Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3226/QĐ-UBND

Hưng Yên, ngày 19 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Cư trú ngày 29/11/2006;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều ca Luật Cư trú ngày 20/6/2013;

Căn cứ Luật Căn cước công dân ngày 20/11/2014;

Căn cứ Luật Hộ tịch ngày 20/11/2014;

Căn cứ Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18/4/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú;

Căn cứ Nghị quyết số 112/NQ-CP ngày 30/10/2017 của Chính phủ về phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an;

Căn cứ Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tng thđơn giản hóa thủ tục hành chính, giy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Công an: Số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP; số 36/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 quy định về biu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú; số 61/2014/TT-BCA ngày 20/11/2014 quy định về quy trình đăng ký cư trú; số 42/2015/TT-BCA ngày 01/9/2015 quy đnh về công tác tàng thư hồ sơ hộ khu;

Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại: Tờ trình số 1666/TTr-CAT(PC64) ngày 06/9/2017; Báo cáo số 215/BC-CAT(PC64) ngày 05/12/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cư trú trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giám đốc Công an tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nội dung được phê duyệt tại Điều 1 Quyết định này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an (V
11, C72);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;

- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học-Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, NCS.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Phóng

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CƯ TRÚ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3226/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân, đồng thời là một trong những hoạt động của công dân, liên quan mật thiết đến kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Chính vì vậy, Điều 23 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã nêu rõ: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú trong nước....Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Để cụ thể hóa việc cư trú của công dân đã nêu trong Hiến pháp, ngày 29 tháng 11 năm 2006, Quốc hội thông qua Luật Cư trú; ngày 08 tháng 6 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020; ngày 20 tháng 6 năm 2013 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú; ngày 20 tháng 11 năm 2014, Quốc hội thông qua Luật Căn cước công dân và Luật Hộ tịch; tiếp theo, ngày 18 tháng 4 năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Bộ Công an đã ban hành các Thông tư: Số 35/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú và Nghị định số 31/2014/NĐ-CP; số 36/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 quy định về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú; số 61/2014/TT-BCA ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định về quy trình đăng ký cư trú; số 42/2015/TT-BCA ngày 01 tháng 9 năm 2015 quy định về công tác tàng thư hồ sơ hộ khẩu. Ngày 13 tháng 3 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg về việc tăng cường phối hợp triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Qua nghiên cứu các luật, văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, xác định:

1. Quản lý cư trú là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện việc: Đăng ký thường trú; Xóa đăng ký thường trú; Thay đổi nơi thường trú; Cấp sổ hộ khẩu; Tách sổ hộ khẩu; Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; Chuyển hộ khẩu; Xác nhận về việc trước đây công dân đã đăng ký thường trú; Hủy bỏ kết quả đăng ký thường trú trái pháp luật; Đăng ký tạm trú; Cấp sổ tạm trú; Điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú; Xóa tên trong sổ đăng ký tạm trú; Hủy bỏ kết quả đăng ký tạm trú trái pháp luật; Lưu trú, thông báo lưu trú và Khai báo tạm vắng; Thu thập, cập nhật thông tin về dân cư.

Việc thực hiện các mặt công tác quản lý cư trú nêu trên, Luật Cư trú cũng quy định cụ thể về trường hợp, thủ tục, hồ sơ thực hiện tương ứng và đề ra yêu cầu phải thực hiện nghiêm túc, khẩn trương, quản lý chặt chẽ, đặc biệt là việc xây dựng, bảo quản tàng thư hồ sơ hộ khẩu phải chính xác, khoa học để khai thác, sử dụng lâu dài (Từ Điều 9 đến Điều 32 Luật Cư trú).

2. Cơ quan và người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú là cơ quan Công an và cán bộ Công an (Khoản 2 Điều 6 Luật Cư trú).

3. Trách nhiệm của UBND các cấp trong quản lý cư trú là:

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về cư trú; thực hiện quản lý nhà nước về cư trú tại địa phương.

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về cư trú.

- Chỉ đạo, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thực hiện các văn bản luật liên quan đến quản lý cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành tại địa phương.

(Điều 34 Luật Cư trú và Điều 4 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP)

4. Nhà nước đảm bảo ngân sách, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, đầu tư phát triển công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cho hoạt động đăng ký, quản lý cư trú (Khoản 2 Điều 5 Luật Cư trú).

5. Đến năm 2020, cả nước phải hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “Sổ hộ khẩu” và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân. Kết nối cơ sở dữ liệu của các ngành với cơ sở dữ liệu về dân cư để đơn giản hóa thủ tục hành chính.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

Thực trạng công tác đăng ký, quản lý cư trú ở tỉnh ta hiện nay:

1. Về công tác đăng ký, quản lý thường trú

- Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2017, toàn tỉnh có 368.698 hộ, 1.315.312 nhân khẩu đăng ký thường trú (trong đó có 939.414 nhân khẩu từ 14 tuần trở lên) nhưng mới có 232.363 hộ đã được lập hồ sơ hộ khẩu (đạt 63% so với tổng số hộ trong toàn tỉnh).

- Trong số 232.363 hồ sơ hộ khẩu đã lập:

+ 100% hồ sơ chưa được kiểm tra để xác định thông tin về người, hộ đã đầy đủ chưa, có chính xác không và chưa được đánh số thứ tự, sắp xếp theo quy định;

+ 124.150/232.363 hồ sơ (đạt 53% so với tng shồ sơ hộ khẩu đã lập) đã chuyn về Công an huyện, thành phố; số còn lại vẫn để ở các xã, thị trấn;

+ Đã lập được 638.937/939.414 bản khai nhân khẩu của công dân từ 14 tuổi trở lên (đạt 68% so với tổng số người 14 tuổi trở lên);

+ Đã lập được 154.938/232.363 phiếu theo dõi hồ sơ hộ khẩu (đạt 67% so với tng shồ sơ hộ khu đã lập);

(Có thống kê chi tiết s 01 kèm theo)

2. Về công tác đăng ký, quản lý tạm trú

Theo báo cáo của Công an các xã, phường, thị trấn, tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2017, toàn tỉnh có 4.312 hộ, 36.587 nhân khẩu đăng ký tạm trú. Số hộ, nhân khẩu này đều có hồ sơ đăng ký và được lưu tại Công an xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, việc quản lý công tác này còn bị buông lỏng: Công tác chỉ đạo chưa được chú trọng, việc chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký tạm trú của người dân chưa nghiêm; việc kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký, quản lý tạm trú, chấp hành chế độ thông tin, báo cáo của của lực lượng chức năng ở cơ sở chưa được chú trọng thực hiện.

3. Về công tác tiếp nhận thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng

Tính đến ngày 15 tháng 6 năm 2017, toàn tỉnh có 253 điểm tiếp nhận thông báo lưu trú (161 điểm đặt tại Công an xã, phường, thị trn, 92 điểm đặt tại các thôn xóm, khu phố); có 192 nhân khẩu khai báo tạm vắng. Trong 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn tỉnh có 11.633 lượt người thông báo lưu trú.

Trong thời gian qua, công tác này đã được triển khai thực hiện, tuy nhiên chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

4. Về xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Luật Căn cước công dân năm 2014 đã quy định cụ thể việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Chính phủ, Bộ Công an đã ban hành văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị, chưa bắt tay vào xây dựng và nguồn tài liệu chính để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tàng thư hồ sơ hộ khẩu.

5. Về cơ svật chất

- Về diện tích nhà để hồ sơ và phòng làm việc: Hiện nay mới có 8/10 Công an huyện, thành phố bố trí nhà để hồ sơ hộ khẩu với diện tích là 274 m2, 10/10 Công an huyện, thành phố chưa có phòng làm việc dành cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác này. Để bảo đảm đủ diện tích nhà làm việc và nhà để hồ sơ hộ khẩu phục vụ công tác đăng ký, quản lý cư trú, cần tối thiểu 10 phòng làm việc và 10 nhà tàng thư ở 10 Công an huyện, thành phố với diện tích khoảng 1.055m2. Như vậy, diện tích nhà làm việc và nhà để hồ sơ hộ khẩu còn thiếu khoảng 781 m2 (Có thống kê chi tiết s 02 kèm theo).

- Về vật tư, trang thiết bị: Hiện tại Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64), Công an các huyện, thành phố trên toàn tỉnh có 33 giá hồ sơ, 14 tủ hồ sơ, 03 điều hòa, 09 bàn, 27 ghế, 15 quạt, 10 bình phòng cháy chữa cháy và 01 máy vi tính; cơ sở vật chất của Công an xã, phường, thị trấn phục vụ riêng công tác đăng ký, quản lý cư trú cơ bản chưa có. Để quản lý và bảo quản hồ sơ đăng ký, quản lý cư trú theo quy định thì còn thiếu: 195 tủ hồ sơ, 128 giá hồ sơ, 30 điều hòa, 10 máy hút bụi và nhiều thiết bị khác (Có thống kê chi tiết số 03 kèm theo).

- Về sổ sách, biểu mẫu: Thông tư số 36/2014/TT-BCA ngày 09 tháng 9 năm 2014 quy định có 16 loại tài liệu, biểu mẫu phải in và dùng trong công tác đăng ký, quản lý cư trú. Hàng năm, các loại biểu mẫu này phải in và dùng với số lượng lớn (Có thng kê chi tiết số 04 kèm theo).

6. Về đội ngũ cán bộ

- Đối với lực lượng Công an chính quy (gồm Công an phường và Công an các huyện, thành phố): Hiện bố trí 75 cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú. Theo báo cáo của Công an huyện, thành phố hiện còn thiếu 14 cán bộ làm công tác này và chất lượng cán bộ làm công tác quản lý cư trú tại Công an các huyện chưa đáp ứng yêu cầu đề ra: Trình độ chuyên môn còn hạn chế, ý thức trách nhiệm với công việc chưa cao.

- Đối với lực lượng Công an xã, thị trấn: Hiện có 1.357 Công an xã, trong đó có 149 Trưởng Công an xã; 216 Phó Trưởng Công an xã, thị trấn và 992 Công an viên.

Về cơ bản số lượng Công an xã đã được đảm bảo theo quy định, tuy nhiên ở những xã, thôn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự có thêm 01 Phó Trưởng Công an xã phụ trách công tác quản lý cư trú do công chức Tư pháp-Htịch xã kiêm, 01 Công an viên do Bí thư Đoàn hoặc Phó thôn kiêm, do kiêm nhiệm nhiều việc nên chất lượng hoạt động chưa cao. Đa sCông an xã chưa được tập huấn chuyên sâu về công tác đăng ký, quản lý cư trú nên hoạt động trong lĩnh vực này kém hiệu quả.

III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

Những năm qua, công tác đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn toàn tỉnh đã được cấp ủy, chính quyền, Công an các cấp quan tâm chỉ đạo, thực hiện nên đã đạt được một số kết quả như đã nêu ở phần trên. Tuy nhiên, so với quy định của pháp luật vẫn còn một khối lượng công việc lớn chưa được thực hiện và có một số tồn tại, hạn chế, đó là:

1. Công tác quản lý Nhà nước về cư trú nhiều cơ sở chưa được thực hiện đầy đủ, đúng quy định của pháp luật nên hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế; số liệu thống kê về dân số giữa các cơ quan, ngành liên quan như: Công an, Tư pháp, Thống kê, Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Y tế, Bảo hiểm,... chưa thống nhất, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước và việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Quá trình thực hiện các mặt công tác quản lý cư trú còn nhiều sơ hở, thiếu sót, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự và phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

2. Công tác lập hồ sơ hộ khẩu, xây dựng tàng thư hồ sơ hộ khẩu đạt kết quả thấp, tiến độ thực hiện chậm; chưa kiểm tra, xác định được những thông tin cơ bản về một người, một hộ là đầy đủ, chính xác, làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên chưa phục vụ được nhiều nhu cầu chính đáng của nhân dân, của cơ quan, tổ chức và yêu cầu phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự cũng như phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3. Do nhiều bất cập trong tổ chức thực hiện đăng ký, quản lý cư trú nên việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính còn chậm, nhiều lúc chưa phục vụ kịp thời nhu cầu chính đáng, có nơi còn gây phiền hà cho tổ chức, công dân.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là do chưa có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ của một số cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan ở cơ sở. Việc bố trí con người, đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác này chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác tuyên truyền chưa thực hiện thường xuyên, hiệu quả chưa cao.

Từ những quy định của pháp luật và thực trạng tình hình quản lý cư trú của tỉnh đã nêu trên, cùng với dự báo sự phát triển về kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa của tỉnh diễn ra tương đối nhanh sẽ dẫn đến sự biến động về nhân, hộ khẩu trên địa bàn toàn tỉnh diễn ra nhiều hơn, thường xuyên hơn... Do vậy, để nhanh chóng đưa công tác đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh ta được thực hiện đúng quy định của pháp luật, đi vào nề nếp, xây dựng và nâng cao chất lượng tàng thư hồ sơ hộ khẩu, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013- 2020, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương và nhu cầu chính đáng của nhân dân, tổ chức xã hội... UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Đề án: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cư trú trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025” nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nhân lực, kinh phí tương xứng cho công tác này.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, YÊU CẦU

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đảm bảo công tác quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh được thực hiện đúng theo quy định của Luật Cư trú, Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, góp phần đảm bảo an ninh trật tự phục vụ nhu cầu chính đáng của tổ chức, công dân và sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến hết năm 2018, củng cố, bổ sung, hoàn thiện các điểm tiếp nhận lưu trú; đăng ký thường trú, tạm trú trên địa bàn toàn tỉnh. Đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ hộ khẩu, thu thập thông tin về dân cư; kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ hộ khẩu đã được lập.

2.2. Đến hết năm 2019, lập xong hồ sơ hộ khẩu với những hộ chưa lập hồ sơ hộ khẩu; tiếp tục kiểm tra, hoàn thiện số hồ sơ hộ khẩu đã được lập; thu thập thông tin về dân cư.

2.3. Đến năm 2020, hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung và thu thập thông tin về dân cư. Xây dựng xong tàng thư hồ sơ hộ khẩu hiện hành đảm bảo đúng quy định, làm cơ sở để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

2.4. Từ năm 2021 đến năm 2025, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đăng ký, quản lý cư trú, phục vụ hiệu quả việc triển khai Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư. Tiếp tục duy trì công tác đăng ký, quản lý cư trú đúng quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành.

II. YÊU CẦU

1. Tạo sự chuyển biến rõ nét cả về nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, các ngành, các tổ chức và công dân trong công tác đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật.

2. Nâng cao chất lượng công tác đăng ký, quản lý cư trú gắn liền với việc không ngừng cải cách hành chính trong công tác này.

3. Bố trí kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công tác đăng ký, quản lý cư trú và phục vụ nhu cầu chính đáng của tổ chức, công dân.

Phần thứ ba

NỘI DUNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

A. GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

I. ĐY MẠNH CÔNG TÁC TUYÊN TRUYN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1. Các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể; thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện thường xuyên chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú để mọi người hiểu, đồng thuận và chủ động thực hiện nghiêm túc.

Thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục cán bộ, người làm công tác đăng ký, quản lý cư trú nắm vững nội dung, thủ tục đăng ký, quản lý cư trú; thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai các quy định, thủ tục hành chính về đăng ký, quản lý cư trú và các thông tin liên quan để hướng dẫn nhân dân, thực hiện thuận tiện, đúng quy định, không gây phiền hà cho tổ chức, công dân khi thực hiện các mặt công tác đăng ký, quản lý cư trú theo quy định.

2. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên, Báo Hưng Yên, Đài Truyền thanh các huyện, thành phố và cơ sở tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về công tác đăng ký, quản lý cư trú và những gương người tốt, việc tốt trong công tác này.

3. Hàng năm, Sở Tư pháp tham mưu cho Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật Cư trú, Luật Căn cước công dân, Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành vào kế hoạch công tác năm của Hội đồng để triển khai thực hiện.

4. Công an tỉnh phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố công khai, cụ thể hóa những điều cần biết về các mặt công tác đăng ký, quản lý cư trú trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, huyện, thành phố đmọi tổ chức, công dân có điều kiện khai thác, tìm hiu và thực hiện.

II. TĂNG CƯỜNG LỰC LƯỢNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, NGƯỜI TRỰC TIP THỰC HIỆN CÁC MẶT CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ CƯ TRÚ

1. Căn cứ tình hình thực tế và lộ trình thực hiện Đề án, UBND huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn phải tăng cường lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách làm công tác đăng ký, quản lý cư trú ở các điểm tiếp dân của xã, phường, thị trấn, các điểm thông báo lưu trú ở các khu dân cư đảm bảo đủ lực lượng thực hiện công tác này ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi nht cho tổ chức, công dân thực hiện các quy định về cư trú.

2. Công an tỉnh sớm kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác đăng ký, quản lý cư trú từ tỉnh đến huyện, thành phố; hướng dẫn UBND huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tăng cường lực lượng làm công tác đăng ký, quản lý cư trú ở cơ sở. Đồng thời có kế hoạch thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng trực tiếp làm công tác đăng ký, quản lý cư trú từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo 100% cán bộ làm công tác đăng ký, quản lý cư trú đều thông thạo công việc.

III. RÀ SOÁT, BSUNG, CHẤN CHỈNH CÁC ĐIỂM THÔNG BÁO LƯU TRÚ

1. UBND huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn rà soát các điểm thông báo lưu trú tại cơ sở; bổ sung thêm các điểm thông báo lưu trú ở những khu dân cư mới hình thành, những cơ quan, doanh nghiệp mới đi vào hoạt động...; chấn chỉnh các điểm hiện có về: Người tiếp nhận thông báo lưu trú, sổ sách ghi chép, chế độ thông tin báo cáo...; tổ chức thông báo công khai cho nhân dân biết để thực hiện; giao trách nhiệm tổ chức quản lý hoạt động của các điểm thông báo này cho UBND xã, phường, thị trấn, thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp.

2. Công an tỉnh chỉ đạo Công an huyện, thành phố, Công an xã, phường, thị trấn tham mưu, phục vụ UBND huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tổ chức công tác tiếp nhận thông báo lưu trú có hiệu quả; định kỳ có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người tiếp nhận thông báo lưu trú; tổ chức tốt việc tiếp nhận, báo cáo kết quả lưu trtừ cơ sở về tỉnh. Năm 2018 phải củng cố xong công tác này trong phạm vi toàn tỉnh.

IV. CỦNG CỐ, CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ THƯỜNG TRÚ, TẠM TRÚ TẠI CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN

1. UBND huyện, thành phố có kế hoạch chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát và có biện pháp chấn chỉnh công tác tổ chức đăng ký thường trú, tạm trú về: Địa điểm tiếp dân, cơ sở vật chất, cán bộ tiếp dân, việc niêm yết các quy định, lịch tiếp dân...đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho nhân dân và quản lý tốt công tác này ở địa phương.

2. Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền các cấp về công tác này; đề xuất việc cấp kinh phí hỗ trợ cho cơ sở, nhất là về tủ, giá đựng tài liệu, biểu mẫu hồ sơ, sổ sách; thường xuyên bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra, chấn chỉnh công tác đăng ký cư trú ở cơ sở. Năm 2018 phải chấn chỉnh xong và đưa công tác đăng ký thường trú, tạm trú vào nề nếp.

V. ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ LẬP, HOÀN THIỆN HỒ SƠ HỘ KHẨU ĐẢM BẢO ĐẦY ĐỦ, CHÍNH XÁC CÁC THÔNG TIN TRONG HỒ SƠ HỘ KHẨU; TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THÀNH TÀNG THƯ HỒ SƠ HỘ KHẨU; THU THẬP THÔNG TIN DÂN CƯ

1. UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn bố trí địa điểm và cử cán bộ tham gia thực hiện để Công an các huyện, thành phố tiếp tục triển khai việc lập hồ sơ hộ khẩu đối với các hộ chưa lập hồ sơ; kiểm tra, xác minh, hoàn thiện hồ sơ hộ khẩu đã được lập trước đây, thu thập thông tin dân cư theo kế hoạch của Công an tỉnh.

2. Công an tỉnh căn cứ thực trạng tình hình nhân khẩu, hộ khẩu và chức năng, nhiệm vụ để xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất (nhà để hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu) và chương trình triển khai việc tiếp tục lập, hoàn thiện hồ sơ hộ khẩu, thu thập thông tin dân cư theo hướng: Kế hoạch phải đề ra chỉ tiêu cụ thể trong từng năm, ở từng huyện, thành phố về việc lập hồ sơ hộ khẩu mới, kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ đã lập, sắp xếp hồ sơ đã hoàn thiện, thu thập thông tin dân cư để đến hết năm 2020 hoàn thành xong việc lập hồ sơ hộ khẩu, tàng thư hồ sơ hộ khẩu và thu thập xong thông tin về dân cư theo quy định ở 10/10 huyện, thành phố trong tỉnh.

3. Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch như: Đăng ký khai sinh; đăng ký lại khai sinh; đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung thông tin hộ tịch; ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,...

Cơ quan Công an có trách nhiệm thực hiện việc điều chỉnh thông tin về công dân khi có căn cứ xác định thông tin về công dân chưa chính xác hoặc có sự thay đổi, theo quy định của Luật Cư trú, Luật Căn cước công dân và Luật Hộ tịch. Căn cứ để điều chỉnh là Giấy khai sinh (Giấy khai sinh cấp ln đầu hoặc giấy khai sinh đăng ký lại) hoặc quyết định được phép thay đổi, cải chính hộ tịch hoặc trích lục thay đổi, cải chính hộ tịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch. Trong trường hợp cụ thể, nếu lực lượng Công an có căn cứ xác định việc cấp giấy khai sinh hoặc quyết định được phép thay đổi, cải chính hộ tịch hoặc trích lục thay đổi, cải chính hộ tịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch chưa phù hợp thì kiến nghị, trao đi với Sở Tư pháp đgiải quyết.

VI. THƯỜNG XUYÊN KIỂM TRA, CHẤN CHỈNH; ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM SƠ KẾT, TỔNG KẾT CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƯ TRÚ

1. Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên nắm tình hình, hướng dẫn kịp thời việc thực hiện các mặt công tác đăng ký, quản lý cư trú, nhất là ở xã, phường, thị trấn, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp. Định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh những tồn tại, thiếu sót trong công tác này. Chủ động tham mưu chính quyền các cấp sơ kết, tổng kết nhằm chỉ ra những mặt ưu, khuyết điểm, đề ra phương hướng triển khai thực hiện trong thời gian tiếp theo, đưa công tác này vào nề nếp.

2. Hàng năm UBND các xã, phường, thị trấn báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện các mặt công tác này tại địa phương và đra những việc làm cụ thể cho năm tiếp theo.

B. GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú với nội dung và hình thức phù hợp; nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ, người trực tiếp thực hiện các mặt công tác đăng ký, quản lý cư trú; ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tàng thư hồ sơ hộ khu, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; duy trì công tác đăng ký, quản lý cư trú đúng quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành; thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, định kỳ sơ kết, tổng kết công tác quản lý cư trú, kịp thời chấn chỉnh những tn tại, hạn chế, đưa công tác này đi vào nề nếp.

Phần thứ tư

NGUỒN VỐN, HẠNG MỤC, KINH PHÍ ĐẦU TƯ

A. NGUỒN VN

Huy động từ ngân sách Trung ương (Bộ Công an) và ngân sách của UBND tỉnh.

B. HẠNG MỤC ĐẦU TƯ

I. GIAI ĐOẠN 2018- 2020

1. Hạng mục đầu tư thuộc vốn ngân sách Bộ Công an

Dự kiến khoảng 3.355.000.000 đồng (Ba tỷ ba trăm năm mươi lăm triệu đồng).

Căn cứ các hạng mục cn đầu tư, Công an tỉnh đề xuất Bộ Công an cấp:

- 50% kinh phí để trang bị cơ sở vật chất cấp cho Công an các huyện, thành phố và PC64 Công an tỉnh gồm: Giá hồ sơ, tủ hồ sơ, điều hòa, máy hút bụi, bàn, ghế, quạt, bình PCCC, tủ phích hộ, máy vi tính và máy in dự kiến khoảng 1.345.000.000 đồng;

- 50% kinh phí in tài liệu, biểu mẫu phục vụ công tác lập, hoàn thiện hồ sơ hộ khẩu của 100% hộ trên địa bàn tỉnh; đổi sổ hộ khẩu; củng cố hệ thống ssách của Công an huyện, thành phố, Công an xã, phường, thị trấn dự kiến khoảng 2.010.000.000 đồng.

2. Hạng mục đầu tư thuộc vốn ngân sách của UBND tỉnh

Ngân sách của UBND tỉnh phục vụ thực hiện Đề án là: 16.996.086.140 đồng (Mười sáu tỷ chín trăm chín mươi sáu triệu không trăm tám mươi sáu nghìn một trăm bn mươi đồng), hạng mục và tiến độ bố trí như sau:

2.1. Năm 2018: Kinh phí là 4.531.549.275 đồng cụ thể:

- Kinh phí Hội nghtriển khai Đề án: 33.000.000 đồng;

- Kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền: 200.000.000 đồng;

- Kinh phí Hội nghị tập huấn tại 10 huyện, thành phố: 355.000.000 đồng;

- 20% kinh phí in tài liệu, biểu mẫu phục vụ công tác lập, hoàn thiện hồ sơ hộ khẩu của 100% hộ trên địa bàn tỉnh; đổi sổ hộ khẩu; củng cố hệ thống sổ sách của Công an huyện, thành phố, Công an xã, phường, thị trấn dự kiến khoảng 400.344.700 đồng;

- Kinh phí xây dựng phòng làm việc và nhà tàng thư hồ sơ hộ khu (Công an huyện Ân Thi, Phù Cừ và Tiên Lữ): 1.920.454.575 đồng;

- Kinh phí mua vật tư trang thiết bị gồm tủ hồ sơ, máy vi tính và máy in, bàn ghế máy vi tính (cho các xã, thị trấn của huyện Ân Thi, Phù Cừ): 732.900.000 đồng;

- Kinh phí chi bồi dưỡng cho cán bộ làm ngoài giờ, cán bộ không chuyên ở cơ sở: 800.000.000 đồng;

- Kinh phí phục vụ Hội nghị sơ kết: 32.250.000 đồng;

- Kinh phí chi cho công tác quản lý, điều hành Đề án: 57.600.000 đồng.

2.2. Năm 2019: Kinh phí là 6.068.158.400 đồng, cụ thể:

- Kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền: 200.000.000 đồng;

- 50% kinh phí in tài liệu, biểu mẫu phục vụ công tác lập, hoàn thiện hsơ hộ khẩu của 100% hộ trên địa bàn tỉnh; đổi sổ hộ khẩu; củng cố hệ thống sổ sách của Công an huyện, thành phố, Công an xã, phường, thị trấn dự kiến khoảng 1.000.875.200 đồng;

- Kinh phí xây dựng phòng làm việc và nhà tàng thư hồ sơ hộ khu của Công an huyện Mỹ Hào và Yên Mỹ: 1.181.818.200 đồng;

- Kinh phí mua vật tư trang thiết bị gồm tủ hồ sơ, máy vi tính và máy in, bàn ghế máy vi tính (cho các xã, thị trấn của huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ và Tiên Lữ): 942.300.000 đồng;

- 50% kinh phí để trang bị cơ sở vật chất cấp cho Công an các huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ, Ân Thi, Phù Cừ và Tiên Lữ, gồm: Giá hồ sơ, tủ hồ sơ, điều hòa, máy hút bụi, bàn, ghế, quạt, bình PCCC, tủ phích hộ, máy vi tính và máy in dự kiến khoảng 685.565.000 đồng;

- Kinh phí chi bồi dưỡng cho cán bộ làm ngoài giờ, cán bộ không chuyên ở cơ sở: 2.000.000.000 đồng;

- Kinh phí chi cho công tác quản lý, điều hành Đề án: 57.600.000 đồng.

2.3. Năm 2020: Kinh phí là 6.396.378.465 đồng, cụ thể:

- Kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền: 200.000.000 đồng;

- 30% kinh phí in tài liệu, biểu mẫu phục vụ công tác lập, hoàn thiện hồ sơ hộ khẩu của 100% hộ trên địa bàn tỉnh; đổi sổ hộ khẩu; củng cố hệ thống sổ sách của Công an huyện, thành phố, Công an xã, phường, thị trấn dự kiến khoảng 600.329.800 đồng;

- Kinh phí xây dựng, sa chữa, bổ sung phòng làm việc và nhà tàng thư hồ sơ hộ khẩu của Công an huyện Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, Văn Lâm và Thành phố Hưng Yên: 1.861.363.665 đồng;

- Kinh phí mua vật tư trang thiết bị gồm tủ hồ sơ, máy vi tính và máy in, bàn ghế máy vi tính (cho các xã, thị trấn của huyện Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, Văn Lâm và Thành phố Hưng Yên): 1.696.140.000 đồng;

- 50% kinh phí để trang bị cơ sở vật chất cấp cho PC64 Công an tỉnh và Công an các huyện Khoái Châu, Văn Giang, Kim Động, Văn Lâm, Thành phố Hưng Yên, gồm: Giá hồ sơ, tủ hồ sơ, điều hòa, máy hút bụi, bàn, ghế, quạt, bình PCCC, tủ phích hộ, máy vi tính và máy in dự kiến khoảng 656.445.000 đồng;

- Kinh phí chi bồi dưỡng cho cán bộ làm ngoài giờ, cán bộ không chuyên ở cơ sở: 1.200.000.000 đồng;

- Kinh phí chi cho công tác quản lý, điều hành Đề án: 57.600.000 đồng;

- Kinh phí phục vụ Hội nghị tổng kết: 124.500.000 đồng.

3. Kinh phí đầu tư

3.1. Kinh phí đầu tư của Bộ Công an và UBND tỉnh cấp cho Công an tỉnh được duyệt cấp vào kinh phí thường xuyên hàng năm của Công an tỉnh.

3.2. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan lập dự toán cụ thể các hạng mục thuộc nguồn vốn từ ngân sách tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời chủ động lập dự toán đề xuất kinh phí các hạng mục thuộc nguồn vốn ngân sách Bộ Công an báo cáo Bộ Công an duyệt, cấp.

II. GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Trên cơ sở tổng kết giai đoạn 2018 - 2020 và tình hình thực tế, giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan lập dự toán cụ thể các hạng mục phải đầu tư kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt.

Phần thứ năm

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Căn cứ nhiệm vụ được phân công trong Đề án, hàng năm các sở, ngành, UBND huyện, thành phố có kế hoạch triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh).

Căn cứ báo cáo đề xuất của Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Đề án đảm bảo đúng tiến độ.

II. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Đề án. Định kỳ hàng năm (trước 31/12) báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp đảm bảo tiến độ thực hiện Đề án trong năm tiếp theo.

Quá trình tổ chức thực hiện Đề án có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo và đề xuất UBND tỉnh biện pháp giải quyết (qua Công an tnh để tổng hợp)./.

 

Phụ lục số 01

THỐNG KÊ SỐ LIỆU

Kết quả công tác đăng ký thường trú và lập hồ sơ hộ khẩu
(B
an hành kèm theo Quyết định số 3226/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên)

Tên đơn vị

Tổng shộ đăng ký thường trú

Tổng số nhân khẩu

Nhân khẩu từ 14 tuổi trở lên

Shộ đã lập hồ sơ

Hồ sơ đã mang về Công an huyện

Shồ sơ còn để Công an xã

Hồ sơ đã lập phiếu HK06

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Số hồ sơ

Tỷ lệ (%)

Shồ sơ

Tỷ lệ (%)

Công an huyện Văn Giang

31.221

115.205

84.316

18.572

59

12.634

68

5938

18.570

100

Công an huyện Văn Lâm

32.270

121.918

81.273

31.790

98

25.517

80

6.273

25.564

80

Công an huyện Mỹ Hào

32.681

109.025

80.586

26.618

81

18.071

68

8.547

9.725

36

Công an huyện Yên Mỹ

42.983

155.026

105.849

17.929

42

7.041

39

10.888

12.777

71

Công an huyện Khoái Châu

61.752

214.151

150.620

38.306

62

6.261

16

32.045

38.306

100

Công an huyện Ân Thi

42.764

149.243

104.782

13.713

32

2.985

22

10.728

13.713

100

Công an huyện Phù Cừ

26.075

96.427

71.977

13.195

51

0

0

13.195

13.020

99

Công an huyện Tiên Lữ

26.285

103.396

80.861

16.158

61

2.546

16

13.612

12.706

79

Công an huyện Kim Động

37.282

128.174

94.903

21.124

57

14.137

67

6.987

10.557

50

Công an TP Hưng Yên

35.385

122.747

84.247

34.958

99

34.958

100

0

0

0

Tổng

368.698

1.315.312

939.414

232.363

63

124.150

53

108.213

154.938

67

 

Phụ lục số 02

THỐNG KÊ SỐ LIỆU

Diện tích Nhà cần có phục vụ công tác quản lý cư trú
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3226/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên)

- Đến ngày 15/11/2013, tổng số hộ trong toàn tnh là: 326.131 hộ; đến ngày 15/6/2017, tổng số hộ trong toàn tỉnh là: 368.698 hộ. Như vậy, trong gần 04 năm, tổng số tăng 42.567 hộ. Dự kiến đến hết năm 2020, tổng shộ trong toàn tỉnh tăng khoảng 31.302 hộ, lên thành 400.000 h.

- Qua thực tế việc sắp xếp hồ sơ hộ khẩu tại Công an TP Hưng Yên: 01 giá hồ sơ có chiều dài 1,985 m, rộng 0,450 m và cao 02 m để được 3.200 hồ sơ, cần diện tích là 05 m2. Theo quy định, hồ sơ của các xã, phường, thị trn phải được sp xếp riêng và có khoảng trống phục vụ việc bổ sung hồ sơ sau này, nên dự kiến trang bị mỗi xã, phường, thị trấn 01 giá để hồ sơ.

Vậy, việc dự kiến cụ thể như sau:

Stt

Tên đơn vị

Tổng số xã, phường, thị trấn

Tổng số hộ hiện có

Tổng số hộ dự kiến đến 2020

Diện tích nhà cần có (nhà tàng thư và nhà làm việc)

Diện tích nhà hiện có (m2)

Diện tích còn thiếu

Ghi chú

Diện tích nhà để tàng thư (m2)

Diện tích phòng làm việc của CBCS (m2)

1

Công an TP Hưng Yên

17

35.385

38.374

110

85

0

25

 

2

Công an huyện Khoái Châu

25

61.752

67.073

150

85

40

25

 

3

Công an huyện Văn Lâm

11

32.270

35.076

80

15

40

25

 

4

Công an huyện Mỹ Hào

13

32.681

35.358

90

15

50

25

 

5

Công an huyện Kim Động

17

37.282

40.450

110

30

55

25

 

6

Công an huyện Yên M

17

42.983

46.497

110

15

70

25

 

7

Công an huyện Tiên Lữ

15

26.285

28.379

100

14

61

25

 

8

Công an huyện Văn Giang

11

31.221

33.838

80

15

40

25

 

9

Công an huyện Ân Thi

21

42.764

46.544

130

0

105

25

 

10

Công an huyện Phù Cừ

14

26.075

28.411

95

0

70

25

 

Tổng số

161

368.698

400.000

1055

274

531

250

 

 

Phụ lục số 03

THỐNG KÊ SỐ LIỆU

Vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý cư trú
(Ban hành kèm theo Quyết định số
3226/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên)

STT

Tên đơn vị

Giá hồ Sơ

Tủ hồ sơ

Điều hòa

Máy hút bi

Bàn

Ghế

Quạt

Bình PCCC

Tủ phích hộ

Máy vi tính

Hiện sử dng

Còn thiếu

Hiện sử dng

Còn thiếu

Hiện sử dng

Còn thiếu

Hiện sử dng

Còn thiếu

Hiện sử dng

Còn thiếu

Hiện sử dng

Còn thiếu

Hiện sử dng

Còn thiếu

Hiện sử dng

Còn thiếu

Hiện sử dng

Còn thiếu

Hiện sử dng

Còn thiếu

1

CAH Văn Giang

2

9

0

3

1

2

0

1

1

2

6

0

2

2

2

3

0

4

0

2

2

CAH Văn Lâm

2

9

0

3

1

3

0

1

1

2

2

4

1

4

0

5

0

4

0

2

3

CAH Mỹ Hào

1

12

0

3

0

3

0

1

1

2

2

4

1

5

2

3

0

4

0

2

4

CAH Yên Mỹ

1

16

1

3

0

3

0

1

1

2

3

3

1

6

1

4

0

4

0

2

5

CAH Ân Thi

2

19

1

3

0

3

0

1

0

3

0

6

1

7

0

5

0

4

0

2

6

CAH Phù Cừ

2

12

0

3

0

3

0

1

0

3

0

6

0

5

2

3

0

4

0

2

7

CAH Tiên Lữ

1

14

1

3

0

3

0

1

1

2

3

3

1

5

0

5

0

4

0

2

8

CAH Kim Động

3

14

0

3

0

3

0

1

1

2

4

2

1

4

0

5

0

4

0

2

9

CAH Khoái Châu

2

23

0

5

0

3

0

1

1

4

2

8

3

3

3

2

0

6

0

3

10

CATP Hưng Yên

17

0

0

3

0

2

0

1

2

1

5

1

4

1

0

5

0

4

0

3

11

CA xã, phường, thị trấn

0

0

0

161

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

161

12

PC64

0

0

3

2

1

2

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1

2

Tổng số

33

128

14

195

3

30

0

10

9

23

27

37

15

42

10

40

0

42

1

185

Ghi chú:

1. Giá để hồ sơ loại 02 khoang, sử dụng 02 mặt, 04 tầng, kích thước 1,985m x 0,45m x 2m.

2. Căn cứ vào diện tích nhà cần có thì trong tổng số 30 chiếc điều hòa cần trang bị có 23 chiếc loại 12.000 BTU và 07 chiếc loại 18.000 BTU (CATP: 2; CAAT: 3; PC64: 2)

 

Phụ lục số 04

THỐNG KÊ SỐ LIỆU

Sổ sách, biểu mẫu phục vụ công tác quản lý cư trú
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3226/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh Hưng Yên)

Stt

Tên tài liệu, biểu mẫu

Cần có

Trung bình 01 năm cần có

Ghi chú

1

Bản khai nhân khẩu dành cho NK 14 tuổi trở lên (HK01)

1.111.000 (tờ)

370.333 (tờ)

 

2

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu (HK02)

322.000 (tờ)

10.733 (tờ)

 

3

Phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu (HK03)

161.000 (tờ)

53.667 (tờ)

 

4

Phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu (HK 04)

3.220 (quyển)

1.074 (tờ)

 

5

Phiếu khai báo tạm vắng (HK05)

805 (quyển)

269 (quyển)

 

6

Phiếu theo dõi hồ sơ hộ khẩu (HK 06)

440.000 (tờ)

146.667 (tờ)

 

7

Giấy chuyển hộ khẩu (HK07)

1.610 (quyển)

537(quyển)

 

8

Sổ hộ khẩu (HK08)

200.000 (quyển)

66.667 (quyển)

 

9

Sổ tạm trú (HK 09A)

20.000 (quyển)

6.667 (quyển)

 

10

Sổ tạm trú (HK09B)

40.000 (quyển)

13.334 (quyển)

 

11

Sổ theo dõi giải quyết hộ khẩu (HK10)

1.610 (quyển)

537 (quyển)

 

12

Sổ đăng ký thường trú (HK11)

6.440 (quyển)

2.147 (quyển)

 

13

Sổ đăng ký tạm trú (HK12)

805 (quyển)

269 (quyển)

 

14

Sổ tiếp nhận lưu trú (HK13)

1.610 (quyển)

537 (quyển)

 

15

Túi hồ sơ hộ khẩu (HK14)

440.000 (túi)

146.667 (túi)

 

16

Thống kê tình hình, kết quả đăng ký, quản lý cư trú (HK15)

20.000 (tờ)

6.667 (tờ)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 3226/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về cư trú trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025

  • Số hiệu: 3226/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 19/12/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
  • Người ký: Nguyễn Văn Phóng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/12/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản