Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3336/QĐ-UBND | Vinh, ngày 29 tháng 8 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI, TIẾNG MÔNG TỈNH NGHỆ AN"
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 436/QĐ-UBND ngày 3/2/2006 của UBND tỉnh Nghệ an về việc ban hành kế hoạch triển khai các chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-TU ngày 26/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ khoá XVI;
Xét đề nghị của Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An tại Tờ trình số 194/TTr-PTTH ngày 27/7/2007 về việc phê duyệt đề án “Phát thanh - Truyền hình tiếng Thái, tiếng Mông tỉnh Nghệ An”; Văn bản số 1895/SKH.ĐT.VX ngày 13/8/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm định nội dung đề án "Phát thanh - Truyền hình tiếng Thái, tiếng Mông tỉnh Nghệ An",
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát thanh - Truyền hình tiếng Thái, tiếng Mông tỉnh Nghệ An” với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án:
- Làm cho để bà con dân tộc Mông, Thái được nghe, xem chương trình PTTH Nghệ An bằng chính thứ tiếng của dân tộc mình.
- Hình thành chương trình tiếng Mông ổn định trên 2 sóng phát thanh - truyền hình và nâng cao chất lượng chương trình tiếng Thái để phát sóng ở các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số và gửi phát sóng Đài THVN.
- Củng cố phòng PTTH tiếng dân tộc với các điều kiện về con người, cơ sở vật chất kỹ thuật, các điều kiện đảm bảo khác để không ngừng nâng cao chất lượng chương trình tiếng dân tộc Mông, Thái phát sóng ở Đài Trung ương và địa phương.
- Ổn định và từng bước nâng cao, đa dạng hoá các chương trình, trong đó chú trọng nội dung tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, nhất là chính sách về miền núi dân tộc và các chương trình khoa giáo, phổ biến kiến thức khuyến nông, lâm, ngư, khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn và xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phòng chống tệ nạn xã hội, xây dựng làng bản văn hoá an toàn làm chủ bảo vệ biên giới.
2. Nội dung chương trình:
a) Tên gọi: Chương trình phát thanh - truyền hình tiếng Mông, Thái.
- Các chuyên mục: Có tên gọi kèm theo nội dung.
+ Tổng thời lượng: Phát thanh: 240 phút /ngày (4 giờ/ngày).
Truyền hình: 240 phút/ngày(4 giờ/ngày).
+ Truyền hình: Có hình hiệu riêng.
+ Phát thanh: Có nhạc hiệu riêng phù hợp.
b) Các thể loại sử dụng trong chương trình:
Căn cứ vào điều kiện, khả năng thực hiện để xác định bước đi thích hợp, chương trình sẽ bao gồm: thời sự, trang, chuyên đề, văn nghệ, khoa giáo, tuyên truyền phổ biến pháp luật...
c) Thời lượng mỗi chương trình (tiếng Mông và tiếng Thái): thời sự 15 phút, trang 15 phút, chuyên đề 15 phút, văn nghệ 30 phút, khoa giáo 30 phút, tuyên truyền phổ biến pháp luật 10 phút,
d) Các chương trình khác: biên dịch các chương trình chọn lọc trên sóng Đài TW, Đài tỉnh...
e) Phương pháp thực hiện:
- Hoàn thành băng hình gửi phát sóng tại các trạm khu vực, đài huyện và các trạm phát lại ở cụm xã, bản.
- Gửi phát sóng qua vệ tinh ở Đài THVN và tổ chức tiếp phát lại, ghi băng và chọn thời điểm phát lại cho phù hợp.
- Tăng phương tiện nghe, xem cho nhân dân thực hiện qua chương trình mục tiêu đưa PTTH về vùng núi, vùng cao biên giới, trợ giá máy thu thanh và tổ chức các điểm nghe, xem công cộng (theo đề án phủ sóng PT-TH quốc gia và PT-TH tỉnh giai đoạn 2006 - 2010)
3. Tổ chức bộ máy cán bộ:
Dự kiến biên chế sẽ có 12 phóng viên, kỹ thuật viên, bao gồm:
+ Trưởng, phó phòng kiêm thư ký biên tập: 02;
+ Phóng viên tiếng Mông: 03;
+ Phóng viên tiếng Thái: 02;
+ Phát thanh viên + biên dịch tiếng Mông: 02;
+ Phát thanh viên + biên dịch tiếng Thái: 02;
+ Phóng viên Camera: 01.
- Tăng cường cho đài Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong mỗi đài 02 phóng viên theo diện điều chuyển trong tổng chỉ tiêu biên chế được giao.
- Tuyển chọn con em dân tộc Mông, Thái có trình độ văn hoá lớp 12, năng khiếu, phẩm chất tốt đam mê nghề báo gửi đi đào tạo tại các trường nghiệp vụ PTTH Trung ương.
4. Quy mô đầu tư và nguồn vốn.
4.1. Quy mô đầu tư:
Cung cấp trang thiết bị xây dựng chương trình cho 10 huyện miền núi: Bộ dựng phi tuyến; đầu ghi đọc; camera kỹ thuật số; máy ghi âm chuyên dụng; máy vi tính cả máy in, fax; bàn trộn âm thanh 12 đường; xe máy để thực hiện nhiệm vụ, máy chiếu Projecter cho 3 huyện Kỳ Sơn, Quế Phong và Tương Dương.
4.2. Dự kiến tổng mức đầu tư: 4.800 triệu đồng.
Trong đó:
- Tại Đài TT-TH Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương: 1.650 triệu đồng
- Tại 07 Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện miền núi còn lại : 3.150 triệu đồng
4.3. Huy động nguồn kinh phí:
- Nguồn đầu tư của chương trình Mục tiêu Quốc gia theo chương trình phát triển và phủ sóng phát thanh truyền hình địa phương;
- Nguồn để lại Đài Phát thanh - Truyền hình theo cơ chế;
- Ngân sách tỉnh đầu tư theo quy định hiện hành;
- Huy động các nguồn hợp pháp khác
5. Tổ chức thực hiện:
5.1. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Nghệ An:
Chủ trì phối hợp với các cơ quan Trung ương, tỉnh, các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án hàng năm, xây dựng lộ trình thực hiện, đề xuất giải pháp và tích cực huy động nguồn vốn thực hiện đề án.
Hàng quý, 6 tháng, hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện đề án báo cáo các cơ quan Trung ương, UBND tỉnh, các Sở ngành liên quan biết để tổ chức chỉ đạo thực hiện kịp thời.
5.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hướng dẫn Đài Phát thanh - Truyền hình thực hiện đúng quy trình, thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của nhà nước.
Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính cân đối bố trí nguồn vốn XDCB địa phương theo cơ chế hiện hành hàng năm trình HĐND, UBND tỉnh phê duyệt.
5.3. Sở Tài Chính: Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành tính toán, cân đối bố trí nguồn kinh phí để lại cho Đài Phát thanh - Truyền hình theo cơ chế và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối bố trí phần vốn địa phương quản lý đầu tư theo cơ chế trình HĐND, UBND tỉnh quyết định.
5.4. Sở Bưu chính Viễn thông: Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn Đài Phát thanh - Truyền hình lựa chọn thiết bị phù hợp; đồng thời phối hợp các ngành chức năng thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5.5. Các Sở, ban, ngành có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành lập kế hoạch chỉ đạo, phối hợp với Đài PT-TH tổ chức thực hiện đề án.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Bưu chính, Viễn thông và thủ trưởng các ban ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện trong phạm vi đề án thực hiện có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 1111/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình tỉnh Yên Bái giai đoạn 2012 – 2015
- 3Quyết định 436/QĐ-UBND năm 2006 về Kế hoạch triển khai chương trình, đề án trọng điểm thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU của tỉnh Nghệ An
Quyết định 3336/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt Đề án Phát thanh - Truyền hình tiếng Thái, tiếng Mông tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 3336/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/08/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Hoàng Ky
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/08/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra