Đối với Lão thành cách mạng
- Quyết định công nhận Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (theo mẫu số 1-LT1 hoặc mẫu số 1-LT2)
* Đối với Tiền khởi nghĩa
- Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 (theo mẫu số 2-TKN1 hoặc mẫu số 2- TKN2 hoặc mẫu số 2-TKN3)
b) Số lượng hồ sơ 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Quyết định công nhận Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (diện không thoát ly) theo mẫu số 1-LT1, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Quyết định công nhận Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 theo mẫu số 1-LT2, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 (cán bộ thoát ly thuộc tỉnh, thành phố) theo mẫu số 2-TKN2, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Quyết định công nhận Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 (cán bộ cơ sở thuộc tỉnh, thành phố) theo mẫu số 2-TKN3, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Mẫu số 1-LT1, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
TỈNH ỦY ………………… | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
| ……., ngày….tháng ….năm 200…. |
QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN
Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
- Căn cứ Chỉ thị số 27/CT ngày 24 tháng 12 năm 1977 của Ban Bí thư Trung ương; Thông tri số 07/TT-TC ngày 21 tháng 3 năm 1979, Số 26/TT ngày 22 tháng 10 năm 1984, số 20/TT-TC ngày 14 tháng 12 năm 1987, công văn số 757-CV/TCTW ngày 25 tháng 7 năm 1988 và công văn số 969-CV/TCTW ngày 21 tháng 9 năm 1988 của Ban Tổ chức Trung ương.
- Xét đề nghị của ……………………………………….
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Công nhận đồng chí:……………………………………. Bí danh: ………………….
Năm sinh: …………………………………………………………………….
Nguyên quán: ……………………………………………………………….
Trú quán: ……………………………………………………………………..
Ngày vào Đảng: ……………………… Ngày chính thức : ………………
Nguyên là: ………………………Cơ quan, đơn vị: ………………………
……………………………………………………………………… đã nghỉ hưu.
Đồng chí: ………………………là cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945, có thời gian tham gia hoạt động cách mạng từ tháng……. năm….. đến tháng……. năm……. Có……. thâm niên hoạt động cách mạng trước năm 1945.
Được hưởng chế độ ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 kể từ ngày ký quyết định.
Điều 2: Ban ……. và đồng chí ……. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. BAN…………….. |
Ghi chú:
- Mẫu này dùng để công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước 01-01-1945 diện thoát ly.
- Mẫu này dùng thống nhất cho cả trường hợp người hoạt động cách mạng thuộc Ban Đảng, Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và sửa tiêu đề cho phù hợp.
Mẫu số 1-LT2, Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
TỈNH ỦY ………………… | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số:………./ | ……., ngày….tháng ….năm 200…. |
QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN
Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945
- Căn cứ Chỉ thị số 27/CT ngày 24 tháng 12 năm 1977 của Ban Bí thư Trung ương; Thông tri số 07/TT-TC ngày 21 tháng 3 năm 1979, Số 26/TT ngày 22 tháng 10 năm 1984, số 20/TT-TC ngày 14 tháng 12 năm 1987, công văn số 757-CV/TCTW ngày 25 tháng 7 năm 1988 và công văn số 969-CV/TCTW ngày 21 tháng 9 năm 1988 của Ban Tổ chức Trung ương.
- Theo đề nghị của ……………………………………….
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Công nhận đồng chí:……………………………………. Bí danh: ………………….
Năm sinh: ………………………………………………………………………………………….
Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………..
Trú quán: ……………………………………………………………………..…………………..
Ngày vào Đảng: ……………………… Ngày chính thức : …………………………………..
Nguyên là: ………………………Cơ quan, đơn vị: …………………………………………..
……………………………………………………………………… đã nghỉ hưu.
Đồng chí: ………………………là cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945, có thời gian tham gia hoạt động cách mạng từ tháng……. năm….. đến tháng……. năm…….ở cơ sở.
Được hưởng chế độ ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 kể từ ngày ký quyết định.
Điều 2: Ban Tổ chức Tỉnh ủy……..……. và đồng chí ……. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. BAN THƯỜNG VỤ |
Ghi chú:
- Mẫu này dùng để công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước 01-01-1945 diện không thoát ly.
Mẫu số 2-TKN2, Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
TỈNH ỦY, THÀNH ỦY ………… | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số:………./ | ……., ngày….tháng ….năm 200…. |
QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN
Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945
(cán bộ thoát ly thuộc tỉnh, thành phố)
- Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số ………/2006/TT-BLĐTBXH ngày……. tháng... năm 2006 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
- Theo đề nghị của Ban Tổ chức Tỉnh ủy …………………………….,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Công nhận đồng chí:……………………………………. Bí danh: ………………….
Năm sinh: ………………………………………………………………………………………….
Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………..
Trú quán: ……………………………………………………………………..…………………..
Chức vụ khi nghỉ hưu: ……………………………………………………..…………………….
Đồng chí: ………………………đã có thời gian hoạt động cách mạng từ ngày…… tháng……. năm 1945.
Chức vụ hoạt động cách mạng thời gian từ ngày….. tháng …. năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945……………………….…………………….……………………. được hưởng trợ cấp ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.
Điều 2: Ban Tổ chức Tỉnh ủy……..……. và đồng chí ……. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY (THÀNH ỦY) |
Mẫu số 2-TKN3, Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
TỈNH ỦY, THÀNH ỦY………… | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số:………./ | ……., ngày….tháng ….năm 200…. |
QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN
Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945
(cán bộ cơ sở thuộc tỉnh, thành phố)
- Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005;
- Căn cứ Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ;
- Căn cứ Thông tư số …./2006/TT-BLĐTBXH ngày ……tháng…..năm 2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Theo đề nghị của Ban Tổ chức Tỉnh ủy ……………………………………….
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Công nhận đồng chí:……………………………………. Bí danh: ………………….
Năm sinh: …………………………………………………………………….
Nguyên quán: ……………………………………………………………….
Trú quán: ……………………………………………………………………..
Nguyên là cán bộ công tác cơ sở tại xã (phường): ………………………………………………
Huyện (quận, thị xã)………….…………………………………tỉnh…………………
Thuộc tỉnh…….….………………………………….…………. quản lý
Đồng chí: ……………………… có thời gian tham gia hoạt động cách mạng từ ngày ……….tháng……. 1945.
Chức vụ hoạt động cách mạng thời gian từ ngày………….tháng …….. năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 ……………………………………….…………………………
……….………………………… được hưởng trợ cấp ưu đãi đối với cán bộ hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945.
Điều 2: Ban Tổ chức Tỉnh ủy……. và đồng chí ……. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY (THÀNH ỦY) |
6. Trợ cấp ưu đãi đối với Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm định, kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ và đủ điều kiện thì trình Giám đốc Sở ra quyết định trợ cấp, phụ cấp, lập phiếu trợ cấp, phụ cấp;
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản khai Người có công hoặc thân nhân (trường hợp được truy tặng) lập bản khai (theo mẫu số 4c-AH)
- Bản sao quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng hoặc bản sao Bằng Anh hùng
- Danh sách Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động trong kháng chiến do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện lập.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Bản khai Người có công hoặc thân nhân (trường hợp được truy tặng) lập bản khai theo mẫu số 4c-AH, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Mẫu số 4c-AH, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KHAI VỀ NGƯỜI CÓ CÔNG
1. Phần khai về người có công:
- Họ và tên:………………………………………Nam (Nữ)……. Năm sinh:…………………
Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………
Cơ quan, đơn vị công tác: ………………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu: ……………………………………………………………………………
Đã được tặng danh hiệu (Anh hùng LLVT, Anh hùng LĐ trong kháng chiến):
Theo Quyết định số………….. ngày………. tháng.....năm .......... của Chủ tịch nước.
2. Phần khai về thân nhân (người đứng khai):
Họ và tên: ………………………………………………………Năm sinh: ……………………
Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………
Trú quán: …………………………………………………………………………………………..
Quan hệ với Anh hùng LLVT, Anh hùng LĐ trong kháng chiến: (vợ, chồng, cha, mẹ, con....) đã từ trần ngày……. tháng... .năm ……………….
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Ông (bà)………………………………………. Hiện cư trú tại:………………………………… Chưa hưởng được trợ cấp ưu đãi đối với Anh hùng LLVT, Anh hùng LĐ trong kháng chiến. | Ngày……tháng …..năm…. |
……., ngày…….tháng …..năm ….. |
7. Trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm định, nếu đủ điều kiện thì trình Giám đốc sở ký Quyết định trợ cấp 1 lần;
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản khai cá nhân (theo mẫu số 8-TĐ1);
- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ hợp lệ khác có xác nhận thời gian bị tù, nơi bị tù;
- Danh sách đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Bản khai cá nhân theo mẫu số 8-TĐ1, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Mẫu số 8-TĐ1, Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày…..tháng…..năm 200…..
BẢN KHAI CÁ NHÂN
Họ và tên:……………………………………………. Năm sinh:………………………………………
Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………………
Trú quán: …………………………………………………………………………………………………
Tham gia hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến từ ngày………. tháng…………. năm ……………đến ngày …….tháng năm ……
Cấp bậc ……………………………. Chức vụ:………………………………………….
Đơn vị hoạt động trước khi bị địch bắt, tù đày: ……………………………………………………..
Bị địch bắt, tù đày ngày……… tháng……. năm……… đến ngày…….. tháng……. năm ………
Nơi bị tù: …………………………………………………………………………………………………
Ngày vào Đảng hoặc các Tổ chức quần chúng khác: ……………………………………………..
Đã hưởng các chế độ:
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Tuất liệt sĩ
- Người hoạt động kháng chiến
- Người có công giúp đỡ cách mạng
- ………………………………………
Đã được khen thưởng Tổng kết thành tích kháng chiến (nếu có):
+ Huân chương chiến thắng, Huân chương kháng chiến hạng ………….. quyết định số:……… ngày ……… tháng ……. năm ………….
+ Huy chương chiến thắng, Huân chương kháng chiến hạng ………….. quyết định số:……… ngày ……… tháng ……. năm ………….
Chứng nhận của UBND xã, phường (hoặc cơ quan quản lý) …………………………………………………. …………………………………………………. …………………………………………………. Ngày ……..tháng ……….năm ……. | Người khai |
8. Trợ cấp một lần đối với Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm định, kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ và đủ điều kiện thì trình Giám đốc sở ký Quyết định trợ cấp 1 lần;
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản khai cá nhân (theo mẫu số 9-KC1);
- Bản sao Huân chương kháng chiến, Huy chương kháng chiến, Huân chương chiến thắng, Huy chương chiến thắng hoặc Chứng nhận về khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện;
- Danh sách đề nghị giải quyết trợ cấp một lần đối với Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Bản khai cá nhân theo mẫu số 9-KC1, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Mẫu số 9-KC1, Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày…..tháng…..năm …..
BẢN KHAI CÁ NHÂN
Họ và tên:……………………………………………. Năm sinh:………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………………
Trú quán: …………………………………………………………………………………………………
Tham gia hoạt động kháng chiến từ ngày………. tháng…………. năm ……………đến ngày …….tháng………. năm ……
Số năm thực tế tham gia kháng chiến: …………..tháng ……………năm.
Khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến:
Huân chương Chiến thắng hạng Huân chương KC chống Pháp hạng Huân chương KC chống Mỹ hạng | Huy chương Chiến thắng hạng Huy chương KC chống Pháp hạng Huy chương KC chống Mỹ |
Chứng nhận của UBND xã, phường………… Chứng nhận nội dung kê khai trên và chữ ký của ông (bà): …………….là đúng sự thật/. Ngày……….. tháng…….. năm ………….. | Người khai ký tên |
9. Trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công giúp đỡ cách mạng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì trình Giám đốc sở ký Quyết định trợ cấp 1 lần;
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản khai cá nhân (theo mẫu số 10-CC1);
- Bản sao Giấy chứng nhận Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” hoặc huân, huy chương kháng chiến.
Trường hợp người có công giúp đỡ cách mạng có tên trong hồ sơ khen thưởng nhưng không có tên trong Bảng “Có công với nước'’, Huân, Huy chương kháng chiến của gia đình thì kèm xác nhận của cơ quan Thi đua - Khen thưởng cấp huyện.
- Danh sách đề nghị giải quyết trợ cấp một lần người có công giúp đỡ cách mạng của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Bản khai cá nhân đề nghị hưởng trợ cấp theo mẫu số 10-CC1, ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Mẫu số 10-CC1, Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày…..tháng…..năm …..
BẢN KHAI CÁ NHÂN
Họ và tên:……………………………………………. Năm sinh:………………………………………
Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………………
Trú quán: …………………………………………………………………………………………………
Đã được nhà nước trao tặng:
- Bằng “Có công với nước” theo Quyết định số: ……….ngày…….tháng…….năm ……..của Chủ tịch nước.
+ Huân chương chiến thắng, Huân chương kháng chiến hạng ………….. quyết định số:……… ngày ……… tháng ……. năm ………….
+ Huy chương chiến thắng, Huân chương kháng chiến hạng ………….. quyết định số:……… ngày ……… tháng ……. năm ………….
Các chế độ chính sách đã hưởng:
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
- Kháng chiến
Chứng nhận của UBND xã, phường…….. Chứng nhận nội dung kê khai trên và chữ ký của ông (bà): ………………là đúng sự thật./. Ngày ……..tháng ……….năm ……. | Người khai |
10. Trợ cấp ưu đãi đối với bệnh binh hoặc công nhân, viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công kiểm tra, đối chiếu hồ sơ gốc, nếu đủ điều kiện trình Giám đốc sở ký quyết định trợ cấp ưu đãi;
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản khai cá nhân cứ xác nhận của UBND cấp xã nơi đối tượng cư trú (theo mẫu số 01);
- Danh sách đề nghị của phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;
- Biên bản giám định mất khả năng lao động (đối với công nhân viên chức đang hưởng trợ cấp mất sức lao động);
- Quyết định mất sức lao động của Bảo hiểm Xã hội tỉnh (bản sao);
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Bản khai hưởng trợ cấp thương tật, trợ cấp bệnh binh hoặc mất sức lao động theo mẫu số 01, ban hành kèm theo Thông tư số 02/2003/TT-BLĐTBXH ngày 07/02/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 102/2002/NĐ-CP ngày 11/12/2002 của Chính phủ về việc quy định chế độ trợ cấp đối với bệnh binh hoặc công nhân, viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 02/2003/TT-BLĐTBXH ngày 07/02/2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn Nghị định số 102/2002/NĐ-CP ngày 11/12/2002 của Chính phủ về việc quy định chế độ trợ cấp đối với bệnh binh hoặc công nhân, viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Mẫu số 01 - Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2003/TT-BLĐTBXH ngày 07/02/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KHAI HƯỞNG TRỢ CẤP THƯƠNG TẬT,TRỢ CẤP BỆNH BINH HOẶC TRỢ CẤP MẤT SỨC LAO ĐỘNG
- Họ và tên:............................................ năm sinh:............................................
- Nguyên quán:...................................................................................................
- Hiện cư trú tại:..................................................................................................
- Nhập ngũ hoặc thoát ly công tác ngày........ tháng.......... năm..........................
- Đơn vị, cơ quan khi tại ngũ hoặc thoát ly công tác:.........................................
- Xuất ngũ ngày......... tháng........ năm....... Tái ngũ ngày....... tháng..... năm....
- Thời gian công tác liên tục:....... năm........ tháng. Trong đó......... năm..... tháng phục vụ trong quân đội, Công an.
- Đang hưởng chế độ: bệnh binh/công nhân viên chức mất sức Lao động.
- Số giấy chứng nhận bệnh binh.......... Sổ trợ cấp mất sức lao động........... Số giấy chứng nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh......... Theo Quyết định số........ ngày......... tháng........ năm...... của.........................
- Tỷ lệ mất sức lao động chung (TT và BB):......... % (bằng chữ........ phần trăm)
- Tỷ lệ mất sức lao động do thương tất:................ % (bằng chữ......... phần trăm)
Bản thân cam đoan chưa được nhận trợ cấp thương tật. Đối chiếu với quy định của Thông tư hướng dẫn số........ ngày.... tháng...... năm..... của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về chế độ trợ cấp đối với bệnh binh hoặc công nhân viên chức mất sức lao động đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, đề nghị xem xét giải quyết để tôi được (chỉ ghi 1 trong 3 trường hợp):
1. Hưởng trợ cấp bệnh binh/công nhân viên chức mất sức lao động đồng thời hưởng trợ cấp thương tật với tỷ lệ.........%.
2. Hưởng trợ cấp thương tật với tỷ lệ........ % và trợ cấp bệnh binh/công nhân viên chức mất sức lao động với tỷ lệ........%.
3. Giữ nguyên chế độ trợ cấp bệnh binh/công nhân viên chức mất sức lao động đang hưởng với tỷ lệ..........%.
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN Ông/bà……….đang hưởng chế độ bệnh binh/công nhân viên chức mất sức lao động (đồng thời là thương binh NHCSNTB có tỷ lệ ………. %) Ông bà có nguyện vọng ……………………… …………………………………………………… Như đã ghi lại trường hợp thứ ………tại bản khai này Ngày ……..tháng ……….năm ……. | Ngày…….tháng……năm …….. |
11. Cấp, đổi Sổ theo dõi và trợ cấp phương tiện trợ giúp và đụng cụ chỉnh hình
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Trung tâm nuôi dưỡng Thương bệnh binh và Người có công (nếu đối tượng do trung tâm quản lý) nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm định và đối chiếu với hồ sơ gốc nếu hồ sơ đủ điều kiện trình Giám đốc sở ký cấp Sổ, đổi sổ và ra quyết định trợ cấp phân tích trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình;
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, Trung tâm nuôi dưỡng Thương bệnh binh và Người có công (nếu đối tượng do trung tâm quản lý).
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Trường hợp cấp sổ mới: Bản khai cá nhân do UBND cấp xã ký xác nhận hoặc do trung tâm nuôi dưỡng đối tượng ký xác nhận (theo mẫu số 03-CSSK) kèm giấy chỉ định của cơ sở y tế hoặc của Bệnh việc cấp tỉnh trở lên.
- Trường hợp đổi sổ: Sổ theo dõi cũ
- Trường hợp duyệt trợ cấp:
+ Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình
+ Danh sách người có công với cách mạng được trợ cấp trợ cấp phương tiện dụng cụ chỉnh hình (theo mẫu số 04-CSSK)
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính, Sổ trang cấp dụng cụ chỉnh hình
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Tờ khai đề nghị trang cấp phương tiện dụng cụ chỉnh hình theo mẫu số 03-CSSK, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với Người có công với cách mạng
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Y tế hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với Người có công với cách mạng
Mẫu số 03-CSSK, Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Bộ Y tể
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI
NHẬN TRỢ CẤP PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP VÀ DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
(Kèm theo chỉ định của cơ sở y tế)
1. Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………..
2. Năm sinh: …………………………………………………………………………………………………
3. Đang hưởng trợ cấp: ……………………………………………………………………………………
4. Nơi quản lý trợ cấp: ……………………………………………………………………………………..
5. Số hồ sơ: ………………………………………………………………………………………………….
6. Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (nếu có) ……….%(Bằng chữ: …………………………………)
Tôi đề nghị được cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp sổ trợ cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình như sau:
STT | Loại phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và vật phẩm phụ |
1 |
|
2 |
|
... |
|
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền……… …………………………………………………… …………………………………………………… …………………………………………………… Ngày ……..tháng ……….năm ……. | Ngày…….tháng……năm …….. |
Ghi chú:
- UBND cấp xã xác nhận đối với người đang thường trú trên địa bàn.
- Cơ sở nuôi dưỡng thương bệnh binh và người có công xác nhận đối với người đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm.
12. Cấp Sổ trợ cấp ưu đãi trong Giáo dục - Đào tạo
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm định và đối chiếu với hồ sơ gốc nếu hồ sơ đủ điều kiện trình Giám đốc sở ký cấp sổ, đổi sổ và ra quyết định cấp sổ trợ cấp ưu đãi Giáo dục – Đào tạo;
- Bước 3. Khi có kết quả Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản sao Giấy khai sinh;
- Tờ khai đề nghị cấp Sổ trợ cấp ưu đãi Giáo dục - Đào tạo có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (theo mẫu số 01-ƯĐGD);
- Danh sách đề nghị cấp Sổ trợ cấp ưu đãi Giáo dục Đào tạo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính, Sổ ưu đãi
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Tờ khai cấp Sổ ưu đãi Giáo dục – Đào tạo theo mẫu số 01-ƯĐGD, ban hành kèm theo Thông tư số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động TBXH – Bộ Giáo dục Đào tạo – Bộ Tài chính
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ.
Mẫu số 01-ƯĐGD, Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Giáo dục Đào tạo – Bộ Tài chính
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
TỜ KHAI CẤP SỔ ƯU ĐÃI TRONG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
(kèm theo bản sao Giấy khai sinh của người hưởng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo)
Họ và tên người có công (1) ………………………………..là: (2) …………………………………...
Ngày tháng năm sinh:………………………….. Nam/Nữ ……………………………………………….
Số hồ sơ:…………………………………………………………………………………………………….
Nơi đăng ký thường trú: Xã (phường) …………….(Quận,huyện) …………………………………….
Tỉnh (thành phố) ……………………………………………………………………………………………..
Nơi đang quản lý chi trả trợ cấp: …………………………………………………………………………..
Tôi là (3) …………………………………….quan hệ với người có công(4): …………………………
Đề nghị cấp sổ ưu đãi giáo dục, đào tạo đối với:
STT | Họ và tên (5) | Ngày, tháng, năm sinh | Quan hệ với người có công |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
…… |
|
|
|
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (6) Ông/bà…………………………………………… Thủ trưởng đơn vị | ..........,ngày…….tháng……năm …….. |
Ghi chú
(1)- Ghi rõ họ tên người có công
(2)- Ghi rõ loại đối tượng người có công với cách mạng (nếu là thương binh, bệnh binh thì ghi thêm tỷ lệ mất sức lao động),
(3)- Ghi họ tên người đứng khai.
(4)- Ghi quan hệ người đứng khai với người có công.
(5)- Ghi rõ họ và tên học sinh, sinh viên được hưởng trợ cấp.
(6)- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền:
+ Trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công xác nhận người có công với cách mạng do Trung tâm quản lý.
+ Đơn vị quân đội, công an có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận người có công với cách mạng do đơn vị quân đội, công an quản lý.
+ Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn lại đang thường trú tại xã.
13. Trợ cấp ưu đãi trong Giáo dục - Đào tạo
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công kiểm tra danh sách và sổ ưu đãi, nếu đủ điều kiện, trình Giám đốc sở ký trợ cấp ưu đãi giáo dục – đào tạo.
- Bước 3. Khi có kết quả Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Sổ trợ cấp ưu đãi giáo dục – đào tạo có xác nhận nhà trường nơi đang theo học (bản chính);
- Danh sách đề nghị trợ cấp ưu giám đốc, đào tạo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện lập.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 16/2006/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 20/11/2006 của Bộ Lao động TBXH - Bộ Giáo dục Đào tạo - Bộ Tài chính hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ.
14. Trợ cấp tuất, mai táng phí cho Người có công với cách mạng từ trần và thân nhân của họ
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công kiểm tra, tra cứu danh sách hồ sơ gốc đang quản lý; nếu đủ điều kiện thì hoàn chỉnh các thủ tục liên quan trình Giám đốc sở ký Quyết định trợ cấp tuất, mai táng phí.
- Bước 3. Khi có kết quả Phòng Người có công chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp;
- Bản sao của thân nhân người có công với cách mạng từ trần có chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xác nhận (mẫu số 12-TT1);
- Danh sách đề nghị giải quyết trợ cấp tuất, mai táng phí cho Người có công của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Bản khai của thân nhân người có công theo mẫu số 12-TT1, ban hành kèm theo thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Mẫu số 12-TT1, Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KHAI CỦA THÂN NHÂN
NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TỪ TRẦN
Họ và tên người từ trần:…………………………………………….. Năm sinh………………………
Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………………..
Trú quán: …………………………………………………………………………………………………..
Thuộc đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi: ………………………………………………………………..
Số sổ trợ cấp: ……………………………………………………………………………………………..
Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (nếu có): …………………………………………………………..
Từ trần ngày …………. tháng………. năm ……..Theo giấy khai tử số .... Ngày…………tháng…… năm …….của UBND xã ………………………..
Trợ cấp đã được nhận hết tháng……………. năm .... Mức trợ cấp: …………………………..đồng
Họ tên người nhận tiền mai táng phí và 3 tháng trợ cấp phụ cấp: ……………………………………
Nguyên quán: ……………………………………………………………………………………………..
Trú quán: …………………………………………………………………………………………………..
Quan hệ với người có công với cách mạng từ trần…………………………………………………..
DANH SÁCH THÂN NHÂN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TUẤT TỪ TRẦN (Nếu có)
TT | Họ và tên | Năm sinh | Quan hệ với người chết | Nghề nghiệp hiện tại |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
……….ngày…..tháng…..năm…… | ……….ngày…..tháng…..năm…… |
15. Trợ cấp một lần đối với thân nhân người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày và người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc chết trước ngày 01/01/1995 (thân nhân người có công)
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì trình Giám đốc sở ký Quyết định trợ cấp 1 lần;
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản khai của thân nhân hoặc đại diện người thừa kế theo pháp luật (mẫu số 11) (bản chính)
- Danh sách đề nghị giải quyết trợ cấp một lần đối với thân nhân người có công đã chết trước ngày 01/01/1995;
- Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau:
- Kỷ niệm chương người bị địch bắt tù đày hoặc quyết định trợ cấp một lần của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Huân chương, Huy chương Kháng chiến; Huân chương, Huy chương Chiến thắng; Giấy chứng nhận khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến.
- Bằng “Tổ quốc ghi công” hoặc giấy báo tử hoặc giấy chứng nhận hy sinh đối với liệt sỹ hy sinh từ 30/5/1995 trở về trước
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Bản khai của thân nhân người có công theo mẫu số 11, ban hành kèm theo thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Mẫu số 11 - Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KHAI CỦA THÂN NHÂN
(người có công với cách mạng)
1/ Phần khai về thân nhân (người đứng khai);
Họ và tên:……………………………………………. Năm sinh:………………………………………
Nguyên quán: ………………………………………………………………………………………………
Trú quán: …………………………………………………………………………………………………….
Quan hệ với người có công với cách mạng: (vợ, chồng, cha, mẹ, con…..)………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………
2/ Phần khai về người có công:
Họ và tên:……………………………………………. Năm sinh:…………………………………………
Nguyên quán: ………………………………………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu trước khi chết (trừ liệt sĩ): ………………………………………………………..
Đã chết ngày:……….. tháng……… năm …….tại……………………………………………………….
Là đối tượng: (LTCM, TKN, HĐKC, địch bắt tù, đày): ………………………………………………….
Thuộc diện hưởng một trợ cấp đối với: …………………………………………………………………
Giấy chứng nhận kèm theo (Quyết định; giấy chứng nhận; lý lịch; giấy báo tử; giấy khai tử; biên bản của gia đình, họ tộc ...) ………………………………………………………………………………
-………
-………
Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
……..ngày ……..tháng ……….năm 200…. Ông (bà)………………………………………… Hiện cư trú tại…………………………………… là………………của ông (bà)……………………… (tên người có công) đã chết ngày……….tháng ….năm ……. Đề nghị được giải quyết trợ cấp một lần. TM. ỦY BAN NHÂN DÂN | Người khai |
16. Trợ cấp mai táng phí cho thân nhân đối tượng hưởng trợ cấp 1 lần theo quyết định 290; cựu thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công đối chiếu với hồ sơ lưu tại Sở; nếu đủ điều kiện, lập văn bản trình Giám đốc sở ký đề nghị UBND tỉnh ban hành Quyết định trợ cấp mai táng phí;
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị của thân nhân đối tượng có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú;
- Giấy chứng tử;
- Công văn đề nghị của UBND xã, thị trấn (theo mẫu 7C);
- Bản trích sao danh sách đề nghị hưởng chế độ một lần theo quyết định Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ hoặc bản sao một trong các Quyết định được hưởng trợ cấp 1 lần (phục viên, xuất ngũ; thôi việc; trợ cấp một lần) hoặc bản sao quyết định hưởng chế độ BHYT;
- Công văn đề nghị của Chủ tịch UBND huyện (theo mẫu 8C) kèm danh sách đối tượng được hưởng chế độ mai táng phí (theo mẫu 9E).
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thục hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của đảng và Nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/2005 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 26/2/2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT ngày 7/12/2005 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg .
17. Cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng hưởng trợ cấp một lần theo quyết định 290; Cựu thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công kiểm tra hồ sơ sơ, nếu đủ điều kiện thì lập văn bản trình Giám đốc sở ký đề nghị UBND tỉnh ban hành Quyết định cấp thẻ BHYT cho các đối tượng.
- Bước 3. Khi có kết quả Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị của đối tượng có xác nhận của của chính quyền địa phương nơi cư trú;
- Bản trích sao danh sách đề nghị hưởng chế độ một lần theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ hoặc bản sao một trong các Quyết định được hưởng trợ cấp 1 lần (phục viên, xuất ngũ, thôi việc…..), trường hợp đối tượng không còn các quyết định trợ cấp 1 lần thì làm bản khai nêu rõ quá trình tham gia kháng chiến chống Mỹ và công tác được hội đồng chính sách xã xem xét, đề nghị.
- Công văn đề nghị của UBND cấp xã nơi đối tượng cư trú (theo mẫu 7B);
- Công văn đề nghị của Chủ tịch UBND cấp huyện (theo mẫu 8B) kèm danh sách đối tượng được hưởng chế độ BHYT (theo mẫu 9D)
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thục hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của đảng và Nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/2005 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ;
- Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 26/2/2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT ngày 7/12/2005 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg .
18. Trợ cấp mai táng phí cho thân nhân đối tượng Cựu chiến binh
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm tra hồ sơ tại Sở, nếu đủ điều kiện, lập văn bản trình Giám đốc sở ký đề nghị UBND tỉnh ra Quyết định trợ cấp mai táng phí;
- Bước 3. Khi có kết quả Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản khai của thân nhân đối tượng có xác nhận của Hội cựu chiến binh, chính quyền địa phương nơi cư trú (theo mẫu 1b);
- Công văn đề nghị của UBND xã, thị trấn (theo mẫu 2b) kèm theo danh sách (theo mẫu 4b);
- Công văn đề nghị của Chủ tịch UBND huyện (theo mẫu 3b) kèm danh sách đối tượng được hưởng chế độ mai táng phí (theo mẫu 4b)
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thục hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Bản khai của thân nhân đối tượng có xác nhận của Hội cựu chiến binh, chính quyền địa phương nơi cư trú theo mẫu 1b, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25/7/2007.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Cựu chiến binh ngày 07/10/2005;
- Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh;
- Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25/7/2007 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ.
Mẫu 1b, ban hành kèm theo Thông tư số 10/2007/TT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25/7/2007
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KHAI
Đề nghị hưởng chế độ mai táng phí theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ
1. Phần khai về đối tượng
Họ và tên:………………………………………………………………………. Nam, nữ………………..
Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………………………..
Quê quán: ……………………………………………………………………………………………………
Vào Đảng: …………………………………… Chính thức: ……………………………………………….
Nhập ngũ (hoặc tham gia kháng chiến) ngày…………. tháng……… năm …………….
Đơn vị hoặc cơ quan: ………………………………………………………………………………………
Về gia đình từ ngày…………….. tháng…………… năm ………………………………………………..
Đã từ trần ngày………….. tháng……….. năm …………… tại …………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
2. Phần khai về thân nhân của đối tượng
Họ và tên:……………………………………………. Nam ,nữ:………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………………………………
Quê quán: ……………………………………………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………
Quan hệ với người chết………………………….………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………
Những người cùng hàng thừa kế gồm: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
3. Người đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị (đối với trường hợp không còn thân nhân).
Họ và tên người đại diện:…………………………………………… Năm sinh: ………………………
Cấp bậc chức vụ:…………………………………………………………………………………………..
Chịu trách nhiệm khai về đối tượng tại điểm (1) dựa vào hồ sơ, lý lịch, giấy tờ hợp pháp khác có liên quan của đương sự do cơ quan, đơn vị đang quản lý để xác nhận.
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Khai tại: ………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
|
| ……….,Ngày ... tháng….. năm 200.... |
Người đại diện khai | Xác nhận của Hội CCB xã, phường, thị trấn | Thủ trưởng |
19. Cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng Cựu chiến binh
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì lập văn bản trình Giám đốc sở ký đề nghị UBND tỉnh duyệt ký Quyết định hưởng chế độ bảo hiểm y tế, mua và cấp thẻ BHYT cho các đối tượng.
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Cá nhân làm bản khai đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm y tế có xác nhận của Hội cựu chiến binh nơi cư trú (theo mẫu 1a);
- Công văn của UBND cấp xã đề nghị cấp Thẻ bảo hiểm y tế đối với Cựu chiến binh (theo mẫu 2a; kèm danh sách theo mẫu 4a);
- Công văn đề nghị của Chủ tịch UBND huyện (theo mẫu 3a) kèm danh sách đối tượng được hưởng chế độ BHYT (theo mẫu 4a)
b) Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Cá nhân làm bản khai đề nghị hưởng chế độ bảo hiểm y tế có xác nhận của Hội cựu chiến binh nơi cư trú theo mẫu 1a, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25/7/2007.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh Cựu chiến binh ngày 07/10/2005;
- Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh;
- Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25/7/2007 của liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12/12/2006 của Chính phủ.
Mẫu 1a, Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10/2007/TT-BLĐTBXH-HCCBVN-BTC-BQP ngày 25/07/2007
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KHAI CÁ NHÂN
Đề nghị hưởng chế độ BHYT theo Nghị định số 150/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ
Họ và tên:…………………………………………Bí danh:……………………………………. Nam, nữ.
Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………………………..
Quê quán: ……………………………………………………………………………………………………
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………
Vào Đảng: …………………………………… Chính thức: ……………………………………………….
Nhập ngũ (hoặc tham gia kháng chiến) ngày…………. tháng……… năm …………………………..
Đơn vị hoặc cơ quan: ………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Về gia đình từ ngày…………….. tháng…………… năm ………………………………………………..
Khen thưởng (Huân chương, huy chương, bằng khen, giấy khen………………………………):……
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Lý do chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Các giấy tờ liên quan đến tham gia kháng chiến (Lý lịch quân nhân, lý lịch đảng viên, quyết định phục viên, xuất ngũ ....)
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan lời khai trên đây là đúng, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| …………Ngày ... tháng ... năm ………. |
20. Xác nhận danh sách đề nghị cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho người có công với cách mạng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công kiểm tra danh sách và đối chiếu với hồ sơ gốc lưu tại Sở, nếu đủ điều kiện trình Giám đốc ký danh sách đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp Thẻ khám chữa bệnh và chuyển danh sách cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản khai cá nhân (theo mẫu số 13) có xác nhận của UBND cấp xã
- Danh sách đề nghị cấp Thẻ bảo hiểm của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện;
b) Số lượng hồ sơ: Văn bản không quy định
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Danh sách đề nghị cấp Thẻ khám chữa bệnh
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Bản khai đề nghị cấp Thẻ BHYT cho người có công theo mẫu số 13, ban hành kèm theo thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 28/5/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Mẫu số 13 - Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
BẢN KHAI CÁ NHÂN
Họ và tên:…………………………………………………………….. Năm sinh:………………………
Nguyên quán:……………………………………………………………………………………………..
Trú quán: …………………………………………………………………………………………..………..
Nghề nghiệp, chức vụ hiện nay (Nhân dân, Hưu trí, Mất sức lao động, cán bộ xã, ………………
………………………………………………………………………………………………………………..)
Đã được hưởng trợ cấp: …………………………………………………………………………………..
- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
- Thân nhân liệt sỹ.
- Người hoạt động kháng chiến.
- ……………………………………………………………………………………………………………..
- ……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………….
Tôi chưa được cấp Thẻ khám chữa bệnh, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp Thẻ khám chữa bệnh./.
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ………. Nội dung đã kê khai và chữ ký của ông (bà) …………………………………………..là đúng. ……ngày… tháng... năm .... | …….ngày……tháng…..năm ……… |
21. Cấp, đổi lại Bằng Tổ quốc ghi công
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nộp hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công kiểm tra và đối chiếu hồ sơ gốc, nếu đủ điều kiện thì lập danh sách đề nghị đổi lại Bằng Tổ quốc ghi công kèm tờ trình gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Người có công);
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: Quy định tại Thông tư
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp, đổi lại Bằng Tổ quốc ghi công có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú (bản chính);
- Bằng Tổ quốc ghi công cũ (Bằng hư hỏng, rách nát);
- Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị cấp, đổi lại Bằng Tổ quốc ghi công của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Bằng Tổ quốc ghi công
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16/01/2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
22. Di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công;
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm định, lập phiếu di chuyển và kèm theo toàn bộ hồ sơ gốc của người có công với cách mạng đã niêm phong giao cho người có công hoặc thân thân người có công với cách mạng, hướng dẫn đối tượng trực tiếp nộp hồ sơ tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nơi cư trú mới.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy (hoặc đơn) đề nghị di chuyển hồ sơ của Người có công với cách mạng;
- Bản sao sổ hộ khẩu nơi cư trú mới, hoặc bản sao sổ tạm trú dài hạn nơi cư trú mới;
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Trong ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy giới thiệu di chuyển hồ sơ và trợ cấp ưu đãi
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16/01/2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
23. Tiếp nhận hồ sơ người có công với cách mạng
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cơ quan chính sách của Quân đội, Công an hoặc người có công với cách mạng trực tiếp chuyển hồ sơ về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công thẩm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định, thì gửi văn bản trao đổi, yêu cầu cơ quan Quân đội, Công an (nơi di chuyển hồ sơ) kiểm tra bổ sung hoặc lập lại hồ sơ theo quy định; nếu hồ sơ đủ điều kiện, trình Giám đốc Sở ban hành quyết định tiếp nhận và chi trả trợ cấp
- Bước 3. Sau khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Hồ sơ người có công ngoại tỉnh:
- Bao gồm toàn bộ hồ sơ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đối tượng chuyển đi (có đóng dấu niêm phong)
- Hồ sơ người có công với cách mạng do quân đội, công an chuyển đến:
- Giấy giới thiệu di chuyển của cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an kèm 01 bộ hồ sơ bản gốc (trong đó có 02 quyết định trợ cấp, 02 phiếu trợ cấp) có đóng dấu niêm phong;
- Riêng đối với thương binh trong quân đội, công an được xác nhận trước ngày 31/12/1994 khi xuất ngũ mà hồ sơ không đủ theo quy định (do thất lạc) thì hồ sơ gồm:
+ 02 bản trích lục hồ sơ thương tật của thương binh (theo sổ hoặc danh sách hiện đang quản lý) do Thủ trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng (đối với quân nhân) hoặc Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Công an (đối với công an nhân dân) ký tên và đóng dấu (mẫu số 5 - TB5) thay cho hồ sơ thương binh.
+ 01 giấy chứng nhận thương binh do quân đội, công an cấp cho cá nhân giữ (xuất trình khi nộp hồ sơ cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi chuyển đến).
+ 01 giấy giới thiệu di chuyển hồ sơ xác nhận cụ thể mức trợ cấp và thời gian thôi hưởng trợ cấp ở quân đội (mẫu số 5-TB6)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI;
- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
- Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
- Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH ngày 16/01/2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội bổ sung, sửa đổi một số điểm của Thông tư 07/2006/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn bổ sung việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
24. Di chuyển hài cốt Liệt sỹ
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Thân nhân Liệt sỹ nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Người có công.
- Bước 2. Phòng Người có công kiểm tra thủ tục, nếu đủ điều kiện thì trình Giám đốc Sở cấp Giấy giới thiệu di chuyển hài cốt Liệt sỹ.
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Người có công chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho thân nhân liệt sỹ theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy báo tin mộ Liệt sỹ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Giấy xác nhận mộ của cơ quan quản lý nghĩa trang nơi án táng mộ Liệt sỹ
- Giấy (hoặc Đơn) đề nghị di chuyển hài cốt liệt sỹ có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú;
- Giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sỹ của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện;
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận, giải quyết việc di chuyển hài cốt Liệt sỹ
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 16/2007/NĐ-CP ngày 26/01/2007 của Chính phủ quy định về tìm kiếm, quy tập hài cốt Liệt sỹ, quản lý mộ, nghĩa trang, đài tưởng niệm, bia ghi tên Liệt sỹ;
- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 29/01/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thủ tục và mức hỗ trợ thân nhân liệt sỹ đi thăm viếng mộ liệt sỹ.
1. Thành lập trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cơ quan, tổ chức thành lập trường trung cấp nghề công lập nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Dạy nghề kiểm tra. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ thành lập trường tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.
- Bước 2. Hội đồng thẩm định tỉnh nghiên cứu, thẩm định hồ sơ sau 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Bước 3: Căn cứ kết quả thẩm định, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh.
- Bước 4: Sau khi có quyết định, Phòng dạy nghề chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho cơ quan, tổ chức theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập trường trung cấp nghề của cơ quan chủ quản (theo mẫu số 3a);
- Đề án thành lập trường trung cấp nghề (07 quyển), trong đó xác định rõ sự cần thiết thành lập trường, mục tiêu đào tạo, Tổ chức bộ máy và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trường, kế hoạch và tiến độ thực hiện đề án, hiệu quả kinh tế - xã hội (theo mẫu số 4);
- Dự thảo Điều lệ của trường;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trường, trong đó xác định rõ về diện tích, mốc giới, địa chỉ của khu đất xây dựng trường.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Văn bản đề nghị thành lập trường trung cấp nghề theo mẫu số 3a, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Đề án thành lập trường trung cấp nghề theo mẫu số 4, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
Trường trung cấp nghề công lập được thành lập khi có đề án đảm bảo các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường trung cấp nghề của Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp tỉnh.
b) Số nghề đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu là 3 nghề. Quy mô đào tạo tối thiểu 500 học sinh.
c) Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, trong đó:
- Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên giáo viên;
- Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% và đảm bảo có giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo.
d) Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:
- Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60:2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Cụ thể:
+ Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 30.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;
+ Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4 - 6 m2/chỗ thực hành;
+ Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;
+ Phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp;
+ Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của cán bộ, giáo viên và học tập của học sinh;
+ Có đủ diện tích để phục vụ cho học sinh và giáo viên rèn luyện thể chất theo tiêu chuẩn thiết kế;
+ Có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường.
- Thiết bị dạy nghề: Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định.
e) Về khả năng tài chính: Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trường trung cấp nghề. Nguồn vốn thành lập trường trung cấp nghề tối thiểu là 15 tỷ đồng Việt Nam, được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
Mẫu số 3a: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………. | ……., ngày …. tháng …. năm 20 …. |
Kính gửi: ……………………………………….
- Lý do thành lập trường: .....................................................................................
..........................................................................................................................
- Tên trường trung cấp nghề: ...............................................................................
- Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ..........................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................
- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .....................................................................
- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: .....................
- Nhiệm vụ chủ yếu của trường: ...........................................................................
- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: .......................................................................
- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: ............................................
- Diện tích đất sử dụng: …………….. Diện tích xây dựng: ......................................
- Vốn đầu tư: ......................................................................................................
- Thời hạn hoạt động: ..........................................................................................
(Kèm theo đề án thành lập trường trung cấp nghề)
Đề nghị Bộ, ngành …, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW ……… xem xét quyết định.
| (3) |
____________
(1) Tên cơ quan ra quyết định thành lập.
(2) Tên cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trường trung cấp nghề.
(3) Chức danh người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trường trung cấp nghề.
Mẫu số 4: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày tháng năm 20 ….
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
3. Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn.
4. Nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp nghề trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
5. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm hoặc cơ sở giáo dục khác được đề nghị nâng cấp (đối với những trường được nâng cấp từ trung tâm dạy nghề hoặc cơ sở giáo dục khác hiện có).
a) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.
b) Về cơ sở vật chất.
c) Về thiết bị dạy nghề.
d) Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.
đ) Về chương trình, giáo trình dạy nghề.
e) Về kinh phí hoạt động.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG
I. Thông tin chung về trường trung cấp nghề đề nghị thành lập:
- Tên trường trung cấp nghề: ...............................................................................
Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ............................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính của trường: ........................................................................
- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: .....................
- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .....................................................................
- Cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ....................................................................
- Họ và tên người dự kiến làm Hiệu trưởng: ..........................................................
(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)
- Chức năng, nhiệm vụ của trường: ......................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
II. Mục tiêu đào tạo của trường trung cấp nghề:
1. Mục tiêu chung:
2. Mục tiêu cụ thể: Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.
Số TT | Tên nghề và trình độ đào tạo | Thời gian đào tạo | Dự kiến tuyển sinh đến năm 20 … | ||||
20 .. | 20 .. | 20 .. | 20 .. | 20 .. | |||
I | Trung cấp nghề |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… | …………. |
|
|
|
|
|
|
II | Sơ cấp nghề |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… | …………. |
|
|
|
|
|
|
III | Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
III. Cơ cấu tổ chức của trường
1. Cơ cấu tổ chức:
- Ban Giám hiệu;
- Hội đồng trường (đối với trường trung cấp nghề công lập) hoặc Hội đồng quản trị (đối với trường trung cấp nghề tư thục);
- Các phòng chức năng;
- Các khoa chuyên môn;
- Các Bộ môn trực thuộc trường;
- Các Hội đồng tư vấn;
- Các tổ chức Đảng, đoàn thể.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám hiệu, các Hội đồng và các phòng, khoa, Bộ môn.
IV. Các Điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trường
1. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề
a) Cơ sở vật chất:
- Diện tích đất sử dụng:
+ Đất xây dựng:
+ Đất lưu không:
- Diện tích xây dựng:
+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.
+ Khu phục vụ: thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế …
+ Các hạng mục khác …
b) Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề (tên, số lượng, năm sản xuất).
2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:
- Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.
- Số lượng, trình độ đào tạo, sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên theo từng nghề đào tạo.
3. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho từng nghề đào tạo.
4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án:
- Nguồn vốn;
- Kế hoạch sử dụng vốn.
Phần thứ ba
KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.
2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.
3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.
4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.
5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.
Phần thứ tư
HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Về kinh tế.
2. Về xã hội, môi trường.
3. Tính bền vững của đề án.
(1) | (2) |
____________
(1) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có).
(2) Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập đề án.
2. Thành lập trung tâm dạy nghề tư thục thuộc tỉnh.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cơ quan, tổ chức thành lập trường trung cấp nghề tư thục nộp hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Dạy nghề kiểm tra. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ thành lập trường tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.
- Bước 2. Hội đồng thẩm định tỉnh nghiên cứu, thẩm định hồ sơ sau 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Bước 3: Căn cứ kết quả thẩm định, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh.
- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả kết quả cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị của tổ chức xác định, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân về việc thành lập trường trung cấp nghề tư thục (theo mẫu số 3b);
- Đề án thành lập trường trung cấp nghề (07 quyển), trong đó xác định rõ sự cần thiết thành lập trường, mục tiêu đào tạo, tổ chức bộ máy và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trường, kế hoạch và tiến độ thực hiện đề án, hiệu quả kinh tế - xã hội (theo mẫu số 4);
- Dự thảo Điều lệ của trường
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất hoặc văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trường, trong đó xác định rõ về diện tích, mốc giới, địa chỉ của khu đất xây dựng trường.
- Văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại (nơi tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp nghề mở tài khoản) về số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường cá cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng trường và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường sau khi được thành lập.
- Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập trường (nếu có).
- Đối với trường trung cấp nghề tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, hồ sơ còn cần phải bổ sung:
+ Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường;
+ Danh sách và hình thức góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập trường;
+ Danh sách các thành viên Ban sáng lập thành lập trường;
+ Danh sách, biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn;
+ Dự kiến Chủ tịch Hội đồng quản trị của nhà trường.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Đơn đề nghị thành lập trường trung cấp nghề theo mẫu số 3b, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Đề án thành lập trung tâm dạy nghề theo mẫu số 4, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
Trường trung cấp nghề tư thục được thành lập khi có đề án đảm bảo các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường trung cấp nghề của Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp tỉnh.
b) Số nghề đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu là 3 nghề. Quy mô đào tạo tối thiểu là 100 học sinh.
c) Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, trong đó:
- Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;
- Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 50% và đảm bảo có giáo viên cơ hữu cho từng nghề đào tạo.
d) Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:
- Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60:2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Cụ thể:
+ Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 30.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;
+ Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,5 m2/chỗ học, diện tích phòng học thực hành tối thiểu từ 4-6 m2/chỗ thực hành;
+ Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp.
+ Thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của cán bộ, giáo viên và học tập của học sinh;
+ Có đủ dung tích để phục vụ cho học sinh và giáo viên rèn luyện thể chất theo tiêu chuẩn thiết kế;
+ Có phòng y tế với trang thiết bị đáp ứng tối thiểu điều kiện chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, giáo viên và học sinh trong trường.
- Thiết bị dạy nghề: Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định.
e) Về khả năng tài chính: Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trường trung cấp nghề. Nguồn vốn thành lập trường trung cấp nghề tối thiểu là 15 tỷ đồng Việt Nam, được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất đai.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
Mẫu số 3b: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày tháng năm 20 ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
Kính gửi: UBND tỉnh (thành phố trực thuộc TW) ……………..
- Họ và tên người đại diện tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị thành lập trường:
..........................................................................................................................
- Ngày, tháng, năm sinh: .....................................................................................
- Số chứng minh thư nhân dân, ngày, tháng cấp, nơi cấp: .....................................
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (nếu là cá nhân): ...............................................
- Tên trường trung cấp nghề: ...............................................................................
- Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ..........................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................
- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .....................................................................
- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: .....................
- Nhiệm vụ chủ yếu của trường: ...........................................................................
- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: .......................................................................
- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: ............................................
- Diện tích đất sử dụng: …………….. Diện tích xây dựng: ......................................
- Vốn đầu tư: ......................................................................................................
- Thời hạn hoạt động: ..........................................................................................
(Kèm theo đề án thành lập trường trung cấp nghề)
Tôi xin chấp hành đúng những quy định về dạy nghề và pháp luật có liên quan của Nhà nước.
Đề nghị UBND tỉnh (thành phố) trực thuộc TW ……… xem xét quyết định.
| (1) |
____________
(1) Chức danh của người đại diện tổ chức hoặc cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp nghề.
Mẫu số 4: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày tháng năm 20 ….
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
3. Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn.
4. Nhu cầu đào tạo trình độ trung cấp nghề trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
5. Quá trình hình thành và phát triển của trung tâm hoặc cơ sở giáo dục khác được đề nghị nâng cấp (đối với những trường được nâng cấp từ trung tâm dạy nghề hoặc cơ sở giáo dục khác hiện có).
a) Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.
b) Về cơ sở vật chất.
c) Về thiết bị dạy nghề.
d) Về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.
đ) Về chương trình, giáo trình dạy nghề.
e) Về kinh phí hoạt động.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG
I. Thông tin chung về trường trung cấp nghề đề nghị thành lập:
- Tên trường trung cấp nghề: ...............................................................................
Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ............................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính của trường: ........................................................................
- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: .....................
- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .....................................................................
- Cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ....................................................................
- Họ và tên người dự kiến làm Hiệu trưởng: ..........................................................
(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)
- Chức năng, nhiệm vụ của trường: ......................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
II. Mục tiêu đào tạo của trường trung cấp nghề:
1. Mục tiêu chung:
2. Mục tiêu cụ thể: Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.
Số TT | Tên nghề và trình độ đào tạo | Thời gian đào tạo | Dự kiến tuyển sinh đến năm 20 … | ||||
20 .. | 20 .. | 20 .. | 20 .. | 20 .. | |||
I | Trung cấp nghề |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… | …………. |
|
|
|
|
|
|
II | Sơ cấp nghề |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… | …………. |
|
|
|
|
|
|
III | Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
III. Cơ cấu tổ chức của trường
1. Cơ cấu tổ chức:
- Ban Giám hiệu;
- Hội đồng trường (đối với trường trung cấp nghề công lập) hoặc Hội đồng quản trị (đối với trường trung cấp nghề tư thục);
- Các phòng chức năng;
- Các khoa chuyên môn;
- Các Bộ môn trực thuộc trường;
- Các Hội đồng tư vấn;
- Các tổ chức Đảng, đoàn thể.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám hiệu, các Hội đồng và các phòng, khoa, Bộ môn.
IV. Các Điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trường
1. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề
a) Cơ sở vật chất:
- Diện tích đất sử dụng:
+ Đất xây dựng:
+ Đất lưu không:
- Diện tích xây dựng:
+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.
+ Khu phục vụ: thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, y tế …
+ Các hạng mục khác …
b) Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề (tên, số lượng, năm sản xuất).
2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:
- Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.
- Số lượng, trình độ đào tạo, sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên theo từng nghề đào tạo.
3. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho từng nghề đào tạo.
4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án:
- Nguồn vốn;
- Kế hoạch sử dụng vốn.
Phần thứ ba
KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.
2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.
3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.
4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.
5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.
Phần thứ tư
HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Về kinh tế.
2. Về xã hội, môi trường.
3. Tính bền vững của đề án.
(1) | (2) |
____________
(1) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có).
(2) Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập đề án.
3. Thành lập trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cơ quan, tổ chức thành lập trung tâm dạy nghề nộp hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Dạy nghề kiểm tra. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ thành lập trường tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.
- Bước 2. Hội đồng thẩm định tỉnh nghiên cứu, thẩm định hồ sơ sau 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Bước 3: Căn cứ kết quả thẩm định, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập trường trung cấp nghề công lập thuộc tỉnh.
- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả kết quả cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập trung dạy nghề của cơ quan chủ quản (theo mẫu số 5a);
- Đề án thành lập trường trung cấp nghề (07 quyển), trong đó xác định rõ sự cần thiết thành lập trường, mục tiêu đào tạo, tổ chức bộ máy và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trung tâm, kế hoạch và tiến độ thực hiện đề án, hiệu quả kinh tế - xã hội (theo mẫu số 6);
- Dự kiến số lượng giáo viên đảm bảo phù hợp với quy mô, trình độ cho từng nghề đào tạo của trung tâm.
- Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất hoặc văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trung tâm, trong đó xác định rõ về diện tích, mốc giới, địa chỉ của khu đất xây dựng trung tâm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Văn bản đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề theo mẫu số 5a, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Đề án thành lập trung tâm dạy nghề theo mẫu số 6, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
Trung tâm dạy nghề được thành lập khi có đề án đảm bảo các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trung tâm dạy nghề của Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp tỉnh.
b) Quy mô đào tạo tối thiểu 150 học sinh.
c) Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, trong đó:
- Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;
- Phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề tổ chức đào tạo.
d) Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:
- Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60:2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Cụ thể:
+ Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1.000 m2 đối với khu vực đô thị và 2.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;
+ Phòng học lý thuyết, thực hành đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,3 m2/01 học sinh quy đổi;
+ Xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/01 học sinh quy đổi.
- Thiết bị dạy nghề:
Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định.
e) Về khả năng tài chính:
Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trường trung cấp nghề. Nguồn vốn thành lập trường trung cấp nghề tối thiểu là 02 (hai) tỷ đồng Việt Nam, được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất đai.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
Mẫu số 5a: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
(1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../………. | ……., ngày …. tháng …. năm 20 …. |
Kính gửi: ……………………………………….
- Lý do thành lập trung tâm dạy nghề: ...................................................................
..........................................................................................................................
- Tên trung tâm dạy nghề: ....................................................................................
- Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ..........................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................
- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .....................................................................
- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: .....................
- Nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm dạy nghề: .........................................................
- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: .......................................................................
- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: ............................................
- Diện tích đất sử dụng: …………….. Diện tích xây dựng: ......................................
- Vốn đầu tư: ......................................................................................................
- Thời hạn hoạt động: ..........................................................................................
(Kèm theo đề án thành lập trung tâm dạy nghề)
Đề nghị Bộ, ngành …, UBND tỉnh/thành phố trực thuộc TW ……… xem xét quyết định.
| (3) |
____________
(1) Tên cơ quan ra quyết định thành lập.
(2) Tên cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề.
(3) Chức danh người đứng đầu cơ quan, đơn vị đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề.
Mẫu số 6: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày tháng năm 20 ….
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
3. Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn.
4. Nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp nghề trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
I. Thông tin chung về trung tâm dạy nghề đề nghị thành lập:
- Tên trung tâm dạy nghề: ....................................................................................
Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ............................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính của trung tâm: .....................................................................
- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: .....................
- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .....................................................................
- Cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ....................................................................
- Họ và tên người dự kiến làm Giám đốc: ..............................................................
(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)
- Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm: ..................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
II. Mục tiêu đào tạo của trung tâm dạy nghề:
1. Mục tiêu chung:
2. Mục tiêu cụ thể: Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.
Số TT | Tên nghề và trình độ đào tạo | Thời gian đào tạo | Dự kiến tuyển sinh đến năm 20 … | ||||
20 .. | 20 .. | 20 .. | 20 .. | 20 .. | |||
I | Sơ cấp nghề |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… | …………. |
|
|
|
|
|
|
II | Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
III. Cơ cấu tổ chức của trung tâm
1. Cơ cấu tổ chức:
- Ban Giám đốc;
- Các phòng chức năng;
- Các Tổ chuyên môn.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc, các phòng chức năng và các tổ chức chuyên môn.
IV. Các Điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trung tâm
1. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề
a) Cơ sở vật chất:
- Diện tích đất sử dụng:
+ Đất xây dựng:
+ Đất lưu không:
- Diện tích xây dựng:
+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.
+ Khu phục vụ: thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, …
+ Các hạng mục khác …
b) Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề (tên, số lượng, năm sản xuất).
2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:
- Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.
- Số lượng, trình độ đào tạo, sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên theo từng nghề đào tạo.
3. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho từng nghề đào tạo.
4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án:
- Nguồn vốn;
- Kế hoạch sử dụng vốn.
Phần thứ ba
KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.
2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.
3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.
4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.
5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.
Phần thứ tư
HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Về kinh tế.
2. Về xã hội, môi trường.
3. Tính bền vững của đề án.
(1) | (2) |
____________
(1) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có).
(2) Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập đề án.
4. Thành lập trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm dạy nghề tư thục nộp hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường và nêu rõ lý do;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Dạy nghề kiểm tra. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ thành lập trường tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.
- Bước 2. Hội đồng thẩm định tỉnh nghiên cứu, thẩm định hồ sơ sau 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Bước 3: Căn cứ kết quả thẩm định, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh.
- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả kết quả cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề (theo mẫu số 5b);
- Đề án thành lập trung tâm dạy nghề (07 quyển), trong đó xác định rõ sự cần thiết thành lập trung tâm, mục tiêu đào tạo, tổ chức bộ máy và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trung tâm, kế hoạch và tiến độ thực hiện đề án, hiệu quả kinh tế - xã hội (theo mẫu số 6);
- Dự kiến số lượng giáo viên đảm bảo phù hợp với quy mô, trình độ cho từng nghề đào tạo của trung tâm.
- Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất hoặc văn bản thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trung tâm, trong đó xác định rõ về diện tích, mốc giới, địa chỉ của khu đất xây dựng trung tâm.
- Văn bản xác nhận của ngân hàng thương mại (nơi tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề mở tài khoản) về số dư tiền gửi của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm và cam kết chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng trung tâm và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trung tâm sau khi được thành lập; Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập trung tâm.
- Đối với trung tâm dạy nghề tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên, hồ sơ còn phải bổ sung:
+ Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trung tâm của các thành viên góp vốn;
+ Danh sách các thành viên Ban sáng lập thành lập trung tâm;
+ Danh sách và hình thức góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập trung tâm;
+ Danh sách, biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Đơn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề theo mẫu số 5b, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Đề án thành lập trung tâm dạy nghề theo mẫu số 6, ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
Trung tâm dạy nghề được thành lập khi có đề án đảm bảo các điều kiện sau:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trung tâm dạy nghề của Bộ, cơ quan Trung ương của Tổ chức chính trị - xã hội, UBND cấp tỉnh.
b) Quy mô đào tạo tối thiểu 50 học sinh.
c) Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất, trình độ chuẩn và kỹ năng nghề theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH ngày 29/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề, trong đó:
- Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;
- Phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề tổ chức đào tạo.
d) Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:
- Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô, trình độ đào tạo của từng nghề và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60:2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Cụ thể:
+ Diện tích đất sử dụng tối thiểu là 1.000 m2 đối với khu vực đô thị và 2.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị;
+ Phòng học lý thuyết đáp ứng được quy mô đào tạo theo quy định. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu 1,3 m2/01 học sinh quy đổi;
+ Xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/01 học sinh quy đổi.
- Thiết bị dạy nghề:
Có đủ thiết bị dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với nghề, trình độ và quy mô đào tạo theo quy định.
e) Về khả năng tài chính:
Có đủ khả năng tài chính đảm bảo cho việc đầu tư và hoạt động của trường trung cấp nghề. Nguồn vốn thành lập trường trung cấp nghề tối thiểu là 02 (hai) tỷ đồng Việt Nam, được đóng góp bằng các nguồn vốn hợp pháp, không kể giá trị về đất đai.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
Mẫu số 5b: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày tháng năm 20 ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
Kính gửi: UBND tỉnh (thành phố trực thuộc TW) ……………..
- Họ và tên người đại diện tổ chức (hoặc cá nhân) đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề:
..........................................................................................................................
- Ngày, tháng, năm sinh: .....................................................................................
- Số chứng minh thư nhân dân, ngày, tháng cấp, nơi cấp: .....................................
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (nếu là cá nhân): ...............................................
- Tên trung tâm dạy nghề: ....................................................................................
- Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ..........................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính: ..........................................................................................
- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .....................................................................
- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: .....................
- Nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm dạy nghề: .........................................................
- Nghề đào tạo và trình độ đào tạo: .......................................................................
- Dự kiến quy mô tuyển sinh và đối tượng tuyển sinh: ............................................
- Diện tích đất sử dụng: …………….. Diện tích xây dựng: ......................................
- Vốn đầu tư: ......................................................................................................
- Thời hạn hoạt động: ..........................................................................................
(Kèm theo đề án thành lập trung tâm dạy nghề)
Tôi xin chấp hành đúng những quy định về dạy nghề và pháp luật có liên quan của Nhà nước.
Đề nghị UBND tỉnh (thành phố) trực thuộc TW ……… xem xét quyết định.
| (1) |
____________
(1) Chức danh của người đại diện tổ chức hoặc cá nhân đề nghị thành lập trung tâm.
Mẫu số 6: Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……., ngày tháng năm 20 ….
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT THÀNH LẬP TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
2. Tình hình nguồn nhân lực và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trên địa bàn (hoặc lĩnh vực).
3. Tình hình công tác dạy nghề trên địa bàn.
4. Nhu cầu đào tạo trình độ sơ cấp nghề trên địa bàn và các tỉnh lân cận.
Phần thứ hai
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO, TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
I. Thông tin chung về trung tâm dạy nghề đề nghị thành lập:
- Tên trung tâm dạy nghề: ....................................................................................
Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ............................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính của trung tâm: .....................................................................
- Số điện thoại: ………………………. Fax: …………………….. Email: .....................
- Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có): .....................................................................
- Cơ quan quản lý trực tiếp (nếu có): ....................................................................
- Họ và tên người dự kiến làm Giám đốc: ..............................................................
(Có sơ yếu lý lịch kèm theo)
- Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm: ..................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
II. Mục tiêu đào tạo của trung tâm dạy nghề:
1. Mục tiêu chung:
2. Mục tiêu cụ thể: Tên nghề, quy mô đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo.
Số TT | Tên nghề và trình độ đào tạo | Thời gian đào tạo | Dự kiến tuyển sinh đến năm 20 … | ||||
20 .. | 20 .. | 20 .. | 20 .. | 20 .. | |||
I | Sơ cấp nghề |
|
|
|
|
|
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
… | …………. |
|
|
|
|
|
|
II | Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
III. Cơ cấu tổ chức của trung tâm
1. Cơ cấu tổ chức:
- Ban Giám đốc;
- Các phòng chức năng;
- Các Tổ chuyên môn.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc, các phòng chức năng và các tổ chức chuyên môn.
IV. Các Điều kiện đảm bảo cho hoạt động của trung tâm
1. Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề
a) Cơ sở vật chất:
- Diện tích đất sử dụng:
+ Đất xây dựng:
+ Đất lưu không:
- Diện tích xây dựng:
+ Khu hiệu bộ, khu học lý thuyết, khu học thực hành.
+ Khu phục vụ: thư viện, thể thao, ký túc xá, nhà ăn, …
+ Các hạng mục khác …
b) Danh mục thiết bị, máy móc, phương tiện đào tạo theo từng nghề (tên, số lượng, năm sản xuất).
2. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề:
- Số lượng, trình độ đào tạo của đội ngũ cán bộ quản lý.
- Số lượng, trình độ đào tạo, sư phạm dạy nghề, kỹ năng nghề của đội ngũ giáo viên theo từng nghề đào tạo.
3. Chương trình, giáo trình, tài liệu dạy nghề cho từng nghề đào tạo.
4. Nguồn vốn và kế hoạch sử dụng vốn để thực hiện đề án:
- Nguồn vốn;
- Kế hoạch sử dụng vốn.
Phần thứ ba
KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kế hoạch và tiến độ xây dựng cơ sở vật chất.
2. Kế hoạch và tiến độ mua sắm thiết bị.
3. Kế hoạch và tiến độ tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề.
4. Kế hoạch và tiến độ phát triển chương trình, giáo trình.
5. Tổng hợp kế hoạch, tiến độ sử dụng nguồn vốn để thực hiện từng nội dung trên.
Phần thứ tư
HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Về kinh tế.
2. Về xã hội, môi trường.
3. Tính bền vững của đề án.
(1) | (2) |
____________
(1) Phê duyệt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp (nếu có).
(2) Người đứng đầu hoặc người đại diện cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân lập đề án.
5. Chia, tách, sáp nhập trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường / trung tâm và nêu rõ lý do;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Dạy nghề kiểm tra. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ chia, tách, sáp nhập trường/trung tâm tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.
- Bước 2. Hội đồng thẩm định tỉnh nghiên cứu, thẩm định hồ sơ sau 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
- Bước 3: Căn cứ kết quả thẩm định, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề.
- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả kết quả cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn của cơ quan chủ quản (đối với trường, trung tâm công lập); công văn của Hội đồng quản trị, cá nhân sở hữu trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm (đối với trường, trung tâm tư thục), trong đó nêu rõ lý do, mục đích của việc chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm; trụ sở chính, phân hiệu/cơ sở đào tạo của trường, trung tâm sau khi sáp nhập và trụ sở mới của trường, trung tâm sau khi chia, tách;
- Biên bản họp của Hội đồng quản trị trường/tổ chức hoặc những người góp vốn thành lập trung tâm về việc chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm (đối với trường, trung tâm tư thục);
- Đề án chia, tách, sáp nhập trường, trung tâm, trong đó làm rõ phương án sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, giáo viên dạy nghề, nhân viên, người lao động của trường, trung tâm; kế hoạch, thời gian dự kiến, lộ trình thực hiện việc chia, tách, sáp nhập; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề của cả nước trong từng thời kỳ và quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề của Bộ, cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Bảo đảm quyền lợi của cán bộ, giảng viên, giáo viên và người học nghề;
- Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
6. Giải thể trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề công lập thuộc tỉnh và trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề tư thục trên địa bàn tỉnh
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ quan, Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định hoặc trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể trường/trung tâm và nêu rõ lý do;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng dạy nghề kiểm tra. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ chia, tách, sáp nhập trường/trung tâm tới Hội đồng thẩm định để Tổ chức thẩm định.
- Bước 2: Hội đồng thẩm định tỉnh nghiên cứu, thẩm định hồ sơ sau 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Bước 3: Căn cứ kết quả thẩm định, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh ban hành quyết định giải thể trường trung cấp nghề/trung tâm dạy nghề.
- Bước 4: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả kết quả cho cơ quan, Tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Kết luận của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về dạy nghề hoặc cơ quan thực hiện chức năng thanh tra dạy nghề về kết quả thanh tra tình trạng thực tế của trường/trung tâm hoặc công văn đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc của Tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường, trung tâm trong đó nêu rõ lý do, mục đích giải thể của trường, trung tâm;
- Phương án giải quyết quyền lợi của cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên dạy nghề, nhân viên, người lao động, người học nghề và thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật. Việc giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề phải làm rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền lợi của cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên dạy nghề, nhân viên, người lao động, người học nghề, nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
Trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trường, trung tâm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
- Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động dạy nghề mà vẫn chưa khắc phục xong vi phạm;
- Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường, trung tâm không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường, trung tâm;
- Trường, trung tâm hết thời hạn hoạt động được ghi trong quy chế, điều lệ (nếu có).
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trung tâm dạy nghề và trung tâm dạy nghề.
7. Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề công lập, tư thục.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trường trung cấp nghề công lập, tư thục đăng ký hoạt động dạy nghề nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng dạy nghề.
- Bước 2: Phòng dạy nghề Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Khi có kết quả, Phòng dạy nghề chuyển Giấy chứng nhận cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho trường trung cấp nghề theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục l);
- Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 2);
- Riêng đối với trường trung cấp nghề trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các Tổ chức chính trị - xã hội, phải có thêm:
+ Bản sao quyết định thành lập trường;
+ Bản sao điều lệ trường trung cấp nghề đã được phê duyệt theo quy định.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 1, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 2, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
a) Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề
- Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
- Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:
+ Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh;
+ Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh.
- Có đủ thiết bị dạy nghề theo quy định đối với các nghề đào tạo đã có danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Trường hợp các nghề chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề, phải đảm bảo đủ thiết bị dạy nghề theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô dào tạo của các nghề đã đăng ký;
- Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:
+ Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;
+ Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% trong Tổng số giáo viên đối với trường trung cấp nghề công lập; 50% trong tổng số giáo viên đối với trường trung cấp nghề tư thục; phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
- Có đủ chương trình dạy nghề chi tiết được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề
- Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;
- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
- Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 24/2011/TT-BLĐTBXH ngày 21/9/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề.
PHỤ LỤC 1
MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐKHĐDN-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
Kính gửi: ………………………………………………..
1. Tên cơ sở đăng ký: ……………………………………………. (4)..............................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………. (5).............................................
Điện thoại: …………………. Fax: …………………….. Email:.....................................................
Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có):........................................................................
3. Quyết định thành lập (Giấy phép đầu tư): số …; Ngày tháng năm cấp:...................................
Cơ quan cấp:........................................................................................................................
4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu:...............................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu:...............................................................................................................
Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: ………………; Ngày tháng năm cấp:...................................
5. Đăng ký hoạt động dạy nghề (6):
- Tại trụ sở chính:
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………………………… (7)...........................
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: | ………….(8)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề (theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập);
(5) Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập;
(6) Liệt kê tên các nghề, mã nghề, trình độ đào tạo và dự kiến quy mô tuyển sinh từng nghề theo trình độ đào tạo trong 3 năm liên tục kể từ thời điểm đăng ký. Riêng đối với trình độ sơ cấp nghề, không phải ghi mã nghề.
(7) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề theo từng trình độ đào tạo cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.
(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
PHỤ LỤC 2
MẪU BÁO CÁO THỰC TRẠNG (DÀNH CHO CƠ SỞ DẠY NGHỀ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../BC-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN
I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của trường
1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của trường
- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình.
- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)
2. Các công trình, phòng học sử dụng chung
- Các phòng học được sử dụng chung
- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm; xưởng thực hành
- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá…)
3. Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung
II. Cán bộ quản lý, giáo viên
1. Cán bộ quản lý và giáo viên
Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: ……… trong đó:
- Cán bộ quản lý:
- Giáo viên: Tổng số: ………… trong đó:
+ Cơ hữu: ………………… + Thỉnh giảng: ………………. + Kiêm chức: ………………..
2. Danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung của trường
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (4)
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, GIÁO VIÊN, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ ĐÀO TẠO
A. Tại trụ sở chính
I. Nghề: ………….; trình độ đào tạo: ……….. (5)
1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
1.1. Cơ sở vật chất (6)
- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề
- Số phòng/xưởng thực hành nghề
1.2. Thiết bị dạy nghề
TT | Tên thiết bị dạy nghề | Đơn vị | Số lượng |
1 |
|
|
|
… |
|
|
|
2. Giáo viên dạy nghề
- Tổng số giáo viên của nghề:
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:
- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/môđun được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/môđun được phân công giảng dạy | Tổng số giờ giảng dạy/năm |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (7)
3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy
- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (8)
- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề
II. Nghề: ……………….. (thứ hai) ………….; trình độ đào tạo: ……………………….. (9)
............................................................................................................................................
B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (10)
(Trình bày tương tự như mục A nêu trên).................................................................................
............................................................................................................................................
Nơi nhận: | ……………….(11)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4), (7) Hồ sơ minh chứng giáo viên:
Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là giáo viên thỉnh giảng);
- Văn bằng đào tạo chuyên môn;
- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật);
(5) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên
(6) Nếu cơ sở dạy nghề tư thục phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.
(8) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề;
- Chương trình dạy nghề chi tiết.
(9) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;
(10) Trong trường hợp, có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;
(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
8. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề công lập, tư thục
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trường trung cấp nghề công lập, tư thục đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng dạy nghề.
- Bước 2: Phòng dạy nghề kiểm tra, thẩm định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Khi có kết quả, Phòng dạy nghề chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho trường trung cấp nghề theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 5);
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 6);
- Riêng đối với việc đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp: chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo khác đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo khác là nơi trực tiếp Tổ chức dạy nghề; thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo mới mà có tổ chức hoạt động dạy nghề; mở thêm địa điểm dạy nghề mới hoặc liên kết với các Tổ chức, cá nhân có Tổ chức hoạt động dạy nghề, hồ sơ cần bổ sung thêm:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
+ Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp;
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo khác hoặc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 5, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 6, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
a) Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề
- Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
- Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:
+ Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh;
+ Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh.
- Có đủ thiết bị dạy nghề theo quy định đối với các nghề đào tạo đã có danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành. Trường hợp các nghề chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề, phải đảm bảo đủ thiết bị dạy nghề theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của các nghề đã đăng ký;
- Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:
+ Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;
+ Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% trong tổng số giáo viên đối với trường trung cấp nghề công lập; 50% trong tổng số giáo viên đối với trường trung cấp nghề tư thục; phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
- Có đủ chương trình dạy nghề chi tiết được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề
- Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;
- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được Tổ chức đào tạo;
- Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.
PHỤ LỤC 5
MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐKBSDN- …(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
Kính gửi: ……………………………………………….
1. Tên cơ sở đăng ký:............................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................................
Điện thoại: ……………..Fax: …………………Email:..................................................................
3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: …………ngày …...tháng……năm…………
4. Nội dung đăng ký bổ sung (4):
- ..........................................................................................................................................
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.
Nơi nhận: | ……………….(5)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Ghi cụ thể trường hợp đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa chỉ địa điểm liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.
(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
PHỤ LỤC 6
MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../BC-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề
1. Lý do đăng ký bổ sung
2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề
A. Trụ sở chính
I. Nghề: … …; trình độ đào tạo: …….(4)
1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (5)
1.1. Cơ sở vật chất
- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề
- Số phòng/xưởng thực hành nghề
1.2. Thiết bị dạy nghề
TT | Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật | Đơn vị tính | Số lượng |
1 |
|
|
|
… |
|
|
|
2. Giáo viên dạy nghề
- Tổng số giáo viên của nghề
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:
- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):
TT | Họ và tên | Trình độ ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/mô đun được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
- Giáo viên thỉnh giảng
TT | Họ và tên | Trình độ ngành nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/mô đun được phân công giảng dạy | Tổng số giờ giảng dạy/năm |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Có hồ sơ giáo viên minh chứng kèm theo) (6)
3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy
- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (7)
- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.
II. Nghề: … (thứ hai). …; trình độ đào tạo: …………(8)……
............................................................................................................................................
B. Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có) (9)
(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)
Nơi nhận: | ……………….(10)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên
(5) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục tư thục và doanh nghiệp tư nhân, phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;
(6) Hồ sơ minh chứng giáo viên:
Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);
- Văn bằng đào tạo chuyên môn;
- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật)
(7) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục hoặc doanh nghiệp;
- Chương trình dạy nghề chi tiết;
(8) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;
(9) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;
(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
9. Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề công lập, tư thục
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trung tâm dạy nghề công lập, tư thục đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng dạy nghề.
- Bước 2: Phòng dạy nghề Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh tổ chức kiểm tra các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Khi có kết quả, Phòng dạy nghề chuyển Giấy chứng nhận cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho trung tâm dạy nghề theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 1);
- Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 2);
- Riêng đối với trung tâm dạy nghề trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, phải có thêm:
+ Bản sao quyết định thành lập trung tâm;
+ Bản sao quy chế trung tâm dạy nghề đã được phê duyệt theo quy định.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 1, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 2, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
- Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;
- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
- Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.
PHỤ LỤC 1
MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐKHĐDN-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
Kính gửi: ………………………………………………..
1. Tên cơ sở đăng ký: ……………………………………………. (4)..............................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………. (5).............................................
Điện thoại: …………………. Fax: …………………….. Email:.....................................................
Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có):........................................................................
3. Quyết định thành lập (Giấy phép đầu tư): số …; Ngày tháng năm cấp:...................................
Cơ quan cấp:........................................................................................................................
4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu:...............................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu:...............................................................................................................
Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: ………………; Ngày tháng năm cấp:...................................
5. Đăng ký hoạt động dạy nghề (6):
- Tại trụ sở chính:
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………………………… (7)...........................
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: | ………….(8)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề (theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập);
(5) Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập;
(6) Liệt kê tên các nghề, mã nghề, trình độ đào tạo và dự kiến quy mô tuyển sinh từng nghề theo trình độ đào tạo trong 3 năm liên tục kể từ thời điểm đăng ký. Riêng đối với trình độ sơ cấp nghề, không phải ghi mã nghề.
(7) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề theo từng trình độ đào tạo cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.
(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
PHỤ LỤC 2
MẪU BÁO CÁO THỰC TRẠNG (DÀNH CHO CƠ SỞ DẠY NGHỀ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../BC-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN
I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của trường
1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của trường
- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình.
- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)
2. Các công trình, phòng học sử dụng chung
- Các phòng học được sử dụng chung
- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm; xưởng thực hành
- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá…)
3. Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung
II. Cán bộ quản lý, giáo viên
1. Cán bộ quản lý và giáo viên
Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: ……… trong đó:
- Cán bộ quản lý:
- Giáo viên: Tổng số: ………… trong đó:
+ Cơ hữu: ………………… + Thỉnh giảng: ………………. + Kiêm chức: ………………..
2. Danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung của trường
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (4)
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, GIÁO VIÊN, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ ĐÀO TẠO
A. Tại trụ sở chính
I. Nghề: ………….; trình độ đào tạo: ……….. (5)
1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
1.1. Cơ sở vật chất (6)
- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề
- Số phòng/xưởng thực hành nghề
1.2. Thiết bị dạy nghề
TT | Tên thiết bị dạy nghề | Đơn vị | Số lượng |
1 |
|
|
|
… |
|
|
|
2. Giáo viên dạy nghề
- Tổng số giáo viên của nghề:
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:
- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/môđun được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/môđun được phân công giảng dạy | Tổng số giờ giảng dạy/năm |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (7)
3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy
- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (8)
- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề
II. Nghề: ……………….. (thứ hai) ………….; trình độ đào tạo: ……………………….. (9)
............................................................................................................................................
B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (10)
(Trình bày tương tự như mục A nêu trên).................................................................................
............................................................................................................................................
Nơi nhận: | ……………….(11)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4), (7) Hồ sơ minh chứng giáo viên:
Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là giáo viên thỉnh giảng);
- Văn bằng đào tạo chuyên môn;
- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật);
(5) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên
(6) Nếu cơ sở dạy nghề tư thục phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.
(8) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề;
- Chương trình dạy nghề chi tiết.
(9) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;
(10) Trong trường hợp, có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;
(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
10. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề công lập, tư thục
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trung tâm dạy nghề công lập, tư thục đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng dạy nghề.
- Bước 2: Phòng dạy nghề kiểm tra, thẩm định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Khi có kết quả, Phòng dạy nghề chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho trung tâm dạy nghề theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 5);
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 6);
- Riêng đối với việc đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp: chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo khác đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo khác là nơi trực tiếp tổ chức dạy nghề; thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo mới mà có tổ chức hoạt động dạy nghề; mở thêm địa điểm dạy nghề mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân có tổ chức hoạt động dạy nghề, hồ sơ cần bổ sung thêm:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
+ Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp;
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo khác hoặc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 5, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 6, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
- Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;
- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được Tổ chức đào tạo;
- Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.
PHỤ LỤC 5
MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐKBSDN- …(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
Kính gửi: ……………………………………………….
1. Tên cơ sở đăng ký:............................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................................
Điện thoại: ……………..Fax: …………………Email:..................................................................
3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: …………ngày …...tháng……năm…………
4. Nội dung đăng ký bổ sung (4):
- ..........................................................................................................................................
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.
Nơi nhận: | ……………….(5)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Ghi cụ thể trường hợp đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa chỉ địa điểm liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.
(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
PHỤ LỤC 6
MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../BC-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề
1. Lý do đăng ký bổ sung
2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề
A. Trụ sở chính
I. Nghề: … …; trình độ đào tạo: …….(4)
1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (5)
1.1. Cơ sở vật chất
- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề
- Số phòng/xưởng thực hành nghề
1.2. Thiết bị dạy nghề
TT | Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật | Đơn vị tính | Số lượng |
1 |
|
|
|
… |
|
|
|
2. Giáo viên dạy nghề
- Tổng số giáo viên của nghề
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:
- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):
TT | Họ và tên | Trình độ ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/mô đun được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
- Giáo viên thỉnh giảng
TT | Họ và tên | Trình độ ngành nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/mô đun được phân công giảng dạy | Tổng số giờ giảng dạy/năm |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Có hồ sơ giáo viên minh chứng kèm theo) (6)
3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy
- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (7)
- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.
II. Nghề: … (thứ hai). …; trình độ đào tạo: …………(8)……
............................................................................................................................................
B. Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có) (9)
(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)
Nơi nhận: | ……………….(10)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên
(5) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục tư thục và doanh nghiệp tư nhân, phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;
(6) Hồ sơ minh chứng giáo viên:
Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);
- Văn bằng đào tạo chuyên môn;
- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật)
(7) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục hoặc doanh nghiệp;
- Chương trình dạy nghề chi tiết;
(8) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;
(9) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;
(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
11. Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp đăng ký hoạt động dạy nghề nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng dạy nghề.
- Bước 2: Phòng dạy nghề tổ chức kiểm tra, thẩm định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Khi có kết quả, Phòng dạy nghề chuyển Giấy chứng nhận cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 1);
- Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 2);
+ Bản sao quyết định thành lập;
+ Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức hoạt động.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 1, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 3, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
a) Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề
- Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
- Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:
+ Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh;
+ Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh.
- Có đủ thiết bị dạy nghề theo quy định đối với các nghề đào tạo đã có danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành. Trường hợp các nghề chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề, phải đảm bảo đủ thiết bị dạy nghề theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của các nghề đã đăng ký;
- Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:
+ Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;
+ Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% trong tổng số giáo viên đối với trường trung cấp chuyên nghiệp công lập; 50% trong tổng số giáo viên đối với trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục; phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
- Có đủ chương trình dạy nghề chi tiết được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành,
b) Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề
- Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;
- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được Tổ chức đào tạo;
- Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.
PHỤ LỤC 1
MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐKHĐDN-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
Kính gửi: ………………………………………………..
1. Tên cơ sở đăng ký: ……………………………………………. (4)..............................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………. (5).............................................
Điện thoại: …………………. Fax: …………………….. Email:.....................................................
Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có):........................................................................
3. Quyết định thành lập (Giấy phép đầu tư): số …; Ngày tháng năm cấp:...................................
Cơ quan cấp:........................................................................................................................
4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu:...............................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu:...............................................................................................................
Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: ………………; Ngày tháng năm cấp:...................................
5. Đăng ký hoạt động dạy nghề (6):
- Tại trụ sở chính:
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………………………… (7)...........................
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: | ………….(8)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề (theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập);
(5) Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập;
(6) Liệt kê tên các nghề, mã nghề, trình độ đào tạo và dự kiến quy mô tuyển sinh từng nghề theo trình độ đào tạo trong 3 năm liên tục kể từ thời điểm đăng ký. Riêng đối với trình độ sơ cấp nghề, không phải ghi mã nghề.
(7) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề theo từng trình độ đào tạo cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.
(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
PHỤ LỤC 3
MẪU BÁO CÁO THỰC TRẠNG (DÀNH CHO CƠ SỞ GIÁO DỤC, DOANH NGHIỆP)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............../BC-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN
I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của trường
1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của trường
- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình.
- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)
2. Các công trình, phòng học sử dụng chung
- Các phòng học được sử dụng chung
- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm; xưởng thực hành
- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá…)
3. Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung
II. Cán bộ quản lý, giáo viên
1. Cán bộ quản lý và giáo viên
Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: ……… trong đó:
- Cán bộ quản lý:
- Giáo viên: Tổng số: ………… trong đó:
+ Cơ hữu: ………………… + Thỉnh giảng: ………………. + Kiêm chức: ………………..
2. Danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung dành cho dạy nghề
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (4)
III. Quy mô đào tạo chung (5)
- Quy mô tuyển sinh hàng năm (cho tất cả các hệ)
- Quy mô đào tạo (tổng lưu lượng học sinh, sinh viên/năm học)
- Các ngành, nghề đào tạo (cho tất cả các hệ)
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, GIÁO VIÊN, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ ĐÀO TẠO
A. Tại trụ sở chính
I. Nghề: ………….; trình độ đào tạo: ……….. (6)
1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
1.1. Cơ sở vật chất (7)
- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề
- Số phòng/xưởng thực hành nghề
1.2. Thiết bị dạy nghề
TT | Tên thiết bị dạy nghề | Đơn vị | Số lượng |
... |
|
|
|
2. Giáo viên dạy nghề
- Tổng số giáo viên của nghề:
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:
- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/môđun được phân công giảng dạy |
… |
|
|
|
|
|
- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/môđun được phân công giảng dạy | Tổng số giờ giảng dạy/năm |
… |
|
|
|
|
|
|
(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (8)
3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy
- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (9)
- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề
II. Nghề: ……………….. (thứ hai) ………….; trình độ đào tạo: ……………………….. (10)
............................................................................................................................................
B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (11)
(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)
............................................................................................................................................
Nơi nhận: | .…………….(12)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4), (8) Hồ sơ minh chứng giáo viên:
Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (Bản photo không cần công chứng):
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);
- Văn bằng đào tạo chuyên môn;
- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật);
(5) Nếu là doanh nghiệp thì không cần phải báo cáo nội dung này;
(6) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên
(7) Nếu cơ sở giáo dục tư thục; doanh nghiệp tư nhân phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.
(9) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục và doanh nghiệp;
- Chương trình dạy nghề chi tiết.
(10) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;
(11) Trong trường hợp có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;
(12) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
12. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác và doanh nghiệp đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng dạy nghề.
- Bước 2: Phòng dạy nghề kiểm tra, thẩm định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Khi có kết quả, Phòng dạy nghề chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho trung tâm dạy nghề theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 5);
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 6);
- Riêng đối với việc đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp: chuyên trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo khác đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo khác là nơi trực tiếp tổ chức dạy nghề; thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo mới mà có tổ chức hoạt động dạy nghề; mở thêm địa điểm dạy nghề mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân có tổ chức hoạt động dạy nghề, hồ sơ cần bổ sung thêm:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
+ Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp;
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo khác hoặc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 5, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 6, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
a) Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề
- Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
- Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:
+ Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh;
+ Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh.
- Có đủ thiết bị dạy nghề theo quy định đối với các nghề đào tạo đã có danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành. Trường hợp các nghề chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề, phải đảm bảo đủ thiết bị dạy nghề theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của các nghề đã đăng ký;
- Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó:
+ Tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;
+ Tỷ lệ giáo viên cơ hữu ít nhất là 70% trong tổng số giáo viên đối với trường trung cấp chuyên nghiệp công lập; 50% trong tổng số giáo viên đối với trường trung cấp chuyên nghiệp tư thục; phải có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
- Có đủ chương trình dạy nghề chi tiết được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề
- Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;
- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
- Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.
PHỤ LỤC 5
MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐKBSDN- …(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
Kính gửi: ……………………………………………….
1. Tên cơ sở đăng ký:............................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................................
Điện thoại: ……………..Fax: …………………Email:..................................................................
3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: …………ngày …...tháng……năm…………
4. Nội dung đăng ký bổ sung (4):
- ..........................................................................................................................................
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.
Nơi nhận: | ……………….(5)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Ghi cụ thể trường hợp đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa chỉ địa điểm liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.
(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
PHỤ LỤC 6
MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../BC-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề
1. Lý do đăng ký bổ sung
2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề
A. Trụ sở chính
I. Nghề: … …; trình độ đào tạo: …….(4)
1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (5)
1.1. Cơ sở vật chất
- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề
- Số phòng/xưởng thực hành nghề
1.2. Thiết bị dạy nghề
TT | Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật | Đơn vị tính | Số lượng |
1 |
|
|
|
… |
|
|
|
2. Giáo viên dạy nghề
- Tổng số giáo viên của nghề
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:
- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):
TT | Họ và tên | Trình độ ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/mô đun được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
- Giáo viên thỉnh giảng
TT | Họ và tên | Trình độ ngành nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/mô đun được phân công giảng dạy | Tổng số giờ giảng dạy/năm |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Có hồ sơ giáo viên minh chứng kèm theo) (6)
3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy
- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (7)
- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.
II. Nghề: … (thứ hai). …; trình độ đào tạo: …………(8)……
............................................................................................................................................
B. Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có) (9)
(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)
Nơi nhận: | ……………….(10)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên
(5) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục tư thục và doanh nghiệp tư nhân, phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;
(6) Hồ sơ minh chứng giáo viên:
Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);
- Văn bằng đào tạo chuyên môn;
- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật)
(7) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục hoặc doanh nghiệp;
- Chương trình dạy nghề chi tiết;
(8) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;
(9) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;
(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
13. Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động dạy nghề nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng dạy nghề.
- Bước 2: Phòng dạy nghề tổ chức kiểm tra, thẩm định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Khi có kết quả, Phòng dạy nghề chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 1);
- Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 2);
+ Bản sao Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập trường
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 1, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 2, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
a) Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề
- Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
- Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:
+ Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh;
+ Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh.
- Có đủ thiết bị dạy nghề theo quy định đối với các nghề đào tạo đã có danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành. Trường hợp các nghề chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề, phải đảm bảo đủ thiết bị dạy nghề theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của các nghề đã đăng ký;
- Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó: tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;
- Có đủ chương trình dạy nghề chi tiết được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề
- Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;
- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
- Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.
PHỤ LỤC 1
MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐKHĐDN-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
Kính gửi: ………………………………………………..
1. Tên cơ sở đăng ký: ……………………………………………. (4)..............................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………. (5).............................................
Điện thoại: …………………. Fax: …………………….. Email:.....................................................
Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có):........................................................................
3. Quyết định thành lập (Giấy phép đầu tư): số …; Ngày tháng năm cấp:...................................
Cơ quan cấp:........................................................................................................................
4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu:...............................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu:...............................................................................................................
Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: ………………; Ngày tháng năm cấp:...................................
5. Đăng ký hoạt động dạy nghề (6):
- Tại trụ sở chính:
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………………………… (7)...........................
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: | ………….(8)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề (theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập);
(5) Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập;
(6) Liệt kê tên các nghề, mã nghề, trình độ đào tạo và dự kiến quy mô tuyển sinh từng nghề theo trình độ đào tạo trong 3 năm liên tục kể từ thời điểm đăng ký. Riêng đối với trình độ sơ cấp nghề, không phải ghi mã nghề.
(7) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề theo từng trình độ đào tạo cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.
(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
PHỤ LỤC 2
MẪU BÁO CÁO THỰC TRẠNG (DÀNH CHO CƠ SỞ DẠY NGHỀ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../BC-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN
I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của trường
1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của trường
- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình.
- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)
2. Các công trình, phòng học sử dụng chung
- Các phòng học được sử dụng chung
- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm; xưởng thực hành
- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá…)
3. Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung
II. Cán bộ quản lý, giáo viên
1. Cán bộ quản lý và giáo viên
Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: ……… trong đó:
- Cán bộ quản lý:
- Giáo viên: Tổng số: ………… trong đó:
+ Cơ hữu: ………………… + Thỉnh giảng: ………………. + Kiêm chức: ………………..
2. Danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung của trường
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (4)
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, GIÁO VIÊN, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ ĐÀO TẠO
A. Tại trụ sở chính
I. Nghề: ………….; trình độ đào tạo: ……….. (5)
1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
1.1. Cơ sở vật chất (6)
- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề
- Số phòng/xưởng thực hành nghề
1.2. Thiết bị dạy nghề
TT | Tên thiết bị dạy nghề | Đơn vị | Số lượng |
1 |
|
|
|
… |
|
|
|
2. Giáo viên dạy nghề
- Tổng số giáo viên của nghề:
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:
- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/môđun được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/môđun được phân công giảng dạy | Tổng số giờ giảng dạy/năm |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (7)
3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy
- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (8)
- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề
II. Nghề: ……………….. (thứ hai) ………….; trình độ đào tạo: ……………………….. (9)
............................................................................................................................................
B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (10)
(Trình bày tương tự như mục A nêu trên).................................................................................
............................................................................................................................................
Nơi nhận: | ……………….(11)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4), (7) Hồ sơ minh chứng giáo viên:
Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là giáo viên thỉnh giảng);
- Văn bằng đào tạo chuyên môn;
- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật);
(5) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên
(6) Nếu cơ sở dạy nghề tư thục phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.
(8) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề;
- Chương trình dạy nghề chi tiết.
(9) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;
(10) Trong trường hợp, có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;
(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
14. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trường trung cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng dạy nghề.
- Bước 2: Phòng dạy nghề kiểm tra, thẩm định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Khi có kết quả, Phòng dạy nghề chuyển Giấy chứng nhận cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 5);
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 6);
- Riêng đối với việc đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp: chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo khác đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo khác là nơi trực tiếp tổ chức dạy nghề; thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo mới mà có tổ chức hoạt động dạy nghề; mở thêm địa điểm dạy nghề mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân có tổ chức hoạt động dạy nghề, hồ sơ cần bổ sung thêm:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
+ Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp;
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo khác hoặc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 5, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 6, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
a) Đối với các nghề đào tạo trình độ trung cấp nghề
- Các nghề đăng ký hoạt động phải có trong danh mục nghề đào tạo do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;
- Có cơ sở vật chất phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo và được thiết kế xây dựng theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXD VN 60: 2003 “Trường dạy nghề - Tiêu chuẩn thiết kế” được ban hành theo Quyết định số 21/2003/QĐ-BXD ngày 28/7/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cụ thể:
+ Có đủ phòng học lý thuyết đáp ứng quy mô đào tạo theo quy định. Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh;
+ Có phòng, xưởng thực hành đáp ứng được yêu cầu thực hành theo chương trình dạy nghề. Lớp học thực hành không quá 18 học sinh.
- Có đủ thiết bị dạy nghề theo quy định đối với các nghề đào tạo đã có danh mục thiết bị dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội ban hành. Trường hợp các nghề chưa có quy định về danh mục thiết bị dạy nghề, phải đảm bảo đủ thiết bị dạy nghề theo quy định trong chương trình đào tạo, tương ứng quy mô đào tạo của các nghề đã đăng ký;
- Có đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình dạy nghề, trong đó: tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên;
- Có đủ chương trình dạy nghề chi tiết được xây dựng trên cơ sở của chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
b) Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp nghề:
- Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;
- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
- Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.
PHỤ LỤC 5
MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐKBSDN- …(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
Kính gửi: ……………………………………………….
1. Tên cơ sở đăng ký:............................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................................
Điện thoại: ……………..Fax: …………………Email:..................................................................
3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: …………ngày …...tháng……năm…………
4. Nội dung đăng ký bổ sung (4):
- ..........................................................................................................................................
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.
Nơi nhận: | ……………….(5)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Ghi cụ thể trường hợp đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa chỉ địa điểm liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.
(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
PHỤ LỤC 6
MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../BC-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề
1. Lý do đăng ký bổ sung
2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề
A. Trụ sở chính
I. Nghề: … …; trình độ đào tạo: …….(4)
1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (5)
1.1. Cơ sở vật chất
- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề
- Số phòng/xưởng thực hành nghề
1.2. Thiết bị dạy nghề
TT | Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật | Đơn vị tính | Số lượng |
1 |
|
|
|
… |
|
|
|
2. Giáo viên dạy nghề
- Tổng số giáo viên của nghề
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:
- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):
TT | Họ và tên | Trình độ ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/mô đun được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
- Giáo viên thỉnh giảng
TT | Họ và tên | Trình độ ngành nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/mô đun được phân công giảng dạy | Tổng số giờ giảng dạy/năm |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Có hồ sơ giáo viên minh chứng kèm theo) (6)
3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy
- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (7)
- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.
II. Nghề: … (thứ hai). …; trình độ đào tạo: …………(8)……
............................................................................................................................................
B. Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có) (9)
(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)
Nơi nhận: | ……………….(10)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên
(5) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục tư thục và doanh nghiệp tư nhân, phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;
(6) Hồ sơ minh chứng giáo viên:
Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);
- Văn bằng đào tạo chuyên môn;
- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật)
(7) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục hoặc doanh nghiệp;
- Chương trình dạy nghề chi tiết;
(8) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;
(9) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;
(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
15. Đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động dạy nghề nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng dạy nghề.
- Bước 2: Phòng dạy nghề tổ chức kiểm tra, thẩm định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Khi có kết quả, Phòng dạy nghề chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 1);
- Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 2);
- Bản sao Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định thành lập trường
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Công văn đăng ký hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 1, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Báo cáo thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 2, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;
b) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
c) Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.
PHỤ LỤC 1
MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐKHĐDN-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
Kính gửi: ………………………………………………..
1. Tên cơ sở đăng ký: ……………………………………………. (4)..............................................
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………. (5).............................................
Điện thoại: …………………. Fax: …………………….. Email:.....................................................
Địa chỉ phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có):........................................................................
3. Quyết định thành lập (Giấy phép đầu tư): số …; Ngày tháng năm cấp:...................................
Cơ quan cấp:........................................................................................................................
4. Họ và tên Hiệu trưởng/Giám đốc/Người đứng đầu:...............................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu:...............................................................................................................
Quyết định bổ nhiệm/công nhận số: ………………; Ngày tháng năm cấp:...................................
5. Đăng ký hoạt động dạy nghề (6):
- Tại trụ sở chính:
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có): ………………………………… (7)...........................
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định pháp luật về dạy nghề và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nơi nhận: | ………….(8)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề (theo đúng tên ghi trong quyết định thành lập);
(5) Địa chỉ trụ sở chính: ghi đúng theo địa chỉ ghi trong quyết định thành lập;
(6) Liệt kê tên các nghề, mã nghề, trình độ đào tạo và dự kiến quy mô tuyển sinh từng nghề theo trình độ đào tạo trong 3 năm liên tục kể từ thời điểm đăng ký. Riêng đối với trình độ sơ cấp nghề, không phải ghi mã nghề.
(7) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp có nhiều phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì phải ghi riêng nghề đào tạo, trình độ đào tạo, quy mô tuyển sinh đào tạo từng nghề theo từng trình độ đào tạo cho từng phân hiệu/cơ sở đào tạo. Trường hợp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa điểm, địa chỉ liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.
(8) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
PHỤ LỤC 2
MẪU BÁO CÁO THỰC TRẠNG (DÀNH CHO CƠ SỞ DẠY NGHỀ)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../BC-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG CHUNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ GIÁO VIÊN
I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của trường
1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của trường
- Các công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình.
- Các phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có)
2. Các công trình, phòng học sử dụng chung
- Các phòng học được sử dụng chung
- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm; xưởng thực hành
- Các công trình phụ trợ (Hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá…)
3. Các thiết bị giảng dạy sử dụng chung
II. Cán bộ quản lý, giáo viên
1. Cán bộ quản lý và giáo viên
Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên: ……… trong đó:
- Cán bộ quản lý:
- Giáo viên: Tổng số: ………… trong đó:
+ Cơ hữu: ………………… + Thỉnh giảng: ………………. + Kiêm chức: ………………..
2. Danh sách giáo viên giảng dạy các môn học chung của trường
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (4)
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ, GIÁO VIÊN, CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU DẠY NGHỀ ĐỐI VỚI TỪNG NGHỀ ĐÀO TẠO
A. Tại trụ sở chính
I. Nghề: ………….; trình độ đào tạo: ……….. (5)
1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề
1.1. Cơ sở vật chất (6)
- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề
- Số phòng/xưởng thực hành nghề
1.2. Thiết bị dạy nghề
TT | Tên thiết bị dạy nghề | Đơn vị | Số lượng |
1 |
|
|
|
… |
|
|
|
2. Giáo viên dạy nghề
- Tổng số giáo viên của nghề:
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:
- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/môđun được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
- Giáo viên thỉnh giảng (nếu có)
TT | Họ và tên | Trình độ, ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/môđun được phân công giảng dạy | Tổng số giờ giảng dạy/năm |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Có hồ sơ minh chứng kèm theo) (7)
3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy
- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (8)
- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề
II. Nghề: ……………….. (thứ hai) ………….; trình độ đào tạo: ……………………….. (9)
............................................................................................................................................
B. Tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác (nếu có) (10)
(Trình bày tương tự như mục A nêu trên).................................................................................
............................................................................................................................................
Nơi nhận: | ……………….(11)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4), (7) Hồ sơ minh chứng giáo viên:
Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (nếu là giáo viên thỉnh giảng);
- Văn bằng đào tạo chuyên môn;
- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề, nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật);
(5) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên
(6) Nếu cơ sở dạy nghề tư thục phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm.
(8) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề;
- Chương trình dạy nghề chi tiết.
(9) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;
(10) Trong trường hợp, có đăng ký hoạt động dạy nghề tại phân hiệu/cơ sở đào tạo khác thì cũng phải báo cáo lần lượt các nghề đăng ký;
(11) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
16. Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề đối với trung tâm cấp nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trung tâm dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng dạy nghề.
- Bước 2: Phòng dạy nghề kiểm tra, thẩm định các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Khi có kết quả, Phòng dạy nghề chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 5);
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề (theo mẫu Phụ lục 6);
- Riêng đối với việc đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề trong các trường hợp: chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo khác đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu/cơ sở đào tạo khác là nơi trực tiếp tổ chức dạy nghề; thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo mới mà có tổ chức hoạt động dạy nghề; mở thêm địa điểm dạy nghề mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân có tổ chức hoạt động dạy nghề, hồ sơ cần bổ sung thêm:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
+ Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc công nhận người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp;
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển trụ sở chính/phân hiệu/cơ sở đào tạo khác hoặc thành lập phân hiệu/cơ sở đào tạo, địa điểm đào tạo khác.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Công văn đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 5, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Báo cáo đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề theo mẫu Phụ lục 6, ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
a) Có cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp nghề. Diện tích phòng học lý thuyết tối thiểu đạt 1,3 m2/01 học sinh quy đổi; diện tích phòng học thực hành tối thiểu đạt 2,5 m2/ 01 học sinh quy đổi;
b) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm dạy nghề theo quy định của pháp luật; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 20 học sinh trên 01 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo;
c) Có đủ chương trình, học liệu dạy nghề theo quy định.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội Khóa XI;
- Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/10/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về đăng ký hoạt động dạy nghề.
PHỤ LỤC 5
MẪU CÔNG VĂN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /ĐKBSDN- …(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
Kính gửi: ……………………………………………….
1. Tên cơ sở đăng ký:............................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:...........................................................................................................
Điện thoại: ……………..Fax: …………………Email:..................................................................
3. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: …………ngày …...tháng……năm…………
4. Nội dung đăng ký bổ sung (4):
- ..........................................................................................................................................
Số TT | Tên nghề | Mã nghề | Trình độ đào tạo | Quy mô tuyển sinh | ||
Năm | Năm | Năm | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng những quy định về dạy nghề và các quy định có liên quan của pháp luật./.
Nơi nhận: | ……………….(5)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Ghi cụ thể trường hợp đăng ký bổ sung. Trường hợp cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục và doanh nghiệp liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động dạy nghề phải ghi rõ địa chỉ địa điểm liên kết và có hợp đồng liên kết dạy nghề kèm theo.
(5) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
PHỤ LỤC 6
MẪU BÁO CÁO ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
………(1)………. …………….(2)……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../BC-…(3)… | …….., ngày …. tháng … năm 20… |
BÁO CÁO
Đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề
1. Lý do đăng ký bổ sung
2. Điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy nghề
A. Trụ sở chính
I. Nghề: … …; trình độ đào tạo: …….(4)
1. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề (5)
1.1. Cơ sở vật chất
- Số phòng học lý thuyết chuyên nghề
- Số phòng/xưởng thực hành nghề
1.2. Thiết bị dạy nghề
TT | Tên thiết bị dạy nghề; đặc tính kỹ thuật | Đơn vị tính | Số lượng |
1 |
|
|
|
… |
|
|
|
2. Giáo viên dạy nghề
- Tổng số giáo viên của nghề
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi/giáo viên quy đổi:
- Giáo viên cơ hữu (nếu là cán bộ quản lý tham gia giảng dạy thì ghi rõ số giờ giảng dạy/năm):
TT | Họ và tên | Trình độ ngành, nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/mô đun được phân công giảng dạy |
1 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
- Giáo viên thỉnh giảng
TT | Họ và tên | Trình độ ngành nghề được đào tạo | Trình độ kỹ năng nghề | Trình độ nghiệp vụ sư phạm | Môn học/mô đun được phân công giảng dạy | Tổng số giờ giảng dạy/năm |
1 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(Có hồ sơ giáo viên minh chứng kèm theo) (6)
3. Thông tin chung về chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy
- Tên chương trình, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, đối tượng tuyển sinh (có chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo) (7)
- Danh mục các loại giáo trình, tài liệu giảng dạy của nghề.
II. Nghề: … (thứ hai). …; trình độ đào tạo: …………(8)……
............................................................................................................................................
B. Phân hiệu/cơ sở đào tạo (nếu có) (9)
(Trình bày tương tự như mục A nêu trên)
Nơi nhận: | ……………….(10)……………. |
Hướng dẫn:
(1) Tên cơ quan chủ quản nếu có;
(2) Tên cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(3) Tên viết tắt của cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề;
(4) Nếu một nghề có nhiều trình độ đào tạo (CĐN, TCN, SCN) thì có thể báo cáo chung về cơ sở vật chất, thiết bị; giáo viên
(5) Nếu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục tư thục và doanh nghiệp tư nhân, phải có minh chứng về cơ sở vật chất. Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo. Nếu là hợp đồng thuê địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phải còn thời hạn ít nhất là 5 năm;
(6) Hồ sơ minh chứng giáo viên:
Mỗi giáo viên phải có các minh chứng sau (bản photo không cần công chứng):
- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động (đối với giáo viên cơ hữu); hợp đồng thỉnh giảng (đối với giáo viên thỉnh giảng);
- Văn bằng đào tạo chuyên môn;
- Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (nếu không có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật)
(7) Chương trình dạy nghề chi tiết kèm theo. Một chương trình bao gồm:
- Quyết định ban hành chương trình của người đứng đầu cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục hoặc doanh nghiệp;
- Chương trình dạy nghề chi tiết;
(8) Báo cáo tiếp tục các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy nghề cho nghề thứ 2 như nghề thứ nhất;
(9) Nếu có phân hiệu thì tiếp tục báo cáo các điều kiện;
(10) Quyền hạn, chức vụ của người ký.
III. LĨNH VỰC VIỆC LÀM - AN TOÀN LAO ĐỘNG
1. Thành lập mới hoặc thành lập lại Trung tâm giới thiệu việc làm
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ quan quản lý trực tiếp Trung tâm có nhu cầu thành lập mới, hoặc thành lập lại Trung tâm Giới thiệu việc làm nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Việc làm - An toàn lao động- Bình đẳng giới;
- Bước 2: Phòng Việc làm - An toàn lao động- Bình đẳng giới xem xét, thẩm định trình Giám đốc sở ký văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập hoặc thành lập lại Trung tâm Giới thiệu việc làm thuộc quyền quản lý. Trường hợp không chấp thuận thành lập trung tâm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Phòng Việc làm - An toàn lao động- Bình đẳng giới chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức hoạt động theo quy định của Pháp luật.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đề nghị thành lập Trung tâm;
- Đề án thành lập Trung tâm, bao gồm các nội dung: sự cần thiết; mục tiêu; nhiệm vụ cụ thể, điều kiện cần thiết để đảm bảo các hoạt động của Trung tâm;
- Đề án có ý kiến nhất trí bằng văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ về Đề án thành lập trung tâm;
- Các giấy tờ và văn bản có quan liên quan chứng minh đã đủ các điều kiện hoặc cam kết của cơ quan quản lý trực tiếp đảm bảo đủ các điều kiện để thành lập Trung tâm gồm các giấy tờ sau:
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận quyền Sở hữu hoặc văn bản giao trụ sở làm việc cho Trung tâm sử dụng của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê trụ sở làm việc để đảm bảo cho hoạt động giới thiệu việc làm trong thời hạn tối thiểu 36 tháng;
+ Bản kê khai trang thiết bị, các phương tiện làm việc và đi lại; danh sách nhân viên của Trung tâm tại thời điểm đề nghị thành lập có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp trung tâm.
b) Số lượng hồ sơ: Văn bản không quy định
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
- Có địa điểm và trụ sở làm việc ổn định từ 36 tháng trở lên kể từ ngày Trung tâm được thành lập mới hoặc được thành lập lại; nằm ở vị trí thuận lợi cho việc giao dịch trực tiếp với người lao động và người sử dụng lao động; có đủ diện tích làm việc cho nhân viên của Trung tâm theo quy định hiện hành của Nhà nước về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc cho các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và có đủ diện tích cho việc giao dịch và hoạt động (tư vấn, đón tiếp người lao động và người sử dụng lao động, tra cứu thông tin thị trường lao động) của Trung tâm.
- Có các trang thiết bị và phương tiện làm việc phù hợp với từng nhiệm vụ như bàn, ghế, tủ hồ sơ, điện thoại, máy fax, máy vi tính, các thiết bị phục vụ cho công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động và phương tiện đi lại (ô tô hoặc xe máy). Nếu có hoạt động dạy nghề thì phải có các trang thiết bị và phương tiện dạy nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Có ít nhất 05 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ; mỗi chuyên ngành phải có ít nhất một người.
Người được tuyển dụng vào Trung tâm phải là người có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận. Đối với nhân viên được điều động sang làm việc tại Trung tâm, phải có xác nhận của cơ quan cũ.
- Trung tâm dự kiến thành lập hoặc thành lập lại phải phù hợp với quy hoạch hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ về việc quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;
- Nghị định số 171/2008/NĐ-CP ngày 06/05/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ;
- Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005, hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ về việc quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm.
- Thông tư số 27/2008/TT-BLĐTBXH ngày 20/11/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thi hành một số điều Nghị định số 71/2008/NĐ-CP ngày 06/05/2008 của Chính phủ.
2. Cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (107, Phan Đình Phùng, Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới;
- Bước 2: Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới xem xét, thẩm định trình Giám đốc sở cấp Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp giấy phép, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho doanh nghiệp theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm (theo mẫu số 05);
- Bản sao có chứng thực Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Các giấy tờ và văn bản chứng minh đủ các điều kiện để cấp giấy phép giới thiệu việc làm gồm:
+ Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc văn bản giao trụ sở làm việc cho Trung tâm sử dụng của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê trụ sở làm việc để đảm bảo cho hoạt động giới thiệu việc làm trong thời hạn tối thiểu 36 tháng;
+ Bản kê khai trang thiết bị, các phương tịện làm việc và đi lại; danh sách nhân viên của Trung tâm tại thời điểm đề nghị cấp giấy phép;
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận ký quỹ tại Ngân hàng.
b) Số lượng hồ sơ: Văn bản không quy định
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Đơn đề nghị cấp Giấy phép giới thiệu việc làm theo mẫu số 05, ban hành kèm theo Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
- Có địa điểm và trụ sở làm việc dành cho hoạt động giới thiệu việc làm ổn định từ 36 tháng trở lên, nằm ở vị trí thuận lợi và đủ diện tích cho việc giao dịch, hoạt động của Doanh nghiệp;
- Diện tích làm việc và hoạt động của doanh nghiệp phải đảm bảo bố trí đủ các phòng: tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động và có trang bị máy vi tính, điện thoại, máy fax, email và các tài liệu liên quan đến thị trường lao động và các trang thiết bị khác để phục vụ khách hàng;
- Có ít nhất 300 triệu đồng Việt Nam ký quỹ tại Ngân hàng để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động;
- Có ít nhất 05 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ; mỗi chuyên ngành phài có ít nhất một người. Người được tuyển dụng vào doanh nghiệp để hoạt động giới thiệu việc làm phải là người có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ về việc quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;
- Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Mẫu số 05: Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Tên đơn vị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …, ngày tháng năm 20…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội....................
1. Tên doanh nghiệp: ..............................................................................................
Tên giao dịch: .........................................................................................................
2. Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................................
Điện thoại:.............................Fax: ...................................Email: ..........................
3. Số tài khoản: ..................................tại:...............................................................
4. Giấy phép đăng ký kinh doanh số...... ngày...... tháng...... năm...... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh..... cấp.
5. Vốn điều lệ tại thời điểm xin cấp phép: ...............................................................
6. Họ và tên Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp (dự kiến):........................
7. Dự kiến kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp trong thời hạn giấy phép:
8. Hồ sơ kèm theo Đơn đề nghị gồm có:
-
-
..........
Đề nghị được cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm.
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Nơi nhận: …………. | Tổng giám đốc |
3. Gia hạn Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước thời hạn Giấy phép hết thời hạn ít nhất 30 ngày, doanh nghiệp lập hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Việc làm - An toàn lao động Bình đẳng giới;
- Bước 2: Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới xem xét, thẩm định trình Giám đốc Sở gia hạn Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp giấy phép, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho doanh nghiệp theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép (theo mẫu số 07);
- Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm đã được cấp;
- Báo cáo kết quả hoạt động giới thiệu việc làm của doanh nghiệp theo theo thời hạn giấy phép đang hoạt động và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp trong thời hạn giấy phép tiếp theo;
- Các giấy tờ và văn bản liên quan chứng minh doanh nghiệp có đủ các điều kiện gia hạn giấy phép giới thiệu việc làm, gồm:
+ Bản sao có chứng thực một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc văn bản giao trụ sở làm việc cho doanh nghiệp sử dụng của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê trụ sở làm việc để đảm bảo cho hoạt động giới thiệu việc làm trong thời hạn tối thiểu 36 tháng;
+ Bản kê khai trang thiết bị, các phương tiện làm việc và đi lại; danh sách nhân viên của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị cấp giấy phép;
+ Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận ký quỹ tại Ngân hàng.
b) Số lượng hồ sơ: Văn bản không quy định
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép giới thiệu việc làm theo mẫu số 07, ban hành kèm theo Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
- Có địa điểm và trụ sở làm việc dành cho hoạt động giới thiệu việc làm ổn định từ 36 tháng trở lên, nằm ở vị trí thuận lợi và đủ diện tích cho việc giao dịch, hoạt động của Doanh nghiệp;
- Diện tích làm việc và hoạt động của doanh nghiệp phải đảm bảo bố trí đủ các phòng: tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động và có trang bị máy vi tính, điện thoại, máy fax, email và các tài liệu liên quan đến thị trường lao động và các trang thiết bị khác để phục vụ khách hàng;
- Có ít nhất 300 triệu đồng Việt Nam ký quỹ tại Ngân hàng để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động;
- Có ít nhất 05 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ; mỗi chuyên ngành phải có ít nhất một người. Người được tuyển dụng vào doanh nghiệp để hoạt động giới thiệu việc làm phải là người có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ về việc quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;
- Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
Mẫu số 07: ban hành kèm theo Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:…………….. | …, ngày tháng năm 20…. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Gia hạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
1. Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………...
Tên giao dịch:……………………………………………………………………………………………
2. Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………………………………………..
Điện thoại:………………………. Fax:……………………… Email:……………………………….
3. Số tài khoản:…………………………. tại:…………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
4. Họ và tên Tổng Giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp:…………………………………………..
5. Doanh nghiệp đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm số………. với thời hạn cấp phép từ ngày………tháng……… năm………. đến ngày……… tháng……. năm …………
Giấy phép đã được gia hạn các lần như sau:
-…….
-…….
-…….
6. Hồ sơ kèm theo Đơn đề nghị gia hạn giấy phép này gồm có:
-…….
-…….
-…….
Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh …………….gia bạn giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm lần thứ ………….
Thời hạn gia hạn từ ngày……. tháng…… năm …….đến ngày…….. tháng…… năm....
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nơi nhận: | Tổng giám đốc |
4. Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập (thời hạn dưới 90 ngày)
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh (107, Phan Đình Phùng, Thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới;
- Bước 2: Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới xem xét, thẩm định trình Giám đốc sở ký Văn bản trả lời cho doanh nghiệp. Trường hợp không chấp thuận, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời và nêu rõ lý đo.
- Bước 3: Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho người lao động theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Văn bản đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập (mẫu Phụ lục số 06);
- Bản sao hợp đồng nhận lao động thực tập, có bản dịch bằng tiếng Việt;
- Tài liệu chứng minh việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Giấy xác nhận ký quỹ của doanh nghiệp do ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Đơn đăng ký hợp đồng cá nhân theo mẫu Phụ lục số 06, ban hành kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
PHỤ LỤC SỐ 06
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
Tên doanh nghiệp | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……………… | ……, ngày… tháng… năm… |
ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG NHẬN LAO ĐỘNG THỰC TẬP
Kính gửi: Cục Quản lý lao động ngoài nước/Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố)…
1. Tên doanh nghiệp:.................................................................................................................
- Tên giao dịch:.........................................................................................................................
- Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................................................
- Điện thoại:………………………; Fax: …………………….; Email:.................................................
- Họ và tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:.........................................................
2. Doanh nghiệp đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập làm việc tại……………… đã ký ngày…… tháng…… năm…… với đối tác...........................................................................................................................................
- Địa chỉ của tổ chức tiếp nhận lao động thực tập:.......................................................................
- Điện thoại: ………………………; Fax:.......................................................................................
- Người đại diện:.......................................................................................................................
- Chức vụ:................................................................................................................................
3. Những nội dung chính trong Hợp đồng nhận lao động thực tập:
- Số lượng: ………………………………………., trong đó nữ:........................................................
- Ngành nghề: ……………………., trong đó: số có nghề: …………….., số không nghề:...................
- Nơi thực tập (Tên nhà máy, công trường, viện điều dưỡng, trường học, tàu vận tải, tàu cá…):......
- Địa chỉ nơi thực tập:...............................................................................................................
- Thời hạn hợp đồng:.................................................................................................................
- Thời gian thực tập (giờ/ngày);……………….; số ngày thực tập trong tuần:..................................
- Mức lương cơ bản:................................................................................................................
- Các phụ cấp khác (nếu có):.....................................................................................................
- Chế độ làm thêm giờ, làm thêm vào ngày nghỉ, ngày lễ:.............................................................
- Điều kiện ăn, ở:......................................................................................................................
- Các chế độ bảo hiểm người lao động được hưởng tại nước đến thực tập:..................................
- Bảo hộ lao động tại nơi thực tập:.............................................................................................
- Các chi phí do đối tác đài thọ:..................................................................................................
- Vé máy bay:...........................................................................................................................
4. Chi phí người lao động phải trả trước khi đi (nếu có):
- Vé máy bay:...........................................................................................................................
- Học phí bồi dưỡng kiến thức cần thiết:.....................................................................................
- Bảo hiểm xã hội (đóng cho cơ quan BHXH Việt Nam):...............................................................
- Vé máy bay lượt đi:................................................................................................................
- Visa:......................................................................................................................................
- Thu khác (nếu có, ghi cụ thể các khoản):..................................................................................
5. Các khoản thu từ tiền lương của người lao động trong thời gian thực tập ở nước ngoài (thuế hoặc các loại phí theo quy định của nước đến thực tập,…):........................................................................................................
6. Dự kiến thời gian xuất cảnh:..................................................................................................
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài./.
| TỔNG GIÁM ĐỐC |
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Việc làm - An toàn lao động Bình đẳng giới;
- Bước 2: Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới xem xét, thẩm định trình Giám đốc sở gia hạn Giấy xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân cho người lao động. Trường hợp không chấp thuận, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho doanh nghiệp theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đăng ký Hợp đồng cá nhân (theo mẫu Phụ lục số 07);
- Giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm đã được cấp;
- Bản sao Hợp đồng cá nhân, kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt có xác nhận của tổ chức dịch thuật;
- Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thực chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức của người lao động.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Đơn đăng ký hợp đồng cá nhân theo mẫu Phụ lục số 07, ban hành kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
PHỤ LỤC SỐ 07
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08 tháng 10 năm 2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CÁ NHÂN
Kính gửi: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố)…
1. Tên tôi là:.............................................................................................................................
2. Ngày sinh:……………………..; Chứng minh nhân dân số:…………………………; ngày cấp: ………………………….., do ........................................... cấp;
3. Địa chỉ thường trú:................................................................................................................
- Số điện thoại:.........................................................................................................................
4. Trình độ học vấn:...................................................................................................................
5. Nghề nghiệp:........................................................................................................................
6. Đơn vị công tác:....................................................................................................................
7. Địa chỉ người thân khi cần liên hệ:.........................................................................................
Đăng ký Hợp đồng cá nhân đi làm việc tại…………………………… ký ngày…… tháng…… năm…… với………. (tên người sử dụng lao động), địa chỉ:.............................................................................................................
- Ngành nghề làm việc ở nước ngoài:.........................................................................................
- Thời hạn hợp đồng:.................................................................................................................
- Mức lương cơ bản:................................................................................................................
- Thời gian dự kiến xuất cảnh:...................................................................................................
- Hồ sơ gồm có:
+ Đơn đăng ký Hợp đồng cá nhân
+ Hợp đồng lao động (bản sao có bản dịch tiếng Việt có xác nhận của tổ chức dịch thuật)
+ Bản chụp Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
+ Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người lao động và nhận xét về ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức).
Tôi xin cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nước đến làm việc, chịu trách nhiệm hoàn toàn về hợp đồng mà tôi đã ký, các chi phí và mọi sự rủi ro; thực hiện đầy đủ trách nhiệm của công dân theo đúng quy định của pháp luật về đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài./.
| ……, ngày… tháng… năm….. |
6. Giới thiệu doanh nghiệp xuất khẩu lao động ngoại tỉnh về địa phương tuyển lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Việc làm - An toàn lao động Bình đẳng giới;
- Bước 2: Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới xem xét, thẩm định trình Giám đốc sở gia hạn Giấy xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân cho người lao động. Trường hợp không chấp thuận, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho doanh nghiệp theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Văn bản đề nghị tuyển chọn lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài của doanh nghiệp gửi Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh;
- Bản sao có chứng thực Giấy phép xuất khẩu lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp;
- Bản sao có chứng thực Giấy xác nhận ký quỹ tại ngân hàng;
- Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập doanh nghiệp do đơn vị cấp trên quyết định;
- Bản sao có chứng thực Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, giám đốc doanh nghiệp;
- Bản sao có chứng thực Phiếu trả lời của Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định đơn hàng của doanh nghiệp với đối tác nước ngoài;
- Thông báo tuyển lao động của doanh nghiệp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
- Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ về việc hướng dẫn thực hiện Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Thông tư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
7. Cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn lao động - vệ sinh lao động
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Tổ chức, doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh (107, Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới;
- Bước 2: Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới căn cứ nhu cầu huấn luyện của các đơn vị, lập kế hoạch tổ chức huấn luyện đối với người sử dụng lao động và người làm công tác an toàn vệ sinh lao động;
- Bước 3: Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, Phòng Việc làm - An toàn lao động - Bình đẳng giới (đơn vị tổ chức huấn luyện) tiến hành kiểm tra, sát hạch, trình Giám đốc Sở cấp Giấy chứng nhận huấn luyện đối với người sử dụng lao động và người làm công tác ATVSLĐ cho các tổ chức, doanh nghiệp và chuyển kết quả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, doanh nghiệp theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Danh sách học viên tham gia huấn luyện (bản chính);
- Kết quả kiểm tra sát hạch (bản chính);
- Tờ trình, kèm theo danh sách đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh lao động (bản chính).
b) Số lượng hồ sơ 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ lục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện ATLĐ - VSLĐ phải tham gia khóa huấn luyện và có bài kiểm tra sát hạch đạt yêu cầu.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Thông tư 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
8. Điều tra tai nạn lao động
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cơ quan, đơn vị hoặc người sử dụng lao động có người bị tai nạn lao động nộp bản khai báo tai nạn lao động tại “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Trường hợp xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng, cơ quan, đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động phải thông báo ngay cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội mà không cần khai báo theo quy định). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả vào sổ theo dõi và chuyển Thanh tra Sở.
- Bước 2: Thanh tra Sở xem xét, tham mưu Giám đốc Sở thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động, phối hợp các sở, ngành liên quan tiến hành điều tra.
- Bước 3: Sau khi kết thúc điều tra, Đoàn điều tra liên ngành họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động (Biên bản điều tra phải nêu rõ nguyên nhân, biện pháp xử lý hoặc kiến nghị với cơ quan chức năng xử lý kỷ luật hoặc truy tố trách nhiệm hình sự (nếu cần thiết).
- Bước 4: Cơ quan, đơn vị hoặc người sử dụng lao động chuyển hồ sơ điều tra tai nạn lao động sang Hội đồng Giám định y khoa và Bảo hiểm xã hội tỉnh để giám định thương tật và giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Khai báo tai nạn lao động của cơ sở xảy ra tai nạn (theo phụ lục số 02);
- Tờ khai người làm chứng, Biên bản khám nghiệm hiện trường, Biên bản khám nghiệm tử thi, Biên bản điều tra tai nạn lao động (nặng hoặc chết người), (phụ lục số 7), Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động (phụ lục số 8) và các tài liệu, chứng cứ có liên quan;
- Báo cáo kết quả điều tra tai nạn lao động;
- Văn bản chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an và Viện Kiểm sát (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc đối với tai nạn lao động làm bị thương 02 người trở lên, 20 ngày làm việc đối với tai nạn lao động làm chết người.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản điều tra tai nạn lao động, Báo cáo kết quả điều tra tai nạn lao động.
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Mẫu khai báo tai nạn lao động theo phụ lục số 02, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012;
- Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động nặng hoặc chết người theo phụ lục số 07, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012;
- Mẫu biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động theo phụ lục số 08, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010.
- Bộ luật lao động;
- Thông tư liên tịch số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của liên Bộ Lao động - Thương binh Xã hội và Bộ Y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động.
Phụ lục số 02 MẪU KHAI BÁO TAI NẠN LAO ĐỘNG | |
TÊN CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN (NẾU CÓ) TÊN CƠ SỞ XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG --------- Địa chỉ:…………………………….. Điện thoại/Fax:…………………….. Email:………………………………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc. ------------------
...., ngày ... tháng ... năm ..... |
KHAI BÁO TAI NẠN LAO ÐỘNG
Kính gửi: - Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
. . [1] . .
- Công an huyện . . [2] . .
1. Thông tin về vụ tai nạn:
- Thời gian xảy ra tai nạn: .. giờ ... phút .. ngày ... tháng ... năm ...;
- Nơi xảy ra tai nạn: ………... ………………………..…………...
- Tóm tắt diễn biến/ hậu quả vụ tai nạn: …………………………..
…………………………..……………... ……………………..……………...
………………………..……………... ………………………..……………...
2. Thông tin về các nạn nhân:
TT | Họ và tên nạn nhân | Năm sinh | Giới tính | Nghề nghiệp [3] | Tình trạng tai nạn (chết/bị thương nặng/ nhẹ) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
| NGƯỜI KHAI BÁO |
Phụ lục số 07 MẪU BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG (NẶNG HOẶC CHẾT NGƯỜI) | |
ÐOÀN ÐIỀU TRA TNLÐ . . . [4]. . . . Số :............ / | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------------------------- |
. . .. ., ngày . . . tháng . . .năm . . . .
BIÊN BẢN ÐIỀU TRA TAI NẠN LAO ÐỘNG
........[5]......( nặng hoặc chết người) ..............
1. Cơ sở xảy ra tai nạn:
- Tên cơ sở: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Địa chỉ : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
thuộc tỉnh/thành phố : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Số điện thoại, Fax, E-mail: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở: . [6]. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở): . . . . . . . . . . . . .
- Loại hình cơ sở : . . . . . [7] . . . . . .
- Tên, địa chỉ của Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có): . . . . . . . . . .
2. Thành phần đoàn Điều tra (họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người):
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
3. Tham dự điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:
- Họ tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . ; Giới tính : . . . . . . . . . . . Nam /Nữ ;
- Ngày, tháng, năm sinh: . . . . . . . . . . . . .
- Quê quán: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Nơi thường trú: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con ):
- Nơi làm việc (tên tổ/phân xưởng hoặc tên, địa chỉ cơ sở): . . . . . . . . . . . .
- Nghề nghiệp: . . . . . [8] . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động: . . . . . . . (năm)
- Tuổi nghề : . . . .. . . (năm) ; Bậc thợ (nếu có): . . . . . .
- Loại lao động:
Có Hợp đồng lao động : …………… [9] .....………. / Không có hợp đồng.
- Đã được huấn luyện về ATVSLÐ : có/ không.
5. Thông tin về vụ tai nạn:
- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi . . giờ . . phút , ngày .. tháng . . năm . . ;
- Nơi xảy ra tai nạn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
- Thời gian bắt đầu làm việc:
- Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra: . . giờ . . phút .
6. Diễn biến của vụ tai nạn:
7. Nguyên nhân gây ra tai nạn: (do lỗi của NSDLĐ hay NLĐ hoặc do lỗi của cả NSDLĐ và NLĐ, hoặc nguyên nhân khác không do lỗi của NSDLĐ và NLĐ)
8. Kết luận về vụ tai nạn:. (Là TNLĐ hay trường hợp tai nạn được coi là TNLĐ hoặc không phải là TNLĐ)..
9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:. . . . . . . . . . .
10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:
11. Tình trạng thương tích: Chết hoặc bị thương (ghi vị trí vết thương theo phụ lục danh mục các chấn thương).
12. Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:
- Nội dung công việc:
- Người có trách nhiệm thi hành:
- Thời gian hoàn thành:
13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:
- Chi phí do người sử dụng lao động trả (nếu có): Tổng số: . . . . . . . đồng, trong đó:
+ Chi phí y tế: . . . . . . . đồng;
+ Trả lương trong thời gian điều trị: . . . . . . . đồng;
+ Bồi thường hoặc trợ cấp: . . . . . . . đồng;
+ Chi phí khác (ma chay, thăm hỏi): . . . . . . . đồng.
- Thiệt hại tài sản/thiết bị: . . . . . . . đồng.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ÐỘNG | TRƯỞNG ÐOÀN ÐOÀN ÐIỀU TRA TNLÐ |
Phụ lục số 08
MẪU BIÊN BẢN CUỘC HỌP CÔNG BỐ BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo TTLT số 12/2012/TTLT-BLÐTBXH-BYT ngày 21 tháng 5 năm 2012)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
BIÊN BẢN CUỘC HỌP
CÔNG BỐ BIÊN BẢN ÐIỀU TRA TAI NẠN LAO ÐỘNG
Vào lúc ....... giờ ...... phút, ngày ....... tháng ........ năm ........
Tại...............................................................................................................................................
Đoàn Điều tra tai nạn lao động tổ chức tiến hành cuộc họp công bố biên bản điều tra vụ tai nạn lao động.
I. Thành phần tham dự cuộc họp gồm có:
1. Đoàn điều tra tai nạn lao động:
...............................................................[10]......................................................................................
2. Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động:
...............................................................[11]......................................................................................
3. Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có):
...................................................................................................................................................
4. Cơ sở (hoặc cá nhân) có liên quan:
................................................................[12]............................................................................... II. Nội dung cuộc họp
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Cuộc họp kết thúc vào lúc ....... giờ ...... phút cùng ngày, biên bản đã được đọc lại cho các thành phần dự họp cùng nghe và cùng ký tên dưới đây./.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG | TRƯỞNG ĐOÀN
|
THÀNH VIÊN ĐOÀN ĐIỀU TRA
CƠ SỞ (HOẶC CÁ NHÂN) CÓ LIÊN QUAN KHÁC THAM DỰ HỌP NGƯỜI GHI BIÊN BẢN |
1. Tiếp nhập đối tượng vào Trung tâm bảo trợ xã hội
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cán bộ, công chức Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố hoặc tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng bảo trợ xã hội;
- Bước 2. Phòng bảo trợ xã hội thẩm định hồ sơ, nếu đủ Điều kiện, trình Giám đốc Sở ban hành quyết định tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm bảo trợ xã hội;
- Bước 3: Khi có quyết định, Phòng bảo trợ xã hội chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho cán bộ Phòng Lao động- Thương binh và xã hội huyện, thị xã, thành phố hoặc tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình; người thân; người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn và UBND xã phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú;
- Sơ yếu lý lịch của đối tượng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Giấy khai sinh đối với trẻ em (trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 16 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch);
- Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng tàn tật đối với người tàn tật (nếu có), người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS;
- Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp có nguy cơ đe doạ đến tính mạng của đối tượng;
- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã hoặc văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường (nếu có);
- Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội (nếu vào cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh);
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Trường hợp cần tiếp nhận khẩn cấp đối với các nạn nhân do bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, cưỡng bức lao động, nạn nhân bị buôn bán, trẻ em bị bỏ rơi để bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng thì cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận ngay trong ngày, sau đó hoàn thành hồ sơ, thủ tục theo các bước sau:
- Lập biên bản tiếp nhận có chữ ký của người phát hiện, đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở. Riêng đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận phải có chữ ký của đối tượng.
- Đánh giá về mức độ tổn thương, khả năng phục hồi của đối tượng để có kế hoạch can thiệp phù hợp.
- Thực hiện ngay việc đảm bảo an toàn và chữa trị những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng thông qua chăm sóc y tế, điều trị hoặc tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý. Riêng trẻ em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và nhân dân trong khu vực, thời hạn 30 ngày.
- Tìm hiểu gia đình và nhân thân của đối tượng để đưa ra quyết định chuyển sang nuôi dưỡng dài hạn, trung hạn (từ 1-3 năm) hoặc chuyển về gia đình, cộng đồng dưới sự bảo vệ và trợ giúp của chính quyền cấp xã.
Đối với trẻ em bị bỏ rơi thì tìm cách cho trẻ trở về đoàn tụ với gia đình, người thân hoặc gia đình chăm sóc thay thế hoặc nuôi dài hạn trong Cơ sở;
Đối với các đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động thì tư vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý trước khi đưa đối tượng trở về với gia đình, cộng đồng.
- Hoàn thành các thủ tục, hồ sơ của đối tượng theo quy định. Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi thì làm các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Các trường hợp cần phải tiếp nhận khác do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định hoặc ủy quyền cho Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quyết định.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Đơn đề nghị của đối tượng hoặc gia đình; người thân; người giám hộ có đề nghị của Trưởng thôn và Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú theo mẫu số 1, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010;
- Biên bản của Hội đồng xét duyệt cấp xã theo Mẫu số 04, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010;
10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội
- Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007 ngày 13/4/20007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
- Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP của Chính phủ;
- Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 01/7/2011 của UBND tỉnh về việc quy định đối tượng và mức trợ cấp thường xuyên, trợ cấp đột xuất cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh.
Mẫu số 1
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
.................... , ngày tháng năm 20
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP XÃ HỘI
Kính gửi: | - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn)............................ - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố)........... Tỉnh, thành phố......................................................................... |
Tên tôi là: ............................................. Nam, nữ...............................................
Sinh ngày....................tháng.......................năm .................................................
Quê quán:............................................................................................................
Hiện có hộ khẩu thường trú tại ...........................................................................
Xã (phường, thị trấn) ............................. huyện (quận, thị xã, TP).....................
Tỉnh.....................................................................................................................
Nêu hoàn cảnh cá nhân, gia đình, dạng đối tượng.............................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Vậy tôi làm đơn này đề nghị .............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xác nhận của Trưởng thôn xác nhận trường hợp ông (bà).................. nêu trên là đúng đề nghị UBND xã, huyện xem xét cho ........................................ (Ký, ghi rõ họ tên) | Người viết đơn ( Ký, ghi rõ họ tên) |
| Xác nhận và đề nghị của UBND cấp xã UBND xã................................ |
Căn cứ hồ sơ và kết quả niêm yết công khai tại Trụ sở UBND xã và thông báo trên các phương tiện thông tin của xã từ ngày.... tháng....năm 20.. đến ngày... tháng.... năm 20...... Đề nghị Chủ tịch UBND huyện xem xét, quyết định.
| TM.UBND XÃ |
Mẫu số 4
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18/8/2010)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------
BIÊN BẢN
HỌP HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ CẤP XÃ HỘI
Hôm nay, vào hồi .........giờ..........ngày ............tháng...........năm 20..
tại .......................................................................................................................
Chúng tôi, gồm:
1. Ông (bà).............................................Chủ tịch UBND cấp xã
Chủ tịch Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội
2. Ông (bà) .......................... Công chức cấp xã phụ trách công tác LĐTBXH, thường trực Hội đồng;
4. Ông (bà).............................Trưởng trạm y tế cấp xã – Thành viên;
5. Ông (bà).............................Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thành viên;
6. Ông (bà) ........................... Chủ tịch Hội LH Phụ nữ VN - Thành viên;
7. Ông (bà) .......................... Chủ tịch Đoàn TNCSHCM - Thành viên;
8. Ông (bà) .......................... Chủ tịch Hội Người cao tuổi - Thành viên.
đã họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội) để xem xét những nội dung sau:
1. ...............................................................................................................
2. ...............................................................................................................
Hội nghị đã thống nhất một số kết luận sau:
a) Các trường hợp đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội):
1. ...............................................................................................................
2. ...............................................................................................................
b) Các trường hợp chưa đủ tiêu chuẩn hưởng trợ cấp (thường xuyên, đột xuất hoặc đưa vào Nhà xã hội, cơ sở bảo trợ xã hội):
1. ...............................................................................................................
Lý do:........................................................................................................
2. ...............................................................................................................
Lý do:........................................................................................................
Hội nghị nhất trí đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã xem xét, đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.
Hội nghị kết thúc hồi .........giờ......ngày........tháng......năm 20.....
Biên bản này được làm thành 04 bản, gửi UBND huyện 02 bản (qua Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội) và lưu tại xã 02 bản.
Thư ký Hội đồng | Chủ tịch Hội đồng |
2. Thành lập cơ sở Bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng bảo trợ xã hội;
- Bước 2. Phòng bảo trợ xã hội thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, trình Giám đốc Sở ký Tờ trình đề nghị thành lập cơ sở bảo trợ xã hội gửi UBND tỉnh. Trường hợp không đủ điều kiện thành lập, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Khi có quyết định thành lập cơ sở xã hội của UBND tỉnh, Phòng bảo trợ xã hội chuyển quyết định cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân và gửi các đơn vị liên quan để thực hiện.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập (mẫu số 01);
- Tờ trình xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội: Nội dung của Tờ trình nêu rõ: Sự cần thiết thành lập cơ sở bảo trợ xã hội; quá trình xây dựng đề án; nội dung cơ bản của đề án; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
- Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập (mẫu số 02);
Nội dung đề án gồm: Mục tiêu và nhiệm vụ của cơ sở bảo trợ xã hội; phương án thành lập và kế hoạch hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội; đối tượng tiếp nhận; tổ chức bộ máy; nhân sự; biên chế; trụ sở làm việc (địa điểm, thiết kế) và trang thiết bị, phương tiện cần thiết; kế hoạch kinh phí; dự kiến hiệu quả; kiến nghị của cơ quan, đơn vị trình dự án thành lập (bản chính);
- Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội, nội dung của quy chế gồm: Trách nhiệm của Giám đốc và các Phòng chuyên môn, Nghiệp vụ: trách nhiệm của cán bộ, nhân viên; trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nuôi dưỡng; cơ chế quản lý tài sản, tài chính; những quy định có tính chất hành chính và những vấn đề liên quan khác, phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở bảo trợ xã hội (bản chính)
b) Số lượng hồ sơ: Văn bản không quy định
4. Thời hạn giải quyết: 35 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập (mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 07/2009/TT-BLĐTBXH);
- Đề án thành lập cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập (mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 07/2009/TT-BLĐTBXH);
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở Bảo trợ xã hội
- Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP của Chính phủ
MẪU SỐ 1
ĐƠN XIN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
……., ngày tháng năm 200…
ĐƠN XIN THÀNH LẬP (tên cơ sở) …………………………………….
Kính gửi: ……………………………………………………………..
Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ thông tư số 07 ngày 30 tháng 3 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
Sau khi xây dựng Đề án thành lập:
(Tên cơ sở) ....................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
1) ..................................................................................................................................
2)...................................................................................................................................
3) ..................................................................................................................................
4) ..................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Làm đơn này trình ...........................................................................................................
kèm theo các loại giấy tờ theo quy định, xin phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên phạm vi
Khi (Tên cơ sở) …………………………………………….. được thành lập và đi vào hoạt động sẽ góp phần ổn định cuộc sống của các đối tượng bảo trợ xã hội và ổn định tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN XIN THÀNH LẬP
Ghi chú: Cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trong phạm vi địa bàn cấp huyện, đơn gửi tới Ủy ban nhân dân huyện qua phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trong phạm vi địa bàn cấp tỉnh, đơn gửi tới Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương qua Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Bộ, ngành, tổ chức gửi đơn tới Bộ, ngành, tổ chức (qua Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Tổ chức cán bộ hoặc phòng TCCB).
MẪU SỐ 2
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐỀ ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI NGOÀI CÔNG LẬP
ĐỀ ÁN THÀNH LẬP (tên cơ sở)…………………………………….
1. Tên gọi, địa chỉ, địa bàn hoạt động;
2. Sự cần thiết thành lập (tên cơ sở) …………………………………….
3. Mục tiêu, nhiệm vụ của (tên cơ sở) ……………………………………
4. Loại hình tổ chức cần thành lập;
5. Đối tượng tiếp nhận;
6. Phương án và kế hoạch hoạt động của (tên cơ sở) ………………….;
7. Tổ chức bộ máy, nhân sự;
8. Trụ sở làm việc (Địa điểm, thiết kế, diện tích nhà làm việc; diện tích nhà ở của đối tượng; diện tích nhà bếp, công trình vệ sinh, khu giải trí, vui chơi, lao động, trị liệu …) và trang thiết bị, phương tiện phục vụ;
9. Kinh phí;
10. Dự kiến hiệu quả;
11. Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập (tên cơ sở) ………………………..
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN XIN THÀNH LẬP
3. Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp tỉnh.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng bảo trợ xã hội;
- Bước 2: Phòng bảo trợ xã hội thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, trình Giám đốc Sở ký Tờ trình đề nghị UBND tỉnh quyết định giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
- Bước 3: Khi có quyết định giải thể cơ sở bảo trợ xã hội của UBND tỉnh, Phòng bảo trợ xã hội chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, cá nhân và gửi các đơn vị liên quan để thực hiện
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn xin giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, trong đó: nêu rõ lý do xin giải thể;
- Bản kê khai tài sản, tài chính và phương án xử lý;
- Danh sách đối tượng và phương án giải quyết khi cơ sở giải thể.
b) Số lượng hồ sơ: Văn bản không quy định
4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ, Quy định điều kiện, thủ tục thành lập, Tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
- Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng bảo trợ xã hội;
- Bước 2. Phòng bảo trợ xã hội thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, trình Giám đốc Sở ký Tờ trình đề nghị UBND tỉnh ban hành văn bản chấp thuận thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập;
- Bước 3. Khi có văn bản chấp thuận thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập của UBND tỉnh, Phòng bảo trợ xã hội chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Tổ chức, cá nhân và gửi các đơn vị liên quan để thực hiện
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
Văn bản đề nghị thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
- Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật hoặc doanh nghiệp sử dụng lao động là người tàn tật cao hơn tỷ lệ quy định
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Chủ doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng bảo trợ xã hội;
- Bước 2. Phòng bảo trợ xã hội thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, trình Giám đốc Sở ký Giấy chứng nhận;
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng bảo trợ xã hội chuyển cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, doanh nghiệp.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Văn bản đề nghị chứng nhận là "Cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật” hoặc “Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người tàn tật" hoặc "Doanh nghiệp có người tàn tật tham gia cao hơn tỷ lệ quy định”;
- Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập và giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động dạy nghề đối với cơ sở dạy nghề (bản sao có công chứng);
- Điều lệ hoặc quy chế hoạt động của cơ sở đã được ban hành theo quy định của pháp luật (bản sao có công chứng);
- Danh sách cán bộ lãnh đạo của cơ sở gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng hoặc tương đương (bản chính);
- Danh sách lao động (hoặc học viên) đang được sử dụng (hoặc đang học), trong đó ghi rõ danh sách người tàn tật có xác nhận của Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện (bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
Cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật phải có đủ điều kiện sau đây:
- Có trên 51% số lao động là người tàn tật;
- Có quy chế hoặc điều lệ phù hợp với đối tượng lao động là người tàn tật.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật;
- Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật;
- Thông tư liên tịch số 19/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 19/5/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 81/CP và Nghị định số 116/2004/NĐ-CP ngày 23/4/2004 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật.
V. LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
1. Tiếp nhận người nghiện ma túy, người bán dâm vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện (cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn) phối hợp Công an huyện thẩm tra, thu thập tài liệu và hoàn chỉnh hồ sơ gửi Hội đồng tư vấn xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định đưa người nghiện ma túy, người bán dâm vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội;
- Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội;
- Bước 3: Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, khám sức khoẻ; lập biên bản giao nhận hồ sơ và đối tượng vào Trung tâm để cai nghiện, chữa trị.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản tóm tắt lý lịch của người bị đưa vào Trung tâm;
- Tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó và các biện pháp cai nghiện, giáo dục đã áp dụng;
- Nhận xét của Công an cấp xã, ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp mà người đó là thành viên;
- Bệnh án (nếu có);
- Báo cáo đề nghị đưa người vào Trung tâm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Lệnh tạm giữ (nếu có);
- Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện về việc đưa người vào Trung tâm (bản chính);
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục - Lao động Xã hội Hà Tĩnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản giao nhận hồ sơ và người chấp hành quyết định đưa vào Trung tâm
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống ma túy ngày 09/12/2000;
- Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 14/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
- Thông tư liên tịch số 22/2004/TT-BLĐTBXH-BCA ngày 31/12/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
2. Tiếp nhận người chưa thành niên nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện (cơ quan thường trực của Hội đồng tư vấn) phối hợp Công an huyện thẩm tra, thu thập tài liệu và hoàn chỉnh hồ sơ gửi Hội đồng tư vấn xem xét và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ban hành quyết định đưa đối tượng vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội;
- Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày kể từ khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Công an huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành Quyết định vào Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động xã hội;
- Bước 3: Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, khám sức khoẻ; lập biên bản giao nhận hồ sơ và người chấp hành quyết định cai nghiện vào Trung tâm để cai nghiện, chữa trị.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản tóm tắt lý lịch của người chưa thành niên nghiện ma túy;
- Các biện pháp cai nghiện, giáo dục đã áp dụng;
- Xét nghiệm tìm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính;
- Nhận xét của Công an xã;
- Ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn và các tổ chức thành viên của Mặt trận;
- Bệnh án (nếu có);
- Quyết định đưa người vào cơ sở chữa bệnh của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Biên bản giao nhận hồ sơ và người chấp hành quyết định vào Trung tâm.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội Hà Tĩnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản giao nhận hồ sơ và người chấp hành quyết định đưa vào Trung tâm
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống ma túy ngày 09/12/2000;
- Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 14/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
- Thông tư liên tịch số 22/2004/TT-BLĐTBXH-BCA ngày 31/12/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Tiếp nhận người nghiện ma túy, người bán dâm tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Đối tượng viết đơn tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội để chữa trị, cai nghiện phục hồi gửi Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hà Tĩnh. Đối với người chưa thành niên phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
- Bước 2: Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hà Tĩnh kiểm tra, thẩm định hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Tổ chức khám sức khoẻ, lập bệnh án, lập biên bản và ra quyết định tiếp nhận đối tượng.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Hướng dẫn đối tượng bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.
- Bước 3: Sau khi kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện, Trung tâm Chữa bệnh Giáo dục - Lao động xã hội Hà Tĩnh ban hành quyết định tiếp nhận đối tượng
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn tự nguyện vào Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (nội dung đơn nêu rõ lý do vào Trung tâm, tình trạng nghiện và các hình thức cai nghiện, giáo dục, chữa trị đã thực hiện (nếu có));
- Bản cam kết cai nghiện chữa trị của người nghiện hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng (nếu là người thành niên) hoặc của anh, chị, em ruột, người giám hộ của người đó (nếu là người chưa thành niên);
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân (nếu có) hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận tạm trú dài hạn (có công chứng);
- Kết quả xét nghiệm tìm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính (đối với người nghiện ma túy);
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội Hà Tĩnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống ma túy ngày 09/12/2000;
- Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 14/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
- Thông tư liên tịch số 22/2004/TT-BLĐTBXH-BCA ngày 31/12/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
4. Tiếp nhận người nghiện ma túy, người bán dâm vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Lực lượng công an khi bắt quả tang người nghiện ma túy từ 12 tuổi trở lên sử dụng trái phép chất ma túy; người bán dâm từ đủ 16 tuổi đến 55 tuổi đang thực hiện hành vi bán dâm hoặc người bán dâm có tính chất thường xuyên mà không có nơi cư trú nhất định thì lập biên bản và hồ sơ theo quy định gửi Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hà Tĩnh.
+ Trường hợp đối tượng do công an cấp xã hoặc công an cấp huyện trực tiếp phát hiện thì lập biên bản và hồ sơ báo cáo Trưởng công an cấp huyện xem xét, quyết định đưa đối tượng vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội.
+ Trường hợp đối tượng do công an tỉnh trực tiếp phát hiện thì lập biên bản và hồ sơ chuyển công an cấp huyện nơi đối tượng có hành vi vi phạm để Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định đưa đối tượng vào lưu trú tạm thời tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hà Tĩnh.
- Bước 2. Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội kiểm tra hồ sơ, khám sức khoẻ của người được đưa vào lưu trú tạm thời, lập biên bản giao nhận hồ sơ và người được đưa vào lưu trú tạm thời.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Biên bản về hành vi vi phạm pháp luật của người nghiện ma túy, người bán dâm và kết quả xét nghiệm chất ma túy (đối với người nghiện ma túy);
- Bản lý lịch tự khai của người bị đưa vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh (bản chính);
- Bản xác minh đối tượng không có nơi cư trú nhất định tại địa bàn xã của công an cấp xã nơi đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật (bản chính);
- Quyết định đưa đối tượng vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh của Trưởng Công an cấp huyện (bản chính);
- Biên bản về việc thi hành quyết định đưa đối tượng vào lưu trú tạm thời tại cơ sở chữa bệnh (bản chính);
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: Văn bản không quy định
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội Hà Tĩnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản giao nhận hồ sơ và người được đưa vào lưu trú tạm thời.
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Luật Phòng, chống ma túy ngày 09/12/2000;
- Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 14/3/2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Nghị định số 43/2005/NĐ-CP ngày 05/4/2005 của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
- Thông tư liên tịch số 22/2004/TT-BLĐTBXH-BCA ngày 31/12/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 135/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Cấp Giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh) hoặc gửi qua đường bưu điện. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu hẹn và chuyển cho Phòng phòng, chống tệ nạn xã hội;
+ Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định.
- Bước 2: Phòng phòng, chống tệ nạn xã hội kiểm tra, thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, tham mưu Giám đốc Sở báo cáo UBND tỉnh xem xét và có văn bản đề nghị Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 3: Sau khi Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cấp giấy phép cai nghiện ma túy tự nguyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi giấy phép cho Tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn và hướng dẫn cơ sở cai nghiện tự nguyện hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
- Qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp (gia hạn) giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy (theo Phụ lục 3).
- Bản sao có chứng thực quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở cai nghiện tự nguyện do nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở cai nghiện khác.
- Bản kê khai cơ sở vật chất hiện có của cơ sở, gồm: Bản kê khai cơ sở vật chất; bản kê khai thiết bị; bản sao có chứng thực giấy chứng nhận phòng, cháy, chữa cháy; bản sao có chứng thực giấy chứng nhận xử lý nước thải, chất thải.
- Tài liệu chứng minh bảo đảm đủ các điều kiện về nhân sự theo quy định của Thông tư này, gồm: Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận tốt nghiệp từ trình độ cao đẳng trở lên của người đứng đầu cơ sở cai nghiện; danh sách trích ngang và bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên làm việc tại cơ sở cai nghiện.
- Riêng đối với cơ sở thực hiện điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ; cơ sở thực hiện toàn bộ quy trình cai nghiện, phục hồi phải có thêm bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh về điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khoẻ của phòng chuyên môn thực hiện việc điều trị cắt cơn, giải độc và phục hồi sức khỏe.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp giấy phép cai nghiện ma túy tự nguyện.
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Mẫu đơn đề nghị cấp (gia hạn) giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy theo mẫu Phụ lục 3, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật phòng, chống ma túy ngày 09/12/2000;
- Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính về chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh;
- Thông tư liên tịch số 43/2011/TT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
PHỤ LỤC 3
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, GIA HẠN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| (3)….., ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP (GIA HẠN) GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY (4)
Kính gửi: | - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
1. Tên cơ sở cai nghiện (2):....................................................................................................
2. Tên giao dịch (nếu có):.......................................................................................................
3. Điện thoại……………………………..Fax………………..E-mail...............................................
4. Quyết định thành lập Cơ sở cai nghiện số … ngày … tháng … năm … của (6)........................
............................................................................................................................................
5. Tài khoản tại Ngân hàng (nếu có):.......................................................................................
- Tiền Việt Nam:
- Ngoại tệ:
6. Họ và tên người đứng đầu Cơ sở cai nghiện:.......................................................................
Đề nghị cấp (gia hạn) giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy với nội dung hoạt động là (7) ..........
............................................................................................................................................
Cơ sở cai nghiện cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
| Giám đốc hoặc Người đứng đầu Cơ sở cai nghiện |
____________
1. Tên cơ quan quyết định thành lập Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
2. Tên đầy đủ của Cơ sở cai nghiện
3. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính của cơ sở.
4. Khi xin cấp giấy phép thì chỉ ghi xin cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy.
5. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh, thành phố.
6. Tên cơ quan ra quyết định thành lập Cơ sở cai nghiện.
7. Ghi phạm vi hoạt động theo quy định tại Nghị định 147/2003/NĐ-CP , Nghị định 94/2011/NĐ-CP hoặc Thông tư này.
6. Gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy.
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh) hoặc gửi qua đường bưu điện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu hẹn và chuyển cho Phòng phòng, chống tệ nạn xã hội;
+ Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ: Hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định.
- Bước 2: Phòng phòng, chống tệ nạn xã hội kiểm tra, thẩm định hồ sơ, nêu đủ điều kiện, tham mưu Giám đốc Sở báo cáo UBND tỉnh xem xét và có văn bản đề nghị Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy cho tổ chức, cá nhân.
- Bước 3: Sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gia hạn giấy phép cai nghiện ma túy tự nguyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi giấy phép cho Tổ chức, cá nhân theo thời gian ghi trên phiếu hẹn và hướng dẫn cơ sở cai nghiện tự nguyện hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước;
- Qua đường bưu điện.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy (theo Phụ lục 3);
- Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Báo cáo chi tiết tình hình Tổ chức và kết quả hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện đề nghị gia hạn giấy phép trong 05 năm liên tục gần nhất, gồm: Thông tin chung về cơ sở, những thay đổi về cơ sở vật chất, nhân sự, kết quả hoạt động cụ thể từng năm, những kiến nghị, đề xuất.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định gia hạn giấy phép cai nghiện ma túy.
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
Mẫu đơn đề nghị gia hạn giấy phép lao động theo Phụ lục 1, ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Phòng, chống ma túy ngày 09/12/2000;
- Nghị định số 135/2004/NĐ-CP ngày 10/6/2004 của Chính phủ về việc quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
- Thông tư liên tịch số 43/2011/TT-BLĐTBXH-BYT ngày 31/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn việc cấp giấy phép và quản lý hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
PHỤ LỤC 3
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP, GIA HẠN GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 43/2011/TTLT/BLĐTBXH-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế)
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (1) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| (3)….., ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP (GIA HẠN) GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG CAI NGHIỆN MA TÚY (4)
Kính gửi: | - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
1. Tên cơ sở cai nghiện (2):....................................................................................................
2. Tên giao dịch (nếu có):.......................................................................................................
3. Điện thoại……………………………..Fax………………..E-mail...............................................
4. Quyết định thành lập Cơ sở cai nghiện số … ngày … tháng … năm … của (6)........................
............................................................................................................................................
5. Tài khoản tại Ngân hàng (nếu có):.......................................................................................
- Tiền Việt Nam:
- Ngoại tệ:
6. Họ và tên người đứng đầu Cơ sở cai nghiện:.......................................................................
Đề nghị cấp (gia hạn) giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy với nội dung hoạt động là (7) ..........
............................................................................................................................................
Cơ sở cai nghiện cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
| Giám đốc hoặc Người đứng đầu Cơ sở cai nghiện |
____________
1. Tên cơ quan quyết định thành lập Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện
2. Tên đầy đủ của Cơ sở cai nghiện
3. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính của cơ sở.
4. Khi xin cấp giấy phép thì chỉ ghi xin cấp giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy.
5. Ghi địa danh hành chính cấp tỉnh, thành phố.
6. Tên cơ quan ra quyết định thành lập Cơ sở cai nghiện.
7. Ghi phạm vi hoạt động theo quy định tại Nghị định 147/2003/NĐ-CP , Nghị định 94/2011/NĐ-CP hoặc Thông tư này.
VI. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Lao động Tiền lương- Bảo hiểm xã hội;
- Bước 2. Phòng Lao động- Tiền lương- Bảo hiểm xã hội thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện, trình Giám đốc Sở ký Thông báo chấp thuận;
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Lao động- Tiền lương- Bảo hiểm xã hội chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho tổ chức, doanh nghiệp.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Đơn đăng ký nội quy lao động (theo Mẫu số 01);
- Bản nội quy lao động (bản chính);
- Quyết định ban hành nội quy lao động của Thủ trưởng đơn vị (theo Mẫu số);
- Các văn bản quy định của đơn vị có liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo.
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Có
- Đơn đăng ký nội quy lao động theo Mẫu số 01, ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Quyết định ban hành nội quy lao động của Thủ trưởng đơn vị theo Mẫu số 02, ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
Là doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; đơn vị sự nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế; Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác được phép đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp; Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có thuê mướn, sử dụng lao động là công dân Việt Nam gọi tắt là đơn vị có sử dụng 10 lao động trở lên.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994, ngày có hiệu lực 01/01/1995; Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động năm 2002, 2006, 2007.
- Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02/4/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
- Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/1995/NĐ-CP ngày 06/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.
Mẫu số 1: Đơn đăng ký nội quy lao động ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Tên đơn vị | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số.... V/v Đăng ký nội quy lao động | ...., ngày.... tháng..... năm..... |
Kính gửi:.................................................(1)
Thực hiện Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung, Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị đinh số 41/CP của Chính phủ, Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
(ghi tên đơn vị........), đề nghị (xem mục(1)) xem xét và thông báo kết quả việc đăng ký nội quy lao động, kèm theo hồ sơ gồm có:
1. Quyết định ban hành nội quy lao động.
2. Bản nội quy lao động.
3. Các văn bản quy định của đơn vị có liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (nếu có).
Nơi nhận: | Thủ trưởng đơn vị |
Ghi chú:
(1) - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đối với đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (đối với đơn vị thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao).
Mẫu số 2: Quyết định ban hành nội quy lao động của Thủ trưởng đơn vị ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
TÊN ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số.... | ...., ngày.... tháng..... năm..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành nội quy lao động
(ghi trên đơn vị)
- Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02/4/2002
- Căn cứ Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ.
- Căn cứ Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất, Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ.
Căn cứ.... ngày.... tháng... năm.... của (cơ quan có thẩm quyền) quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị.
Theo đề nghị của.......................................................................
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này nội quy lao động của đơn vị.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Ông (Bà) Trưởng (Phó) phòng (Ban) và mọi người lao động trong đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | Thủ trưởng đơn vị |
2. Đăng ký thỏa ước lao động tập thể:
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh (số 107, đường Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh). Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội;
- Bước 2. Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội thẩm định hồ sơ nếu đủ điều kiện, trình Giám đốc Sở ký Thông báo chấp thuận;
- Bước 3. Khi có kết quả, Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội chuyển Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả cho Tổ chức, doanh nghiệp.
2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình đăng ký thoả ước lao động (bản chính);
- Biên bản thương lượng ký kết thoả ước lao động tập thể (bản sao công chứng);
- Bản thoả ước lao động (bản chính).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Thông báo.
8. Lệ phí (nếu có): Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Không
10. Yêu cầu điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Có
- Là doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn sử dụng từ 10 lao động trở lên; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp; Các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam có thuê mướn từ 10 lao động là người Việt Nam trở lên, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác; Các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ có hạch toán độc lập của các đơn vị hành chính sự nghiệp được áp dụng một số điểm quy định tại Điều 2 của Nghị định 196/1994/NĐ-CP để thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể.
[1] Ghi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh.
[2] Ghi tên đơn vị hành chính cấp huyện.
[3] Ghi theo bảng danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành tại Quyết định số 1019/QÐ-TCTK ngày 12/11/2008, thống nhất ghi cấp 3.
[4] Ghi Trung ương hoặc đơn vị hành chính cấp tỉnh.
[5] Ghi theo danh mục yếu tố gây chấn thương, thống nhất ghi cấp 2.
[6] Ghi tên ngành, mã ngành theo danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007, thống nhất ghi cấp 3;
[7] Ghi theo danh mục các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành tại Công văn số 231 TCTK/PPCÐ ngày 17/4/2002.
[8] Ghi theo danh mục nghề nghiệp hiện hành do Tổng cục Thống kê ban hành tại Quyết định số 1019/QÐ-TCTK ngày 12/11/2008, thống nhất ghi cấp 3.
[9] Ghi rõ : Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.
[10] Ghi họ tên, chức vụ, cơ quan của từng người.
[11] Ghi họ tên, chức vụ của :
+ Người sử dụng lao động (chủ cơ sở) hoặc người được ủy quyền;
+ Ðại diện Công đoàn hoặc là người được tập thể người lao động chọn cử;
21 Ghi rõ họ tên của những nạn nhân, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
- 1Quyết định 2668/QĐ-UBND năm 2009 về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Quyết định 3204/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Cần Thơ
- 3Quyết định 2520/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
- 1Quyết định 2668/QĐ-UBND năm 2009 về công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Quyết định 3297/QĐ-UBND năm 2013 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
- 3Quyết định 2520/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 2455/QĐ-UBND năm 2014 về công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
- 5Quyết định 3858/QĐ-UBND năm 2014 công bố các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 3343/QĐ-UBND năm 2012 công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 3343/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/11/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Trần Minh Kỳ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra