Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3242/QĐ-BNN-CB | Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2010 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH HỆ THỐNG DỰ TRỮ 4 TRIỆU TẤN LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ và Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản;
Căn cứ đề xuất của Ủy ban nhân dân các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và của Tổng Công ty lương thực miển Bắc, Tổng Công ty lương thực miền Nam;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối tại Tờ trình số: 1336/TTr-CB-NS ngày 25/10/2010 xin phê duyệt "Quy hoạch hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long",
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quy hoạch hệ thống kho dự trữ 4 triệu tấn lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long nhằm đảm bảo thu mua hết lúa cho dân, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất của người trồng lúa và nhà chế biến, xuất khẩu; chủ động điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh lúa gạo trước những biến động của thị trường.
2. Quy hoạch hệ thống kho chứa lúa phải chú trọng đến các tỉnh có sản lượng lương thực lớn, giao thông thuận tiện; kho chứa lúa phải được đầu tư trang bị hiện đại, bảo quản lúa gạo dài ngày liên kết đồng bộ với các cơ sở chế biến gạo tiên tiến có tỷ lệ thu hồi cao.
3. Nhà nước có cơ chế chính sách hỗ trợ thỏa đáng để hình thành hệ thống kho chứa lúa theo quy hoạch. Việc đầu tư xây dựng và khai thác hiệu quả hệ thống kho do các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện, trong đó doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
1. Mục tiêu chung
Hình thành tại Đồng bằng Sông Cửu Long hệ thống kho có tổng tích lượng đủ khả năng dự trữ lúa gạo trong vòng 6 tháng, có tính năng kỹ thuật cao về bảo quản và xay xát lúa gạo, góp phần giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa gạo cho nông dân và các doanh nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
Để đảm bảo yêu cầu dự trữ - lưu thông 10 triệu tấn lúa/năm ở Đồng bằng sông Cửu Long trong khoảng thời gian đến 6 tháng (tối đa), quy hoạch hệ thống kho chứa lúa toàn vùng với tổng tích lượng tối thiểu phải đạt 4 triệu tấn, tương ứng với chu kỳ lưu thông 2,5 lần/năm, cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
a) Trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, hình thành các dự án xây dựng mới hệ thống kho có tích lượng 2,5 triệu tấn, cải tạo nâng cấp các kho xuống cấp (0,47 triệu tấn trong số 1,5 triệu tấn kho hiện có), đảm bảo đến hết năm 2011 tổng tích lượng kho chứa lúa toàn vùng đạt 4 triệu tấn.
b) Thực hiện cơ giới hóa và tự động hóa trong các kho để nâng cao năng suất lao động và kiểm soát các thông số kỹ thuật trong quá trình bảo quản, mức độ cơ giới hóa đạt 80%, với 20% được tự động hóa.
c) Trang bị đồng bộ máy sấy hiện đại kết hợp với xay xát, đánh bóng, phân loại tại các trung tâm thu mua, bảo quản, chế biến lớn, đảm bảo đến năm 2015 năng lực sấy lúa cả nước đạt trên 10 triệu tấn/năm, thực hiện quy trình thu mua, chế biến tiên tiến nâng cao tỷ lệ gạo nguyên đạt trên 70%.
III. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG KHO DỰ TRỮ 4 TRIỆU TẤN LÚA
1. Quy hoạch hệ thống kho chứa lúa
1.1. Quy hoạch tại 6 tỉnh/thành phố có sản xuất lúa hàng hóa tập trung, thuận tiện về giao thông và cơ sở hạ tầng là: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang với khoảng 70% tổng tích lượng kho; tại các tỉnh có sản lượng lúa ít hơn: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Tp. Hồ Chí Minh, Bạc Liêu, Cà Mau 30% tổng tích lượng kho còn lại (Chi tiết tại Phụ lục 1,2).
1.2. Sửa chữa, nâng cấp 470 nghìn tấn kho đã qua nhiều năm sử dụng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật bảo quản lúa dài ngày trong số 1.500 nghìn tấn kho hiện có.
2. Tiến độ xây dựng và cải tạo, nâng cấp hệ thống kho
Tiến độ xây dựng mới và sửa chữa, cải tạo nâng cấp hệ thống kho dự trữ 4 triệu tấn lúa được triển khai trong 3 năm (2009-2011) như sau:
- Năm 2009: xây dựng mới 735 nghìn tấn kho, cải tạo nâng cấp 140,85 nghìn tấn kho;
- Năm 2010: xây dựng mới 1.030 nghìn tấn kho, cải tạo nâng cấp 187,8 nghìn tấn kho;
- Năm 2011: xây dựng mới 735 nghìn tấn kho, cải tạo nâng cấp 140,85 nghìn tấn kho.
(Chi tiết tại Phụ lục 3).
3. Về cơ cấu loại hình kho
Hệ thống kho chứa lúa bao gồm nhà kho và các thiết bị đồng bộ kèm theo (vận chuyển, sấy, dây chuyền xay xát lúa, đánh bóng gạo).
3.1. Hệ thống kho chứa phải đảm bảo thực hiện cả hai chức năng dự trữ lúa và gạo; bao gồm 2 loại chính là: Silô và kho khung thép tiền chế.
- Silô: tích lượng khoảng 860 nghìn tấn tập trung tại các vùng trọng điểm như: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh; dung tích chứa từ 500 tấn/silô trở lên, chủ yếu dùng để chứa lúa được trang bị đồng bộ hệ thống sấy tháp, băng tải tự động cấp liệu, đảo trộn, đảm bảo các yêu cầu về bảo quản lúa hàng hóa.
- Kho khung thép tiền chế: tích lượng khoảng 3,14 triệu tấn, có trang bị máy sấy và sân phơi. Nhà kho phải đảm bảo các yêu cầu về chiếu sáng, thông gió, phòng chống sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại, đặc biệt là khả năng chống thấm của các nền nhà kho, tường kho.
3.2. Các máy móc, thiết bị kèm theo: Tùy theo quy mô từng cụm kho để lắp đặt các dây chuyền máy móc, thiết bị có công suất phù hợp. Các dây chuyền thiết bị phải đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại, kiểm soát quá trình công nghệ bảo quản - xay xát - đánh bóng - phân loại theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
4. Nhu cầu vốn đầu tư
4.1. Tổng nhu cầu vốn xây kho: 6.734,75 tỷ đồng, trong đó:
- Đầu tư xây dựng mới: 6.500 tỷ đồng;
- Sửa chữa nâng cấp: 234,75 tỷ đồng.
- Kế hoạch vốn cho các năm:
+ Năm 2009: xây mới: 1.950 tỷ đồng, sửa chữa: 70,425 tỷ đồng
+ Năm 2010: xây mới: 2.600 tỷ đồng, sửa chữa 93,9 tỷ đồng
+ Năm 2011: xây mới: 1.950 tỷ đồng, sửa chữa: 70,425 tỷ đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục 4)
Phần vốn này chưa bao gồm phần máy móc, thiết bị kèm theo.
4.2. Nguồn vốn và thanh toán vốn đầu tư
- Nguồn vốn vay từ các Ngân hàng thương mại nhà nước với lãi suất thỏa thuận. Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các dự án theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tự chịu trách nhiệm quản lý và khai thác kho có hiệu quả, xây dựng kế hoạch hoàn trả vốn vay đầu tư.
5. Các giải pháp
5.1. Thiết lập các hình thức tổ chức sản xuất - dự trữ - chế biến và lưu thông lúa hàng hóa có hiệu quả ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn chế biến với dự trữ nguyên liệu, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua các hình thức góp vốn cổ phần, phát hành cổ phiếu và hợp đồng thu mua, ký gửi sản phẩm hàng hóa.
Các doanh nghiệp nhà nước (Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Tổng Công ty Lương thực miền Nam) phát huy vai trò chủ đạo, tạo điều kiện để người dân tiếp cận với cách mua bán hiện đại, xóa bớt đầu mối trung gian, liên kết chặt chẽ các chuỗi giá trị trên cơ sở lợi ích hài hòa giữa người trồng lúa, nhà chế biến và người làm dịch vụ.
5.2. Quản lý sử dụng hệ thống kho
Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện đầu tư và khai thác hiệu quả hệ thống kho, đảm bảo thu mua, dự trữ hết lúa cho nông dân.
Hình thức dự trữ lúa gạo thông qua các hợp đồng liên kết sản xuất, hợp đồng kinh tế, hình thức góp vốn cổ phần giữa doanh nghiệp và nông dân, hoặc hình thức ký gửi, thuê kho trên cơ sở lợi ích kinh tế chung, cả người nông dân và doanh nghiệp đều có lợi.
5.3. Tăng cường công tác thông tin, dự báo thị trường, xây dựng kế hoạch dự trữ và chế biến xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa gạo
Hiệp hội Lương thực Việt Nam chủ động nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả để xây dựng kế hoạch thu mua, chế biến, xuất khẩu một cách linh hoạt; xây dựng và quản lý hiệu quả Quỹ bảo hiểm ngành hàng; triển khai xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại tại các địa phương, khẳng định thương hiệu Vinafood tại thị trường nội địa, góp phần vào việc bình ổn giá. Trong trường hợp thị trường có những diễn biến bất lợi, khó khăn đối với tiêu thụ sản phẩm, kiến nghị Nhà nước có các chính sách hỗ trợ cần thiết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thu mua, tạm trữ
5.4. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ về bảo quản và dự trữ lúa gạo theo hướng nâng cao chất lượng và giảm tổn thất trong quá trình tồn trữ, bảo quản.
Nhà nước ưu tiên bố trí nguồn vốn sự nghiệp khoa học cho các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm cho các cơ sở nghiên cứu, trên cơ sở đặt hàng của các doanh nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực: nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến trong bảo quản, chế biến lúa gạo; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao vào thực tế các loại kho có chất lượng cao; nâng cao năng lực chế tạo trong nước các loại máy sấy, các thiết bị đi kèm, các silô chứa lúa có dung tích chứa từ 500 tấn - 1.000 tấn/silô.
Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ và công nhân làm công tác dự trữ, bảo quản, chế biến đáp ứng với yêu cầu của sản xuất hàng hóa.
Tăng cường các hoạt động khuyến nông (bao gồm cả khuyến nông nhà nước và khuyến nông xã hội) để chuyển giao cho nông dân các kỹ thuật bảo quản tại hộ gia đình).
5.5. Các chính sách hỗ trợ
Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa tại ĐBSCL theo quy hoạch được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ: được miễn tiền thuê đất theo Quyết định số 57/2010/QĐ-TTg ngày 17/9/2010; được Nhà nước hỗ trợ 20% kinh phí giải phóng mặt bằng, 30% kinh phí hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu đi vào hoạt động và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo.
Các Cục, Vụ, đơn vị thuộc Bộ căn cứ chức năng nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long.
1. Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối là cơ quan thường trực, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và quản lý quy hoạch, tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo Bộ.
2. Cục Kinh tế hợp tác: Chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan và các địa phương thiết lập và nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất - dự trữ - chế biến và lưu thông lúa gạo hàng hóa có hiệu quả tại Đồng bằng sông Cửu Long.
3. Vụ Kế hoạch: Chủ trì, phối hợp với Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng kế hoạch dự trữ và chế biến xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa gạo.
4. Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường: Chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về các loại kho dự trữ lúa gạo; lựa chọn các đề tài, dự án ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực bảo quản, chế biến lúa gạo giảm tổn thất sau thu hoạch.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp xay xát, kinh doanh và xuất khẩu lúa gạo thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn thực hiện việc xây dựng hệ thống dự trữ lúa theo quy hoạch; chịu trách nhiệm phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa của các doanh nghiệp trên địa bàn (ngoài 2 Tổng công ty lương thực miền Bắc, miền Nam); xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế triển khai thực hiện Đề án (tiền thuê đất, giải phóng mặt bằng, thuế thu nhập doanh nghiệp …).
6. Tổng công ty Lương thực miền Bắc, miền Nam: Phối hợp tốt với Ủy ban nhân dân các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long trong việc bố trí mặt bằng thực hiện quy hoạch hệ thống kho dự trữ của Tổng Công ty; phê duyệt các dự án thuộc phạm vi Tổng công ty quản lý.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
QUY HOẠCH HỆ THỐNG DỰ TRỮ 4 TRIỆU TẤN LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Kèm theo Quyết định số 3242/QĐ-BNN-CB ngày 02/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đơn vị tính: 1000 tấn
TT | Tỉnh, thành phố | Tích lượng kho hiện có | Tích lượng kho xây mới | Trong đó kho xây mới tại | Tổng tích lượng kho sau khi đầu tư | ||
TCTLT MN | TCTLT MB | Các thành phần kinh tế khác | |||||
1 | Long An | 150 | 350 | 123,601 | 50 | 176,4 | 500 |
2 | Tiền Giang | 120 | 250 | 77,46 | - | 172,54 | 370 |
3 | Bến Tre | 6 | 5 | 3,2 | - | 1,8 | 11 |
4 | Vĩnh Long | 50 | 50 | 27 | - | 23 | 100 |
5 | Trà Vinh | 35 | 74 | 23,516 | - | 50 | 109 |
6 | Đồng Tháp | 200 | 310 | 88,38 | 112 | 109,62 | 510 |
7 | Cần Thơ | 300 | 400 | 158,75 | - | 241,25 | 700 |
8 | Hậu Giang | 60 | 130 | 131 | - | - | 190 |
9 | Sóc Trăng | 17 | 50 | 51 | - | - | 67 |
10 | An Giang | 346 | 450 | 165 | 100 | 185 | 796 |
11 | Kiên Giang | 164 | 350 | 81 | 100 | 169 | 514 |
12 | Bạc Liêu | 15 | 25 | 18 | - | 7 | 40 |
13 | TP. Hồ Chí Minh | 25 | 56 | 8,95 | - | 47,05 | 81 |
14 | Cà Mau | - | - | 18 | - | - | 18 |
| Tổng cộng | 1.488 | 2.500 | 974,857 | 362 | 1.163,143 | 3.988 |
(TCTLTMB: Tổng công ty Lương thực miền Bắc
TCTLTMN: Tổng công ty Lương thực miền Nam)
ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MỚI HỆ THỐNG KHO DỰ TRỮ 4 TRIỆU TẤN LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN 2009-2011
(Kèm theo Quyết định số 3242/QĐ-BNN-CB ngày 02/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Địa phương/doanh nghiệp | Tích lượng (tấn) | Chủ quản đầu tư |
| 1. Long An | 350.000 |
|
1 | Chợ Trung tâm nông sản Hậu Thạnh Đông | 5.500 | TCT LT MN |
2 | XN Chế biến lương thực số 2 Thạnh Hóa | 51.741 | nt |
3 | XN Chế biến lương thực Tân Thạnh | 6.360 | nt |
4 | Nhà máy CB Lương thực Tân Lập-Satake | 20.000 | nt |
5 | Kho Mộc Hóa | 40.000 | nt |
6 | Tổng công ty Lương thực miền Bắc | 50.000 | TCT LT MB |
7 | Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác | 175.000 | UBND Tỉnh |
| 2. Tiền Giang | 250.000 |
|
1 | Chợ Trung tâm nông sản Phú Cường | 5.460 | TCTLT MN |
2 | Nhà máy CB Lương thực Cổ Lịch | 30.000 | nt |
3 | Kho Mỹ Phước | 9.000 | nt |
4 | Kho Mỹ Lợi B | 2.500 | nt |
5 | Kho Bình Đức II | 6.500 | nt |
6 | Kho Hậu Mỹ Trinh | 4.000 | nt |
7 | Nhà máy chế biến gạo Cai Lậy | 20.000 | nt |
8 | Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác | 172.000 | UBND Tỉnh |
| 3. Bến Tre | 5.000 |
|
1 | Xí nghiệp CB lương thực Chợ Thơm | 3.200 | TCTLT MN |
2 | Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác | 1.800 | UBND Tỉnh |
| 4. Vĩnh Long | 50.000 | UBND tỉnh |
| 5. Trà Vinh | 24.000 |
|
1 | XN CB Lương thực Càng Long | 4.000 | TCTLT MN |
2 | Kho Cầu Kè | 20.000 | nt |
3 | Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác | 51.484 | UBND tỉnh |
| 6. Đồng Tháp | 310.000 |
|
1 | Chợ trung tâm NS Thanh Bình | 36.650 | TCTLT MN |
2 | XN CB Lương thực số 2 Cao Lãnh | 30.000 | nt |
3 | XN CB Lương thực Tam Nông | 6.500 | nt |
4 | Kho Tân Dương | 2.730 | nt |
5 | Kho Sông Sáng, Lấp Vò | 12.500 | nt |
6 | Tổng công ty Lương thực MB | 112.00 | TCTLT MB |
7 | Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác | 109.620 | UBND Tỉnh |
| 7. Cần Thơ | 400.000 |
|
1 | Kho Trà Nóc | 33.550 | TCTLT MN |
2 | Kho Thới An, Thốt Nốt | 15.000 | nt |
3 | Kho 363 Bến Bình Đông | 6.000 | nt |
4 | XNCB lương thực Cửu Long | 4.200 | nt |
5 | Chợ gạo tại TP Cần Thơ | 100.000 | nt |
6 | Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác | 241.250 | UBND Tỉnh |
| 8. Hậu Giang | 130.000 |
|
1 | Nhà máy CB Lương thực số 1 Vị Thanh | 15.000 | TCT LT MN |
2 | Chợ gạo Châu Thành | 80.000 | nt |
3 | Kho Long Mỹ | 36.000 | nt |
| 9. Sóc Trăng | 51.000 |
|
1 | Kho lương thực Long Phú Sóc Trăng | 22.500 | TCT LT MN |
2 | Kho ngã 5 Sóc Trăng | 22.000 | nt |
3 | Kho lương thực Xí nghiệp CBLT I Ngã năm | 6.000 | nt |
| 10. An Giang | 450.000 |
|
1 | Nhà máy Chế biến lương thực Phú Hòa | 65.000 | TCT LT MN |
2 | Kho An Giang 8 Tân Châu | 10.000 | nt |
3 | Tổng công ty lương thực MB | 100.000 | TCT LT MB |
4 | Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác | 275.000 | UBND Tỉnh |
| 11. Kiên Giang | 350.000 |
|
1 | XN CB Lương thực XK Vĩnh Thắng | 42.000 | TCT LT MN |
2 | XN CB Lương thực XK Thạnh Hưng | 12.000 | nt |
3 | XN CB Lương thực XK Tân Phú | 7.000 | nt |
4 | Kho Mỹ Thuận, Hòn Đất | 20.000 | nt |
5 | Tổng công ty lương thực MB | 100.000 | TCT LT MB |
6 | Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác | 169.000 | UBND Tỉnh |
| 12. Bạc Liêu | 18.000 |
|
| Kho Ninh Quới | 18.000 | TCT LT MN |
| 13. Thành phố Hồ Chí Minh | 56.000 |
|
| 14. Cà Mau | 18.000 | TCT LT MN |
| Tổng cộng | 2.500.000 |
|
TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG VÀ CẢI TẠO NÂNG CẤP HỆ THỐNG KHO DỰ TRỮ 4 TRIỆU TẤN LÚA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Kèm theo Quyết định số 3242/QĐ-BNN-CB ngày 02/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đơn vị tính: 1000 tấn
TT | Tỉnh/thành phố | Hiện có | Đầu tư mới | Cải tạo nâng cấp | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | |||
Đầu tư mới | Cải tạo nâng cấp | Đầu tư mới | Cải tạo nâng cấp | Đầu tư mới | Cải tạo nâng cấp | |||||
1 | Long An | 150 | 350 | 45 | 105 | 13,5 | 140 | 18 | 105 | 13,5 |
2 | Tiền Giang | 120 | 250 | 40 | 75 | 12 | 100 | 16 | 75 | 12 |
3 | Bến Tre | 6 | 5 | 1,5 | 1,5 | 0,45 | 2 | 0,6 | 1,5 | 0,45 |
4 | Vĩnh Long | 50 | 50 | 15 | - | 4,5 | 50 | 6 | - | 4,5 |
5 | Trà Vinh | 35 | 24 | 10 | 7,2 | 3 | 9,6 | 4 | 7,2 | 3 |
6 | Đồng Tháp | 200 | 310 | 60 | 93 | 18 | 124 | 24 | 93 | 18 |
7 | Cần Thơ | 300 | 450 | 90 | 135 | 27 | 180 | 36 | 135 | 27 |
8 | Hậu Giang | 60 | 130 | 18 | 39 | 5,4 | 52 | 7,2 | 39 | 5,4 |
9 | Sóc Trăng | 17 | 40 | 5 | 12 | 1,5 | 16 | 2 | 12 | 1,5 |
10 | An Giang | 346 | 450 | 115 | 135 | 34,5 | 180 | 46 | 135 | 34,5 |
11 | Kiên Giang | 164 | 350 | 60 | 105 | 18 | 140 | 24 | 105 | 18 |
12 | Bạc Liêu | 15 | 25 | 5 | 7,5 | 1,5 | 10 | 2 | 7,5 | 1,5 |
13 | TP. HCM | 25 | 66 | 5 | 19,8 | 1,5 | 26,4 | 2 | 19,8 | 1,5 |
| Tổng | 1.488 | 2.500 | 469,5 | 735 | 140,85 | 1.030 | 187,8 | 735 | 140,85 |
NHU CẦU VỐN CHO ĐẦU TƯ, CẢI TẠO NÂNG CẤP HỆ THỐNG KHO DỰ TRỮ LÚA 4 TRIỆU TẤN TẠI ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009-2011
(Kèm theo Quyết định số 3242/QĐ-BNN-CB ngày 02/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đơn vị tính: Tích lượng: 1.000 tấn; Kinh phí: triệu đồng
TT | Tỉnh, thành phố | Đầu tư mới | Cải tạo nâng cấp | Tổng kinh phí | Năm 2009 | Năm 2010 | Năm 2011 | |||||
Tích lượng | Kinh phí | Tích lượng | Kinh phí | Xây mới | Cải tạo | Xây mới | Cải tạo | Xây mới | Cải tạo | |||
1 | Long An | 350 | 910.000 | 45 | 22.500 | 932.500 | 273.000 | 6.750 | 364.000 | 9.000 | 273.000 | 6.750 |
2 | Tiền Giang | 250 | 650.000 | 40 | 20.000 | 670.000 | 195.000 | 6.000 | 260.000 | 8.000 | 195.000 | 6.000 |
3 | Bến Tre | 5 | 13.000 | 1,5 | 750 | 13.750 | 3.900 | 225 | 5.200 | 300 | 3.900 | 225 |
4 | Vĩnh Long | 50 | 130.000 | 15 | 7.500 | 137.500 | 39.000 | 2.250 | 52.000 | 3.000 | 39.000 | 2.250 |
5 | Trà Vinh | 24 | 62.400 | 10 | 5.000 | 67.400 | 18.720 | 1.500 | 24.960 | 2.000 | 18.720 | 1.500 |
6 | Đồng Tháp | 310 | 806.000 | 60 | 30.000 | 836.000 | 241.800 | 9.000 | 322.400 | 12.000 | 241.800 | 9.000 |
7 | Cần Thơ | 450 | 1.170.000 | 90 | 45.000 | 1.215.000 | 351.000 | 13.500 | 468.000 | 18.000 | 351.000 | 13.500 |
8 | Hậu Giang | 130 | 338.000 | 18 | 9.000 | 347.000 | 101.400 | 2.700 | 135.200 | 3.600 | 101.400 | 2.700 |
9 | Sóc Trăng | 40 | 104.000 | 5 | 2.500 | 106.500 | 31.200 | 750 | 42.000 | 1.000 | 31.200 | 750 |
10 | An Giang | 450 | 1.170.000 | 115 | 57.500 | 1.227.500 | 351.000 | 17.250 | 468.000 | 23.000 | 351.000 | 17.250 |
11 | Kiên Giang | 350 | 910.000 | 60 | 30.000 | 940.000 | 273.000 | 9.000 | 364.000 | 12.000 | 273.000 | 9.000 |
12 | Bạc Liêu | 25 | 65.000 | 5 | 2.500 | 67.500 | 19.500 | 750 | 26.000 | 1.000 | 19.500 | 750 |
13 | TP. HCM | 66 | 171.600 | 5 | 2.500 | 174.100 | 51.480 | 750 | 68.640 | 1.000 | 51.480 | 750 |
| Tổng cộng | 2.500 | 6.500.000 | 470 | 234.750 | 6.734.750 | 1.950.000 | 70.425 | 2.600.000 | 93.900 | 1.950.000 | 70.425 |
- 1Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 2Nghị định 75/2009/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 3Nghị quyết 48/NQ-CP về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 57/2010/QĐ-TTg về miễn tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng kho dự trữ 4 triệu tấn lúa, ngô, kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 3242/QĐ-BNN-CB năm 2010 phê duyệt Quy hoạch hệ thống dự trữ 4 triệu tấn lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 3242/QĐ-BNN-CB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/12/2010
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra