Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2012/QĐ-UBND | Vĩnh Phúc, ngày 15 tháng 10 năm 2012 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH VĨNH PHÚC
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm; Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia về việc làm;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 29/7/2008 của Liên bộ: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm và Quyết định số 15/2008/QĐ-TTg ngày 23/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012-2015;
Căn cứ Quyết định số 3510/QĐ-CT ngày 12/12/2011 của UBND tỉnh về việc lập Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tại tờ trình số: 93/TTr- LĐTBXH ngày 10 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2012 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)
Quy chế này quy định về nội dung hoạt động Quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc (gọi tắt là Quỹ) được thành lập theo Quyết định số 3510/QĐ-CT ngày 12/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong Quản lý và sử dụng Quỹ.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan trong hoạt động quản lý và sử dụng Quỹ.
Điều 3. Nguồn vốn của Quỹ và triển khai cho vay
1. Quỹ được hình thành từ các nguồn sau
a) Ngân sách địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định căn cứ dự toán kinh phí hàng năm do UBND tỉnh trình.
b) Hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
c) Các nguồn hỗ trợ khác
2. Triển khai cho vay nguồn vốn của Quỹ được uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội, sử dụng cho vay để giải quyết việc làm theo đúng mục tiêu giải quyết việc làm của tỉnh và trung ương.
Thành viên Hội đồng quản lý Quỹ bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các thành viên là Giám đốc các sở, ngành: Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch-Đầu tư, Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Điều 5. Đối tượng được vay vốn
Đối tượng cho vay của Quỹ giải quyết việc làm tỉnh gồm:
1. Cơ sở sản xuất kinh doanh
a) Hộ kinh doanh cá thể;
b) Tổ hợp sản xuất;
c) Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
d) Cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật;
đ) Doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
e) Trung tâm giáo dục lao động- xã hội;
g) Chủ trang trại.
2. Hộ gia đình.
3. Người lao động tự tạo việc làm tại chỗ ổn định, có dự án được cơ quan có chức năng thẩm định.
4. Người đi xuất khẩu lao động được hưởng chính sách ưu đãi bao gồm:
Người có công với cách mạng theo quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng cụ thể là: thương binh; bệnh binh; người hưởng chính sách như thương binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; vợ hoặc chồng, con hợp pháp của liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.
Điều 6. Điều kiện được vay vốn
1. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
a) Phải có dự án vay vốn khả thi, phù hợp với ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan thực hiện chương trình địa phương nơi thực hiện dự án;
2. Đối với hộ gia đình
a) Phải đảm bảo tạo thêm tối thiểu 01 chỗ làm việc mới;
b) Dự án phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ quan thực hiện chương trình địa phương nơi thực hiện dự án;
c) Có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Đối với người lao động tự tạo việc làm tại chỗ
a) Dự án phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định;
b) Có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi thực hiện dự án.
4. Đối với người đi xuất khẩu lao động
Người đi xuất khẩu lao động phải có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Vĩnh Phúc; Có xác nhận về việc người vay thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và có một trong các điều kiện sau:
a) Đối với người lao động đi xuất khẩu lao động theo doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có hợp đồng lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoặc chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp giấy phép.
b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân phải có giấy xác nhận đăng ký hợp đồng cá nhân của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.
c) Đối với người lao động đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc theo chương trình EPS phải có chứng từ nộp các khoản chi phí trước khi xuất cảnh theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội và thông báo về việc tập trung để hoàn chỉnh thủ tục xuất cảnh đi làm việc tại Hàn Quốc của Sở Lao động-TB&XH.
Vốn vay được sử dụng vào các việc sau:
1. Mua sắm vật tư, máy móc, thiết bị, mở rộng nhà xưởng; phương tiện vận tải, phương tiện đánh bắt thuỷ hải sản, nhằm mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất - kinh doanh.
2. Mua sắm nguyên liệu, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh.
Điều 8. Mức vốn, thời hạn, lãi suất vay, phương thức cho vay
Mức cho vay đối với từng cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình, người lao động tự tạo việc làm tại chỗ, người đi xuất khẩu lao động được xác định căn cứ vào nhu cầu vay, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ nhưng không quá mức tối đa theo quy định sau:
a) Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh mức vay tối đa 300 triệu đồng/dự án và không quá 20 triệu đồng/01 lao động được thu hút mới.
b) Đối với hộ gia đình mức vay tối đa 20 triệu đồng/hộ gia đình.
c) Đối với người lao động tự tạo việc làm mới tại chỗ mức vay tối đa 30 triệu đồng/người.
d) Đối với người đi xuất khẩu lao động thuộc diện chính sách: mức vay tối đa 100 triệu đồng.
2. Thời hạn vay vốn
a) Thời hạn tối đa 12 tháng áp dụng đối với
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm;
- Trồng cây lương thực, hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng;
- Dịch vụ, kinh doanh nhỏ.
b) Thời hạn từ trên 12 tháng đến 24 tháng áp dụng đối với
- Trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây hoa màu có thời gian sinh trưởng trên 12 tháng;
- Nuôi thuỷ, hải sản, con đặc sản;
- Chăn nuôi gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt;
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến (nông, lâm, thổ, hải sản).
c) Thời hạn từ trên 24 tháng đến 36 tháng áp dụng đối với
- Chăn nuôi đại gia súc sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng;
- Đầu tư mua thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải thuỷ bộ loại vừa và nhỏ, ngư cụ nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản;
- Chăm sóc cải tạo vườn cây ăn trái, cây công nghiệp.
d) Thời hạn từ trên 36 tháng đến 60 tháng áp dụng đối với
Trồng mới cây ăn quả, cây nguyên liệu, cây công nghiệp dài ngày.
e) Đối với người đi xuất khẩu lao động thuộc diện chính sách
Việc xác định thời hạn vay được căn cứ vào thời hạn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và khả năng trả nợ của người vay nhưng tối đa không quá thời hạn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
3. Về lãi suất cho vay
a) Mức lãi suất cho vay bằng mức lãi suất cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm của Chính phủ quy định theo từng thời kỳ. Riêng đối với đối tượng là cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật, mức lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay ưu đãi đối với các đối tượng khác vay vốn giải quyết việc làm tại Ngân hàng chính sách xã hội (thực hiện theo quy định hiện hành tại Quyết định số 51/2008/QĐ-TTg ngày 24/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động là người tàn tật).
c) Người lao động tự tạo việc làm mới tại chỗ được hỗ trợ 70% lãi suất vay trong năm đầu kể từ ngày nhận tiền vay.
d) Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.
e) Hàng năm Ngân hàng chính sách xã hội được UBND tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các đối tượng được hỗ trợ lãi suất quy định tại Nghị quyết số 37/2011/NQ-HĐND ngày 29/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
a) Đối với hộ gia đình
Áp dụng phương thức cho vay uỷ thác qua các tổ chức chính trị xã hội trên cơ sở thiết lập các tổ Tiết kiệm và vay vốn (viết tắt là Tổ TK&VV) ở tổ dân phố, thôn, bản như cơ chế cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đối với những nơi đã có Tổ TK&VV đang hoạt động thì Tổ trưởng Tổ TK&VV tổ chức kết nạp người vay vào tổ để họ thực hiện thủ tục vay vốn Ngân hàng. Đối với những nơi chưa có Tổ TK&VV thì Ngân hàng nơi cho vay phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương để chỉ đạo thành lập Tổ TK&VV để người vay thực hiện các thủ tục vay vốn Ngân hàng.
b) Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động tự tạo việc làm tại chỗ, người đi xuất khẩu lao động: Ngân hàng Chính sách Xã hội thực hiện cho vay trực tiếp tại Ngân hàng nơi cho vay.
Điều 9. Xây dựng dự án, thẩm định và quyết định cho vay
1. Xây dựng dự án
Các đối tượng vay vốn quy định tại điều 5 Quy chế này, khi có nhu cầu vay vốn phải xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn theo sự hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách Xã hội nơi cho vay.
2. Thẩm định dự án
- Đối với các dự án vay vốn của các cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động tự tạo việc làm mới tại chỗ: Ngân hàng Chính sách Xã hội nơi cho vay trực tiếp tổ chức thẩm định dự án vay vốn.
- Đối với các dự án vay vốn của hộ gia đình: Ngân hàng Chính sách Xã hội uỷ thác cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã tổ chức việc thẩm định dự án vay vốn.
- Đối với người đi xuất khẩu lao động: Ngân hàng Chính sách Xã hội hướng dẫn và thẩm định hồ sơ vay vốn.
b) Thời gian thẩm định dự án: Trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định Ngân hàng Chính sách Xã hội hoặc tổ chức chính trị-xã hội được Ngân hàng Chính sách xã hội ủy thác có trách nhiệm thẩm định hồ sơ cho vay trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay. Quá thời hạn nêu trên mà chưa trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án thì Ngân hàng Chính sách xã hội phải có văn bản trả lời chủ dự án.
3. Thẩm quyền phê duyệt dự án
a) Các dự án đủ các điều kiện quy định về hồ sơ, thủ tục nêu trên sau khi được thẩm định, Ngân hàng chính sách xã hội địa phương trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt.
b) Thời hạn phê duyệt cho vay: Trong thời hạn 10 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đã thẩm định, Chủ tịch UBND cấp huyện phải xem xét, phê duyệt dự án; chậm ra Quyết định phê duyệt dự án phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách Xã hội thông báo cho đối tượng.
Điều 10. Thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay
Áp dụng thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Điều 11. Tổ chức chuyển vốn và giải ngân
1. Căn cứ dự toán nguồn vốn cho vay bổ sung hàng năm được duyệt và kế hoạch cấp vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách Xã hội, Sở Tài chính làm thủ tục chuyển vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội theo quy định hiện hành để tổ chức giải ngân kịp thời theo dự án đã được duyệt.
2. Đối với các dự án đã được phê duyệt cho vay nhưng không giải ngân được, Ngân hàng Chính sách Xã hội nơi cho vay phải báo cáo rõ lý do và hướng xử lý với cơ quan phê duyệt dự án cho vay xem xét, giải quyết.
Điều 12. Thu hồi và sử dụng vốn thu hồi
1. Ngân hàng Chính sách Xã hội nơi cho vay xây dựng kế hoạch thu nợ, tiến hành thu hồi nợ cả vốn gốc và lãi khi đến hạn; đối tượng vay có thể trả vốn trước hạn. Trong quá trình sử dụng vốn vay, Ngân hàng Chính sách Xã hội nơi cho vay phải tổ chức kiểm tra nếu phát hiện đối tượng vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì lập biên bản, báo cáo với cơ quan phê duyệt dự án ra quyết định thu hồi nợ trước thời hạn.
2. Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng vốn thu hồi để cho vay các dự án đã được phê duyệt, hạn chế tối đa để vốn tồn đọng.
1. Đến hạn trả nợ người vay có trách nhiệm trả nợ gốc và lãi đầy đủ cho Ngân hàng Chính sách Xã hội.
2. Gia hạn nợ: trước 05 ngày của kỳ hạn trả nợ, do nguyên nhân khách quan gặp khó khăn về tài chính dẫn đến đối tượng vay chưa có khả năng trả nợ và có nhu cầu gia hạn, phải làm Đơn xin gia hạn nợ (theo mẫu quy định của Ngân hàng Chính sách Xã hội) gửi Ngân hàng Chính sách Xã hội nơi cho vay để xem xét, giải quyết. Căn cứ vào Đơn xin gia hạn nợ, Ngân hàng Chính sách Xã hội nơi cho vay kiểm tra, xem xét, giải quyết gia hạn nợ.
3. Thời gian được gia hạn nợ: Thời gian gia hạn nợ đối với các khoản vay từ 12 tháng trở xuống tối đa bằng thời hạn đã cho vay; đối với các khoản vay từ 12 tháng đến 60 tháng, thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng.
1. Trường hợp chuyển nợ quá hạn: đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng (đối với hộ gia đình, cá nhân), hoặc đến kỳ hạn trả nợ theo thoả thuận ghi trong Hợp đồng tín dụng (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) đối tượng vay không trả được nợ và không được xem xét gia hạn nợ thì Ngân hàng Chính sách Xã hội chuyển số dư đó sang nợ quá hạn.
2. Khi chuyển nợ quá hạn, Ngân hàng Chính sách Xã hội gửi thông báo chuyển nợ quá hạn cho khách hàng và báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án để có biện pháp thu hồi nợ tích cực. Sau 03 tháng kể từ ngày chuyển sang nợ quá hạn, nếu đã được đôn đốc trả nợ nhưng đối tượng vay vẫn cố tình không trả thì Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét, có thể chuyển hồ sơ cho vay đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
1. Đối tượng được xem xét xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của khách hàng; biện pháp xử lý; hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ rủi ro áp dụng theo quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Cơ chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách Xã hội; Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách Xã hội ban hành theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Thẩm quyền xem xét xử lý nợ rủi ro do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định. Nguồn vốn để xử lý nợ rủi ro được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro của tỉnh (nguồn hình thành theo quy định tại điều 16 của Quy chế này). Trong trường hợp nguồn vốn từ Quỹ dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp thì Giám đốc Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh cấp nguồn bổ sung để xử lý hoặc khấu trừ vào nguồn vốn cho vay hiện có đã uỷ thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội.
Điều 16. Phân phối và sử dụng tiền lãi thu được từ cho vay của Quỹ được thực hiện như sau
1. Trích 50% để chi trả phí uỷ thác cho hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện công tác hướng dẫn người vay vốn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn, tổ chức thẩm định, giải ngân, thu hồi vốn, xử lý nợ, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện cho vay. Việc sử dụng phí uỷ thác theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội.
2. Trích 20% để chi cho công tác lập kế hoạch cho vay và kế hoạch giải quyết việc làm; kiểm tra, giám sát, đánh giá chỉ tiêu tạo việc làm mới và các hoạt động cho vay vốn của Quỹ; tổng hợp, báo cáo kết quả cho vay của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội cấp huyện. Căn cứ báo cáo của Ngân hàng Chính sách Xã hội và kết quả thu lãi; kế hoạch cho vay và giải quyết việc làm; kế hoạch kiểm tra, giám sát: Sở Lao động Thương binh và Xã hội quyết định phân phối cho các đơn vị tham gia quản lý Quỹ. Nội dung chi và mức chi thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 17 Quy chế này.
3. Trích 30% lập Quỹ dự phòng rủi ro của tỉnh để bù đắp các khoản vốn vay từ Quỹ việc làm địa phương bị tổn thất do nguyên nhân bất khả kháng được Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định xoá nợ và để bổ sung nguồn vốn cho quỹ việc làm địa phương theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trên cơ sở đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách Xã hội và Sở Tài chính.
Điều 17. Kinh phí quản lý Quỹ việc làm địa phương
1. Kinh phí quản lý Quỹ việc làm địa phương của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan được bố trí trong dự toán chi quản lý hành chính hàng năm của các cơ quan theo phân cấp ngân sách hiện hành. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội căn cứ nhiệm vụ được giao quản lý hoạt động cho vay giải quyết việc làm, lập dự toán kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong dự toán chi quản lý hành chính hàng năm gửi Sở Tài chính để làm cơ sở bố trí kinh phí.
2. Ngân hàng Chính sách Xã hội chi trả phí dịch vụ cho các cơ quan, tổ chức tham gia phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội trong quá trình hướng dẫn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn và thực hiện thẩm định, giải ngân, thu hồi vốn, xử lý nợ theo quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội.
3. Kinh phí quản lý Quỹ việc làm địa phương được áp dụng theo quy định hiện hành.
Điều 18. Trách nhiệm của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán ngân sách tỉnh hàng năm bổ sung cho Quỹ giải quyết việc làm tỉnh;
2. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội tham mưu giúp Hội đồng quản lý Quỹ và UBND tỉnh quản lý và sử dụng Quỹ việc làm địa phương an toàn và hiệu quả.
3. Lập và tham mưu quản lý, sử dụng dự toán kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong dự toán chi quản lý hành chính hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định.
4. Chủ trì, phối hợp kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chỉ tiêu về tạo việc làm mới và các hoạt động cho vay vốn của Quỹ báo cáo UBND tỉnh.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội lập dự toán Ngân sách tỉnh hàng năm bổ sung cho Quỹ, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
2. Bố trí kinh phí quản lý Quỹ trong dự toán chi quản lý hành chính Sở Lao động -Thương binh và Xã hội theo phân cấp ngân sách hiện hành.
3. Hàng năm, căn cứ báo cáo kết quả cho người lao động Vĩnh Phúc đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, người tự tạo việc làm mới tại chỗ vay của Ngân hàng chính sách xã hội; Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ lãi suất cho Ngân hàng chính sách xã hội.
4. Hướng dẫn, quản lý, kiểm tra việc sử dụng kinh phí quản lý Quỹ việc làm địa phương của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.
Điều 20. Trách nhiệm của Ngân hàng Chính sách Xã hội
1. Nhận uỷ thác Quỹ giải quyết việc làm của tỉnh để tổ chức cho vay giải quyết việc làm và trả phí theo quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
2. Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của người vay; tổng hợp báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, năm; báo cáo đột xuất về tình hình và kết quả thực hiện cho vay từ Quỹ về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 21. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố, thị xã
Xây dựng Kế hoạch giải quyết việc làm hàng năm và 5 năm của địa phương; Kế hoạch sử dụng, quản lý Quỹ giao hàng năm và tổ chức thực hiện; chỉ đạo các cơ quan liên quan hướng dẫn xây dựng dự án vay vốn và quyết định phê duyệt cho vay dự án thuộc thẩm quyền đồng thời chịu trách nhiệm về tính hiệu quả các chỉ tiêu tạo việc làm mới và bảo tồn Quỹ được giao.
Chỉ đạo Phòng Lao động-Thương binh- Xã hội, phối hợp với các phòng chức năng liên quan lập Kế hoạch cho vay vốn giải quyết việc làm hàng năm;
3. Phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn giải quyết việc làm của các đối tượng vay vốn; đánh giá tình hình thực hiện và tổng hợp kết quả cho vay định kỳ quý, 6 tháng và hàng năm báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 22. Trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đối tượng vay vốn nêu tại Điều 5 quy chế này.
2. Xác nhận về tính hợp pháp của đối tượng vay hiện đang cư trú trên địa bàn.
Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc lập hồ sơ vay vốn, thẩm định, giải ngân, thu hồi vốn và xử lý nợ của các dự án trên địa bàn.
Điều 23. Trách nhiệm của các Tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương
1. Nhận ủy thác trong việc quản lý quỹ việc làm tỉnh theo quy định.
2. Phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội nơi cho vay trong quá trình hướng dẫn xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn; thực hiện thẩm định, giải ngân, thu hồi vốn và đôn đốc xử lý nợ; kiểm tra, giám sát trong việc sử dụng vốn vay.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương cần phản ánh kịp thời với Sở Tài chính và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để phối hợp nghiên cứu, báo cáo Ban chỉ đạo đề xuất UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm đảm bảo sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh đúng mục đích, có hiệu quả./.
- 1Quyết định 86/2009/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay của Quỹ giải quyết việc làm Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 2Quyết định 30/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 3Quyết định 18/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 520/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ Quyết định 438/QĐ-UBND về việc điều chỉnh định lập, quản lý và sử dụng Quỹ cho vay giải quyết việc làm địa phương do tỉnh Bình Định ban hành
- 5Quyết định 107/2008/QĐ-UBND quy định về quản lý, sử dụng Quỹ Giải quyết việc làm do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 6Quyết định 18/2016/QĐ-UBND quy định quản lý, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 207/2015/NQ-HĐND
- 7Quyết định 1189/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 8Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Quyết định 11/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc kèm theo Quyết định 33/2012/QĐ-UBND
- 2Quyết định 39/2014/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế Quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc kèm theo Quyết định 33/2012/QĐ-UBND
- 3Quyết định 18/2016/QĐ-UBND quy định quản lý, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết 207/2015/NQ-HĐND
- 4Quyết định 1189/QĐ-UBND năm 2018 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 5Quyết định 1202/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 1Nghị định 54/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 15/2008/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 51/2008/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng cho người lao động tàn tật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 73/2008/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý quốc gia về việc làm do Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư liên tịch 14/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT hướng dẫn Quyết định 71/2005/QĐ-TTg về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của quỹ quốc gia về việc làm và Quyết định 15/2008/QĐ-TTg sửa đổi Quyết định 71/2005/QĐ-TTg do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Quyết định 86/2009/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay của Quỹ giải quyết việc làm Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 9Quyết định 30/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Tiền Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành
- 10Quyết định 50/2010/QĐ-TTg ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Thông tư 161/2010/TT-BTC hướng dẫn quy chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội kèm theo Quyết định 50/2010/QĐ-TTg do Bộ Tài chính ban hành
- 12Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XV, kỳ họp thứ 3 ban hành
- 13Quyết định 15/QĐ-HĐQT năm 2011 Quy định xử lý nợ bị rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội
- 14Quyết định 18/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Kon Tum
- 15Quyết định 520/QĐ-UBND năm 2012 bãi bỏ Quyết định 438/QĐ-UBND về việc điều chỉnh định lập, quản lý và sử dụng Quỹ cho vay giải quyết việc làm địa phương do tỉnh Bình Định ban hành
- 16Quyết định 107/2008/QĐ-UBND quy định về quản lý, sử dụng Quỹ Giải quyết việc làm do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Quyết định 33/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ giải quyết việc làm tỉnh Vĩnh Phúc
- Số hiệu: 33/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/10/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
- Người ký: Dương Thị Tuyến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra