Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3282/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 09 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH “QUY ĐỊNH KIỂM DỊCH Y TẾ CÁC ĐỐI TƯỢNG NHẬP CẢNH, NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ NAM GIANG”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Điều lệ Y tế Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2005;

Căn cứ Hiệp định Kiểm dịch y tế biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày 21/12/2001;

Căn cứ Hiệp định Thương mại Biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày 27/6/2015;

Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ Quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

Căn cứ Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về Kiểm dịch y tế biên giới;

Căn cứ Nghị quyết số 183/NQ-CP ngày 22/12/2020 của Chính phủ về nâng cấp cửa khẩu chính Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thành cửa khẩu Quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 382/TTr-SYT ngày 01/11/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định kiểm dịch y tế các đối tượng nhập cảnh, nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang”.

Điều 2. Các Sở, Ban, ngành, địa phương, các doanh nghiệp liên quan nghiên cứu và tổ chức triển khai thực hiện đúng nội dung Quy định đã được phê duyệt và quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Trưởng Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục trưởng Cục Hải Quan tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Nam Giang và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công Thương, Công an, Tài chính, GTVT;
- Tổng cục Hải quan;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các pCt UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành, đơn vị liên quan;
- UBND huyện Nam Giang;
- UBND huyện Tây Giang;
- Báo Quảng Nam, Đài PTTH Quảng Nam;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Nam;
- CPVP;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tân

 

QUY ĐỊNH

KIỂM DỊCH Y TẾ CÁC ĐỐI TƯỢNG NHẬP CẢNH, NHẬP KHẨU TẠI CỬA KHẨU QUỐC TẾ NAM GIANG
(Kèm theo Quyết định số: 3282/QĐ-UBND ngày 09/11/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. SỰ CẦN THIẾT

Tổ chức Y tế Thế giới và các nhà khoa học, các quốc gia nhận định dịch COVID-19 chưa thể kiểm soát được trong năm 2021 - 2022, có thể xuất hiện các chủng mới nguy hiểm hơn dẫn đến dịch diễn biến phức tạp, khó lường, số ca nhiễm vẫn có thể tăng nhanh ngay cả khi đã tiêm vắc xin nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Đồng thời, việc giao thương giữa các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua cửa khẩu Quốc tế ngày càng gia tăng, cùng với xu hướng hội nhập, quá trình toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại,... là những điều kiện để bệnh truyền nhiễm nói chung và dịch bệnh COVID-19 nói riêng dễ lây truyền giữa các nước. Vì vậy, công tác kiểm dịch y tế biên giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm đóng vai trò hết sức quan trọng. Để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác từ nước ngoài vào Việt Nam, nhằm đảm bảo an ninh y tế quốc gia, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân.

Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang là Cửa khẩu Quốc tế giữa huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam) và huyện Đắc Tà Oọc (tỉnh Xê Kông) của hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; ngày 14/8/2021 UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ công bố khai trương cặp cửa khẩu Quốc tế Nam Giang. Vì vậy, việc xây dựng Quy định kiểm dịch Y tế đối với người, hàng hóa, phương tiện vận tải nhập cảnh, quá cảnh và các đối tượng cần phải kiểm dịch y tế khác tại Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang là rất cần thiết.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Điều lệ Y tế Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2005;

2. Hiệp định kiểm dịch y tế biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày 21/12/2001;*

3. Hiệp định Thương mại Biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ngày 27/6/2015;

4. Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;

5. Luật Hải quan ngày 23/6/2014;

6. Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;

7. Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21/11/2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền;

8. Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

9. Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi và bổ sung một số điều Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

10. Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về Kiểm dịch y tế biên giới;

11. Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;

12. Nghị quyết số 183/NQ-CP ngày 22/12/2020 của Chính phủ về nâng cấp cửa khẩu chính Nam Giang, tỉnh Quảng Nam thành cửa khẩu quốc tế;

13. Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch C0viD-19”;

14. Quyết định số 45/2013/QĐ-TTg ngày 25/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền;

15. Quyết định số 2233/QĐ-BCĐQG ngày 29/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành hướng dẫn xử lý thi hài người tử vong do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút SARS-CoV-2 tại cộng đồng;

16. Thông tư ,số 01/2011/TT-BNG ngày 20/6/2011 của Bộ Ngoại giao quy định thủ tục cấp Giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam;

17. Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;

18. Quyết định số 2553/QĐ-BYT ngày 18/6/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời công tác kiểm dịch y tế phòng chống lây nhiễm COVID-19 đối với phương tiện và người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không”;

19. Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19”;

20. Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19;

21. Quyết định số 1812/QĐ-BGTVT ngày 16/10/2021 của Bộ Giao thông vận tải về việc Ban hành Hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường thủy nội địa, hàng hải, đường sắt, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19;

22. Công văn số 3433/TCĐBVN-VT ngày 31/5/2021 của Tổng cục đường bộ Việt Nam về việc Hướng dẫn hoạt động vận tải hàng hóa vừa đảm bảo phòng chống dịch bệnh COVID-19 vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa;

23. Công văn số 7233/UBND-TH ngày 13/10/2021 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc giải quyết xuất, nhập cảnh cho công dân Việt Nam và người nước ngoài qua cửa khẩu quốc tế Nam Giang.

Phần II

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. ĐỐI VỚI NGƯỜI

1. Trước khi đến cửa khẩu

- Có đầy đủ giấy tờ nhập cảnh theo quy định của pháp luật hiện hành; “có giấy xét duyệt, ý kiến cho phép nhập cảnh của cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại nước sở tại đối với công dân Việt Nam”.

- Có giấy xác nhận (ngôn ngữ Tiếng Anh) âm tính với vi rút SARS-CoV- 2 bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR/RT-LAMP... do cơ quan y tế có thẩm quyền nước sở tại cấp trước ngày khởi hành từ 03 đến 05 ngày (ngày lấy mẫu).

- Có hộ chiếu vắc xin còn hiệu lực không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh hoặc đã tiêm đủ hai mũi vắc xin, trong đó mũi cuối cùng trước 14 ngày nhập cảnh và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh và có giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc đã có giấy chứng nhận khỏi bệnh do cơ quan điều trị cấp.

- Có bảo hiểm y tế quốc tế còn hiệu lực để thanh toán chi phí điều trị trong trường hợp mắc COVID-19 hoặc các trường hợp bệnh tật khác.

- Thực hiện khai báo y tế điện tử nhưng không sớm hơn 03 ngày kể từ thời điểm nhập cảnh (Mẫu số 01, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018); đính kèm bản chụp giấy xác nhận âm tính với vi rút SARS-CoV-2 và lưu mã QR Code sau khi khai báo y tế để xuất trình tại cửa khẩu khi nhập cảnh; cài đặt, cập nhập thông tin cá nhân trên các ứng dụng: Vietnam Health Declaration và ứng dụng PC-COVID Quốc gia.

- Trên phương tiện vận chuyển: Đeo khẩu trang và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khác theo khuyến cáo của cơ quan y tế hoặc đơn vị vận chuyển hành khách (đồ bảo hộ cá nhân, rửa tay bằng nước sát khuẩn, xà phòng...).

2. Tại cửa khẩu

- Tuân thủ việc giám sát, đo thân nhiệt; di chuyển đúng theo phân luồng của cơ quan chức năng tại cửa khẩu; thông báo ngay cho cơ quan y tế tại cửa khẩu biết nếu có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ (ho, sốt, giảm, loạn vị giác.).

- Xuất trình cho cán bộ Kiểm dịch y tế những thủ tục giấy tờ liên quan:

Giấy chứng nhận Tiêm chủng Quốc tế hoặc áp dụng các biện pháp dự phòng khác;

Mã QR Code chứng minh đã thực hiện khai báo y tế theo quy định;

Giấy chứng nhận âm tính với SARS-CoV-2 để đối chiếu, kiểm tra;

Giấy chứng nhận khỏi bệnh (với trường hợp dương tính) do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Nhận giấy có xác nhận hoàn thành việc khai báo y tế (có dấu “ĐÃ KIỂM TRA” của cơ quan kiểm dịch y tế tại cửa khẩu), sau đó xuất trình cho đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu khi làm thủ tục nhập cảnh.

- Tuân thủ, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch của cơ quan chức năng tại cửa khẩu như:

Kiểm tra, hoàn thiện, bổ sung nội dung khai báo y tế điện tử đã thực hiện; việc cài đặt, bật các ứng dụng Vietnam Health Declaration và ứng dụng PC-COVID Quốc gia;

Kiểm tra, khám sàng lọc, cách ly y tế tạm thời tại cửa khẩu nếu có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm;

Khử khuẩn hành lý và các biện pháp phòng bệnh khác.

- Sử dụng khẩu trang trong suốt quá trình nhập cảnh, (trừ khi có yêu cầu khác của cơ quan chức năng) và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch được áp dụng tại cửa khẩu. Trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ, mắc bệnh truyền nhiễm phải tuân thủ việc giám sát, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định.

II. ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI VÀ HÀNG HÓA

1. Trước khi đến cửa khẩu: Chủ phương tiện, chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện cần chuẩn bị và thực hiện:

- Khai báo y tế phương tiện vận tải và hàng hóa (Mẫu số 04, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

- Giấy chứng nhận kiểm tra/Xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ (Mẫu số 09, Nghị định 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018) trước khi phương tiện được nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

2. Tại cửa khẩu

- Xuất trình cho cán bộ kiểm dịch y tế: Giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải và giấy chứng nhận kiểm tra/Xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải.

- Di chuyển phương tiện vào khu cách ly để cán bộ kiểm dịch y tế kiểm tra, xử lý y tế theo quy định. Phương tiện vận chuyển hàng hóa phải được khử khuẩn cả hai chiều (chiều đi và chiều đến) tại khu vực cửa khẩu theo quy định.

- Tại thời điểm cán bộ kiểm dịch y tế kiểm tra phương tiện, chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện phải có mặt để mở cửa phương tiện hoặc các thủ tục khác khi có yêu cầu.

3. Đối với lái xe quay đầu tại cửa khẩu: Chủ phương tiện; chủ hàng hóa; đại lý hải quan và một số người được phép đến cửa khẩu:

- Xuất trình các loại giấy tờ theo quy định phòng, chống dịch tại địa phương huyện Nam Giang khi đến cửa khẩu, lưu trú tại cửa khẩu. Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, quản lý của kiểm dịch y tế và Đồn biên phòng Cửa khẩu Nam Giang;

- Vị trí tiếp nhận, bàn giao phương tiện, hàng hóa được thực hiện tại Km số 0, do Đồn biên phòng Cửa khẩu Nam Giang, phối hợp kiểm dịch y tế cửa khẩu hướng dẫn trật tự;

- Trường hợp phát hiện chủ phương tiện, chủ hàng hóa, đại lý hải quan và một số người được phép đến cửa khẩu có dấu hiệu nhiễm bệnh, được xử lý như đối với công dân nhập cảnh tại cửa khẩu.

III. ĐỐI VỚI THI THỂ, HÀI CỐT, TRO CỐT, MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

1. Đối với thi thể, hài cốt, tro cốt

- Người đại diện đưa thi thể, hài cốt, tro cốt người chết về Việt Nam phải thực hiện các quy định về vệ sinh trong hoạt động mai táng, hoả táng theo quy định (Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/05/2009 của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng). Trường hợp người chết được xác định hoặc nghi ngờ do mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B (trong danh mục các bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải cách ly theo quy định của Bộ Y tế) phải báo ngay cho cơ quan Kiểm dịch y tế để tiến hành xử lý về vệ sinh theo quy định.

- Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt, giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (đối với thi thể, hài cốt) (Mẫu số 11 và 12, Nghị định 89/2018/NĐ-CP, ngày 25/6/2018), giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam (Thông tư số 01/2011/TT-BNG ngày 20/6/2011 của Bộ Ngoại giao quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam) và giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt) cho tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin Một cửa Quốc gia (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh.

2. Đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người

- Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (Nghị định 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018) cho tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin Một cửa Quốc gia (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục vận chuyển qua biên giới.

- Mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người, người khai báo y tế nộp giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm cho tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin Một cửa Quốc gia (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục vận chuyển qua biên giới.

IV. DÂY CHUYỀN KIỂM TRA, KIỂM SOÁT CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH TẠI CỬA KHẨU

1. Trong giai đoạn bình thường

Cửa nhập: Biên phòng - Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) - Hải quan.

2. Trong giai đoạn có dịch bệnh

Cửa nhập: Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật) - Biên phòng - Hải quan.

Phần III

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH Y TẾ ĐỐI VỚI NHẬP CẢNH

I. ĐỐI VỚI NGƯỜI

1. Quy trình thực hiện

a) Bước 1: Khai báo y tế

- Thực hiện việc khai báo y tế khi đến cửa khẩu Nam Giang làm thủ tục nhập cảnh, hoặc trước đó nhưng không sớm hơn 03 ngày kể từ thời điểm nhập cảnh (Mẫu số 01, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Nộp mã QR Code của tờ khai y tế đối với người nhập cảnh đã thực hiện tại Website: https://tokhaiyte.vn/.

b) Bước 2: Thu thập thông tin

- Tình trạng sức khỏe tổng quát của người nhập cảnh;

- Thông tin từ tờ khai y tế;

- Giấy xác nhận âm tính với vi rút SARS-CoV-2;

- Thông tin về tiêm chủng, áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi, đến quốc gia, vùng lãnh thổ mà quốc gia, vùng lãnh thổ đó quy định bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng trước khi nhập cảnh;

- Hộ chiếu vắc xin, bảo hiểm y tế quốc tế;

- Giấy xét duyệt, ý kiến cho phép nhập cảnh, xuất cảnh;

- Thông tin về phương tiện vận tải chuyên chở người nhập cảnh;

- Thông tin về hàng hóa có khả năng phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm;

- Các thông tin khác có liên quan đến sức khỏe của người nhập cảnh.

c) Bước 3: Kiểm tra thực tế

- Kiểm tra thân nhiệt và khám sàng lọc để phát hiện các biểu hiện bất thường của người nhập cảnh;

- Lịch trình di chuyển;

- Giấy chứng nhận tiêm chủng Quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (nếu có) khi có yêu cầu của Bộ Y tế hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ đi hoặc đến;

- Giấy xác nhận âm tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR/RT-LAMP... do cơ quan y tế có thẩm quyền nước sở tại cấp trước ngày khởi hành từ 03 đến 05 ngày (ngày lấy mẫu);

- Hộ chiếu vắc xin còn hiệu lực không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh hoặc đã tiêm đủ hai mũi vắc xin, trong đó mũi cuối cùng trước 14 ngày nhập cảnh và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh và có giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc đã có giấy chứng nhận khỏi bệnh COVID-19 do cơ quan điều trị cấp;

- Có bảo hiểm y tế quốc tế còn hiệu lực để thanh toán chi phí điều trị trong trường hợp mắc COVID-19 hoặc các trường hợp bệnh tật khác;

- Lấy mẫu xét nghiệm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, các bệnh mới nổi, các bệnh bùng phát khi có thông báo của Bộ Y tế.

d) Bước 4: Xử lý kết quả kiểm tra

- Nếu kết quả kiểm tra không có nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm và có đầy đủ giấy tờ còn hiệu lực liên quan tới thủ tục nhập cảnh theo quy định của pháp luật hiện hành thì Kiểm dịch viên y tế duyệt xác nhận ngay vào hệ thống tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch;

- Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nhóm A, kiểm dịch viên y tế tiến hành xử lý y tế.

e) Bước 5: Xử lý y tế đối với người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm

- Đối tượng xử lý y tế:

Có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

Đối tượng không có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;

Đối tượng có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đã hết hiệu lực đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng;

Đối tượng không có giấy chứng nhận xét nghiệm hoặc có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 đã hết hiệu lực đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch COVID-19;

Người tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

- Biện pháp xử lý y tế:

Đối với đối tượng có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, kiểm dịch viên y tế áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau: (i) Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh; (ii) Chuyển đến khu vực cách ly y tế tại cửa khẩu. Việc áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch; (iii) Khám và điều trị ban đầu; (iv) Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, khử khuẩn; (v) Chuyển về cơ sở cách ly y tế hoặc điều trị bệnh truyền nhiễm để dự phòng và điều trị theo quy định;

Đối tượng không có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng và đối tượng có giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng đã hết hiệu lực đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh thuộc nhóm A mà bệnh đó bắt buộc phải tiêm chủng hoặc áp dụng biện pháp dự phòng thì: kiểm dịch viên y tế áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh hoặc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, khử khuẩn; sau khi hoàn thành, tổ chức kiểm dịch y tế cấp ngay giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (Mẫu số 02, Nghị định 89/NĐ-CP ngày 25/6/2018). Chỉ áp dụng biện pháp tiêm chủng đối với bệnh có vắc xin và đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng.

Đối tượng không có giấy chứng nhận xét nghiệm hoặc có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính với vi rút SARS-CoV-2 đã hết hiệu lực đối với người xuất phát từ hoặc đi đến quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch COVID-19: Tiến hành lấy mẫu test nhanh kháng nguyên chẩn đoán SARS-CoV-2; nếu kết quả âm tính thì tiến hành quy trình nhập cảnh, nếu kết quả dương tính tiến hành cách ly và gửi xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp Real time RT-PCR theo quy định.

Đối tượng là người tiếp xúc với người có dấu hiệu mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, kiểm dịch viên y tế lập danh sách đầy đủ các thông tin về họ tên, điện thoại, địa chỉ liên lạc để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định, đồng thời áp dụng một hoặc nhiều biện pháp sau: (i) Áp dụng các biện pháp dự phòng; (ii) Tuyên truyền, tư vấn phòng, chống dịch bệnh; (iii) Lập phương án theo dõi người tiếp xúc.

- Sau khi hoàn thành việc xử lý y tế, kiểm dịch viên y tế xác nhận vào hệ thống tờ khai y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch và thông báo cho Biên phòng, Hải quan cửa khẩu để làm thủ tục nhập cảnh cho người bị xử lý y tế.

2. Thành phần hồ sơ

- Giấy khai báo y tế đối với người nhập cảnh (Mẫu số 01, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế: Đối với người chưa nhập cảnh nhưng có yêu cầu cấp mới, cấp lại Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng để nhập cảnh thì người đó phải làm đơn và chứng minh việc sử dụng vắc xin, biện pháp dự phòng đã áp dụng trước đó còn hiệu lực với tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới (Mẫu số 15, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

3. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức nhập cảnh.

4. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế tỉnh Quảng Nam (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật).

5. Kết quả thực hiện: Áp dụng một trong các biện pháp sau:

- Xác nhận không cần phải xử lý y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch;

- Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền bệnh hoặc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế, khử khuẩn. Sau khi hoàn thành, tổ chức kiểm dịch y tế cấp ngay Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng cho người nhập cảnh theo quy định (Mẫu số 02, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

II. ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI

1. Quy trình thực hiện

a) Bước 1: Khai báo y tế

- Giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải (Mẫu số 04, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Giấy chứng nhận kiểm tra/Xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, trước khi phương tiện qua cửa khẩu (Mẫu số 09, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

b) Bước 2: Thu thập thông tin

- Số hiệu hoặc biển số của phương tiện vận tải;

- Lộ trình của phương tiện vận tải trước khi nhập cảnh;

- Thông tin sức khỏe của người đi trên phương tiện vận tải;

- Các thông tin cần thiết khác.

c) Bước 3: Xử lý thông tin

- Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế theo quy định đối với phương tiện vận tải có yếu tố nguy cơ bao gồm:

Phương tiện vận tải đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;

Phương tiện vận tải chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;

Phương tiện vận tải chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

- Trường hợp phương tiện không có yếu tố nguy cơ theo quy định, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát phương tiện vận tải trong thời gian chờ nhập cảnh gồm các nội dung sau:

Giám sát trung gian truyền bệnh truyền nhiễm xâm nhập lên, xuống phương tiện vận tải;

Giám sát trung gian truyền bệnh, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong quá trình bốc dỡ, tiếp nhận hàng hóa.

- Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện phương tiện vận tải có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; thực phẩm, rác thải sinh hoạt không được thu gom, bảo quản, xử lý đúng quy định hoặc các khu vực ăn, ở, kho chứa, nhà vệ sinh không được vệ sinh thường xuyên gây tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào giấy khai báo y tế đối với phương tiện vận tải.

- Trường hợp phương tiện vận tải không thuộc một trong các trường hợp có yếu tố nguy cơ hoặc không cần phải kiểm tra y tế, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch.

d) Bước 4: Kiểm tra giấy tờ đối với phương tiện vận tải

- Giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ (Mẫu số 04, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Giấy chứng nhận kiểm tra/Xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ, (Mẫu số 09, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

e) Bước 5: Kiểm tra thực tế tại khu vực cách ly

- Kiểm tra tình trạng vệ sinh chung trên phương tiện vận tải;

- Kiểm tra trung gian truyền bệnh truyền nhiễm trên phương tiện vận tải;

- Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;

- Lấy mẫu xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

g) Bước 6: Xử lý y tế

- Diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh;

- Thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai việc thu gom, xử lý chất thải có khả năng mang tác nhân gây bệnh hoặc có nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm;

- Khử trùng.

2. Thành phần hồ sơ

- Giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ (Mẫu số 04, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Giấy chứng nhận kiểm tra/Xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ (Mẫu số 09, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Đơn đề nghị: Trường hợp người khai báo y tế yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế phương tiện vận tải để cấp Giấy chứng nhận kiểm tra/Xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ (Mẫu số 15, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

3. Thời hạn giải quyết

- Thời gian hoàn thành việc kiểm tra, giám sát y tế:

Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ một phương tiện vận tải không quá 20 phút kể từ khi nhận đủ giấy tờ;

Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế không quá 01 giờ đối với phương tiện vận tải đường bộ. Trường hợp quá thời gian kiểm tra nhưng chưa hoàn thành công tác chuyên môn, nghiệp vụ kiểm dịch y tế thì trước khi hết thời gian quy định 15 phút, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế biết, thời gian gia hạn không quá 01 giờ;

- Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế:

Không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ;

Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ đối với một phương tiện vận tải đường bộ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức nhập cảnh.

6. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế tỉnh Quảng Nam (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật).

7. Kết quả thực hiện: Áp dụng một trong các biện pháp sau:

- Xác nhận không cần phải kiểm tra y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch;

- Cấp giấy chứng nhận kiểm tra/Xử lý y tế phương tiện vận tải đường bộ (Mẫu số 09, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

III. ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

1. Quy trình thực hiện

a) Bước 1: Khai báo y tế

Người khai báo y tế khai, nộp cho tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin Một cửa Quốc gia (nếu có) trước khi hàng hóa được phép nhập khẩu:

- Giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải (Mẫu số 04, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Giấy chứng nhận kiểm tra/Xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ (Mẫu số 09, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

b) Bước 2: Thu thập thông tin

- Thông tin về nơi hàng hóa xuất phát hoặc quá cảnh;

- Thông tin về chủng loại, số lượng, bảo quản, đóng gói hàng hóa và phương tiện vận chuyển.

c) Bước 3: Xử lý thông tin

- Kiểm dịch viên y tế thực hiện kiểm tra y tế đối với các hàng hóa có yếu tố nguy cơ bao gồm:

Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát;

Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;

Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ: (i) Phương tiện vận tải đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát; (ii) Phương tiện vận tải chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; (iii) Phương tiện vận tải chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;

Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.

- Trường hợp hàng hóa không có yếu tố nguy cơ, kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát hàng hóa trong thời gian chờ nhập cảnh gồm các nội dung sau:

Đối chiếu giấy khai báo y tế đối với hàng hóa, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh mà không bốc dỡ khỏi phương tiện;

Giám sát tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, trung gian gây bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào hàng hóa.

- Thực hiện giám sát theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu chờ làm thủ tục nhập khẩu trước khi chuyển về kho ngoại quan nằm ngoài cửa khẩu.

- Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; hàng hóa có tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối), kiểm dịch viên y tế thu thập thêm thông tin về các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng, cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp kiểm tra y tế vào Giấy khai báo y tế đối với hàng hóa.

- Trường hợp hàng hóa không thuộc một trong các trường hợp quy định, kiểm dịch viên y tế xác nhận kết quả kiểm dịch y tế và kết thúc quy trình kiểm dịch.

d) Bước 4: Kiểm tra giấy tờ

- Giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ (Mẫu số 04, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Giấy chứng nhận kiểm tra/Xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ (Mẫu số 09, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

e) Bước 5: Kiểm tra thực tế tại khu vực kiểm tra y tế

- Nội dung khai báo với thực tế hàng hóa;

- Tình trạng vệ sinh chung;

- Trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;

- Quy định về dụng cụ, bao gói chứa đựng, thông tin ghi trên nhãn; điều kiện vận chuyển;

- Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng;

- Lấy mẫu xét nghiệm trong các trường hợp:

Hàng hóa có yếu tố nguy cơ bao gồm: (i) Hàng hóa vận chuyển qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát; (ii) Hàng hóa mang hoặc có dấu hiệu mang mầm bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm; (iii) Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có yếu tố nguy cơ: Phương tiện vận tải đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận trường hợp bệnh truyền nhiễm mà Bộ Y tế có yêu cầu phải giám sát; Phương tiện vận tải chở người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; Phương tiện vận tải chở hàng hóa mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc nghi ngờ mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm; (iv) Hàng hóa có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.

Hàng hóa có trung gian truyền bệnh truyền nhiễm, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm hoặc không bảo đảm điều kiện vệ sinh chung (bao gồm phát hiện chất thải, chất tiết, dấu vết của trung gian truyền bệnh; hàng hóa có tình trạng nấm, mốc, mùi hôi thối).

Hàng hóa thuộc một trong các trường hợp: (i) Xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế; (ii) Phương tiện vận tải chở hàng hóa xuất phát hoặc đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận có trường hợp bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế.

g) Bước 6: Xử lý y tế

- Khử trùng, diệt tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm;

- Buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với hàng hóa không thể diệt được tác nhân gây bệnh, trung gian truyền bệnh truyền nhiễm.

2. Cách thực hiện: Kiểm tra/Xử lý y tế trực tiếp tại cửa khẩu.

3. Thành phần hồ sơ

- Giấy khai báo y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ (Mẫu số 04, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Giấy chứng nhận kiểm tra/Xử lý y tế hàng hóa, phương tiện vận tải đường bộ (Mẫu số 09, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Đơn đề nghị: Trường hợp người khai báo y tế yêu cầu kiểm tra, xử lý y tế hàng hóa để cấp giấy chứng nhận kiểm tra/Xử lý y tế hàng hóa (Mẫu số 15, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP).

4. Thời hạn giải quyết

- Thời gian hoàn thành việc giám sát đối với hàng hóa không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.

- Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ một lô hàng hóa không quá 20 phút.

- Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế phải không quá 01 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 03 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên.

- Thời gian hoàn thành các biện pháp xử lý y tế không quá 02 giờ đối với lô hàng hóa dưới 10 tấn, không quá 06 giờ đối với lô hàng hóa từ 10 tấn trở lên. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà vẫn chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 02 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế tỉnh Quảng Nam (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật).

7. Kết quả thực hiện: Áp dụng một trong các biện pháp sau:

- Xác nhận không cần phải kiểm tra y tế, kết thúc quy trình kiểm dịch y tế;

- Cấp giấy chứng nhận kiểm tra/Xử lý y tế hàng hóa, phương tiện đường bộ (Mẫu số 09, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

IV. ĐỐI VỚI THI THỂ, HÀI CỐT

1. Quy trình thực hiện

a) Bước 1: Khai báo y tế

Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp cho tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin Một cửa Quốc gia (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục nhập cảnh:

- Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt, tro cốt (Mẫu số 11, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP);

- Bản chụp giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (đối với thi thể, hài cốt) (Mẫu số 12, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP);

- Giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao (Mẫu số 03, Thông tư số 01/2011/TT-BNG ngày 20/6/2011 của Bộ Ngoại giao về quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam);

- Giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt).

b) Bước 2: Thu thập thông tin

- Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt (Mẫu số 11, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Bản chụp giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (không áp dụng đối với tro cốt) (Mẫu số 12, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao (Mẫu số 03, Thông tư số 01/2011/TT-BNG ngày 20/6/2011 của Bộ Ngoại giao về quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam);

- Giấy tờ chứng minh tử vong (không áp dụng đối với tro cốt).

c) Bước 3: Xử lý thông tin

- Không cho phép vận chuyển qua biên giới thi thể, hài cốt do mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A mà chưa được xử lý y tế, chưa được cấp giấy phép;

- Kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát:

Tình trạng vệ sinh;

Điều kiện vận chuyển đối với thi thể, hài cốt.

d) Bước 4: Kiểm tra giấy tờ

- Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt) (Mẫu số 11, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (Mẫu số 12, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao (Mẫu số 03, Thông tư số 01/2011/TT-BNG ngày 20/6/2011 của Bộ Ngoại giao về quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam);

- Giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt).

e) Bước 5: Kiểm tra thực tế

- Đối chiếu nội dung khai báo y tế với thực tế bảo quản thi thể, hài cốt;

- Kiểm tra tình trạng vệ sinh, điều kiện vận chuyển theo quy định của Bộ Y tế.

g) Bước 6: Xử lý y tế

- Thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị có liên quan xử lý y tế theo quy định của pháp luật về mai táng, hỏa táng;

- Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt sau khi hoàn thành việc xử lý y tế (Mẫu số 12, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

2. Địa điểm thực hiện: Kiểm tra/xử lý y tế trực tiếp tại cửa khẩu.

3. Thành phần hồ sơ

- Giấy tờ chứng minh tử vong (đối với thi thể, hài cốt).

- Giấy phép nhập cảnh thi thể, hài cốt về Việt Nam theo quy định của Bộ Ngoại giao (Mẫu số 03, Thông tư số 01/2011/TT-BNG ngày 20/6/2011 của Bộ Ngoại giao về quy định thủ tục cấp giấy phép nhập cảnh thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam).

- Giấy xác nhận đã qua xử lý y tế của nơi xuất phát (Mẫu số 12, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

- Giấy khai báo y tế thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt) (Mẫu số 11, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

4. Thời hạn giải quyết

- Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 15 phút kể từ khi nộp đủ các loại giấy tờ.

- Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 01 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ.

- Thời gian hoàn thành việc xử lý y tế đối với một thi thể hoặc một hài cốt không quá 03 giờ kể từ khi tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới yêu cầu xử lý y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế tỉnh Quảng Nam (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật).

7. Kết quả thực hiện: Cấp giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với thi thể, hài cốt (bao gồm cả tro cốt) (Mẫu số 12, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

V. ĐỐI VỚI MẪU VI SINH Y HỌC, SẢN PHẨM SINH HỌC, MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI

1. Quy trình thực hiện

a) Bước 1: Khai báo y tế

- Người khai báo y tế thực hiện khai, nộp giấy cho tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin Một cửa Quốc gia (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục vận chuyển qua biên giới: Giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (Mẫu số 13, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người, người khai báo y tế nộp giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm cho tổ chức kiểm dịch y tế biên giới hoặc qua Cổng thông tin Một cửa Quốc gia (nếu có) trước khi hoàn thành thủ tục vận chuyển qua biên giới.

b) Bước 2: Thu thập thông tin

- Giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (Mẫu số 13, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm theo quy định của Bộ Y tế (đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người) (Quyết định số 443/QĐ-BYT ngày 31/01/2019 của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế/bãi bỏ trong lĩnh vực y tế dự phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế).

c) Bước 3: Xử lý thông tin

- Không cho phép nhập khẩu đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người chưa có giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm;

- Kiểm dịch viên y tế thực hiện giám sát điều kiện bảo quản, vận chuyển đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người.

d) Bước 4: Kiểm tra giấy tờ

- Giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (Mẫu số 13, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018);

- Giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm (đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người) (Quyết định số 443/QĐ-BYT ngày 31/01/2019 của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế/bãi bỏ trong lĩnh vực y tế dự phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế).

e) Bước 5: Kiểm tra thực tế

- Đối chiếu nội dung khai báo y tế đối với sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người với thực tế tình trạng vệ sinh;

- Đối chiếu nội dung khai báo y tế mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người với tình trạng vệ sinh, điều kiện bảo quản, vận chuyển theo quy định của Bộ Y tế.

g) Bước 6: Xử lý y tế

- Yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo quản, vận chuyển theo quy định;

- Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người sau khi hoàn thành việc xử lý y tế.

2. Địa điểm thực hiện: Kiểm tra/xử lý y tế trực tiếp tại cửa khẩu

3. Thành phần hồ sơ

- Giấy khai báo y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (Mẫu số 1,3, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

- Giấy phép nhập khẩu mẫu bệnh phẩm (đối với mẫu vi sinh y học liên quan đến mẫu bệnh phẩm ở người) (Quyết định số 443/QĐ-BYT ngày 31/01/2019 của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/sửa đổi, bổ sung, hoặc thay thế/bãi bỏ trong lĩnh vực y tế dự phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế).

4. Thời hạn giải quyết

- Thời gian hoàn thành việc kiểm tra giấy tờ đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người không quá 15 phút kể từ khi nộp đủ các loại giấy tờ.

- Thời gian hoàn thành việc kiểm tra thực tế đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học hoặc một mô, một bộ phận cơ thể người không quá 01 giờ kể từ khi nộp đủ giấy tờ.

- Thời gian hoàn thành việc xử lý y tế đối với một lô mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học hoặc một mô, một bộ phận cơ thể người không quá 01 giờ kể từ khi tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới yêu cầu xử lý y tế. Trước khi hết thời gian quy định 15 phút mà chưa hoàn thành việc xử lý y tế, tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới phải thông báo việc gia hạn thời gian xử lý y tế bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người khai báo y tế. Thời gian gia hạn không quá 01 giờ kể từ thời điểm có thông báo gia hạn.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân, tổ chức nhập cảnh.

6. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế tỉnh Quảng Nam (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật).

7. Kết quả thực hiện: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế đối với mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người (Mẫu số 14, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

VI. CHỨNG NHẬN TIÊM CHỦNG QUỐC TẾ HOẶC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG

1. Quy trình thực hiện

a) Bước 1: Nộp đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (Mẫu số 15, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

b) Bước 2: Cung cấp minh chứng việc sử dụng vắc xin, biện pháp dự phòng đã áp dụng trước đó còn hiệu lực với tổ chức kiểm dịch y tế hoặc thực hiện việc tiêm chủng vắc xin.

c) Bước 3: Sau khi tiếp nhận đủ đơn và tài liệu minh chứng đã tiêm vắc xin phòng bệnh, tổ chức Kiểm dịch y tế cấp ngay Giấy chứng nhận tiêm chủng Quốc tế (Mẫu số 02, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

2. Địa điểm thực hiện: Thực hiện tại cửa khẩu hoặc tại Cơ quan tổ chức Kiểm dịch y tế biên giới.

3. Thành phần hồ sơ

- Minh chứng việc sử dụng vắc xin, biện pháp dự phòng đã áp dụng trước đó còn hiệu lực;

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (Mẫu số 15, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

4. Thời hạn giải quyết: Ngay sau khi tiếp nhận đủ đơn và tài liệu minh chứng đã tiêm vắc xin phòng bệnh.

5. Đối tượng thực hiện: Cá nhân.

6. Cơ quan thực hiện: Sở Y tế tỉnh Quảng Nam (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật).

7. Kết quả thực hiện: Cấp giấy chứng nhận tiêm chủng quốc tế hoặc áp dụng biện pháp dự phòng (Mẫu số 02, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018).

VII. XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP NHẬP CẢNH

Thực hiện theo quy định cấp độ dịch và vùng nguy cơ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP về Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID-19.

VIII. PHÍ KIỂM DỊCH Y TẾ

Thu phí dịch vụ Kiểm dịch y tế, tiêm chủng, áp dụng biện pháp dự phòng và cấp chứng nhận tiêm chủng quốc tế thực hiện theo Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành rà soát, cập nhật, sửa đổi hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kiểm dịch y tế đáp ứng yêu cầu phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm đối với người, phương tiện vận tải nhập cảnh, hàng hóa, thi thể, hài cốt, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người nhập cảnh, nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang;

- Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan, địa phương, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết kịp thời;

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (lực lượng Kiểm dịch Y tế - Quốc tế):

Đảm bảo nhân lực, trang thiết bị, phương tiện để bảo đảm thực hiện công tác kiểm dịch y tế tại khu vực cửa khẩu theo quy định;

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tại cửa khẩu xây dựng hướng dẫn cụ thể công tác kiểm dịch y tế phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và dịch COVID-19 tại cửa khẩu để thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa bàn;

Hỗ trợ các đơn vị liên quan hướng dẫn việc sử dụng các trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cho các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân liên quan tại khu vực cửa khẩu để bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và dịch COVID-19 hiệu quả;

Thực hiện phun khử khuẩn tại cửa khẩu theo quy định.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm SARS- CoV-2 bằng kỹ thuật Real time RT-PCR để giám sát, chẩn đoán xác định COVID-19 theo quy định; hướng dẫn, giám sát địa điểm cách ly tại địa phương. Nếu phát hiện trường hợp dương tính thì đưa đi cách ly điều trị ngay tại cơ sở y tế theo phân tuyến, điều tra dịch tễ, khoanh vùng dập dịch theo quy định;

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Nam Giang:

Phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát chặt chẽ phát hiện sớm trường hợp mắc COVID-19 trên địa bàn để khoanh vùng và xử lý kịp thời, cách ly, điều trị, điều tra, truy vết, giám sát, lấy mẫu, gửi mẫu xét nghiệm; phun khử khuẩn, xử lý môi trường theo hướng dẫn;

Chỉ đạo tuyến và hỗ trợ tuyến dưới về mặt chuyên môn, nhân lực khi cần thiết, kiểm tra giám sát công tác phòng, chống dịch của các trạm y tế xã;

Chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu và các phương tiện vận chuyển khi có sự điều động.

2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng

- Chỉ đạo Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Nam Giang phối hợp với ngành y tế thực hiện việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu;

- Thường xuyên, chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân bảo vệ cán bộ làm nhiệm vụ tại cửa khẩu trực tiếp tiếp xúc với người nhập cảnh và các lái xe, phương tiện vận tải, hàng hóa có nguy cơ.

3. Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang

- Phối hợp với ngành y tế thực hiện việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu và triển khai hoạt động phòng, chống dịch trong đơn vị;

- Chủ trì thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, làm thủ tục xuất, nhập cảnh theo thẩm quyền; đảm bảo an ninh, trật tự khu vực cửa khẩu, khu vực cách ly tạm thời; phối hợp với kiểm dịch thực hiện công tác phòng, chống dịch tại cửa khẩu.

4. Cục Hải Quan tỉnh Quảng Nam (Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang)

- Tham gia giải quyết kịp thời các vấn đề thủ tục hành lý, hàng hóa cho những người nhập cảnh có biểu hiện nghi nhiễm hoặc nhiễm SARS-CoV-2;

- Thường xuyên, chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân bảo vệ các cán bộ trực tiếp tiếp xúc với người nhập cảnh và hàng hóa có nguy cơ.

5. Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp

- Thống nhất quản lý các hoạt động tại cửa khẩu Quốc tế Nam Giang theo quy định;

- Tổ chức thực hiện điều hành, phối hợp với các lực lượng chức năng tại cửa khẩu trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, kiểm tra, kiểm soát đối với xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người, phương tiện giao thông vận tải qua cửa khẩu;

- Bố trí địa điểm kiểm tra, kiểm soát, khu cách ly y tế tạm thời, thống nhất, hợp lý, thông suốt, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức phối hợp và giải quyết những vướng mắc phát sinh liên quan đến hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu. Thông báo cơ chế, chính sách và những chỉ đạo, điều hành của các cơ quan có liên quan đến các lực lượng chức năng;

- Tổng hợp ý kiến của các tổ chức, cá nhân có liên quan về các giải pháp điều hành hoạt động tại cửa khẩu, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định hoặc kiến nghị với các ngành chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

6. Ủy ban nhân dân huyện Nam Giang

- Phối hợp với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu Quốc tế Nam Giang, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn huyện;

- Chủ động nắm bắt thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tại huyện Đắc Chưng, tỉnh Xê Kông, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, báo cáo UBND tỉnh và phối hợp với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm kịp thời;

- Xây dựng kế hoạch, quy định chi tiết, phân công cụ thể để tổ chức, quản lý và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn khi đón các hành khách từ cửa khẩu về địa điểm cách ly;

- Tổ chức khu vực cách ly bệnh nhân theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và chỉ đạo UBND tỉnh Quảng Nam.

7. Các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động tại Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang

Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, phòng chống lây nhiễm cho người lao động thuộc phạm vi quản lý tại khu vực cửa khẩu:

- Bố trí chỗ rửa tay bằng nước sạch với xà phòng hoặc cung cấp các sản phẩm vệ sinh tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn);

- Cung cấp khẩu trang, găng tay và các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;

- Duy trì vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên lau nền nhà và khử trùng các bề mặt các đồ vật tại nơi làm việc có thể có vi rút như tay nắm cửa, điện thoại dùng chung, bàn phím máy tính, mặt bàn,... bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường hoặc các dung dịch sát khuẩn có chứa 0,05% Clo hoạt tính hoặc có chứa ít nhất 60% cồn;

- Đảm bảo thông gió tốt, tăng cường thông gió tự nhiên tại nơi làm việc;

- Có quy định và hướng dẫn người lao động cách tự bảo vệ, thực hiện đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế khi có các biểu hiện mắc bệnh hoặc tiếp xúc với người nghi mắc bệnh;

- Khi có trường hợp cán bộ, nhân viên nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế, tổ chức Kiểm dịch Y tế - Quốc tế tại cửa khẩu để được hướng dẫn, xử lý theo quy định.

Trên đây là Quy định Kiểm dịch y tế các đối tượng nhập cảnh, nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang, UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị các Sở, Ban, ngành, địa phương, các doanh nghiệp liên quan nghiên cứu triển khai thực hiện. Quy định này sẽ được cập nhật và điều chỉnh theo diễn biến của tình hình dịch bệnh và các hướng dẫn của Bộ Y tế, các biện pháp triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3282/QĐ-UBND năm 2021 về "Quy định kiểm dịch y tế các đối tượng nhập cảnh, nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Nam Giang" do tỉnh Quảng Nam ban hành

  • Số hiệu: 3282/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 09/11/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
  • Người ký: Trần Văn Tân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/11/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản