- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 3Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 4Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 324/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 26 tháng 02 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện công tác Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2016.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 324/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh Ninh Bình)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
Triển khai có hiệu quả công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh. Qua đó đánh giá đầy đủ, toàn diện về tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp về tầm quan trọng, từ đó đưa công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật vào nề nếp, góp phần vào công tác quản lý, điều hành tại địa phương.
2. Yêu cầu:
Đảm bảo việc thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác theo dõi thi hành pháp luật được triển khai đồng bộ, có hiệu quả, trọng tâm trên địa bàn tỉnh; xác định trách nhiệm, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong việc thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật.
II. NỘI DUNG
1. Về quản lý xử lý vi phạm hành chính
a) Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền được phân cấp và ban hành văn bản hành chính để chỉ đạo về công tác xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn.
b) Tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
c) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
d) Tăng cường công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
đ) Thực hiện công tác thống kê về xử lý vi phạm hành chính, báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
2. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
a) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn.
b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
c) Tổ chức theo dõi và đánh giá đầy đủ, toàn diện các nội dung tình hình thi hành pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực và địa phương theo quy định tại Chương I, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, Chương II Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
d) Mở và duy trì chuyên trang, chuyên mục phản ánh tình hình thi hành pháp luật trên cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
đ) Xác định lĩnh vực trọng tâm về theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2016. Trong đó tập trung vào 2 lĩnh vực: Pháp luật về nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công, vùng thường xuyên bị thiên tai (theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp) và việc triển khai Luật Hộ tịch trên địa bàn tỉnh.
e) Điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật:
- Lĩnh vực điều tra, khảo sát: Lĩnh vực pháp luật về nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công, vùng thường xuyên bị thiên tai.
- Nội dung điều tra, khảo sát: Được thực hiện theo quy định tại Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Điều 1, 2, 3, 4, 5 Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Đối tượng được điều tra, khảo sát gồm: Cán bộ công chức liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thi hành pháp luật; Tổ chức, cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
- Phương pháp điều tra, khảo sát được thực hiện thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp. Các hình thức điều tra, khảo sát có thể được thực hiện độc lập hoặc được thực hiện kết hợp, lồng ghép với các hoạt động khác.
- Tổ chức điều tra, khảo sát tại Sở Xây dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, huyện Kim Sơn, huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp.
g) Kiểm tra tình hình thi hành pháp Luật Hộ tịch:
- Nội dung kiểm tra: Được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Điều 1, 2, 3, 4, 5 và Điều 8 Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Tổ chức kiểm tra tại một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố
Có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật của ngành, lĩnh vực, địa phương mình; chủ động thực hiện các nội dung sau:
a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ làm công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
c) Xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật: Căn cứ chức năng nhiệm vụ yêu cầu thực tiễn và định hướng của tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố lựa chọn lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật của ngành, địa phương mình trong năm 2016.
d) Tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và tình hình thi hành pháp luật, khảo sát tình hình thi hành pháp luật đúng quy định.
đ) Xử lý kết quả tình hình thi hành pháp luật về xử lý phạm hành chính và kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật đúng quy định.
e) Xây dựng báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật gửi Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Bộ Tư pháp và UBND tỉnh.
2. Sở Tư pháp
a) Tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP cho đội ngũ cán bộ làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian tổ chức tập huấn: Trong Qúy III/2016
b) Chủ trì, phối hợp và đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Mục II Kế hoạch này; báo cáo UBND tỉnh những kết quả, khó khăn vướng mắc để xem xét, giải quyết. Tổng hợp, báo cáo định kỳ, sơ kết, tổng kết về việc thực hiện công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh để báo cáo Bộ Tư pháp, UBND tỉnh theo quy định.
c) Thành lập Đoàn kiểm tra, khảo sát, thông báo nội dung và lịch kiểm tra, khảo sát theo quy định.
- Thời gian tổ chức, kiểm tra, điều tra, khảo sát: quý II và quý III năm 2016.
Kinh phí thực hiện hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý xử lý vi phạm hành chính được bố trí từ nguồn kinh phí thường xuyên của các cơ quan, đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định.
- 1Quyết định 1745/QĐ-UBND năm 2005 sửa đổi điểm 3, điều 1 Quyết định 540/2005/QĐ-UBND về mức chi cụ thể của chi phí quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2Quyết định 30/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Quyết định 230/QĐ-UBND Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình năm 2016
- 4Quyết định 233/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 1Quyết định 1745/QĐ-UBND năm 2005 sửa đổi điểm 3, điều 1 Quyết định 540/2005/QĐ-UBND về mức chi cụ thể của chi phí quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành
- 2Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 3Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 4Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- 5Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 6Luật Hộ tịch 2014
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Quyết định 30/2015/QĐ-UBND Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 9Quyết định 230/QĐ-UBND Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình năm 2016
- 10Quyết định 233/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Quyết định 324/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện công tác Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2016
- Số hiệu: 324/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/02/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Lê Văn Dung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định