- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 4Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 5Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007
- 6Nghị định 60/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc
UỶ BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/QĐ-UBDT | Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2009 |
BAN HÀNH QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 04 năm 2000 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 04 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 60/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tôc;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Uỷ ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong Cơ quan Uỷ ban Dân tộc.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban, các Phó chủ nhiệm Uỷ ban, Vụ trưởng các Vụ, Thủ trưởng các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng lao động thuộc Uỷ ban Dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÀM VIỆC TRONG CƠ QUAN UỶ BAN DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33 /QĐ-UBDT ngày 19 / 02 /2009 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy tắc này quy định việc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng lao động làm việc trong Cơ quan Uỷ ban Dân tộc trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, trong quan hệ xã hội, nơi cư trú và trong gia đình.
Quy tắc này áp dụng với mọi cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng lao động làm việc trong các cơ quan thuộc Uỷ ban Dân tộc (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức).
Mục đích quy định Quy tắc Ứng xử của cán bộ, công chức nhằm:
1. Quy định về ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, khi thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, nơi cư trú và trong gia đình bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm nhằm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của cán bộ, công chức.
2. Thực hiện công khai các hoạt động nhiệm vụ, công vụ và quan hệ xã hội của cán bộ, công chức; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Là căn cứ để các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xét thi đua, khen thưởng hoặc xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức vi phạm về ứng xử trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội, nơi cư trú và trong gia đình.
Mục I. ỨNG XỬ TRONG THI HÀNH NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ
Điều 3. Những việc cán bộ, công chức phải làm
1. Cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ phải thực hiện đầy đủ và đúng các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức bao gồm:
“Điều 6: Cán bộ, công chức có những nghĩa vụ sau đây:
1. Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;
3. Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;
5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng;
6. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;
8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Điều 7: Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 8: Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó”.
2. Cán bộ, công chức có trách nhiệm phát hiện việc thực hiện sai hoặc không đầy đủ, không đúng quy định của các cán bộ, công chức, viên chức khác trong cùng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, phản ánh đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức đó và chịu trách nhiệm cá nhân về những phản ánh của mình.
3. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý và sử dụng cán bộ, công chức có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền và xử lý theo thẩm quyền, hoặc đề nghị cấp thẩm quyền xử lý đối với cán bộ, công chức vi phạm các quy định của pháp luật theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức.
4. Cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ, công vụ phải phối hợp với cán bộ, công chức khác trong cùng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác có liên quan để thực hiện nhiệm vụ, công vụ có hiệu quả.
5. Cán bộ, công chức khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ phải mặc trang phục gọn gàng, lịch sự thù hợp với thuần phong mỹ tục, phong tục tập quán văn hoá; phải đeo thẻ công chức theo quy định.
6. Trong giao tiếp tại công sở và với công dân, cán bộ, công chức phải có thái độ lịch sự, hoà nhã, văn minh. Khi giao dịch trực tiếp, hoặc bằng văn bản hành chính hoặc qua các phương tiện thông tin (điện thoại, thư tín, qua mạng...) phải bảo đảm thông tin trao đổi đúng nội dung công việc mà cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân cần hướng dẫn, trả lời.
Thanh tra Uỷ ban xây dựng quy chế tiếp dân theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo và phù hợp với đặc thù của Cơ quan Uỷ ban Dân tộc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban quyết định.
Văn phòng Uỷ ban chủ trì xây dựng nội quy ra, vào cơ quan treo tại cổng cơ quan (vị trí dễ nhìn) đảm bảo trang nghiêm và đúng quy định.
7. Cán bộ, công chức lãnh đạo trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị phải nắm bắt kịp thời tâm lý của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý để có cách thức điều hành phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức. Phát huy dân chủ, tạo điều kiện trong học tập và phát huy sáng kiến của cán bộ, công chức, viên chức. Tôn trọng và tạo niềm tin cho cán bộ, công chức khi giao và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, công vụ. Bảo vệ danh dự của cán bộ, công chức khi bị phản ánh, khiếu nại, tố cáo không đúng sự thật.
8.Trong quan hệ đồng nghiệp cán bộ, công chức phải chân thành, nhiệt tình bảo đảm sự đoàn kết; phối hợp và góp ý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ để công việc được giải quyết nhanh và hiệu quả.
Điều 4. Những việc cán bộ, công chức không được làm
1.Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện những quy định tại các Điều 15, 16, 17, 18, 19 và Điều 20 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức bao gồm:
“Điều 15: Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc.
Điều 16: Cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
Điều 17: Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Điều 18: Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước, thì trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc, không được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm.
Điều 19: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Điều 20: Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó”.
2. Cán bộ, công chức phải thực hiện những quy định tại các Điều 37, Điều 40 của Luật Phòng, chống tham nhũng Bao gồm:
“Điều 37. Những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm
1. Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong khi giải quyết công việc;
b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Làm tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc mình tham gia giải quyết;
d) Kinh doanh trong lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ trong một thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
đ) Sử dụng trái phép thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị vì vụ lợi.
2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
5. Cán bộ, công chức, viên chức là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp của Nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hoá, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
Điều 40. Việc tặng quà và nhận quà tặng của cán bộ, công chức, viên chức:
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị không được sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước làm quà tặng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Cán bộ, công chức, viên chức không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc tặng quà, nhận quà tặng để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi”.
3. khi thực thi nhiệm vụ, công vụ không được mạo danh để giải quyết công việc; không được mượn danh cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc của cá nhân.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm do mình thực hiện gây ra hậu quả ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan, đơn vị mình hoặc của cơ quan, đơn vị, tổ chức khác hoặc vi phạm tới quyền lợi chính đáng, danh dự và nhân phẩm của công dân.
5. Khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ không được cố tình kéo dài thời gian hoặc từ chối sự phối hợp của những người trong cơ quan, đơn vị mình hoặc cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan và của công dân khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
6. Không được làm lộ bí mật Nhà nước, bí mật công tác và bí mật nội dung làm việc khi chưa có kết luận chính thức, nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị, tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật.
Mục II. ỨNG XỬ TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI, NƠI CƯ TRÚ, TRONG GIA ĐÌNH, VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI
Điều 5. Những việc cán bộ, công chức phải làm
1. Khi tham gia các hoạt động xã hội phải thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, trang phục để người dân tin yêu. Chấp hành các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng.
2. Có trách nhiệm hướng dẫn người dân và khách khi đến liên hệ công tác hoặc giải quyết công việc.
3. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật.
4. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, gương mẫu và tích cực tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám của tổ chức Đảng, chính quyền đoàn thể và nhân dân nơi cư trú.
5. Tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân và người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 6. Những việc cán bộ, công chức không được làm
1. Cán bộ, công chức không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động trong xã hội.
2. Không được vi phạm các quy định về nội quy, quy tắc ở nơi công cộng; không được vi phạm các chuẩn mực về thuần phong mỹ tục tại nơi công cộng để bảo đảm sự văn minh, tiến bộ của xã hội.
3. Không được sử dụng các tài sản, phương tiện công cho các hoạt động xã hội không thuộc hoạt động nhiệm vụ, công vụ.
4. Không được tổ chức các hoạt động cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, thăng chức và các hoạt động khác của bản thân và gia đình xa hoa, lãng phí vì mục đích vụ lợi.
5. Không để bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột lợi dụng danh nghĩa, của bản thân để vụ lợi cho gia đình và bản thân;
Điều 7. Ứng xử với tổ chức, cá nhân người nước ngoài
1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật và cơ quan khi quan hệ với các tổ chức, cá nhân người nước ngoài.
2. Chỉ được cung cấp thông tin, tài liệu, phát ngôn những vấn đề có liên quan khi được cấp có thẩm quyền giao.
3. Vụ Hợp tác Quốc tế xây dựng Quy chế quản lý các hoạt động đối ngoại của Uỷ ban Dân tộc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban quyết định.
1. Vụ trưởng các Vụ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Uỷ ban có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Quy tắc này tại đơn vị mình.
2. Chánh Thanh tra Uỷ ban chủ trì phối hợp với Chánh Văn phòng Uỷ ban Uỷ ban chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy tắc này, tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Uỷ ban. Kiến nghị việc xét thi đua khen thưởng theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 Quy tắc này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc cần chỉnh sửa, bổ sung, đề nghị các Vụ đơn vị phối hợp cùng Thanh tra Uỷ ban, Vụ Tổ chức Cán bộ trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm xem xét quyết định./.
- 1Kế hoạch 305/KH-BYT thực hiện Quy chế dân chủ, quy tắc ứng xử của cán bộ, công, viên chức tại đơn vị trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 468/QĐ-BTP năm 2009 Ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp
- 3Quyết định 889/QĐ-BHXH năm 2018 về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 4Quyết định 2816/QĐ-BNV năm 2017 về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 2Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 4Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 5Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi 2007
- 6Nghị định 60/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban dân tộc
- 7Kế hoạch 305/KH-BYT thực hiện Quy chế dân chủ, quy tắc ứng xử của cán bộ, công, viên chức tại đơn vị trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành
- 8Quyết định 468/QĐ-BTP năm 2009 Ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp
- 9Quyết định 889/QĐ-BHXH năm 2018 về Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 10Quyết định 2816/QĐ-BNV năm 2017 về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động do Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định 33/QĐ-UBDT năm 2009 ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- Số hiệu: 33/QĐ-UBDT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/02/2009
- Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
- Người ký: Giàng Seo Phử
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/02/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực