Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TỔNG CỤC HẢI QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 329/QĐ-HQĐNg | Đà Nẵng, ngày 23 tháng 5 năm 2018 |
CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 316/QĐ-HQĐNg ngày 17/5/2018 của Cục trưởng Cục Hải quan TP Đà Nẵng về việc Thành lập Tổ thường trực xử lý thông tin vi phạm từ Trực ban, giám sát trực tuyến của Cục Hải quan TP Đà Nẵng;
Xét đề nghị của Tổ trưởng Tổ thường trực xử lý thông tin vi phạm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện nhiệm vụ của Tổ thường trực xử lý thông tin vi phạm từ Trực ban, giám sát trực tuyến của Cục Hải quan TP Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục, các thành viên của Tổ thường trực và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CỤC TRƯỞNG |
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA TỔ THƯỜNG TRỰC XỬ LÝ THÔNG TIN VI PHẠM TỪ TRỰC BAN, GIÁM SÁT TRỰC TUYẾN CỦA CỤC HẢI QUAN TP ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 329/QĐ-HQĐNg ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Cục trưởng Cục Hải quan TP Đà Nẵng)
Điều 1. Nhiệm vụ của Tổ thường trực
Tiếp nhận, xử lý, tổ chức xác minh theo chỉ đạo của Lãnh đạo Cục làm rõ các thông tin, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật quản lý nhà nước về hải quan từ nguồn thông tin Trực ban, giám sát trực tuyến của Cục Hải quan TP Đà Nẵng.
Điều 2. Nguyên tắc hoạt động của Tổ thường trực
1. Tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan.
2. Tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính, quy định của Tổng cục Hải quan về quản lý nhà nước về Hải quan.
3. Khi tổ chức xác minh làm rõ các dấu hiệu vi phạm từ nguồn thông tin Trực ban, giám sát trực tuyến phải đảm bảo kịp thời, chính xác, khách quan, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Tài chính, quy định của Tổng cục Hải quan.
4. Minh bạch trong công tác xác minh và báo cáo kết quả xác minh; đảm bảo tính thống nhất, thông suốt, liên tục và hiệu quả khi tiến hành xác minh.
THẨM QUYỀN, TRÁCH NHIỆM TRONG XỬ LÝ THÔNG TIN
1. Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm, Lãnh đạo Cục giao Tổ thường trực chủ trì đánh giá thông tin, củng cố chứng cứ để lập kế hoạch kiểm tra, xác minh trình Lãnh đạo Cục phê duyệt thực hiện. Đối với các thông tin không thuộc thẩm quyền giải quyết thì chuyển thông tin đó đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
2. Ký ban hành Quyết định thành lập Tổ xác minh tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ các dấu hiệu vi phạm từ nguồn thông tin Trực ban, giám sát trực tuyến.
3. Chỉ đạo Tổ thường trực trực tiếp xác minh nhanh thông tin vi phạm từ Trực ban, giám sát trực tuyến.
4. Trực tiếp chỉ đạo Tổ xác minh; phê duyệt kế hoạch của Tổ xác minh theo đề xuất của Tổ trưởng Tổ xác minh; xem xét phê duyệt các nội dung mới trong quá trình xác minh theo đề xuất của Tổ xác minh nhằm làm rõ các thông tin vi phạm từ Trực ban, giám sát trực tuyến.
5. Yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ cử người tham gia thành viên Tổ xác minh.
- Yêu cầu cử đích danh công chức tham gia Tổ xác minh.
- Yêu cầu cử công chức đảm bảo các điều kiện nghiệp vụ phù hợp với từng vụ việc cụ thể.
6. Trưng dụng công chức tại đơn vị nơi tiến hành xác minh tham gia Tổ xác minh.
7. Yêu cầu Thủ trưởng đơn vị nơi tiến hành xác minh thực hiện một trong các nội dung sau:
- Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật theo kiến nghị của thành viên Tổ thường trực, kiến nghị của Tổ trưởng Tổ xác minh.
- Trường hợp cần thiết để phục vụ công tác xác minh, tạm dừng phân công công việc đối với công chức liên quan.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ trưởng Tổ thường trực
1. Tổ trưởng Tổ thường trực chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Cục và trước pháp luật về hoạt động của Tổ thường trực.
2. Chỉ đạo, điều phối các hoạt động của Tổ thường trực; phân công nhiệm vụ cho Phó Tổ trưởng, thành viên của Tổ thường trực.
3. Thường xuyên báo cáo Lãnh đạo Cục tiến độ xác minh của Tổ xác minh theo từng vụ việc cụ thể.
4. Thẩm duyệt kết quả xác minh trước khi báo cáo Lãnh đạo Cục kết quả xác minh thông tin vi phạm từ Trực ban, giám sát trực tuyến.
5. Kịp thời kiến nghị Lãnh đạo Cục xem xét báo cáo Tổng cục Hải quan về việc sửa đổi chính sách, pháp luật để phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước về Hải quan; về quản lý cán bộ, công chức.
Điều 5. Trách nhiệm của thành viên Tổ thường trực
1. Tuân thủ tuyệt đối chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ thường trực khi tiến hành xử lý thông tin vi phạm từ Trực ban, giám sát trực tuyến. Thực hiện đúng nhiệm vụ theo sự phân công của Tổ trưởng.
2. Thực hiện giám sát Tổ xác minh theo chỉ đạo, phân công của Tổ trưởng Tổ thường trực.
3. Thẩm định kết quả xác minh theo chỉ đạo, phân công của Tổ trưởng Tổ thường trực.
4. Kiến nghị Tổ trưởng Tổ thường trực chỉ đạo Tổ xác minh tiến hành xác minh bổ sung để làm rõ thông tin, dấu hiệu vi phạm từ Trực ban, giám sát trực tuyến.
5. Kiến nghị Tổ trưởng Tổ thường trực yêu cầu trưởng đơn vị nơi tiến hành xác minh tạm dừng phân công công việc đối với công chức liên quan để phục vụ công tác xác minh; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật.
6. Trực tiếp xác minh thông tin theo chỉ đạo của Tổ trưởng, báo cáo, đề xuất Tổ trưởng việc xử lý kết quả xác minh.
7. Giữ bí mật thông tin được tiếp cận từ Trực ban, giám sát trực tuyến.
Điều 6. Trách nhiệm của Trưởng đơn vị cử công chức tham gia Tổ thường trực, Tổ xác minh
Trưởng các đơn vị cử công chức tham gia Tổ thường trực, Tổ xác minh có trách nhiệm lựa chọn công chức phù hợp nhất theo yêu cầu của Lãnh đạo Cục, bố trí công việc phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi để công chức thực hiện đầy đủ trách nhiệm khi tham gia Tổ thường trực, Tổ xác minh.
Điều 7. Trách nhiệm của các đơn vị liên quan
1. Thực hiện yêu cầu của Lãnh đạo Cục phối hợp với Tổ xác minh, phối hợp với thành viên Tổ thường trực tiến hành xác minh làm rõ các dấu hiệu vi phạm từ nguồn thông tin Trực ban, giám sát trực tuyến.
2. Trưởng các đơn vị nơi tiến hành xác minh có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Lãnh đạo Cục về việc tạm dừng phân công công việc đối với công chức liên quan để phục vụ công tác xác minh; thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật.
3. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục có trách nhiệm cử công chức tham gia Tổ xác minh theo yêu cầu của Lãnh đạo Cục.
4. Văn phòng Cục có trách nhiệm bố trí phương tiện, trang bị để Tổ thường trực, Tổ xác minh thực hiện nhiệm vụ.
1. Tổ xác minh do Lãnh đạo Cục thành lập theo yêu cầu xác minh làm rõ thông tin dấu hiệu vi phạm từ Trực ban, giám sát trực tuyến. Tổ xác minh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Cục.
2. Tổ xác minh chịu sự giám sát của thành viên Tổ thường trực theo sự phân công của Tổ trưởng Tổ thường trực.
3. Hoạt động của Tổ xác minh thực hiện theo quy định về hoạt động của Đoàn kiểm tra tại Quyết định số 4273/QĐ-TCHQ ngày 26/3/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan.
4. Trường hợp xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình xác minh, Tổ trưởng Tổ xác minh kiến nghị Lãnh đạo Cục yêu cầu Trưởng đơn vị nơi tiến hành xác minh tạm dừng phân công công việc đối với công chức có liên quan để phục vụ công tác xác minh, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 9. Tổng hợp thông tin từ nguồn thông tin giám sát trực tuyến
Tổ thường trực có trách nhiệm tổng hợp, hệ thống thông tin tiếp nhận từ Trực ban, giám sát trực tuyến; đánh giá, phân loại dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm từ công tác Trực ban, giám sát trực tuyến để tham mưu cho Lãnh đạo Cục dự báo, cảnh báo các dấu hiệu vi phạm trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét sửa đổi chính sách, pháp luật để phù hợp với thực tiễn quản lý nhà nước về Hải quan.
Trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan TP Đà Nẵng có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy chế này trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo kịp thời về Cục (qua Phòng Tổ chức cán bộ - Thanh tra) để xem xét sửa đổi, bổ sung.
- 1Quyết định 281/QĐ-HQĐNg năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Đội Thủ tục xuất nhập cảnh và giám sát hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng trực thuộc Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
- 2Quyết định 737/QĐ-UBND năm 2016 thành lập Ban Giám sát và Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 89/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý, trao đổi thông tin, phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi giữa lực lượng kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 372/QĐ-HQĐNg năm 2018 về Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến thuộc Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
- 1Quyết định 281/QĐ-HQĐNg năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của Đội Thủ tục xuất nhập cảnh và giám sát hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng trực thuộc Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
- 2Luật Hải quan 2014
- 3Quyết định 1919/QĐ-BTC năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 737/QĐ-UBND năm 2016 thành lập Ban Giám sát và Tổ hỗ trợ nghiệp vụ dịch vụ công trực tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Quyết định 89/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp liên ngành trong công tác quản lý, trao đổi thông tin, phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát, sỏi giữa lực lượng kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 4273/QĐ-TCHQ năm 2017 về Quy chế kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ trong ngành Hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành
- 7Quyết định 372/QĐ-HQĐNg năm 2018 về Quy chế thực hiện trực ban, giám sát trực tuyến thuộc Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
Quyết định 329/QĐ-HQĐNg năm 2018 về Quy chế thực hiện nhiệm vụ của Tổ thường trực xử lý thông tin vi phạm từ Trực ban, giám sát trực tuyến của Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
- Số hiệu: 329/QĐ-HQĐNg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/05/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Nguyễn Tiến Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra