Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 03 tháng 01 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHI TIẾT PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 16/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình;
Căn cứ Quyết định số 2826/QĐ-UBND ngày 17/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn đối ứng ODA, NGO; vốn quy hoạch; kinh phí giám sát đánh giá đầu tư năm 2014;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 509/TTr-SKHĐT ngày 26/12/2013, của Sở Giao thông Vận tải tại Tờ trình số 151/TTr-SGTVT ngày 16/12/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Tên dự án: Quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
II. Cơ quan lập quy hoạch: Sở Giao thông Vận tải Thái Bình.
III. Phạm vi và thời kỳ lập quy hoạch:
- Phạm vi nghiên cứu, lập quy hoạch: Trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Thời kỳ lập quy hoạch: Quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
IV. Mục tiêu, yêu cầu của dự án quy hoạch:
1. Mục tiêu:
- Quy hoạch đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đảm bảo phát huy tối đa tiềm năng vận tải đường thủy của tỉnh và kết nối đồng bộ, hiệu quả với các phương thức vận tải khác.
- Làm cơ sở cho việc lập dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, mua sắm phương tiện, quản lý vận hành... phục vụ vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
- Đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải, giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam, quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Phát triển theo hướng hiện đại, bền vững trên cơ sở ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác, đặc biệt là vận tải đường bộ, vận tải biển để phát huy tối đa hiệu quả của toàn hệ thống giao thông.
V. Sản phẩm của dự án quy hoạch: Báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt, báo cáo chuyên đề, hệ thống bản đồ, đĩa CD lưu tài liệu quy hoạch...
VI. Tiến độ thực hiện: Từ tháng 12/2013 đến tháng 6/2014.
VII. Nội dung nghiên cứu:
1. Phần mở đầu: Nêu sự cần thiết phải lập quy hoạch; căn cứ pháp lý; mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch; kết cấu của báo cáo quy hoạch.
2. Phần thứ nhất: Phân tích đặc điểm các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình. Bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
2.1. Đặc điểm các yếu tố tự nhiên và xã hội tỉnh Thái Bình: Tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố về tự nhiên và xã hội của tỉnh có tác động trực tiếp đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa (như vị trí địa lý, đặc điểm địa hình, hệ thống sông ngòi, khí tượng thủy văn, dân cư...).
2.2. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011- 2013 và phương hướng phát triển đến năm 2020.
3. Phần thứ hai: Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình.
3.1. Tổng quan về hệ thống giao thông vận tải tỉnh Thái Bình.
3.2. Hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình: Tập trung phân tích, đánh giá khối lượng vận tải, hệ thống phương tiện vận chuyển; hệ thống tuyến, luồng vận tải đường thủy nội địa; hệ thống cảng, bến đường thủy nội địa; công nghiệp sửa chữa, đóng mới phương tiện đường thủy nội địa; sự phối hợp giữa mạng lưới vận tải đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác; tình hình quản lý, khai thác, vận hành mạng lưới giao thông vận tải đường thủy nội địa.
3.3. Đánh giá những mặt đạt được, những tồn tại và nguyên nhân.
4. Phần thứ ba: Quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
4.1. Dự báo các yếu tố tác động:
- Định hướng quy hoạch giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam, quy hoạch chi tiết hệ thống cảng đường thủy nội địa phía Bắc đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Đinh hướng quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Thái Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Dự báo nhu cầu vận tải đường thủy nội địa.
4.2. Luận chứng các phương án quy hoạch: Nghiên cứu xây dựng 2-3 phương án quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; luận chứng lựa chọn phương án phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển chung và khả năng huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch.
4.3. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch: Xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn 2014-2015, 2016-2020, định hướng đến năm 2030.
4.4. Phương hướng quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Phương hướng phát triển vận tải.
- Phương hướng phát triển đội tàu.
- Phương hướng phát triển hệ thống kết cấu hạng tầng: Tuyến vận tải; hệ thống cảng, bến đường thủy nội địa; công nghiệp sửa chữa, đóng mới phương tiện đường thủy nội địa.
- Phương hướng sử dụng đất phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội.
- Phương hướng quản lý, khai thác.
5. Phần thứ tư: Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch.
5.1. Giải pháp phát triển vận tải.
5.2. Giải pháp phát triển đội tàu, công nghiệp sửa chữa và đóng mới phương tiện.
5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, đảm bảo kết nối với các phương thức vận tải khác.
5.4. Giải pháp đảm bảo an toàn giao thông.
5.5. Giải pháp bảo vệ môi trường.
5.6. Giải pháp về nguồn nhân lực.
5.7. Giải pháp về khoa học công nghệ.
5.8. Giải pháp về nguồn vốn thực hiện quy hoạch.
- Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
- Các giải pháp huy động vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn, phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn (2014-2015; 2016-2020 và 2021-2030).
- Xây dựng danh mục các chương trình, dự án và công trình ưu tiên đầu tư (trong đó phân loại các dự án theo từng giai đoạn 2014-2015, 2016-2020, 2021-2030 gắn với nguồn vốn: Ngân sách Trung ương đầu tư; ngân sách Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh đầu tư; ngân sách huyện, xã đầu tư; huy động của dân cư và doanh nghiệp; vốn đầu tư nước ngoài).
6. Phần thứ năm: Tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất.
Điều 2. Căn cứ vào nội dung được phê duyệt tại Điều 1, Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiến hành triển khai các bước tiếp theo đảm bảo mục tiêu, yêu cầu đề ra và tuân thủ đúng trình tự theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; Thủ trưởng ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 33/2014/QĐ-UBND về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 2Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ cát trái phép trên các tuyến sông do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Kế hoạch 04/KH-UBND bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2016
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 4Quyết định 16/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 5Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Quyết định 33/2014/QĐ-UBND về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 7Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và phòng ngừa, đấu tranh chống hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh, tiêu thụ cát trái phép trên các tuyến sông do tỉnh Thái Bình ban hành
- 8Kế hoạch 04/KH-UBND bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2016
Quyết định 32/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa tỉnh Thái Bình giai đoạn giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 32/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/01/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Phạm Văn Ca
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra