Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3260/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 30 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ BỆNH VIỆN PHỔI TỈNH THANH HÓA

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Văn kiện Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải Bệnh viện vay vốn Ngân hàng Thế giới; Công văn số 5581/BYT-VPB1 ngày 24/8/2012 của Bộ Y tế về việc đầu tư Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1797/TTr-SYT ngày 23/8/2017 của Sở Y tế về việc đề nghị Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch Quản lý chất thải y tế giai đoạn 2015-2020 tỉnh Thanh Hóa (kèm theo Công văn số 4485/STNMT-BVMT ngày 24/8/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 832/SKHCN-QLCN ngày 18/8/2017 của Sở Khoa học và Công nghệ),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch quản lý chất thải y tế Bệnh viện Phổi tỉnh Thanh Hóa, gồm những nội dung chính sau đây:

1. Tên công trình: Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

2. Loại cấp, quy mô công trình:

- Hạng mục:

+ Xây lắp trạm xử lý nước thải công suất 330 m3/ngày, đêm cho Bệnh viện Phổi Thanh Hóa;

+ Xây dựng nhà lưu trữ chất thải rắn;

- Loại công trình: Hạ tầng kỹ thuật.

- Cấp công trình: Cấp 3.

- Quy mô xây dựng: Xây mới và lắp đặt trạm xử lý nước thải công suất 330 m3/ngày, đêm.

- Công nghệ AAO + MBBR

3. Chủ đầu tư: Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa.

4. Địa điểm xây dựng: Tại Bệnh viện Phổi Phanh Hóa.

5. Thời gian thực hiện: năm 2017-2018.

6. Giá trị dự toán xây dựng công trình: 14.994.817.000 đồng.

(Bằng chữ: Mười bốn tỷ chín trăm chín mươi tư triệu tám trăm mười bảy ngàn đồng). Trong đó:

Hạng mục

Nguồn vốn đầu tư

WB (VNĐ)

Địa phương (VNĐ)

Chi phí xây dựng

1.521.542.771

 

Chi phí thiết bị xử lý chất thải

10.839.821.000

 

Hậu cần nội bộ và nâng cao năng lực quản lý

866.153.750

 

Chi phí quản lý khoản tài trợ

200.000.000

 

Chi phí quản lý dự án

 

318.923.185

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

 

602.698.844

Chi phí khác

 

208.935.116

Chi phí dự phòng

 

436.742.240

Cộng (làm tròn)

13.427.518.000

1.567.299.000

5. Nguồn vốn đầu tư:

5.1. Vốn Hỗ trợ của ngân hàng thế giới (WB)

- Vốn hỗ trợ của ngân hàng thế giới bao gồm chi phí xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị, hậu cần nội bộ, nâng cao năng lực quản lý, quản lý khoản tài trợ. Tổng cộng: 13.427.518.000 VNĐ.

- Chi tiết vốn đầu tư ODA của dự án trình bày tại Hồ sơ dự toán kèm theo.

5.2. Vốn đối ứng của tỉnh:

- Vốn đối ứng của tỉnh bao gồm: Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng.

- Tổng vốn đối ứng của tỉnh là: 1.567.299.000 VNĐ.

(có Kế hoạch kèm theo)

Điều 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch quản lý chất thải y tế Bệnh viện Phổi tỉnh Thanh Hóa theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- BQL DA Hỗ trợ xử lý CTBV Bộ Y tế (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để BC);
- Lưu : VT, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ BỆNH VIỆN PHỔI TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 3260/QĐ-UBND ngày 30/8/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa)

 

MỤC LỤC

PHẦN I: HIỆN TRẠNG

1. Mô tả BV Phổi Thanh Hóa

1.1. Thông tin chung

1.1.1. Vị trí, diện tích và khu vực xung quanh

1.1.2. Quy mô bệnh viện

1.1.3. Vị trí chức năng nhiệm vụ của bệnh viện

1.1.4. Các dịch vụ chính của bệnh viện

1.1.5. Đánh giá môi trường, đăng ký và xin phép

1.2. Kết quả hoạt động chính của BV Phổi Thanh Hóa

1.3. Cơ cấu tổ chức BV Phổi Thanh Hóa

1.3.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện

1.3.2. Quản lý điều hành và trách nhiệm giải trình

1.3.3. Số lượng cán bộ công nhân viên

1.3.4. Ngân sách hoạt động của bệnh viện năm 2016

2. Hiện trạng quản lý chất thải bệnh viện

2.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn

2.1.1. Phát sinh chất thải

2.1.2. Phương pháp phân loại và mã màu

2.1.3. Thu gom trong khoa/phòng

2.1.4. Vận chuyển trong bệnh viện

2.1.5. Lưu giữ trong bệnh viện

2.1.6. Vận chuyển bên ngoài bệnh viện

2.2. Hệ thống xử lý và tiêu hủy

2.2.1. Xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại

2.2.2. Xử lý và tiêu hủy chất thải sinh hoạt

2.2.3. Tái sử dụng và tái chế

2.3. Quản lý nước thải bệnh viện

3. Sức khỏe nghề nghiệp và an toàn

4. Theo dõi và giám sát

4.1. Theo dõi và giám sát trong bệnh viện

4.2. Theo dõi và giám sát bên ngoài

PHẦN 2: KẾ HOẠCH CẢI THIỆN QUẢN LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN

1. Kế hoạch cải thiện các quy trình quản lý chất thải bệnh viện

1.1. Kế hoạch đào tạo và trách nhiệm của bệnh viện:

1.2. Kế hoạch quản lý, xử lý chất thải rắn y tế của bệnh viện

1.2.1. Kế hoạch xây dựng quy trình phân loại, thu gom

1.2.2. Kế hoạch cải thiện xử lý chất thải tại bệnh viện

1.3. Thu gom và quản lý nước thải

1.4. Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện

2. Đánh giá môi trường cho công nghệ mới và đăng ký với sở TN - MT

3. Kế hoạch mua sắm

4. Đào tạo và tuyên truyền

5. Theo dõi và báo cáo

5.1. Giám sát vận hành hệ thống quản lý chất thải

5.2. Theo dõi chất thải và tác động môi trường

6. Chế độ báo cáo

6.1. Chế độ báo cáo từ khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và các khoa liên quan tới Giám đốc và Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn:

6.2. Chế độ báo cáo Giám đốc bệnh viện tới các cơ quan QLNN:

7. Tổ chức triển khai

7.1. Đề xuất cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý chất thải y tế

7.2. Lồng ghép hệ thống quản lý chất thải y tế trong hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện có của bệnh viện

8. Dự tính chi phí

PHẦN I:

HIỆN TRẠNG

1. Mô tả Bệnh viện Phổi Thanh Hóa

1.1. Thông tin chung

Bảng 1: Bảng thông tin chung của bệnh viện

STT

Mục

Thông tin/Số lượng

1

Tên bệnh viện

Bệnh viện Phổi Thanh Hóa

2

Hạng

Hạng I

3

Địa chỉ

Xã Quảng Thịnh - TPTH - Tỉnh Thanh Hóa

4

Vị trí/địa hình

 

5

Diện tích

37.800 m2

6

Quy mô giường bệnh

220

 

Số giường bệnh thực kê

550

 

Số giường bệnh kế hoạch đến năm 2020

600

Bệnh viện Phổi Thanh Hóa là một trong bệnh viện có nhu cầu đầu tư công nghệ xử lý chất thải lỏng, hệ thống xử lý chất thải lỏng, hệ thống hiện tại đang xuống cấp, phải sửa chữa thường xuyên và kết quả phân có chỉ số vượt so với quy chuẩn QCVN 28:2010 là NH4+ tăng 5,15 lần gây ô nhiễm môi trường, hệ thống thu gom nước thải không đảm bảo cần xây mới.

1.1.1. Vị trí, diện tích và khu vực xung quanh

Bệnh Viện Phổi Thanh Hóa hoạt động khám chữa bệnh tại Xã Quảng Thịnh - Thành phố Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa với tổng diện tích 37.800 m2, vị trí địa lý so với khu vực xung quanh như sau:

- Phía Đông: Giáp đường quốc lộ 45;

- Phía Tây: Giáp ruộng lúa xã Quảng Thịnh;

- Phía Nam: Giáp sông nhà Lê;

- Phía Bắc: Giáp sông nhà Lê chảy vòng

Bảng 2: Phân bổ diện tích trong bệnh viện

STT

Hạng mục

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

1

Xây dựng

15.057

40%

2

Khu khuôn viên và cây

13.360

35%

3

Đường đi nội bộ

8.330

22%

4

Khu đất trống chưa xây dựng

1.053

3%

Bệnh viện Phổi Thanh Hóa có trách nhiệm khám chữa bệnh cho tất cả các bệnh về đường hô hấp trong toàn tỉnh.

1.1.2. Quy mô bệnh viện

Bệnh viện Phổi Thanh Hóa có quy mô 220 giường bệnh và thực kê lên đến 550 giường bệnh. Theo kế hoạch đến năm 2020, Bệnh viện sẽ là 600 giường Kế hoạch.

1.1.3. Vị trí chức năng nhiệm vụ của bệnh viện

Bệnh viện Phổi Thanh Hóa là bệnh viện chuyên khoa hạng I, có các cơ sở tuyến dưới được bệnh viện phụ trách khám chữa bệnh gồm các trạm y tế xã, thị trấn. Tuyến trung tâm của 27 huyện thị và 02 trại giam.

Nhiệm vụ chính của bệnh viện được tổng hợp như bảng sau:

Bảng 3: Bảng tổng hợp chức năng nhiệm vụ của bệnh viện

STT

Nội dung

Chức năng nhiệm vụ

1

Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh

Tiếp nhận các trường hợp người bệnh chuyển đến để khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú thuộc lĩnh vực hô hấp, bệnh lao và các cấp cứu khác.

Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ các bệnh tật thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa thuộc lĩnh vực hô hấp.

Tổ chức chuyển tuyến khi vượt quá khả năng chuyên môn của Bệnh viện.

2

Đào tạo cán bộ y tế

Là cơ sở thực hành cho các trường, lớp Cao đẳng, trung học y tế.

Tổ chức đào tạo liên tục cho các Bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn và kỹ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu, thuộc lĩnh vực hô hấp.

3

Nghiên cứu khoa học về y học

Tổ chức tổng kết đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Tham gia các nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp Cơ sở.

Nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

4

Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật

Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới thực hiện các pháp đồ chẩn đoán và điều trị.

Tổ chức chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế địa phương.

5

Phòng bệnh

Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.

6

Hợp tác quốc tế

Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước theo quy định của Nhà nước.

7

Hợp tác kinh tế y tế

Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí.

Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế.

Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của Bệnh viện; Từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

1.1.4. Các dịch vụ chính của bệnh viện

Bệnh viện Phổi Thanh Hóa có nhiệm vụ khám, cấp cứu và điều trị cho mọi trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám và chữa bệnh nội trú, ngoại trú ở tất cả các tuyến huyện, bao gồm cả các kỹ thuật và dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu.

1.1.5. Đánh giá môi trường, đăng ký và xin phép

- Bệnh viện Phổi Thanh hóa đăng ký chủ nguồn thải CTNH năm 2009

- Bệnh viện đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án năm 2004

- Bệnh viện đã có Giấy phép xả thải vào nguồn nước năm 2015.

- Nước thải sau xử lý được xả ra sông nhà Lê.

1.2. Kết quả hoạt động chính của Bệnh viện Phổi Thanh Hóa.

Bệnh viện Phổi Thanh Hóa có các lượt khám trung bình hàng ngày 170 người. Thu dung cấp cứu và điều trị nội trú từ 80 - 100 người bệnh/ngày.

Bảng 4: Bảng tổng hợp kết quả khám chữa bệnh 6 tháng đầu năm 2017

STT

Hoạt động

ĐVT

Nội dung

1

Số giường bệnh theo kế hoạch hiện tại năm 2017

Giường

220

2

Số giường thực kê

Giường

550

3

Số bệnh nhân nội trú 6 tháng đầu năm 2017

Lượt

4624

4

Số lượt bệnh nhân đến khám bệnh

Lượt

16842

5

Số ca phẫu thuật

Ca

84

6

Số lần chụp X - quang

Lần

20992

7

Tổng số xét nghiệm chung

Lượt

291016

1.3. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Phổi Thanh Hóa

1.3.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện

Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Phổi Thanh Hóa bao gồm: 01 Giám đốc, 03 Phó Giám đốc, 15 khoa (09 khoa lâm sàng, 06 khoa cận lâm sàng) và 07 phòng chức năng.

Bảng 5: Bảng tổng hợp kết quả hoạt động khám chữa bệnh

STT

Các phòng ban và hội đồng

Chi tiết

1

Ban Giám đốc

- 01 Giám đốc

- 03 Phó giám đốc.

2

Phòng chức năng

- Phòng Kế hoạch tổng hợp

- Phòng Điều dưỡng

- Phòng Tổ chức cán bộ

- Hành chính quản trị

- Phòng Tài chính kế toán

- Phòng Vật tư y tế

- Phòng chỉ đạo tuyến

3

Khoa cận lâm sàng và lâm sàng và phòng khám trực thuộc

- Khoa Khám bệnh

- Khoa Xét nghiệm

- Khoa Chẩn đoán hình ảnh

- Khoa Cấp cứu

- Khoa Nội I

- Khoa Nội II

- Khoa Nội III

- Khoa Nội IV

- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

- Khoa Dược

- Khoa Vi Sinh

- Khoa Dinh dưỡng

- Khoa U Bứu

- Khoa Điều trị tích cực

- Khoa ngoại

1.3.2. Quản lý điều hành và trách nhiệm giải trình

Bệnh viện Phổi Thanh Hóa là trực thuộc Sở Y tế. Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm giải trình với Giám đốc Sở Y tế. Bệnh viện đã triển khai Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tụ chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Giám đốc bệnh viện: Có nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ nguồn thải, chất thải nguy hại theo quy định tại Hướng dẫn hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại (theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường); Quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT (về quy định quản lý chất thải y tế); Hướng dẫn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn (Ban hành kèm theo Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn: Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn được bổ nhiệm đúng theo Thông tư 18/TT-BYT.

Hội đồng bao gồm: Giám đốc làm chủ tịch, 02 Phó giám đốc là phó chủ tịch, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn là Ủy viên thư ký và các thành viên khác là trưởng các khoa phòng trong bệnh viện.

Chức năng và nhiệm vụ: Tư vấn cho Giám đốc tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn để kiểm tra, đôn đốc các thành viên trong bệnh viện thực hiện đúng quy trình kỹ thuật về vô khuẩn; kiểm soát nhiễm khuẩn toàn bệnh viện.

Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện đã được thành lập.

Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn gồm: Trưởng phòng Điều dưỡng, Trưởng khoa KSNK và Điều dưỡng trưởng, kỹ thuật viên trưởng của các khoa lâm sàng và cận lâm sàng.

Nhiệm vụ của mạng lưới Kiểm soát nhiễm khuẩn: Làm nòng cốt trong đơn vị để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát trong bệnh viện dưới sự chỉ đạo của Giám đốc và Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện (xem Quyết định thành lập Hội đồng Kiểm soát chống nhiễm khuẩn ở phụ lục 3).

Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn:

Giám sát: Nhân viên y tế thực hiện quy định kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện, Giám sát sự tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế, Giám sát sự phân loại chất thải, làm sạch thu gom, vận chuyển, chất thải của nhân viên y tế. Theo dõi môi trường bệnh viện bao gồm: Theo dõi sự kháng thuốc của vi sinh vật nuôi cấy tại bệnh viện, Theo dõi chất lượng nước thải của bệnh viện sau khi qua xử lý.

Khử tiệt khuẩn dụng cụ y tế cho các khoa phòng, đồ vải phòng mổ. Lập kế hoạch đào tạo cho nhân viên y tế về KSNK, XLCT hàng năm. Tham gia nghiên cứu khoa học.

Tham gia tư vấn cho ban giám đốc viết những quy định, quy trình hướng dẫn KSNK, XLCT trong bệnh viện.

Quản lý, vận hành, bảo dưỡng thiết bị và công trình xử lý chất thải y tế bao gồm: vận hành lò đốt chất thải y tế, vận hành hồ xử lý nước thải

Phòng Tổ chức - Hành chính: có nhiệm vụ: Quản lý, mua sắm vật tư tiêu hao: thùng đựng chất thải sắc nhọn, dầu Diezen dùng cho lò đốt.

1.3.3. Số lượng cán bộ công nhân viên

Bảng 6: Bảng tình trạng số lượng cán bộ công nhân viên chức
(tính đến tháng 6 năm 2017)

STT

Phân loại cán bộ viên chức

Tổng số

Biên chế

Hợp đồng

I

a) Tổng số Y

 

 

 

1

- Tiến sĩ

0

0

 

2

- Thạc sĩ

6

6

 

3

- Chuyên khoa II

3

3

 

4

- Chuyên khoa I

13

13

 

5

- Bác sĩ

22

21

1

II

b) Tổng số Dược

 

 

 

1

- Thạc sĩ

 

 

 

2

- Chuyên khoa II

 

 

 

3

- Chuyên khoa I

 

 

 

4

- Dược sĩ đại học

2

2

 

5

- Dược sĩ trung học

9

9

 

6

- Dược sĩ sơ học

0

0

 

III

c) Tổng số Điều dưỡng

 

 

 

1

- Đại học

35

33

2

2

- Cao đẳng

27

14

13

3

- Trung học

69

41

28

4

- Y sỹ

20

20

 

5

- Sơ học

 

 

 

IV

d) Tổng số Hộ sinh

0

 

 

1

- Đại học

 

 

 

2

- Cao đẳng

 

 

 

3

- Trung học

 

 

 

V

e) Tổng số Kỹ thuật viên

 

 

 

1

- Đại học

4

4

 

2

- Cao đẳng

9

5

4

3

- Trung học

9

8

1

4

- Sơ học

 

 

 

VI

f) Tổng số Hộ lý, Y công

 

 

 

1

- Hộ lý

8

6

2

VII

g) Tổng số Cán bộ khác

 

 

 

1

- Thạc sĩ

 

 

 

2

- Đại học

20

15

5

3

- Cao đẳng

 

 

 

4

- Trung học

3

 

 

5

- Sơ học

 

 

 

6

- Khác (Lái xe, bảo vệ...)

9

9

 

VIII

Tổng số Cán bộ

268

 

 

1.3.4. Ngân sách hoạt động của bệnh viện năm 2016

- Ngân sách Nhà nước cấp: 18.503.694.000 đồng.

- Nguồn thu chính của bệnh viện: 66.073.222.615 đồng, trong đó:

- Thu từ BHYT: 60.697.746.892 đồng.

- Thu từ Viện phí: 5.375.475.723 đồng.

2. Hiện trạng quản lý chất thải bệnh viện

Bảng 7: Hiện trạng quản lý chất thải các bệnh viện

STT

Mục

Thông tin/Số lượng

1

Hệ thống Xử lý Chất thải rắn:

 

Công nghệ xử lý

Lò đốt rác Bidiphar (Bình Định)

 

Công suất xử lý

10 kg/ giờ

 

Năm bắt đầu hoạt động

2007

 

Tình trạng hoạt động

Hiện tại lò đốt sử dụng trên 10 năm, đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng và phải sửa chữa nhiều lần. Ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh bệnh viện. Kế hoạch thời gian tới bệnh viện sẽ hợp đồng xử lý cụm tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa

2

Hệ thống xử lý nước:

 

Công nghệ xử lý

Xử lý sinh học (Thiết bị hợp khối CN2000 Bình Định)

 

Công suất xử lý

200 m3

 

Năm bắt đầu hoạt động

2007

 

Tình trạng hoạt động

Hiện tại hệ thống xử lý nước sử dụng trên 10 năm, đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng và phải sửa chữa nhiều lần. Có chỉ số NH+4 vượt mức cho phép ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh bệnh viện.

2.1. Hiện trạng quản lý chất thải rắn

2.1.1. Phát sinh chất thải

Bảng 8: Bảng tổng lượng phát sinh trung bình các chất thải rắn

STT

Nội dung

Số lượng (Kg/ngày)

Hiện trạng xử lý

I

Bệnh viện Phổi Thanh Hóa

 

 

1

Chất thải sinh hoạt

400

Chuyển công ty MTĐT Thành phố Thanh Hóa

2

Chất thải lây nhiễm

60

Đốt tại lò đốt Bệnh viện

a. Chất thải sinh hoạt

Chất thải sinh hoạt của Bệnh viện Phổi Thanh Hóa phát sinh thực kê tại thời điểm hiện tại 550 giường khoảng 400kg/ngày. Đây là các chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy nổ, bao gồm: chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly); chất thải phát sinh từ các hoại động chuyên môn y tế (chai, lọ thủy tinh, chai lọ huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại); chất thải phát sinh từ các công việc hành chính (giấy, báo, tài liệu, túi nilon...); chất thải ngoại cảnh (lá cây, rác ở các khu vực ngoại cảnh).

b. Chất thải y tế nguy hại

- Cht thải y tế lây nhiễm:

Phát sinh khoảng 60 kg/ngày là đối tượng chính của mọi biện pháp, công nghệ xử lý. Chất thải lây nhiễm được chia làm 4 loại bao gồm:

+ Chất thải sắc nhọn: Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.

+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

+ Chất thải lây nhiễm cao: Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.

+ Chất thải giải phẫu: Hầu như không phát sinh.

- Bình áp suất:

+ Các bình chứa khí có áp suất phát sinh từ một số khoa hồi sức cấp cứu, và thường được tái sử dụng hoặc trả lại nhà cung cấp.

+ Không phải là đối tượng chính cần xử lý như CTYT nguy hại khác.

- Chất thải hóa học:

Chất thải hóa học phát sinh thực tế không đáng kể, các chai lọ vỏ chứa hóa chất chuyển hết lại nhà cung cấp theo thỏa thuận giữa bệnh viện và bên mua bán hóa chất), các chất thải hóa học được tính tổng thể bao gồm:

+ Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.

+ Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT) chiếm rất ít trả lại nhà cung cấp.

+ Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT) trả lại nhà cung cấp theo thỏa thuận.

- Chất thải phóng xạ:

Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất. Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Bệnh viện không có chất thải này.

- Chất thải tái chế

Là các vật liệu thuộc chất thải thông thường không dính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm, chất hóa học nguy hại, chất phóng xạ, thuốc gây độc tế bào) được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế như:

+ Nhựa: Chai nhựa đựng các dung dịch không có chất hóa học nguy hại như: dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate, ringer lactat, dung dịch cao phân tử, dịch lọc thận và các chai nhựa đựng dung dịch không nguy hại khác. Các vật liệu nhựa khác không dính các thành phần nguy hại;

+ Thủy tinh: Chai thủy tinh đựng các dung dịch không chứa các thành phần nguy hại và lọ thủy tinh đựng thuốc tiêm không chứa các thành phần nguy hại.

+ Giấy: Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy.

+ Kim loại: Các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại.

2.1.2. Phương pháp phân loại và mã màu

Bệnh viện đã được hướng dẫn về quy trình phân loại chất thải y tế ngay tại nguồn theo hướng dẫn quy chế quản lý chất thải y tế theo các tổ chức đào tạo hàng năm khoảng 1-2 lần của Bộ Y tế, Sở Y tế.

Bệnh viện thực hiện phân loại theo mã màu như sau:

+ Túi nilon màu xanh: đựng chất thải thông thường.

+ Túi nilon màu vàng: đựng chất thải lây nhiễm.

+ Túi nilon màu đen: đựng chất thải phóng xạ, hóa chất độc hại.

+ Túi nilon màu trắng: đựng chất thải được phép tái chế.

+ Hộp đựng chất thải sắc nhọn: đựng chất thải sắc nhọn như kim tiêm.

Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát thực tế cho thấy ở nhiều nơi việc phân loại chưa thực sự hiệu quả, nhiều nhóm, loại chất thải bị gộp chung lại với nhau. Các chất thải lây nhiễm đôi khi lẫn vào rác thải sinh hoạt, hoặc các chất thải khác. Các nguy cơ truyền nhiễm từ chất thải này sang chất thải khác kéo theo nhiều nguy cơ phơi nhiễm ra môi trường sống; số lượng túi thùng còn thiếu so với nhu cầu cần dùng của Bệnh viện...

2.1.3. Thu gom trong khoa/phòng

Theo Quy chế QLCTYT hiện hành thì các loại chất thải sinh hoạt vào túi, thùng chứa màu xanh; Chất thải tái chế vào túi màu trắng; Chất thải hóa học, phóng xạ vào túi và thùng màu đen; Chất thải lây nhiễm vào túi, thùng màu vàng. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn được đưa riêng vào hộp bìa cứng màu vàng.

Do hoạt động bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải cùng với thiếu trang thiết bị nên hoạt động thu gom tại bệnh viện chưa đảm bảo. Các thùng thu gom tại các khoa phòng thường xuyên bị vượt quá lượng quy định (3/4 thùng). Các túi chất thải vẫn có hiện tượng trộn lẫn, sai mã màu quy định trong quá trình thu gom. Số lượng túi hộp cung cấp không đủ để phục vụ cho thu gom phân loại chất thải, quản lý thiếu đồng bộ. Bệnh viện chưa có túi, hộp dựng chất thải y tế đúng tiêu chuẩn về độ dày, chống thủng, chống chảy, in biểu tượng nguy hại sinh học, nơi thu gom chưa đúng quy định về an toàn môi trường.

2.1.4. Vận chuyển trong bệnh viện

Quá trình vận chuyển nội bộ hiện tại thực tế kéo theo nhiều nguy cơ phơi nhiễm: Phương tiện cho việc vận chuyển nội bộ chưa có xe chuyên dụng để vận chuyển rác đến nơi lưu giữ, hầu hết do nhân viên thu gom xách tay hoặc xe tự chế để vận chuyển chất thải đến khu lưu giữ. Đường đi của chất thải chưa được thống nhất cụ thể, chủ yếu mang tính bộc phát và tự giác của nhân viên, đôi khi gặp phải trường hợp va vào bệnh nhân gây lây nhiễm chéo.

2.1.5. Lưu giữ trong bệnh viện

Nhà lưu trữ chất thải y tế lây nhiễm mái che hư hỏng, không an toàn và không kín, có biển báo, có nhu cầu đầu tư.

Thực tế rác thải của bệnh viện sau khi được phân loại từ các khoa phòng thì sẽ được vận chuyển tới nơi tập kết rác thải trong bệnh viện. Bệnh viện đã có nhà lưu giữ rác thải, nhưng nhà lưu giữ tạm không đảm bảo quy chuẩn gây ô nhiễm cho Bệnh viện.

Việc rác thải không được bảo quản, không được che đậy, nên bốc mùi gây ô nhiễm lớn cho môi trường, và gây ảnh hưởng nhanh chóng tới những người đi qua hay sống xung quanh; hiện tại đây là mối nguy hại to lớn cho môi trường và sức khỏe người dân.

Vì vậy Bệnh viện cần đầu tư xây dựng nhà lưu giữ rác có vách ngăn cách nơi lưu giữ rác thải sinh hoạt, rác thải y tế nguy hại và rác thải tái chế. Nhằm khắc phục việc gây ô nhiễm môi trường do rác thải nguy hại và rác thải sinh hoạt gây ra.

2.1.6. Vận chuyển bên ngoài bệnh viện

Đối với chất thải sinh hoạt bệnh viện thuê công ty môi trường đô thị thành phố Thanh Hóa vận chuyển đến bãi rác tập trung.

2.2. Hệ thống xử lý và tiêu hủy

2.2.1. Xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại

Hệ thống xử lý chất thải rắn của bệnh viện hiện tại đang sử dụng là lò đốt BDF- LDR15 do Công ty CP Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định sản xuất. Thiết bị được đầu tư từ năm 2007. Đến nay lò đốt đã xuống cấp nghiêm trọng, thân lò bị bục phải hàn vá nhiều lần, nhiệt độ buồng đốt không đảm bảo, khói lò đốt đen, mùi gây ô nhiễm môi trường. Tro lò đốt sau xử lý được mang đi cô lập bằng hố chôn bê tông.

Theo quy hoạch của tỉnh, Bệnh viện phổi Thanh Hóa sẽ xử lý tại cụm Bệnh viện Nhi Thanh Hóa và cũng rất thuận tiện cho việc vận chuyển, khối lượng phát thải chất thải nguy hại khoảng 60 kg/ngày.

2.2.2. Xử lý và tiêu hủy chất thải tái chế

Bệnh viện Phổi ký hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân Xuân Lâm để xử lý rác thải tái chế cho bệnh viện.

2.2.3. Tái sử dụng và tái chế

Chất thải được tái sử dụng và tái chế là các chất thải không nguy hại an toàn được phép tái chế theo quy định bao gồm nhựa an toàn đựng muối, dưỡng chất, giấy… tiếp tục chuyển cho các đơn vị có tư cách pháp nhân, dự kiến ký hợp đồng giá cao hơn để lấy vốn quay vòng tăng cường quản lý và xử lý chất thải. Việc tái chế chất thải là vấn đề nhạy cảm, vì vậy cần đảm bảo đúng quy chế quản lý chất thải y tế cũng như xem xét lấy ý kiến cộng đồng dân cư xung quanh.

2.3. Quản lý nước thải bệnh viện

2.3.1. Hiện trạng về thu gom nước thải

Hệ thống thu gom nước thải của bệnh viện tại nhiều nơi đã xuống cấp, nước bị thấm vào đất, và tràn lên đường đi, bệnh viện cần nhu cầu đầu tư cải tạo, xây mới khoảng 600m. Đã xuống cấp, nhiều nơi bị vỡ, hỏng, ngấm, thất thoát vào hệ thống thoát nước mưa, việc cải tạo không thể thực hiện, đề xuất xây mới.

2.3.2. Hiện trạng về xử lý nước thải

a. Tổng lượng nước thải phát sinh:

Nước thải của bệnh viện phát sinh chủ yếu gồm nước thải sinh hoạt và nước thải y tế trong quá trình điều trị bệnh lý tổng lượng khoảng 330-350 m3/ngày, đây là số liệu trung bình được ước lượng và tính toán bằng 85% nước sinh hoạt của bệnh nhân và nhân viên tại các khoa phòng, các chuyên gia đã tính toán cụ thể kể cả các tập quán của người bệnh sử dụng nước theo nhu cầu từng mỗi mùa, hay sử dụng giếng khoan các nguồn nước khác hàng ngày. Số liệu này được khảo sát trực tiếp khá kỹ, bởi đây là con số quan trọng để xây dựng hệ thống xây dựng xử lý nước thải. Trong đó có tính những con số khảo sát bị thất thoát, con số không kiểm soát được đường nước đầu vào.

Theo Trang 1, Hướng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nước thải y tế Ban hành kèm theo Quyết định số 105/QĐ-MT ngày 3/7/2014 của Cục quản lý môi trường y tế, lượng nước thải như bảng sau :

Bảng 1-1: Ước tính lượng nước thải bệnh viện

TT

Quy mô bệnh viện
(số giường bệnh)

Tiêu chuẩn nước cấp
(1/giường.ngày)

Lượng nước thải ước tính (m3/ngày)

1

< 100

700

70

2

100-300

700

100-200

5

300-500

600

200-300

4

500-700

600

300-400

5

> 700

600

> 400

6

Bệnh viện kết hợp nghiên cứu và đào tạo > 700

1000

> 500

Hình 2 : Trích trang 2, Hướng dẫn công nghệ XLNT do Cục QLMT Y tế soạn

Vậy với 550 giường bệnh thực kê như hiện tại trung bình một giường bệnh lượng nước cấp phát sinh đối với Bệnh viện Lao phổi vì phải vệ sinh nhiều, kết hợp dự phòng rửa sạch ngăn ngừa nhiễm khuẩn tại các khoa phòng, hiện nay nhu cầu nước dùng khoảng 700 lít/giường/ngày. Vậy lượng nước thải ước tính 86% lượng nước sử dụng rơi vào khoảng: 0,7 x 550 x 0,85 = 330 m3/ngày đêm

Số giường bệnh hiện tại đã ở mức 550 m3/ngày, do đó theo kế hoạch đến 2020, về mặt logic, cần đảm bảo tính thực tế ngăn chặn việc quá tải của hệ thống. Hệ số thiết kế lựa chọn giá trị xây dựng công suất khoảng 330 m3/ngày là hợp lý so với tình hình diễn biến phức tạp của nguy cơ lao, nhiễm trùng đặc thù tại bệnh viện.

So với quá khứ, đây là thiết kế tính toán hợp lý bởi từ năm 2007, BV Lao và Bệnh Phổi đã đầu tư hệ thống 200 m3/ngày đêm. Quá trình đầu tư hệ thống xử lý nước thải cần gắn với quy hoạch và tương lai bởi nếu không có sự tính toán dài hạn, hệ thống nước thải sẽ bị quá tải, khi đó vấn đề xảy ra là các máy bơm hoạt động quá công suất, và việc quá tải thường dẫn đến nguy cơ hỏng hệ thống gây lãng phí đầu tư.

Nước thải y tế bao gồm hai phần chính:

+ Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ nhu cầu sinh hoạt cá nhân thường ngày của bệnh nhân, nhân viên và người thăm nuôi bệnh. Nước thải sinh hoạt chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các hợp chất dinh dưỡng (N, P), vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm nếu không được xử lý. Ngoài ra, lượng nước thải này khi tích tụ lâu ngày, thì các chất hữu cơ này sẽ bị phân hủy, gây ra mùi hôi thối.

+ Nước thải y tế: Phát sinh từ phòng khám chữa bệnh, phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm từ các khoa của bệnh viện. Các nước thải như vệ sinh khoa, phòng, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh cá nhân, và trong hoạt động khám chữa bệnh thường theo đặc thù bệnh lý. Khi các bệnh nhân vào các khoa lao phổi, thường vệ sinh rất cẩn thận bởi sợ tính lây nhiễm chéo.

b. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải phát sinh:

Hệ thống xử lý nước thải: Hệ thống được đầu tư từ năm 2007, công suất là 200 m3/ngày đêm theo Quyết định số 2599/QĐ-UBND ngày 28/8/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Công nghệ sử dụng: CN 2000 - Bình Định. Hệ thống đã bị quá tải, đầu tư hơn 10 năm, hỏng hóc, hiện không đáp ứng được nhu cầu cần xử lý của bệnh viện, toàn bộ các thiết bị đã xuống cấp, các máy bơm và thiết bị không thể sử dụng, nước thải màu đen hôi gây ô nhiễm môi trường.

Các máy bơm giá thể hỏng, không hoạt động, nước mở khoang ra bốc mùi, hệ thống xử lý nước thải hiện tại chỉ như bể chứa sau đó xả trực tiếp ra môi trường, tính liên hoàn của CN 2000 đã không còn tác dụng, vấn đề về trộn khí cưỡng bức, kết hợp biofilter và anaerobic dòng ngược không hiệu quả bởi sự xuống cấp đồng loạt của máy bơm, giá thể và chất lượng bồn, hay tính tự động hóa theo thời gian đã mất. Các đệm vi sinh không còn đảm bảo độ rỗng, bề mặt riêng đã bị mục nát do nắng nóng và thời gian hơn 10 năm, Kết luận hệ thống CN 2000 cần phải thay mới hoàn toàn và không thể cải tạo lại.

Trước đây từ 2007 đã xây dựng Hệ thống có công suất 200 m3/ngày đêm nhưng hiện nay đã lỗi thời, trong vòng 10 năm tức đến năm 2017, bệnh viện nước thải đã phát sinh cao hơn hiện nay khoảng 330 m3/ngày, nước thải chứa nhiều vi rút vi khuẩn gây bệnh, các thông số đều không được xử lý, các bể xử lý hiện nay không còn tác dụng chính, vì vậy nhu cầu cấp thiết của bệnh viện phải đầu tư hệ thống mới có công suất 330 m3/ngày đáp ứng được số giường bệnh thực kê là: 550 giường bệnh.

Nước thải sau xử lý dự kiến thoát ra mương nhà Lê, đầu ra đảm bảo đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột B theo quy định.

3. Sức khỏe nghề nghiệp và an toàn

- Chưa có người chuyên sâu để đào tạo về công tác quản lý chất thải y tế.

- Toàn bộ nhân viên trong Bệnh viện được trang bị phương tiện bảo hộ lao động như mũ, khẩu trang, găng tay y tế khi thực hành lâm sàng nhưng vẫn còn thiếu chưa đáp ứng đủ nhu cầu, những bộ bảo hộ lao động đã sử dụng lâu nên kém chất lượng và hư hỏng nặng.

- Những người thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại trong Bệnh viện, được trang bị găng tay công nghiệp và ủng cao su nhưng mới chỉ trang bị được phần nào chưa đáp ứng đủ cho người làm công tác thu gom vận chuyển chất thải y tế nguy hại.

4. Theo dõi và giám sát

4.1. Theo dõi và giám sát trong bệnh viện

a. Theo dõi công tác tổ chức quản lý chất thải y tế

Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy CTYT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

- Hội đồng KSNK: Có trách nhiệm xây dựng, bổ sung các quy định kỹ thuật chuyên môn về kiểm soát nhiễm khuẩn toàn Bệnh viện, tư vấn kế hoạch phát triển công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, tư vấn sửa chữa, thiết kế, xây dựng mới các công trình y tế phù hợp với nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Phòng điều dưỡng và khoa Kiểm soát nhiễm khuân: Có trách nhiệm giám sát thực hiện quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, môi trường Bệnh viện bao gồm theo dõi vi sinh vật bề mặt, vi sinh trong không khí, vi sinh trên tay nhân viên y tế, vi sinh trên dụng cụ vô khuẩn..., tiệt trùng dụng cụ y tế, giám sát thu gom và xử lý đồ vải, giám sát và vệ sinh ngoại cảnh, nội cảnh, giám sát tuân thủ quy trình rửa tay, giám sát vi khuẩn kháng thuốc, nghiên cứu khoa học, tư vấn Hội đồng KSNK, lập kế hoạch tập huấn đào tạo về KSNK và XLCT hàng năm cho CBCNV bệnh viện.

b. Theo dõi và giám sát hoạt động quản chất thải y tế

Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng Điều dưỡng giám sát việc thực hiện các quy trình, quy định về KSNK, về tuân thủ quy trình rửa tay tại các khoa phòng, về thu gom, phân loại chất thải y tế, trong bệnh viện; giám sát chặt chẽ quá trình xử lý chất thải ban đầu tại nguồn phát sinh, vận chuyển chất thải ra ngoài bệnh viện; đồng thời giám sát quá trình tái chế chất thải. Sử dụng bảng kiểm để theo dõi và giám sát, sử dụng quy định và chế tài để giúp cho các NVYT tuân thủ tốt hơn.

c. Theo dõi chất thải và tác động môi trường

Những việc bệnh viện đã làm được:

- Tổ chức theo dõi tác động của chất thải y tế đối với môi trường và sức khỏe nghề nghiệp.

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên y tế với tần suất 1 năm một lần. Khoa Khám bệnh, phòng Hành chính quản trị, BCHCĐ cơ sở chịu trách nhiệm theo dõi tình hình sức khỏe nghề nghiệp của nhân viên y tế.

Bệnh viện chưa làm được:

- Khoa Xét Nghiệm: Chưa thực hiện được việc giám sát vi sinh vật trong không khí do chưa có điều kiện kinh phí cũng như thiết bị phù hợp.

- Khoa KSNK và phòng Điều Dưỡng: chưa thực hiện được việc giám sát chất lượng nước thải cũng như tác động của nước thải bệnh viện tới nguồn tiếp nhận tối thiểu mỗi năm 2 lần do chưa có điều kiện kinh phí cũng như thiết bị phù hợp.

d. Theo dõi đào tạo, vật tư tiêu hao, bảo dưỡng thiết bị

- Phòng vật tư:

+ Chịu trách nhiệm mua sắm và theo dõi vật tư tiêu hao,

+ Chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải y tế.

+ Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện hoặc thuê ngoài, theo dõi và giám sát việc bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thoát nước và hút bùn bể tự hoại.

- Nhân viên môi trường và các khoa chịu trách nhiệm làm sạch tại các khoa, lau rửa các thùng rác trong các khoa phòng mà họ phụ trách.

4.2. Theo dõi và giám sát bên ngoài

Theo quy định, bệnh viện phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của Sở Y tế, Sở Tài nguyên môi trường, Cảnh sát môi trường, hàng năm các đoàn có tổ chức như sau:

- Hoạt động thanh tra định kỳ và đột xuất.

- Thanh tra chuyên ngành Tài nguyên môi trường, Cảnh sát môi trường tỉnh là đơn vị kết luận bệnh viện tuân thủ các quy định môi trường.

PHẦN 2

KẾ HOẠCH CẢI THIỆN QUẢN LÝ CHẤT THẢI BỆNH VIỆN

1. Kế hoạch cải thiện các quy trình quản lý chất thải bệnh viện

1.1. Kế hoạch đào tạo và trách nhiệm của bệnh viện:

- Đề xuất xây dựng kế hoạch đào tạo xin vốn vay Ngân hàng thế giới, thực hiện theo đúng Sổ Tay quản lý chất thải bệnh viện và các quy định pháp luật có liên quan về chất thải y tế và chất thải nguy hại theo quy định.

- Bệnh viện chịu trách nhiệm bố trí đào tạo, tổ chức tập huấn, hoặc cử cán bộ đi tập huấn để nâng cao năng lực theo định kỳ hàng năm của Bộ, Sở Y tế và các cơ quan tổ chức khác.

- Bệnh viện chịu trách nhiệm bố trí nguồn kinh phí để quản lý và xử lý chất thải; đảm bảo vận hành hiệu quả các hệ thống xử lý chất thải sau khi được đầu tư.

- Bệnh viện chịu trách nhiệm hoàn thiện, báo cáo các cơ quan có chức năng về công tác quản lý và xử lý chất thải, cũng như hoàn thiện các hồ sơ môi trường khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

1.2. Kế hoạch quản lý, xử lý chất thải rắn y tế của bệnh viện

1.2.1. Kế hoạch xây dựng quy trình phân loại, thu gom

Xây dựng quy trình thu gom và phân loại theo Quy định về quản lý chất thải y tế nguy hại và Công nghệ tiên tiến mới.

Quy trình thu gom được đề xuất như sau:

Bảng 9: Quy định về quy trình thu gom, phân loại chất thải y tế

STT

Nội dung

Quy định trong quản lý, xử lý chất thải y tế

1

Về bao bì dụng cụ y tế và mã màu sắc

1. Bảo đảm lưu chứa an toàn chất thải, có khả năng chống thấm và có kích thước phù hợp với lượng chất thải lưu chứa.

2. Màu sắc của bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế quy định như sau:

a) Màu vàng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm;

b) Màu đen đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải nguy hại không lây nhiễm;

c) Màu xanh đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế thông thường;

d) Màu trắng đối với bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải tái chế.

3. Bao bì, dụng cụ đựng chất thải y tế sử dụng phương pháp đốt không làm bằng nhựa PVC.

4. Thùng, hộp đựng chất thải có nắp đóng, mở thuận tiện trong quá trình sử dụng.

5. Thùng, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải có thành, đáy cứng không bị xuyên thủng.

6. Thùng, hộp đựng chất thải có thể tái sử dụng theo đúng mục đích lưu chứa sau khi đã được làm sạch và để khô

2

Về phân loại chất thải y tế

1. Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;

2. Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

3. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

4. Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng;

5. Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen;

6. Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có nắp đậy kín;

7. Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;

8. Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu trắng.

3

Về thu gom chất thải y tế

1. Thu gom chất thải lây nhiễm:

a) Chất thải lây nhiễm phải thu gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;

b) Trong quá trình thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom;

c) Cơ sở y tế quy định tuyến đường và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;

d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom về khu lưu giữ, xử lý chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;

đ) Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;

e) Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tháng.

2. Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:

a) Chất thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế;

b) Thu gom chất hàn răng amalgam thải và thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng có chứa thủy ngân: Chất thải có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp và bảo đảm không bị rò rỉ hay phát tán hơi thủy ngân ra môi trường.

3. Thu gom chất thải y tế thông thường: Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được thu gom riêng.

4

Về lưu trữ chất thải y tế

1. Cơ sở y tế bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục số 03 (A) ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Cơ sở y tế không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

2. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế thực hiện thống nhất theo quy định của Thông tư này và phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có thành cứng, không bị bục vỡ, rò rỉ dịch thải trong quá trình lưu giữ chất thải;

b) Có biểu tượng loại chất thải lưu giữ theo quy định;

c) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải lây nhiễm phải có nắp đậy kín và chống được sự xâm nhập của các loài động vật;

đ) Dụng cụ, thiết bị lưu chứa hóa chất thải phải được làm bằng vật liệu không có phản ứng với chất thải lưu chứa và có khả năng chống được sự ăn mòn nếu lưu chứa chất thải có tính ăn mòn. Trường hợp lưu chứa hóa chất thải ở dạng lỏng phải có nắp đậy kín để chống bay hơi và tràn đổ chất thải.

3. Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.

4. Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.

5. Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.

6. Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:

a) Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8 oC, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín;

b) Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc mô hình tập trung, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20 oC và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày.

5

Về biểu tượng chỉ loại chất thải

Mặt ngoài túi, thùng đựng một số loại chất thải nguy hại và chất thải dễ tái chế phải có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp:

1. Túi, thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tượng nguy hại sinh học.

2. Túi, thùng màu đen đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào kèm dòng chữ “CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO”.

3. Túi, thùng màu đen đựng chất thải phóng xạ có biểu tượng chất phóng xạ và có dòng chữ “CHẤT THẢI PHÓNG XẠ”.

4. Túi, thùng màu trắng đựng chất thải để tái chế có biểu tượng chất thải có thể tái chế.

6

Phân loại chất thải rắn

1. Người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải.

2. Từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã màu kèm biểu tượng theo đúng quy định.

7

Thu gom chất thải rắn trong cơ sở y tế

1. Nơi đặt thùng đựng chất thải.

a) Mỗi khoa, phòng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng.

b) Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom.

c) Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày.

d) Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế.

2. Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.

3. Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.

4. Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại.

5. Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần.

6. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải. Sau đó dự kiến khử khuẩn bằng công nghệ tiên tiến được đầu tư.

8

Vận chuyển chất thải rắn trong cơ sở y tế

1. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa/phòng phải được vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi cần.

2. Bệnh viện phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.

3. Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng; không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.

9

Lưu giữ chất thải rắn trong các cơ sở y tế

1. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt.

2. Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng.

3. Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau:

a) Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10 mét.

b) Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.

c) Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để súc vật, các loài gậm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập.

d) Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế.

đ) Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh.

e) Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt.

g) Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh.

4. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế.

a) Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ.

b) Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ.

c) Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hàng ngày.

10

Xử lý chất thải

1. Thực hiện đúng theo quy trình thiết bị được dự án đầu tư.

2. Đăng ký tự xử lý theo quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường.

3. Báo cáo với các cơ quan chức năng để có biện pháp can thiệp kịp thời nếu xảy ra sự cố.

4. Bố trí kinh phí để vận hành bảo trì bảo dưỡng sau khi hết 02 năm bảo hành theo yêu cầu dự án.

5. Chất thải sau xử lý được chuyển cho Công ty MTĐT vận chuyển xử lý như chất thải sinh hoạt theo quy định.

1.2.2. Kế hoạch cải thiện xử lý chất thải tại bệnh viện

Theo chủ trương của tỉnh Thanh Hóa, chất thải của Bệnh viện sẽ kết hợp với Bệnh viện Nhi Thanh Hóa theo mô hình xử lý cụm Thành phố. Đề xuất xin hỗ trợ hậu cần nội bộ nâng cao năng lực cho hạng mục thu gom vận chuyển lưu trữ chất thải nội bộ bệnh viện.

Các chất thải được quản lý theo đúng Thông tư liên tịch số 58/2015 của Bộ Y tế và Bộ TNMT.

1.3. Thu gom và quản lý nước thải

Hệ thống thu gom: Hệ thống thu gom nước thải của bệnh viện đã hỏng cần xây mới khoảng 600m.

Hệ thống xử lý nước thải: Hệ thống hiện tại đang sử dụng công nghệ vi sinh thuần túy, hệ thống quá tải xuống cấp, gây ô nhiễm môi trường. Bệnh viện đề xuất xin đầu tư xây dựng hệ thống đáp ứng cho hiện tại và tương lai, dự kiến đáp ứng quy mô 550 giường bệnh thực kệ như hiện tại.

Bệnh viện có trách nhiệm:

- Thường xuyên tiến hành nạo vét, bảo dưỡng định kỳ hệ thống thu gom nước thải.

- Vận hành hệ thống bằng công nghệ mới được đầu tư theo đúng khuyến cáo của nhà cung cấp

- Bố trí kinh phí và người để vận hành chuyên trách hệ thống xử lý nước thải

- Do hệ thống có tự động hóa cao nên chỉ cần thực hiện đúng quy trình là đảm bảo chất lượng xử lý chất thải đầu ra theo quy định

- Đăng ký xả thải vào nguồn nước thải công nghệ mới được đầu tư

- Thực hiện giám sát môi trường về nước thải theo đúng quy định

1.4. Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện

Giám đốc Bệnh viện và Hội đồng kiểm sát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm chính trong công tác giám sát theo dõi quản lý chất thải bệnh viện:

- Sổ theo dõi lượng chất thải phát sinh hàng ngày.

- Chứng từ theo dõi chất thải thông thường, chất thải nguy hại được chuyển đi tiêu hủy theo mẫu quy định.

- Chứng từ theo dõi chất thải nguy hại phát sinh hàng ngày.

- Cán bộ chuyên trách: thực hiện đào tạo cho nhân viên; có chương trình theo dõi, giám sát chất thải và tác động môi trường gây ra bởi rác thải, nước thải và vi sinh vật.

Bệnh viện sẽ lập Sổ Tay quản lý chất thải y tế để theo dõi và hướng dẫn công tác quản lý chất thải y tế, đảm bảo:

- Tất cả các phương án, quy định, quy trình liên quan đến quản lý chất thải y tế sẽ được mô tả rõ ràng và chi tiết trong sổ tay quản lý chất thải y tế.

- Đây là công cụ giúp Giám đốc bệnh viện đảm bảo công tác quản lý CTYT được thực hiện theo đúng yêu cầu.

2. Đánh giá môi trường cho công nghệ mới và đăng ký với Sở TN - MT

Bệnh viện sẽ thực hiện đăng ký theo đúng hướng dẫn của Sở TNMT tỉnh Thanh Hóa cũng như các quy định về pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan. Chi phí hồ sơ xin giấy phép bệnh viện tự bố trí để thực hiện.

3. Kế hoạch mua sắm

Bảng 11: Kế hoạch mua sắm cho bệnh viện Phổi Thanh Hóa

STT

Hạng mục

Đơn vị

Số lượng

I

Thu gom và xử lý nước thải

 

 

1.1

Xây dựng mạng lưới thu gom nước thải (theo thực tế)

m

600

1.2

Trạm xử lý nước thải tập trung (Xây dựng + Thiết bị + phụ trợ ...) Khái toán theo giường bệnh tương lai

Giường bệnh

550

II

Hậu cần nội bộ và nâng cao năng lực quản lý

 

 

1.1

Phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ

 

 

1.1.1

Túi nilon

 

 

Túi màu vàng (chất thải lây nhiễm)

Túi

19.710

Túi màu đen (chất thải hóa học)

Túi

986

Túi màu xanh (chất thải thông thường)

Túi

19.528

Túi màu trắng (chất thải có thể tái chế)

Túi

19.710

1.1.2

Hộp đựng chất thải sắc nhọn

 

 

Hộp đựng chất thải sắc nhọn (Vật liệu nhựa)

hộp

669

Hộp đựng chất thải sắc nhọn (Vật liệu kim loại) (chỉ lựa chọn 1 trong 2 loại hộp)

hộp

110

1.1.3

Thùng đựng chất thải rắn trên xe tiêm (5 lít)

 

 

Thùng đựng chất thải thông thường (xanh)

thùng

110

Thùng đựng chất thải lây nhiễm (vàng)

thùng

110

Thùng đựng chất thải tái chế (trắng)

thùng

110

1.1.4

Thùng đựng chất thải rắn (Thùng 15 lít)

 

 

Thùng đựng chất thải thông thường (màu xanh): 1 thùng/4 kg * khối lượng chất thải trong ngày

thùng

54

Thùng đựng chất thải hóa học nguy hại (màu đen): 1 thùng/2 kg * khối lượng chất thải trong ngày

thùng

3

Thùng đựng chất thải lây nhiễm (màu vàng) thùng/1,5 kg * khối lượng chất thải trong ngày

thùng

36

Thùng đựng chất thải có thể tái chế (màu trắng) thùng/1,5 kg * khối lượng chất thải trong ngày

thùng

36

1.1.5

Phương tiện vận chuyển chất thải (Thùng 120 lít, 240 lít)

 

 

Xe thùng vận chuyển chất thải thông thường (thùng 120 lít) - màu xanh, 30 kg/thùng

xe/thùng vc

7

Xe thùng vận chuyển chất thải lây nhiễm (thùng 120 lít) - màu vàng

xe/thùng vc

5

Xe thùng vận chuyển chất thải hóa học nguy hại (thùng 120 lít) - màu đen

xe/thùng vc

2

Xe thùng vận chuyển chất thải có thể tái chế (thùng 120 lít)

xe/thùng vc

5

1.1.6

Phương tiện vận chuyển chất thải (240 lít)

 

 

Xe thùng đựng chất thải thông thường (thùng 240 lít) -màu xanh 60 kg/thùng

xe/thùng vc

4

Xe thùng đựng chất thải lây nhiễm (thùng 240 lít) - màu vàng

xe/thùng vc

3

Xe thùng đựng chất thải hóa học nguy hại (thùng 240 lít) - màu đen

xe/thùng vc

2

Xe thùng đựng chất thải có thể tái chế (thùng 240 lít) - màu trắng

xe/thùng vc

3

1.1.7

Khu lưu giữ - hạng mục xây dựng

 

 

Nhà lưu trữ

m2

60

Sân tiếp cận

m2

100

Đường tiếp cận

m2

100

Kết nối với hệ thống cấp - thoát nước (m dài)

mét

100

1.1.8

Khu lưu giữ - hạng mục thiết bị lưu giữ và phụ trợ

 

 

Thiết bị bảo quản lạnh

Thiết bị

1

Thùng 660 lít lưu chất thải sinh hoạt (xanh)

Thùng

1

Thùng 660 lít lưu chất thải tái chế (trắng)

Thùng

1

Thùng lưu giữ chất thải thông thường 240 lít (xanh)

Thùng

2

Thùng lưu giữ chất thải lây nhiễm 240 lít (vàng)

Thùng

3

Thùng lưu giữ chất thải hóa học 240 lít (đen)

Thùng

2

Thùng lưu giữ chất thải tái chế 120 - 240 lít (trắng)

 

1

Bộ phương tiện phụ trợ

 

1

1.1.9

Phương tiện bảo hộ lao động (găng tay, ủng, tạp đề, trang phục...)

Bộ

28

1.2

Nâng cao năng lực

 

 

1.2.1

Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện

Cuốn

1

1.2.2

Đào tạo nhân viên y tế (1 ngày), ước tính 20 người/lớp

Lớp

23

1.2.3

Đào tạo nhân viên thu gom, vận chuyển, lưu trữ (02 ngày), ước tính 20 người/lớp

Lớp

3

1.2.4

Truyền thông nâng cao nhận thức (theo số giường bệnh)

Giường bệnh

550

1.2.5

Giám sát tuân thủ quy trình (tính theo quý - 2 năm)

Quý

8

Giám sát chất lượng nước thải (1 lần/ quý - 2 năm)

Quý

8

Giám sát khí thải lò đốt (1 lần/quý - 2 năm)

Quý

4

Giám sát môi trường không khí xung quanh (tính theo 6 tháng/lần - 2 năm)

6 tháng

4

4. Đào tạo và tuyên truyền và giám sát môi trường

Bảng 12: Kế hoạch đào tạo tập huấn và truyền thông

STT

Nội dung

Đơn vị

Số lượng

1

Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện

Cuốn

1

2

Đào tạo nhân viên y tế (1 ngày), ước tính 20 người/lớp

Lớp

23

3

Đào tạo nhân viên thu gom, vận chuyển, lưu trữ (02 ngày), ước tính 20 người/lớp

Lớp

3

4

Truyền thông nâng cao nhận thức (theo số giường bệnh)

Giường bệnh

550

5

Giám sát tuân thủ quy trình (tính theo quý - 2 năm)

Quý

8

Giám sát chất lượng nước thải (1 lần/ quý - 2 năm)

Quý

8

Giám sát khí thải lò đốt (1 lần/quý - 2 năm)

Quý

4

Giám sát môi trường không khí xung quanh (tính theo 6 tháng/lần - 2 năm)

6 tháng

4

5. Theo dõi và báo cáo:

Giám đốc Bệnh viện và Hội đồng kiểm sát nhiễm khuẩn chịu trách nhiệm chính trong công tác giám sát theo dõi quản lý chất thải bệnh viện:

- Sổ theo dõi lượng chất thải phát sinh hàng ngày.

- Chứng từ theo dõi chất thải thông thường được chuyển đi tiêu hủy theo mẫu quy định.

- Chứng từ theo dõi chất thải nguy hại được xử lý hàng ngày

- Cán bộ chuyên trách: thực hiện đào tạo cho nhân viên; có chương trình theo dõi, giám sát chất thải và tác động môi trường gây ra bởi rác thải, nước thải và vi sinh vật.

Bệnh viện sẽ lập Sổ tay quản lý chất thải y tế để theo dõi và hướng dẫn công tác quản lý chất thải y tế, dự kiến sổ tay được hướng dẫn theo các chuyên gia chất thải của VB hướng dẫn hoặc đơn vị tư vấn có năng lực:

5.1. Giám sát vận hành hệ thống quản lý chất thải

Bệnh viện thực hiện ba chế độ giám sát việc vận hành hệ thống quản lý CTYT tại tất cả các khoa, phòng, bộ phận phát sinh CTYT trong bệnh viện: Chế độ giám sát tuần (do tổ giám sát khoa KSNK thực hiện), Chế độ giám sát tháng (do tổ giám sát của bệnh viện thực hiện), Chế độ giám sát quý (do tổ giám sát của bệnh viện thực hiện). Giám sát dựa vào các bảng kiểm được xây dựng phù hợp với từng chế độ giám sát. Bảng kiểm theo dõi và giám sát dựa vào các quy trình, quy định liên quan đến quản lý CTYT đã ban hành. Bảng kiểm này sẽ được lồng ghép vào các bảng kiểm hiện có trong bệnh viện như bảng kiểm dùng kiểm tra về KSNK, kiểm tra bệnh viện hàng năm, khoa, phòng hàng tháng, hàng quý.

5.2. Theo dõi chất thải và tác động môi trường

a. Theo dõi chất thải rắn nguy hại

Tất cả CTYT sẽ được bệnh viện theo dõi theo các thông số sau:

- Khối lượng hoặc thể tích CTYT phát sinh.

- Nơi phát sinh CTYT (khoa, phòng trong bệnh viện).

- Phương pháp xử lý CTYT.

b. Theo dõi nước thải và môi trường nước

Thực hiện Giám sát theo báo cáo ĐTM và Đề án BVMT đã được phê duyệt

c. Theo dõi vi sinh vật

Bệnh viện sẽ tiến hành giám sát vi sinh vật theo chế độ sau:

- Giám sát vi sinh vật trên bề mặt và tay nhân viên y tế tại một số khu vực trọng điểm (phòng mổ, ICU, dinh dưỡng....) mỗi quý một lần.

- Giám sát vi sinh vật trên bề mặt chất thải sau xử lý bằng thiết bị khử khuẩn mỗi tuần 1 lần.

- Giám sát vi sinh vật trên các dụng cụ tiệt khuẩn hàng quý.

- Giám sát vi sinh vật trong không khí của phòng mổ hàng quý.

- Giám sát vi sinh vật trong nguồn nước cung cấp 6 tháng một lần.

d. Theo dõi sức khỏe nghề nghiệp

- Bệnh viện thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần cho tất cả nhân viên y tế.

- Phát hiện và ghi nhận các biểu hiện (nếu có) nhất là các bệnh truyền nhiễm như: Lao, viêm gan siêu vi, lỵ trực khuẩn, các bệnh hô hấp ...

6. Chế độ báo cáo

6.1. Chế độ báo cáo từ khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và các khoa liên quan tới Giám đốc và Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn:

Chế độ báo cáo và nội dung báo cáo từ khoa KSNK và các khoa, phòng liên quan cho Giám đốc và Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn được quy định như sau:

Bảng 12: Chế độ báo cáo các khoa phòng tại Bệnh viện

Nội dung báo cáo

Chế độ báo cáo

Ngày

Tuần

Tháng

Quý

6 tháng

năm

Thực hiện các quy trình chuẩn liên quan đến quản lý CTYT

x

x

x

x

x

x

Theo dõi chất thải rắn nguy hại

x

x

x

x

x

x

Theo dõi chất lượng nước thải

 

 

 

 

x

x

Theo dõi chất lượng môi trường nước trong và xung quanh bệnh viện

 

 

 

 

x

x

Theo dõi vi sinh vật trên bề mặt và tay nhân viên

 

 

 

x

x

x

Theo dõi vi sinh vật trong không khí trong một số khoa và trong nguồn nước

 

 

 

 

x

x

Theo dõi tai nạn liên quan đến CTYT

 

 

x

x

x

x

Theo dõi sức khỏe nghề nghiệp của nhân viên

x

x

x

x

x

x

Theo dõi sự cố lớn xảy ra (nếu có)

x

x

x

x

x

x

Biểu mẫu báo cáo: tương ứng với mỗi chế độ và nội dung báo cáo ở bảng trên, bệnh viện sẽ xây dựng các biểu mẫu báo cáo phù hợp.

6.2. Chế độ báo cáo Giám đốc bệnh viện tới các Cơ quan QLNN:

b) Báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Báo cáo định kỳ: mỗi năm 02 lần

- Nội dung báo cáo: Phát sinh và xử lý CTYT nguy hại, chất lượng khí thải và môi trường không khí xung quanh, chất lượng nước thải và môi trường nước xung quanh.

- Mẫu báo cáo: Theo mẫu do Sở TN-MT quy định.

b) Báo cáo Sở Y tế:

- Báo cáo định kỳ: mỗi năm hai lần báo cáo với Sở Y tế về tình hình hoạt động quản lý CTYT. Nội dung được lồng ghép trong báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm và báo cáo tổng kết năm.

- Báo cáo đột xuất: Bệnh viện sẽ báo cáo theo nội dung và mẫu Sở Y tế yêu cầu.

7. Tổ chức triển khai

7.1. Đề xuất cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý chất thải y tế

Các vấn đề của bệnh viện về theo dõi quản lý chất thải sẽ thực hiện sau khi được đào tạo bài bản về quản lý chất thải do dự án hướng dẫn, đặc biệt sổ tay hướng dẫn cũng như các hỗ trợ đào tạo dự án đề ra. Các cán bộ được đào tạo dự kiến học hỏi nghiêm túc và truyền đạt lại cho các nhân viên trong bệnh viện. Sơ đồ quản lý chất thải nội bộ bệnh viện cơ bản thực hiện như sau:

 

Sơ đồ 1: Sơ đồ minh họa quá trình quản lý chất thải y tế bệnh viện

7.2. Lồng ghép hệ thống quản lý chất thải y tế trong hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn hiện có của bệnh viện.

Bệnh viện đã thành lập hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn theo hướng dẫn của Thông tư 18/2009/TT-BYT Bộ Y tế bao gồm:

- Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn: Giám đốc Chủ tịch hội đồng; Phó giám đốc phó Chủ tịch hội đồng; Phụ trách Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn ủy viên thường trực; Trưởng các khoa, phòng ủy viên.

- Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn: là đại diện 14 phòng, khoa lâm sàng và cận lâm sàng, hoạt động dưới sự chỉ đạo chuyên môn của tổ KSNK.

Để đảm bảo hiệu quả và giảm thời gian hội họp của các thành viên, Bệnh viện sẽ lồng ghép hệ thống quản lý CTYT vào trong hệ thống Kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện.

- Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn: kiêm nhiệm tư vấn quản lý CTYT;

- Mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn ở các khoa: kiêm nhiệm theo dõi, giám sát phân loại và thu gom CTYT tại khoa lâm sàng và cận lâm sàng.

8. Dự tính chi phí

STT

Hạng mục

Chi phí (VND)

1

Thu gom và xử lý nước thải

13.218.721.200

1.1

Mạng lưới thu gom nước thải

720.000.000

1.2

Trạm xử lý nước thải tập trung (xây dựng + thiết bị + phụ trợ)

12.498.721.200

2

Hậu cần nội bộ và nâng cao năng lực

1.500.153.750

2.1

Hu cần nội bộ

1.057.833.750

2.2.1

Túi nilon

149.833.750

2.1.2

Hộp đựng chất thải sắc nhọn

71.500.000

2.1.3

Thùng đựng chất thải rắn

88.200.000

2.1.4

Phương tiện vận chuyển

52.500.000

2.1.5

Khu lưu giữ (xây dựng + thiết bị + phụ trợ)

679.000.000

2.1.6

Phương tiện bảo hộ lao động

16.800.000

2.2

Nâng cao năng lực

442.320.000

2.2.1

Hỗ trợ lập sổ tay quản lý chất thải bệnh viện

20.000.000

2.2.2

Đào tạo cho nhân viên y tế trong bệnh viện

115.000.000

2.2.3

Đào tạo nhân viên thu gom, vận chuyển, lưu trữ

30.000.000

2.2.4

Truyền thông nâng cao nhận thức

55.000.000

2.2.5

Giám sát tuân thủ quy trình

16.000.000

Giám sát chất lượng nước thải

136.000.000

Giám sát chất lượng khí thải lò đốt

14.000.000

Giám sát môi trường không khí xung quanh

56.320.000

3

Quản lý khoản tài trợ

960.864.716

 

Tổng số

15.679.739.666

Dựa trên các hạng mục và kinh phí nêu trên, đề xuất Sở Y tế thông qua và Ban quản lý dự án Hỗ trợ xử lý Chất Thải Bệnh viện - Bộ Y tế hỗ trợ tài trợ cho bệnh viện, giúp bệnh viện sớm xử lý triệt để lây nhiễm chất thải rắn đang phát sinh, ngăn chặn dịch bệnh lây lan ra xã hội

 

THÔNG QUA SỞ Y TẾ
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

Thanh Hóa, ngày …. tháng 8 năm 2017
ĐẠI DIỆN BỆNH VIỆN
GIÁM ĐỐC

 

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Ước tính khoản tài trợ

Phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức bệnh viện

Phụ lục 3: Sơ đồ mặt bằng tổng thể bệnh viện

Phụ lục 4: Quyết định thành lập Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn. Danh sách Hội đồng kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện.

Phụ lục 5: Quyết định thành lập Hội đồng bảo hộ lao động:

Phụ lục 1: Ước tính khoản tài trợ

STT

Hạng mục

Đơn vị

Số lượng

Định mức

Chi phí (vnđ)

I

Thu gom và xử lý nước thải

 

 

 

13.218.721.200

1.1

Xây dựng mạng lưới thu gom nước thải (theo thực tế)

m

600

1.200.000

720.000.000

1.2

Trạm xử lý nước thải tập trung (Xây dựng + Thiết bị + phụ trợ ...) Khái toán theo giường bệnh tương lai

Giường bệnh

550

12.498.721.200

12.498.721,200

II

Hậu cần nội bộ và nâng cao năng lực quản lý

 

 

 

1.500.153.750

2.1

Phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ

 

 

 

1.057.833.750

2.1.1

Túi nilon

 

 

 

149.833.750

Túi màu vàng (chất thải lây nhiễm)

Túi

19.710

2.500

49.275.000

Túi màu đen (chất thải hóa học)

Túi

986

2.500

2.465.000

Túi màu xanh (chất thải thông thường)

Túi

19.528

2.500

48.818.750

Túi màu trắng (chất thải có thể tái chế)

Túi

19.710

2.500

49.275.000

2.1.2

Hộp đựng chất thải sắc nhọn

 

 

 

71.500.000

Hộp đựng chất thải sắc nhọn (Vật liệu nhựa)

hộp

669

20.000

-

Hộp đựng chất thải sắc nhọn (Vật liệu kim loại) (chỉ lựa chọn 1 trong 2 loại hộp)

hộp

110

650.000

71.500.000

2.1.3

Thùng đựng chất thải rắn trên xe tiêm (5 lít)

 

 

 

49.500.000

Thùng đựng chất thải thông thường (xanh)

thùng

110

150.000

16.500.000

Thùng đựng chất thải lây nhiễm (vàng)

thùng

110

150.000

16.500.000

Thùng đựng chất thải tái chế (trắng)

thùng

110

150.000

16.500.000

2.1.4

Thùng đựng chất thải rắn (Thùng 15 lít)

 

 

 

38.700.000

Thùng đựng chất thải thông thường (màu xanh): 1 thùng/4 kg * khối lượng chất thải trong ngày

thùng

54

300.000

16.200.000

Thùng đựng chất thải hóa học nguy hại (màu đen): 1 thùng/2 kg * khối lượng chất thải trong ngày

thùng

3

300.000

900.000

Thùng đựng chất thải lây nhiễm (màu vàng) thùng/1,5 kg * khối lượng chất thải trong ngày

thùng

36

300.000

10.800.000

Thùng đựng chất thải có thể tái chế (màu trắng) thùng/1,5 kg * khối lượng chất thải trong ngày

thùng

36

300.000

10.800.000

2.1.5

Phương tiện vận chuyển chất thải (Thùng 120 lít, 240 lít)

 

 

 

28.500.000

Xe thùng vận chuyển chất thải thông thường (thùng 120 lít) - màu xanh, 30 kg/thùng

xe/thùng vc

7

1.500.000

10.500.000

Xe thùng vận chuyển chất thải lây nhiễm (thùng 120 lít) - màu vàng

xe/thùng vc

5

1.500.000

7.500.000

Xe thùng vận chuyển chất thải hóa học nguy hại (thùng 120 lít) - màu đen

xe/thùng vc

2

1.500.000

3.000.000

Xe thùng vận chuyển chất thải có thể tái chế (thùng 120 lít)

xe/thùng vc

5

1.500.000

7.500.000

2.1.6

Phương tiện vận chuyển chất thải (240 lít)

 

 

 

24.000.000

Xe thùng đựng chất thải thông thường (thùng 240 lít) - màu xanh 60 kg/thùng

xe/thùng vc

4

2.000.000

8.000.000

Xe thùng đựng chất thải lây nhiễm (thùng 240 lít) - màu vàng

xe/thùng vc

3

2.000.000

6.000.000

Xe thùng đựng chất thải hóa học nguy hại (thùng 240 lít) - màu đen

xe/thùng vc

2

2.000.000

4.000.000

Xe thùng đựng chất thải có thể tái chế (thùng 240 lít) - màu trắng

xe/thùng vc

3

2.000.000

6.000.000

2.1.7

Khu lưu giữ - hạng mục xây dựng

 

 

 

620.000.000

Nhà lưu trữ

m2

60

5.000.000

300.000.000

Sân tiếp cận

m2

100

500.000

50.000.000

Đường tiếp cận

m2

100

1.500.000

150.000.000

Kết nối với hệ thống cấp - thoát nước (m dài)

met

100

1.200.000

120 000.000

2.1.8

Khu lưu giữ - hạng mục thiết bị lưu giữ và phụ trợ

 

 

 

59.000.000

Thiết bị bảo quản lạnh

Thiết bị

1

30.000.000

30.000.000

Thùng 660 lít lưu chất thải sinh hoạt (xanh)

Thùng

1

5.500.000

5.500.000

Thùng 660 lít lưu chất thải tái chế (trắng)

Thùng

1

5.500.000

5.500.000

Thùng lưu giữ chất thải thông thường 240 lít (xanh)

Thùng

2

2.000.000

4.000.000

Thùng lưu giữ chất thải lây nhiễm 240 lít (vàng)

Thùng

3

2.000.000

6.000.000

Thùng lưu giữ chất thải hóa học 240 lít (đen)

Thùng

2

2.000.000

4.000.000

Thùng lưu giữ chất thải tái chế 120 - 240 lít (trắng)

 

1

2.000.000

2.000.000

Bộ phương tiện phụ trợ

 

1

2.000.000

2.000.000

2.1.9

Phương tiện bảo hộ lao động (găng tay, ủng, tạp dề, trang phục...)

Bộ

28

600.000

16.800.000

2.2

Nâng cao năng lực

 

 

 

442.320.000

2.2.1

Sổ tay quản lý chất thải bệnh viện

Cuốn

1

20.000.000

20.000.000

2.2.2

Đào tạo nhân viên y tế (1 ngày), ước tính 20 người/lớp

Lớp

23

5.000.000

115.000.000

2.2.3

Đào tạo nhân viên thu gom, vận chuyển, lưu trữ (02 ngày), ước tính 20 người/lớp

Lớp

3

10.000.000

30.000.000

2.2.4

Truyền thông nâng cao nhận thức (theo số giường bệnh)

Giường bệnh

550

100.000

55.000.000

2.2.5

Giám sát tuân thủ quy trình (tính theo quý - 2 năm)

Quý

8

2.000.000

16.000.000

Giám sát chất lượng nước thải (1 lần/ quý - 2 năm)

Quý

8

17.000.000

136.000.000

Giám sát khí thải lò đốt (1 lần/quý - 2 năm)

Quý

4

3.500.000

14.000.000

Giám sát môi trường không khí xung quanh (tính theo 6 tháng/lần - 2 năm)

6 tháng

4

14.080.000

56.320.000

 

Tổng giá trị trước tính quản lý khoản tài trợ

 

 

 

14.718.874.950

III

Quản lý khoản tài trợ

 

 

 

960.864.716

 

Tổng cộng mức tài trợ

 

 

 

15.679.739.666

Cách tính quản lý khoản tài trợ:

Tính định mức hỗ trợ quản lý khoản tài trợ
(tính theo tỷ lệ %)

0,0653

Nb

0,070

Na

0,060

Cận trên: Ga

20,00

Cận dưới: Gb

10,00

Quy mô dự án: Gt

14,719

Nb-Na=

0,010

Ga-Gb=

10,000

(Nb-Na)/Ga-Gb

0,0010

Gt-Gb=

4,7189

(Nb-Na/Ga-Gb)x(Gt-Gb)=

0,00472

Cách tính số lượng túi nilon

Loại túi

Khối lượng chất thải kg/năm

Hệ số

Số lượng túi

Túi màu vàng (chất thải lây nhiễm)

19.710

1

19.710

Túi màu đen (chất thải hóa học)

1.971

2

986

Túi màu xanh (chất thải thông thường)

78.110

4

19.528

Túi màu trắng (chất thải có thể tái chế)

19.710

1

19.710

Phụ lục 2: Sơ đồ tổ chức bệnh viện

STT

Các phòng ban và hội đồng

Chi tiết

1

Ban Giám đốc

- 01 Giám đốc

- 03 Phó giám đốc.

2

Phòng chức năng

- Phòng Kế hoạch tổng hợp

- Phòng Điều dưỡng

- Phòng Tổ chức cán bộ

- Hành chính quản trị

- Phòng Tài chính kế toán

- Phòng Vật tư y tế

- Phòng chỉ đạo tuyến

3

Khoa cận lâm sàng và lâm sàng và phòng khám trực thuộc

- Khoa Khám bệnh

- Khoa Xét nghiệm

- Khoa Chẩn đoán hình ảnh

- Khoa Cấp cứu

- Khoa Nội I

- Khoa Nội II

- Khoa Nội III

- Khoa Nội IV

- Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

- Khoa Dược

- Khoa Vi Sinh

- Khoa Dinh dưỡng

- Khoa U Bứu

- Khoa Điều trị tích cực

- Khoa ngoại

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3260/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Kế hoạch quản lý chất thải y tế Bệnh viện Phổi tỉnh Thanh Hóa

  • Số hiệu: 3260/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/08/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Phạm Đăng Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/08/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản