Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2015/QĐ-UBND | Tuy Hòa, ngày 09 tháng 9 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Căn cứ Luật Tiếp công dân năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình;
Căn cứ Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số: 497/TTr-NV5 ngày 07/8/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bảo đảm an ninh, trật tự và xử lý người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các trụ sở và địa điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ BẢO ĐẢM AN NINH, TRẬT TỰ VÀ XỬ LÝ NGƯỜI CÓ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI TẠI CÁC TRỤ SỞ VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾP CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
Quy định này quy định cụ thể trách nhiệm của Ban Tiếp công dân tỉnh; Ban Tiếp công dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện); Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tổ chức địa điểm tiếp công dân, cùng với Thủ trưởng các cơ quan công an trong việc bảo đảm an ninh, trật tự và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các trụ sở và địa điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh.
1. Các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp công lập; người tiếp công dân.
2. Người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc người khác có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiếp công dân.
TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM AN NINH, TRẬT TỰ TẠI NƠI TIẾP CÔNG DÂN
1. Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh và các Trưởng Ban Tiếp công dân cấp huyện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Trưởng Công an cấp huyện nơi đặt trụ sở tiếp công dân, xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ trụ sở tiếp công dân; bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân tại các Trụ sở tiếp công dân, đặc biệt là trong những ngày tiếp công dân định kỳ của Lãnh đạo tỉnh, Lãnh đạo huyện.
2. Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị, bộ phận liên quan xây dựng các phương án với các tình huống cụ thể và kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ Trụ sở tiếp công dân; bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân và công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân; xử lý người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại nơi tiếp công dân.
Điều 4. Trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự tại địa điểm tiếp công dân của UBND cấp xã
1. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo Trưởng Công an cùng cấp xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân của UBND cấp xã.
2. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm xây dựng các phương án với các tình huống cụ thể và kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ địa điểm tiếp công dân tại Trụ sở UBND cùng cấp; bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân và công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân; xử lý người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa điểm công dân.
1. Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình và công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân; phối hợp với cơ quan công an cấp xã, nơi bố trí địa điểm tiếp công dân, yêu cầu hỗ trợ lực lượng để bảo vệ an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân khi cần thiết.
2. Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn, bố trí lực lượng hỗ trợ khi có yêu cầu, thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân và công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân; xử lý người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa điểm tiếp công dân.
Điều 6. Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm
1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị công an trực thuộc:
- Phối hợp với Ban Tiếp công dân tỉnh, các Ban Tiếp công dân cấp huyện xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp bảo vệ các Trụ sở tiếp công dân;
- Chủ động xây dựng các phương án với các tình huống cụ thể và kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ Trụ sở tiếp công dân; bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người tiếp công dân và nơi tiếp công dân;
- Phân công cán bộ, chiến sĩ công an trực bảo vệ Trụ sở tiếp công dân vào những ngày tiếp công dân định kỳ của Lãnh đạo tỉnh, Lãnh đạo huyện và vào những ngày Lãnh đạo tiếp công dân đột xuất khi có yêu cầu; chuẩn bị bố trí lực lượng, sẵn sàng triển khai công tác bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, xử lý người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại nơi tiếp công dân.
2. Trực tiếp chỉ đạo xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội có nhiều người tham gia; các hành vi gây rối trật tự công cộng có tổ chức tại nơi tiếp công dân, có khả năng gây nguy hiểm cho tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
1. Huy động toàn bộ lực lượng có tại Trụ sở tiếp công dân (hoặc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có tổ chức địa điểm tiếp công dân) tổ chức tuyên truyền, giải thích cho người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đồng thời yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm đó.
2. Trường hợp đã giải thích, thuyết phục, yêu cầu mà người có hành vi vi phạm hành chính vẫn tiếp tục vi phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự, an toàn xã hội tại nơi tiếp công dân thì Trưởng Ban Tiếp công dân (hoặc Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tổ chức địa điểm tiếp công dân) có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cho người tiếp công dân và các công dân khác đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân; trực tiếp liên lạc với Trưởng Công an nơi có trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân để yêu cầu triển khai lực lượng hỗ trợ xử lý hành vi vi phạm hành chính, bảo vệ an toàn, trật tự tại nơi tiếp công dân.
3. Trường hợp có nhiều người cùng tham gia hành vi vi phạm hành chính hoặc phát hiện dấu hiệu là hành vi vi phạm hành chính có tổ chức, gây nguy hiểm đến an ninh chính trị, trật tự an toàn tại Trụ sở hoặc địa điểm tiếp công dân thì Trưởng Ban Tiếp công dân (hoặc Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị) có trách nhiệm huy động mọi lực lượng tại chỗ để vận động, thuyết phục và ngăn chặn các đối tượng có hành vi vi phạm; thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ an toàn cho người tiếp công dân, đồng thời trực tiếp liên lạc ngay với Trưởng cơ quan công an có trách nhiệm để yêu cầu kịp thời triển khai lực lượng bảo vệ an toàn, trật tự nơi tiếp công dân; ngăn chặn và xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
1. Lập tức huy động lực lượng hỗ trợ, phối hợp với Ban tiếp công dân; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tổ chức địa điểm tiếp công dân, triển khai ngay các phương án bảo vệ, thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn các đối tượng có hành vi vi phạm hành chính.
2. Trường hợp người có hành vi vi phạm cố tình không chấp hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm thì cán bộ, chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ phải thực hiện các biện pháp buộc chấm dứt các hành vi vi phạm. Trong trường hợp cần thiết thì thực hiện việc bắt giữ, áp giải người có hành vi vi phạm; khám người, phương tiện vi phạm; tước bỏ, vô hiệu hóa hung khí, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Việc bắt giữ, áp giải, khám xét phải thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
3. Khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính xảy ra tại nơi tiếp công dân, cán bộ, chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ tại nơi tiếp công dân phải tiến hành việc xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc lập biên bản vi phạm hành chính và kịp thời chuyển tới người có thẩm quyền để xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
4. Nếu có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân, có đủ dấu hiệu tội phạm hình sự thì cán bộ, chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ phải lập biên bản phạm tội quả tang, tạm giữ người và phương tiện vi phạm để chuyển cho cơ quan chức năng thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Các Ban Tiếp công dân tỉnh, cấp huyện; Chủ tịch UBND cấp xã; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tổ chức địa điểm tiếp công dân cùng với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị công an trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện Quy định này.
2. Trưởng Ban Tiếp công dân tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn các Ban Tiếp công dân cấp huyện; các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh có tổ chức địa điểm tiếp công dân thực hiện đúng theo Quy định này; theo dõi, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Quy định này tại các Trụ sở tiếp công dân và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tổ chức địa điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh để Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời.
Hàng quý, Ban tiếp công dân của tỉnh và của cấp huyện cùng các cơ quan công an có liên quan trên địa bàn tiến hành họp giao ban để kiểm điểm, đánh giá về công tác phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại nơi tiếp công dân.
3. Trưởng Ban Tiếp công dân cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn Chủ tịch UBND cấp xã; các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp huyện có tổ chức địa điểm tiếp công dân thực hiện đúng theo Quy định này; theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Quy định này tại Trụ sở tiếp công dân của huyện và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tổ chức địa điểm tiếp công dân trên địa bàn huyện; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Quy định này cho Ban Tiếp công dân tỉnh theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan kịp thời phản ánh về Ban Tiếp công dân tỉnh để Ban Tiếp công dân tỉnh tổng hợp, nghiên cứu và tham mưu UBND Tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 102/QĐ-UBND năm 2013 về kinh phí xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội và xuất nhập cảnh cho công an tỉnh Bắc Giang
- 2Chỉ thị 18/2006/CT-UBND tăng cường thực hiện Nghị định 150/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3Quyết định 68/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Quyết định 4212/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án “Đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quản lý trật tự xã hội ở địa bàn cơ sở giai đoạn 2015-2020 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 5Quyết định 53/2004/QĐ-UB về thưởng cho người có công phát hiện, bắt giữ người có hành vi vi phạm Quy định tại khoản 8 Điều 2 Quyết định 20/2004/QĐ-UB do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 6Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 34/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không dân dụng do tỉnh Cà Mau ban hành
- 7Kế hoạch 190/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội đến năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Quyết định 31/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội giữa cơ quan Công an và cơ quan nhà nước về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 9Chỉ thị 02/CT-UBND về nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự năm 2019 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 10Thông báo 78/TB-UBND năm 2019 về vận hành chính thức chức năng quản lý phản ánh vi phạm an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông trên ứng dụng "Phú Nhuận trực tuyến" do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Quyết định 61/2023/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 3Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 4Quyết định 102/QĐ-UBND năm 2013 về kinh phí xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội và xuất nhập cảnh cho công an tỉnh Bắc Giang
- 5Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
- 6Luật tiếp công dân 2013
- 7Chỉ thị 18/2006/CT-UBND tăng cường thực hiện Nghị định 150/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội do tỉnh Bến Tre ban hành
- 8Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân
- 9Quyết định 68/2014/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 10Quyết định 4212/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án “Đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp ngành Quản lý trật tự xã hội ở địa bàn cơ sở giai đoạn 2015-2020 do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 11Quyết định 53/2004/QĐ-UB về thưởng cho người có công phát hiện, bắt giữ người có hành vi vi phạm Quy định tại khoản 8 Điều 2 Quyết định 20/2004/QĐ-UB do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 12Kế hoạch 30/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 34/QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng không dân dụng do tỉnh Cà Mau ban hành
- 13Kế hoạch 190/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án chuyển hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về trật tự, an toàn xã hội đến năm 2020 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 14Quyết định 31/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội giữa cơ quan Công an và cơ quan nhà nước về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 15Chỉ thị 02/CT-UBND về nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự năm 2019 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 16Thông báo 78/TB-UBND năm 2019 về vận hành chính thức chức năng quản lý phản ánh vi phạm an ninh trật tự và trật tự an toàn giao thông trên ứng dụng "Phú Nhuận trực tuyến" do Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Quyết định 33/2015/QĐ-UBND Quy định về bảo đảm an ninh, trật tự và xử lý người có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại trụ sở và địa điểm tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Số hiệu: 33/2015/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/09/2015
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Phạm Đình Cự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra