- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Nghị quyết 89/2017/NQ-HĐND quy định mức chi về công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 6Quyết định 18/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí và mức chi cụ thể cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3264/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 26 tháng 11 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP, ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 về việc Ban hành quy chế quản lý kinh phí và mức chi cụ thể cho hoạt động Khuyến công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 2152/TTr-SCT ngày 19/11/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này ''Đề án hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025''.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Thủ trưởng các ngành chức năng có liên quan triển khai thực hiện nội dung Đề án theo đúng các quy định hiện hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã, các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2025
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN
Luật Sở hữu trí tuệ ngày 25/6/2019;
Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;
Nghị quyết số 89/2017/NQ-HĐND ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc quy định mức chi về công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành quy chế quản lý kinh phí và mức chi cụ thể cho hoạt động Khuyến công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Chương trình số 01-CTr/TU ngày 21/12/2020 của Tỉnh ủy về Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long khóa XI nhiệm kỳ 2020-2025;
Công văn số 893/UBND-TH, ngày 02/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về nội dung tham mưu thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long khóa XI nhiệm kỳ 2020-2025;
2. Kết quả hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu
Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, Sở Công Thương đã tổ chức 10 hội thảo, tập huấn nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức, tạo được niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhìn nhận đúng hơn về hiệu quả của việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Hỗ trợ 13 doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu và phát triển kinh doanh thông qua các nội dung xây dựng chiến lược và tầm nhìn phát triển thương hiệu, hình ảnh thương hiệu và sản phẩm, chiến lược truyền thông thương hiệu; chiến lược kinh doanh phân phối sản phẩm và phát triển nguồn nhân lực cho quá trình phát triển thương hiệu. Xây dựng và đăng ký bảo hộ mới 27 nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu tập thể giúp các doanh nghiệp được bảo vệ bản quyền sản phẩm trên thị trường.
Một số thương hiệu tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Long như: Gạo Phước Thành IV, Kẹo Sơn Hải, Nước mắm Gia Hỷ và Bún Ba Khánh, Cơm sấy chà bông Nhật Quỳnh, Trà khổ qua rừng Agripure,… bước đầu đạt được những thành quả nhất định, sản phẩm được người tiêu dùng đón nhận và nâng cao vị thế trên thị trường (một số sản phẩm tiêu thụ tại các siêu thị như: Co.op Mart, VinMart, Vinatext, Citymart, BSMart, Satra, Lotte, Bách Hóa Xanh,..). Mức tăng trưởng doanh thu bình quân của các thương hiệu này đạt khá tốt, có những thương hiệu không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà từng bước xuất khẩu. Kết quả đến nay, có 04 sản phẩm đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia, 19 sản phẩm đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp khu vực và 91 sản phẩm đạt giải sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh.
Qua đó, các doanh nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện để xây dựng, quản trị và phát triển nhãn hiệu, bao bì sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, phù hợp với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Một số hạn chế trong hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu
Công tác tuyên truyền về mục tiêu, nội dung và hiệu quả của Đề án hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu chưa đa dạng; nhiều địa phương và doanh nghiệp chưa thực sự hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng cũng như bảo vệ thương hiệu.
Thực trạng các cơ sở, doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa, nhỏ và siêu nhỏ, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay hoặc nguồn vốn gia đình,… Chưa đầu tư, ứng dụng khoa học kỹ thuật nên chất lượng hàng hóa còn hạn chế, thiếu sự quan tâm công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường.
Các chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu được ban hành nhưng chưa phù hợp nhu cầu thực tiễn của từng loại hình doanh nghiệp làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu.
Nguyên nhân của hạn chế
Công tác phối kết hợp giữa các đơn vị với các cấp chính quyền tại các địa phương, đoàn thể trong quá trình thực hiện Đề án hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, xây dựng kế hoạch thực hiện chưa đồng bộ, nhịp nhàng và phù hợp với điều kiện thực tế.
Có cơ sở, doanh nghiệp còn ngần ngại trong việc đầu tư xây dựng, phát triển thương hiệu do phải tốn kém chi phí không nhỏ và còn gặp nhiều khó khăn trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài.
Chưa kịp thời rà soát, cập nhật các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho phù hợp với thực tiễn.
4. Sự cần thiết xây dựng Đề án
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường toàn cầu, ngoài yếu tố giá thành và chất lượng sản phẩm thì “thương hiệu” được xem là một dấu ấn khác biệt và người tiêu dùng sẽ hài lòng, tin tưởng, an tâm khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu. Xây dựng thương hiệu cực kỳ quan trọng và tạo nên những giá trị vô giá cho doanh nghiệp trong quá trình chinh phục thị trường.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang diễn ra thực trạng là rất nhiều sản phẩm đạt chất lượng tốt, giá thành rẻ nhưng vẫn khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước và nước ngoài do chưa có thương hiệu hoặc có thương hiệu nhưng chưa phải là thương hiệu mạnh nên rất khó cạnh tranh. Nhiều sản phẩm đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long như khoai lang Bình Tân, gốm đỏ Vĩnh Long, bưởi 5 roi, cam sành Tam Bình,… có thương hiệu nhưng chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu, đầu tư kinh phí để phát triển đúng mức nên giá trị sản phẩm và hiệu quả về kinh tế không cao. Để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt xây dựng các sản phẩm đặc trưng có thương hiệu mạnh của tỉnh thì việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025 để hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long là rất cần thiết.
II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò và giá trị của thương hiệu; hướng dẫn, trang bị kiến thức, tư vấn xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng, quản trị và phát triển thương hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sự tin cậy về chất lượng đối với sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước, phù hợp với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tạo điều kiện các doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm hướng đến sản xuất, kinh doanh bền vững; mở rộng thị trường và phân phối sản phẩm. Tập trung phát triển các sản phẩm đạt chất lượng phục vụ thị trường xuất khẩu.
1.2 Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng 05 phóng sự, chuyên mục về xây dựng và phát triển thương hiệu; tổ chức 04 hội nghị, hội thảo đào tạo, tập huấn về xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu; tổng hợp các tài liệu để biên tập 1.000 tài liệu, sổ tay tuyên truyền và hướng dẫn về sở hữu trí tuệ.
- Tư vấn, hướng dẫn các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho 20 doanh nghiệp; hỗ trợ 10 doanh nghiệp thiết kế mẫu mã, bao bì, đóng gói.
- Hỗ trợ 20 doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu và 10 doanh nghiệp quảng bá thương hiệu.
2. Đối tượng hỗ trợ
Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cán bộ quản lý nhà nước, công chức, viên chức thuộc các Sở ngành tỉnh, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố.
III. NỘI DUNG HỖ TRỢ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thương hiệu
Xây dựng phóng sự, chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ và các nội dung có liên quan phát triển thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tổ chức cuộc hội nghị, hội thảo đào tạo, tập huấn về xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu; bao bì sản phẩm đến tư vấn, hỗ trợ của các chuyên gia, đơn vị tư vấn trong việc thiết kế, in ấn, sản xuất nhãn hiệu, bao bì sản phẩm.
Xây dựng tài liệu, sổ tay tuyên truyền và hướng dẫn về sở hữu trí tuệ, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mã số, mã vạch; các kỹ năng xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm, thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm.
Tổ chức các cuộc thi thiết kế nhãn hiệu, bao bì sản phẩm; khuyến khích, động viên các đơn vị tiếp tục quan tâm, đầu tư cho công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp, góp phần quảng bá, nâng cao giá trị sản phẩm sản xuất tại địa phương.
2. Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu
Tổ chức thu thập thông tin, rà soát, thống kê thực trạng các nhãn hiệu, bao bì sản phẩm hiện có. Từ đó, đánh giá những mặt mạnh, yếu và đề xuất phát huy, cải tiến, sửa đổi cho phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.
Tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thiết kế nhận diện thương hiệu (logo, slogan, bao bì, nhãn mác…).
Hỗ trợ thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì, đóng gói.
Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trường trong nước thông qua các hoạt động kết nối cung cầu, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thương mại điện tử.
Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thông qua xây dựng các ấn phẩm, video clip về thương hiệu của doanh nghiệp và thông tin trên báo, đài.
Tổng kinh phí thực hiện đề án: 2.585.000.000 đồng (Hai tỷ năm trăm tám mươi lăm triệu đồng). Trong đó:
- Nguồn ngân sách: 1.735.000.000 đồng;
- Nguồn đối ứng đơn vị thụ hưởng: 850.000.000 đồng.
(Đính kèm theo bảng dự toán kinh phí chi tiết).
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động xây dựng và phát triển thương hiệu bằng nhiều hình thức như: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thương hiệu, tuyên truyền, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho một số sản phẩm công nghiệp của tỉnh, hướng tới việc tạo nên những thương hiệu mạnh cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh tham gia chương trình thương hiệu quốc gia.
Hàng năm, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện để triển khai Đề án; Chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố và các ngành, đơn vị liên quan lập dự toán kinh phí kế hoạch năm gửi Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại. Duy trì và phát huy hiệu quả sàn giao dịch thương mại điện tử. Xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm và kênh phân phối từ sản xuất đến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án. Theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện, hàng năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo quy định
Rà soát và cụ thể hóa hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến việc xác lập, quản lý và khai thác quyền sở hữu trí tuệ để đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với các quy định hiện hành.
Đẩy mạnh hoạt động phát huy sáng kiến, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển công nghệ, ứng dụng và đổi mới công nghệ, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh; thiết kế, tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Tư vấn hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong việc tạo dựng, xác lập quyền, khai thác và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ.
Phối hợp các đơn vị xây dựng tài liệu, sổ tay tuyên truyền và hướng dẫn về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, mã số, mã vạch và tổ chức thu thập thông tin, thống kê thực trạng các nhãn hiệu, bao bì sản phẩm đã được bảo hộ và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ.
Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của các cơ quan thực thi sở hữu trí tuệ thông qua việc cung cấp kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa, xử lý các hành vi xâm hại quyền sở hữu trí tuệ.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các ngành, các địa phương có liên quan tổ chức triển khai, vận động các thành phần kinh tế tham gia thực hiện đề án nhất là tổ chức sản xuất theo hướng quy mô lớn, chuyên canh.
Hướng dẫn và triển khai thực hiện các tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP...
Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.
Hàng năm, phối hợp với Sở Tài chính cân đối ngân sách tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ nguồn ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án.
Hàng năm, chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc cấp phát, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán theo quy định.
Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn kiểm tra việc sử dụng và thanh, quyết toán đúng theo quy định.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Phối hợp với Sở Công Thương tuyên truyền, vận động các đơn vị, doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn tích cực tham gia thực hiện Đề án hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản xuất công nghiệp của địa phương.
7. Các Hội, Hiệp hội trên địa bàn tỉnh
Phối hợp với các đơn vị có liên quan vận động doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu.
Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ thông qua các phóng sự, chuyên mục về sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu.
9. Các thành phần kinh tế tham gia thụ hưởng đề án
Nhận thức đúng và đầy đủ về thương hiệu, xây dựng chiến lược trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đổi mới sáng tạo, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư nâng cấp đổi mới công nghệ, sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Đào tạo đội ngũ nhân lực về xây dựng thương hiệu, tích cực tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước nhằm quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, không ngừng mở rộng mạng lưới bán hàng, bảo vệ và nâng cao uy tín thương hiệu.
10. Các sở, ngành có liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương thực hiện các nội dung có liên quan đến việc triển khai thực hiện Đề án này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
ĐVT: 1.000 đồng
TT | NỘI DUNG | ĐVT | Số lượng | Đơn giá | Tổng kinh phí | Kinh phí ngân sách | Kinh phí đối ứng | Căn cứ xây dựng kinh phí |
I | Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thương hiệu |
|
|
| 670.000 | 670.000 |
|
|
1 | Xây dựng các phóng sự, chuyên mục về xây dựng và phát triển thương hiệu | Phóng sự | 10 | 30.000 | 300.000 | 300.000 |
| Khoản 11, Điều 8, QĐ 18/2019/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 |
2 | Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo đào tạo, tập huấn về xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu | Cuộc | 5 | 20.000 | 100.000 | 100.000 |
| Nghị quyết số 89/2017/NQ- HĐND ngày 8 /12/2017 |
| Chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn bao gồm: | Cuộc | 1 | 20.000 | 20.000 |
|
|
|
- | Thù lao báo cáo viên (bao gồm cả thù lao soạn báo cáo) |
|
|
| 3.500 |
|
|
|
- | Chi in ấn tài liệu phục vụ hội thảo | Bộ | 100 | 50 | 5.000 |
|
|
|
- | Chi hỗ trợ phụ cấp cho đối tượng không hưởng lương Nhà nước | Người | 15 | 100 | 1.500 |
|
|
|
- | Thuê hội trường | Ngày | 1 | 3.000 | 3.000 |
|
|
|
- | Băng rol, khánh tiết, hoa tươi | Lần | 1 | 2.000 | 2.000 |
|
|
|
- | Chi văn phòng phẩm | Bộ | 100 | 15 | 1.500 |
|
|
|
- | Chi phí nước uống giữa giờ | Người | 100 | 20 | 2.000 |
|
|
|
- | Chi khác (làm thêm giờ, tem thư, in giấy mời...) |
|
|
| 1.500 |
|
|
|
3 | Xây dựng tài liệu, sổ tay tuyên truyền và hướng dẫn về sở hữu trí tuệ | Cuốn | 1.000 | 70 | 70.000 | 70.000 |
| Khoản 11, Điều 8, QĐ 18/2019/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 |
4 | Tổ chức các cuộc thi thiết kế nhãn hiệu, bao bì sản phẩm | Lần | 4 | 50.000 | 200.000 | 200.000 |
| Khoản 6, Điều 7, QĐ 18/2019/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 |
II | Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu |
|
|
| 1.840.000 | 990.000 | 850.000 |
|
1 | Tổ chức thu thập thông tin, rà soát, thống kê thực trạng các nhãn hiệu, bao bì sản phẩm | Lần | 4 | 15.000 | 60.000 | 60.000 |
| Chi công tác phí và thuê xe theo quy định hiện hành |
2 | Tư vấn, hướng dẫn thủ tục về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thiết kế nhận diện thương hiệu (logo, slogan, bao bì …) | Nhãn hiệu | 20 | 4.000 | 80.000 | 80.000 |
| Khoản 9, Điều 8, QĐ 18/2019/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 |
3 | Hỗ trợ thuê tư vấn thiết kế mẫu mã, bao bì, đóng gói | Doanh nghiệp | 10 | 70.000 | 700.000 | 350.000 | 350.000 | Khoản 10, Điều 8, QĐ 18/2019/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 |
4 | Hỗ trợ tham gia các hoạt động kết nối cung cầu, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giới thiệu tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm | Lần | 20 | 25.000 | 500.000 | 250.000 | 250.000 | Khoản 4, Điều 7, QĐ 18/2019/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 |
5 | Hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá thương hiệu thông qua xây dựng các ấn phẩm, video clip về thương hiệu của doanh nghiệp và thông tin trên báo, đài | Doanh nghiệp | 10 | 50.000 | 500.000 | 250.000 | 250.000 | Khoản 11, Điều 8, QĐ 18/2019/QĐ-UBND ngày 28/8/2019 |
III | Chi phí chỉ đạo, quản lý | Năm | 5 | 15.000 | 75.000 | 75.000 |
|
|
Tổng cộng (I II III) | 2.585.000 | 1.735.000 | 850.000 |
|
ĐVT: 1.000 đồng
STT | NỘI DUNG | Năm | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||
1 | Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thương hiệu | 94.000 | 144.000 | 144.000 | 144.000 | 144.000 |
2 | Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu | 90.000 | 225.000 | 225.000 | 225.000 | 225.000 |
3 | Chi phí chỉ đạo, quản lý | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 15.000 | 15.000 |
TỔNG CỘNG | 199.000 | 384.000 | 384.000 | 384.000 | 384.000 |
- 1Kế hoạch 93/KH-UBND thực hiện Quy chế “Hỗ trợ các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu” năm 2019
- 2Quyết định 1078/QĐ-UBND về Kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La năm 2019
- 3Kế hoạch 250/KH-UBND năm 2021 về xây dựng và phát triển thương hiệu các nông sản chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
- 1Luật Sở hữu trí tuệ 2005
- 2Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 5Nghị quyết 89/2017/NQ-HĐND quy định mức chi về công tác phí, chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Kế hoạch 93/KH-UBND thực hiện Quy chế “Hỗ trợ các Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội xây dựng và phát triển thương hiệu” năm 2019
- 8Quyết định 1078/QĐ-UBND về Kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm chủ lực của tỉnh Sơn La năm 2019
- 9Quyết định 18/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí và mức chi cụ thể cho hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 10Kế hoạch 250/KH-UBND năm 2021 về xây dựng và phát triển thương hiệu các nông sản chủ lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
Quyết định 3264/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đến năm 2025
- Số hiệu: 3264/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Văn Liệt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực