Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2007/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 11 tháng 07 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 22/2007/TTLT-BNN-BNV ngày 27/3/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ hướng dẫn về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của hệ thống Kiểm lâm tỉnh Lào Cai”.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2007, các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HỆ THỐNG KIỂM LÂM TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2007 của UBND tỉnh Lào Cai)
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI CỤC KIỂM LÂM TỈNH LÀO CAI
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai là đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai, chịu sự quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi tỉnh Lào Cai.
Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trụ sở đặt tại: Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Kiểm lâm:
1. Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh về công tác bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương:
a) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trển địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; phương án, dự án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, khai thác và sử dụng lâm sản, phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương;
c) Huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách sau khi được ban hành; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ở địa phương;
đ) Đề xuất với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh quyết định những chủ trương, biện pháp cần thiết thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ bảo vệ rừng ở địa phương.
2. Tổ chức, chỉ đạo bảo vệ rừng ở địa phương:
a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp chống, chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật khác xâm phạm đến rừng và đất lâm nghiệp;
b) Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; tham gia phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;
c) Quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn; trực tiếp tổ chức bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phong hộ thuộc địa phương quản lý;
d) Chỉ đạo, phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng, kế cả lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn.
3. Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương:
a) Kiểm tra, hướng dẫn các cấp, các ngành trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn;
b) Chỉ đạo và tổ chức, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng trong lực lượng kiểm lâm địa phương và trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động xử lý vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;
d) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị xâm hại.
4. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương.
5. Xây dựng lực lượng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm:
a) Quản lý, chỉ đạo hoạt động các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng ở địa phương;
c) Cấp phát, quản lý trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ kiểm lâm, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị chuyên dùng của kiểm lâm địa phương; ấn chỉ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong hoạt động của Kiểm lâm địa phương.
7. Quản lý tổ chức cán bộ, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức kiểm lâm địa phương theo quy định của pháp luật.
8. Chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ; chấp hành chế độ báo cáo thống kê theo hướng dẫn của Cục Kiểm lâm.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do UBND tỉnh phân công.
Điều 3. Tổ chức bộ máy của Chi cục Kiểm lâm
1. Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm: Gồm Chi cục trưởng đồng thời giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trực tiếp chỉ đạo công tác kiểm lâm và 02 Phó Chi cục trưởng.
2. Các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ:
- Phòng Quản lý, bảo vệ rừng;
- Phòng Thanh tra, pháp chế;
- Phòng Bảo tồn thiên nhiên;
- Phòng Tổ chức, xây dựng lực lượng;
- Phòng Hành chính, tổng hợp.
3. Các đơn vị trực thuộc:
- Ban Quản lý khu bảo tồn Hoàng Liên - Văn Bàn (đã thành lập theo Quyết định số 702/QĐ-UB ngày 27/3/2007 của UBND tỉnh);
- Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng (nguyên là Đội Kiểm lâm cơ động);
- Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm xây dựng quy chế hoạt động, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HẠT KIỂM LÂM HUYỆN, THÀNH PHỐ
Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố là đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện về tổ chức bộ máy, biên chế và chuyên môn nghiệp vụ của Chi cục Kiểm lâm, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước của UBND huyện, thành phố.
Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố có tư cách pháp nhân, được phép sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố:
1. Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp huyện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn; huy động các đơn vị vũ trang, lực lượng, phương tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có liên quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng, thực hiện bảo vệ rừng trên địa bàn:
a) Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng; phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;
b) Kiểm tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; tổ chức tuần tra, truy quét các tổ chức, cá nhân phá hoại rừng, khai thác, tàng trữ, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn;
c) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản; vận động nhân dân bảo vệ, phát triển rừng; huấn luyện nghiệp vụ cho các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng;
d) Hướng dẫn chủ rừng, cộng đồng dân cư địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, quy ước bảo vệ rừng;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển lâm nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân công.
3. Tổ chức, chỉ đạo quản lý hoạt động nghiệp vụ:
a) Quản lý tổ chức, biên chế, kinh phí, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức của đơn vị theo quy định của pháp luật;
b) Bố trí, chỉ đạo, kiểm tra công chức kiểm lâm địa bàn cấp xã; theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp;
c) Tổ chức, chỉ đạo, quản lý hoạt động của các Trạm Kiểm lâm;
d) Xử lý hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;
đ) Kiểm tra việc thực hiện các phương án, quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, quy trình điều chế, khai thác;
e) Chịu sự chỉ đạo, điều hành, chấp hành chế độ báo cáo thống kê và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh và UBND cấp huyện giao.
Điều 6. Tổ chức bộ máy của Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố:
1. Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm gồm: Hạt trưởng và không quá 02 Phó Hạt trưởng.
2. Bộ máy giúp việc Hạt Kiểm lâm gồm:
- Bộ phận Quản lý, bảo vệ rừng;
- Bộ phận Bảo tồn thiên nhiên;
- Bộ phận Hành chính, tổng hợp;
- Bộ phận Thanh tra, pháp chế;
- Tổ Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng;
- Các Trạm Kiểm lâm cửa rừng;
- Trạm Kiểm lâm địa bàn (nếu có).
3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm xây dựng quy chế hoạt động, quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận giúp việc Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố.
Điều 7. Quyền hạn, trách nhiệm của công chức Kiểm lâm, Kiểm lâm địa bàn xã và cộng tác viên Kiểm lâm
Căn cứ theo quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm hướng dẫn và tổ chức thực hiện.
Điều 8. Về bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động luân chuyển các chức danh cán bộ
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển các chức danh cán bộ quản lý hệ thống Kiểm lâm thực hiện theo Thông tư số 22/2007/TTLT-BNN-BNV của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ:
1. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động Chi cục trưởng và các Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển các chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng; Hạt trưởng, các Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm quyết định sau khi được Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhất trí bằng văn bản.
3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển các Trạm trưởng, Phó Trạm trưởng Kiểm lâm địa bàn và Kiểm lâm cửa rừng do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm quyết định.
4. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm điều động, luân chuyển, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách khác đối với công chức, viên chức kiểm lâm thuộc quyền quản lý theo phân cấp hiện hành về công tác tổ chức cán bộ của tỉnh.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao Chi cục Kiểm lâm xây dựng cơ cấu tiêu chuẩn công chức, viên chức; xây dựng kế hoạch biên chế hành chính, sự nghiệp hàng năm của Chi cục, báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Sở Nội vụ thẩm định) trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai thực hiện.
Điều 10. Về quản lý tổ chức bộ máy
1. Việc quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể bộ máy giúp việc, các đơn vị và tổ chức sự nghiệp trực thuộc Chi cục, các Hạt Kiểm lâm huyện, thành phố do UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Giám đốc Sở Nội vụ.
2. Việc quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các Trạm Kiểm lâm cửa rừng, Trạm Kiểm lâm địa bàn do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm quyết định.
Điều 11. Về quản lý tài chính, tài sản
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, các hạt Kiểm lâm quản lý và sử dụng tài chính, tài sản, vũ khí quân dụng và công cụ hỗ trợ được Nhà nước trang bị theo quy định của pháp luật.
TRÁCH NHIỆM CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM
Điều 12. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 119/2006/NĐ-CP:
1. Giúp Chủ tịch UBND tỉnh quản lý, chỉ đạo hoạt động của Kiểm lâm địa phương theo quy định của Nghị định 119/2006/NĐ-CP .
2. Tổ chức việc phối hợp hoạt động của lực lượng Kiểm lâm với các cơ quan Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn.
3. Phân công, phân cấp việc quản lý kế hoạch, tài chính, tổ chức, phương tiện, trang thiết bị chuyên ngành giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Chi cục Kiểm lâm rõ ràng, tạo điều kiện để Chi cục Kiểm lâm thực hiện các yêu cầu, nhiệm vụ công tác theo quy định của pháp luật.
4. Chỉ đạo xây dựng lực lượng Kiểm lâm địa phương trong sạch, vững mạnh.
Điều 13. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND các huyện, thành phố:
1. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của Kiểm lâm trên địa bàn huyện để thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ và phát triển rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo việc phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.
3. Tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các quy định về quản lý và bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng và giám sát, giúp đỡ các hoạt động của lực lượng Kiểm lâm ở địa phương.
Điều 14. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp xã:
1. Chỉ đạo và kiểm tra các hoạt động của Kiểm lâm địa bàn xã để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ đạo việc phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm địa bàn xã với các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn.
3. Tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện các quy định về quản lý và bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về rừng.
Điều 15. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định này. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì vướng mắc, phát sinh cần phải điều chỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 08/2008/QĐ-UBND về Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hệ thống Kiểm lâm tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 1533/2011/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang
- 4Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
- 5Quyết định 59/2013/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi Cục kiểm lâm tỉnh Long An
- 6Quyết định 214/QĐ-UB năm 1996 về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục kiểm lâm Lào Cai
- 7Quyết định 63/2015/QĐ-UBND năm 2015 Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai
- 8Quyết định 467/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai kỳ 2014-2018
- 1Quyết định 1517/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009 hết hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 214/QĐ-UB năm 1996 về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Chi cục kiểm lâm Lào Cai
- 3Quyết định 63/2015/QĐ-UBND năm 2015 Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai
- 4Quyết định 467/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai kỳ 2014-2018
- 1Nghị định 119/2006/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm
- 2Thông tư liên tịch 22/2007/TTLT-BNN-BNV hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kiểm lâm ở địa phương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Bộ Nội vụ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 06/2013/QĐ-UBND về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hạt Kiểm lâm cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 08/2008/QĐ-UBND về Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của hệ thống Kiểm lâm tỉnh Kon Tum
- 6Quyết định 1533/2011/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang
- 7Quyết định 59/2013/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi Cục kiểm lâm tỉnh Long An
Quyết định 33/2007/QĐ-UBND quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của hệ thống Kiểm lâm tỉnh Lào Cai
- Số hiệu: 33/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/07/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Nguyễn Hữu Vạn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra