Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2017/QĐ-UBND | Ninh Bình, ngày 03 tháng 10 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 154/QĐ-TTg ngày 29/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng Ninh Bình.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Phân khu cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/10/2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG PHÂN KHU CÂY XANH SINH THÁI THUỘC CÔNG VIÊN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUỐC GIA TẠI TỈNH NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2017/QĐ-UBND ngày 03/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Phạm vi điều chỉnh đối với các hoạt động xây dựng trong ranh giới lập quy hoạch đã được phê duyệt. Trong trường hợp thay đổi so với quy hoạch đã được phê duyệt, cần được cấp phê duyệt quy hoạch chấp thuận.
- Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện việc quản lý đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng công trình trong phạm vi ranh giới thuộc đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Phân khu cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 đảm bảo theo đúng đồ án được phê duyệt.
- Quy định này và nội dung đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Phân khu cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình làm cơ sở để các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng có liên quan theo quyền hạn và trách nhiệm được giao, quản lý hướng dẫn việc triển khai các dự án thành phần, thỏa thuận các giải pháp kiến trúc, quy hoạch cho các công trình xây dựng trong khu vực theo đúng quy hoạch và quy định của Pháp luật.
- Ngoài những quy định trong Quy định này, việc quản lý xây dựng trong khu vực còn phải tuân theo các quy định pháp luật khác của Nhà nước có liên quan.
- Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi những quy định tại văn bản này phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
Điều 2. Phạm vi Ranh giới và tính chất chức năng
1. Phạm vi ranh giới
Khu vực lập quy hoạch thuộc Quy hoạch xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình đã được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt tại Quyết định số 731/QĐ-UBND ngày 21/9/2012 và Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 20/9/2013, nằm trên địa bàn xã Kỳ Phú, huyện Nho Quan. Trong đó, phạm vi ranh giới lập quy hoạch như sau:
- Phía Đông Bắc giáp Phân khu động vật hoang dã;
- Phía Đông Nam giáp đường Tỉnh lộ ĐT479C;
- Phía Tây Nam giáp dân cư đường tỉnh lộ ĐT479D;
- Phía Tây Bắc giáp núi Ong Ve và Thung Đin, xã Kỳ Phú.
2. Quy mô
Diện tích khu vực quy hoạch: 360,09 ha. Trong đó:
- Quy mô diện tích lập quy hoạch: 306,69 ha.
- Diện tích cập nhật quy hoạch dự án Trung tâm giống lợn Quốc tế Kỳ Phú khoảng 53,4 ha.
3. Tính chất
- Là khu tiếp nối không gian cảnh quan rừng tự nhiên từ Vườn quốc gia Cúc Phương đến Công viên động vật hoang dã Quốc gia;
- Là nơi bố trí chức năng của các trang trại nông lâm nhằm đáp ứng một phần nhu cầu thức ăn cho động vật được nuôi thả tại Công viên động vật hoang dã Quốc gia;
- Là nơi tổ chức giáo dục, tuyên truyền kiến thức về môi trường để bảo tồn và bảo vệ môi trường, thiết lập ý thức hệ và trách nhiệm cho tất cả mọi tầng lớp công dân trong xã hội đến thăm quan, học tập, nghiên cứu.
- Là vùng đệm, cách ly khu động vật hoang dã với các hoạt động bên ngoài công viên.
4. Chức năng trong Phân khu cây xanh sinh thái
- Khu cây xanh sinh thái nghỉ dưỡng: Giáp đường giao thông, tận dụng khai thác vùng có điểm nhìn đẹp về Phân khu Động vật hoang dã và cảnh quan tự nhiên nền của vùng núi đá tự nhiên, tôn tạo cảnh quan đất trống đồi trọc. Các công trình được xây dựng ở sườn đồi để có tầm nhìn thoáng đẹp về phía Phân khu Động vật hoang dã và núi non Ninh Bình. Công trình xây dựng có chiều cao tối đa 02 tầng để có thể khai thác được tầm nhìn nhưng không phá vỡ cảnh quan nhìn từ phía Phân khu Động vật hoang dã. Tổ hợp gồm cụm resort được xây dựng tập trung và tổ hợp nhà vườn trong khu resort gồm các công trình thấp tầng rải rác bố trí bám theo địa hình.
- Khu cây xanh sinh thái giáo dục: Là nơi chăn nuôi kết hợp thăm quan du lịch, giáo dục. Nằm ở phía đường giáp Phân khu Động vật hoang dã, trang trại giáo dục bao gồm khu vực sản xuất, khu vực triển lãm, khu vực giáo dục nhà hàng, quầy bán đồ ăn, bếp nấu và chợ cùng với hạ tầng cảnh quan và kỹ thuật. Các công trình có chiều cao tối đa 02 tầng, bám theo địa hình tự nhiên.
- Khu cây xanh sinh thái nhà vườn: Giáp phần đường giao thông tận dụng khai thác sườn thoải của phần đồi trống. Thu hút đầu tư tôn tạo cảnh quan xanh hóa đất trống, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Công trình có chiều cao xây dựng tối đa 02 tầng, được bố trí bám theo các sườn thoải và được xây dựng lùi vào phía trong so với mặt đường.
- Khu cây xanh sinh thái cắm trại: Là nơi cho các nhóm du lịch, thăm quan tổ chức các hoạt động ngoài trời. Các công trình có quy mô tối đa 01 tầng bám theo địa hình, gồm các hạ tầng phục vụ cho du khách như chòi nghỉ, chỗ vệ sinh, lều trại, khu đất trống cắm trại. Cảnh quan cây xanh được trồng theo tuyến kết nối cảnh quan Phân khu Động vật hoang dã và lõi cảnh quan rừng phòng hộ.
- Khu trang trại dịch vụ: Bám dọc tuyến đường ĐT.479C, là nơi phục vụ các sản phẩm du lịch, dịch vụ ăn uống từ các sản phẩm của các trang trại nông lâm trong dự án và của vùng. Khu này phân chia thành khu chế biến sản phẩm, khu dịch vụ ăn uống giới thiệu sản phẩm. Các công trình có chiều cao tối đa 02 tầng với chức năng dịch vụ hướng về phía mặt đường ĐT.479C.
- Trung tâm cứu hộ gấu: Là nơi cứu hộ loài gấu mang phúc lợi động vật cao góp phần nâng cao uy tín của tổng thể dự án được bố trí giáp với hướng tiếp cận từ tuyến đường nội khu và tuyến đường ĐT.479C để thuận lợi cho khách thăm quan, cũng như vận chuyển và chăm sóc. Công trình gồm các công trình chuồng nuôi, sân chơi của gấu, nơi chăm sóc gấu, nhà điều hành, khu dịch vụ. Các công trình có chiều cao tối đa 01 tầng. Phần công trình xây dựng được bố trí vào giữa khu để được cảnh quan bao bọc xung quanh.
- Đất trang trại thú nuôi: Bố trí giáp với trung tâm cứu hộ gấp là nơi nuôi một số loài thú sẽ gồm các không gian chuồng nuôi, sân thả, nhà điều hành, khu chăm sóc để kết nối hoàn thiện không gian cảnh quan hỗ trợ trung tâm cứu hộ gấu.
- Đất trang trại trồng trọt và chăn nuôi: Là nơi chăn nuôi trồng trọt để tạo ra nguồn thức ăn phục vụ thú ở Phân khu Động vật hoang dã và làm kinh tế trang trại, đem đến công ăn việc làm cho người địa phương. Công trình nhà xây dựng tối đa 01 tầng, gồm nhà điều hành, chuồng trại chăn nuôi, nhà xưởng chế biến. Khu vực địa hình bằng phẳng ưu tiên cho xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Các phần thấp của khu đất ưu tiên đào ao để trữ nước phục vụ nuôi trồng.
- Đất trang trại trồng trọt và lâm nghiệp: Khu vực địa hình đồi ưu tiên trang trại trồng trọt với mật độ xây dựng thấp. Khu vực đất dốc và sườn đối giáp các khu dân cư lân cận thì chỉ trồng các cây lâm nghiệp để duy trình cảnh quan vành đai cũng như không thay đổi về việc cảnh quan và môi trường thoát nước tự nhiên.
- Đất cây xanh sinh thái cảnh quan: Là các trục cảnh quan kết nối từ đường giao thông lên phần lối cảnh quan rừng phòng hộ. Trồng cây theo chủ đề ví dụ vườn đào bích, vườn mai, vườn hồng để tạo sức hút về cảnh quan và cũng là tuyến kết nối giữa các không gian chức năng. Khu vực này chỉ xây dựng công trình kiến trúc nhỏ kiểu chòi nghỉ, quán giải khát một tầng với hình thức phù hợp với địa hình. Các phần giáp tuyến đường có địa hình dốc và đất trống trọc cũng được bố trí trồng cây xanh tạo cảnh và bóng mát.
- Rừng phòng hộ: Lõi cảnh quan duy trì đặc trưng của khu chỉ bố trí các điểm quan sát và dịch vụ nhỏ gắn liền với điểm quan sát, với tuyến đường mòn khám phá tự nhiên. Nghiên cứu duy trì hoặc nghiên cứu thả thêm một số loài thú bản địa đang sinh sống trong khu vực. Không gian xanh với địa hình dốc và có cao độ cao nhất trong khu vực dự án là lõi trung tâm của dự án về mặt cảnh quan. Các tuyến đường mòn nhỏ đi giữa các tán cây hạn chế tối đa ảnh hưởng đến địa hình và thảm thực vật tự nhiên. Tại các điểm cao của các ngọn đồi bố trí chòi quan sát với hướng nhìn về phía Phân khu Động vật hoang dã. Các chòi quan sát được xây dựng tối đa 01 tầng với khối tích nhỏ bằng các loại vật liệu kết cấu nhẹ thân thiện với môi trường.
- Mặt nước: Ở các vùng trũng là nơi thu nước mặt tự nhiên của nội khu, và cũng góp phần cung cấp một phần nước cho trang trại, được phân bố ở các điểm trũng trong khu vực dự án. Các công trình xây dựng chỉ gồm các công trình chòi nghỉ, trạm dừng chân có chiều cao tối đa 01 tầng. Các điểm chòi nghỉ được bố trí tại các điểm có tầm nhìn đẹp hoặc gần mặt nước.
- Đất cây xanh cách ly: Chỉ trồng cây và hệ thực vật bản địa.
- Giao thông: Tuyến đường giao thông cơ giới nội khu kết nối đường giáp Phân khu Động vật hoang dã với tuyến đường ĐT.479D và ĐT.479C. Tuyến đường giao thông đi bộ, đường mòn kết nối từ các trục cảnh quan và các khu vực chức năng công cộng đến các điểm quan sát cao có tầm nhìn bao quát. Tuyến giao thông đi bộ, đường mòn được thiết kế bám sát theo địa hình, và tạo ra các hướng tuyến có góc nhìn đa dạng trong quá trình di chuyển.
- Đất hạ tầng kỹ thuật: Bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật như trạm điện, trạm nước có chiều cao 1 tầng xung quanh bố trí hàng rào cây xanh để hạn chế ảnh hưởng cảnh quan.
- Đất quốc phòng: Giữ nguyên về mặt cảnh quan và là một phần cảnh quan kết nối với rừng phòng hộ. Khu vực đồi thông tin sẽ là điểm nhấn cảnh quan thiên nhiên kết nối với các trục đường chính trong tổng thể dự án.
Bảng tổng hợp quy mô sử dụng đất
TT | Hạng mục đất | KH lô đất | Diện tích đất (m2) | Tỷ lệ (%) |
Tổng cộng | 3,600,910 | 100% | ||
I | Quy mô diện tích đất sinh thái |
| 2,832,338 | 78.65% |
II | Diện tích khu trang trại giống lợn quốc tế Kỳ Phú | VI.TL | 534,036 | 14.83% |
III | Đất quân sự | VI.QS | 228,100 | 6.35% |
IV | Đất giáp ranh (trong Quy hoạch), đất giao thông |
| 6,436 | 0.17% |
Điều 3: Quy mô diện tích đất sinh thái
STT | Chức năng đất | Mã | Diện tích | Cơ cấu (%) | Diện tích xây dựng (m2) | Diện tích sàn (m2) | Mật độ (%) | Tầng cao trung bình (tầng) | Hệ số SDD (lần) |
I | Quy mô diện tích đất sinh thái |
| 2,832,338 | 78,65 | 141,616.9 | 148,757 | 5 |
|
|
1 | Khu cây xanh sinh thái nghỉ dưỡng | VI.ND | 102,958 | 2.86 | 10,296 | 20,592 | 10 | 2 | 0.20 |
2 | Khu cây xanh sinh thái giáo dục | VI.GD | 60,656 | 1.68 | 6,066 | 6,066 | 10 | 1 | 0.10 |
2.1 | Khu cây xanh sinh thái giáo dục 01 | VI.GD-01 | 29,763 |
| 2,976 | 2,976 | 10 | 1 | 0.10 |
2.2 | Khu cây xanh sinh thái giáo dục 02 | VI.GD-02 | 30,893 |
| 3,089 | 3,089 | 10 | 1 | 0.10 |
3 | Khu cây xanh sinh thái nhà vườn | VI.NV | 97,093 | 2.70 | 3,200 | 6,400 | 3 | 2 | 0.07 |
3.1 | Nhà vườn 01 | VI.NV-01 | 6,179 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.06 |
3.2 | Nhà vườn 02 | VI.NV-02 | 6,083 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.07 |
3.3 | Nhà vườn 03 | VI.NV-03 | 7,000 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.06 |
3.4 | Nhà vườn 04 | VI.NV-04 | 7,232 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.06 |
3.5 | Nhà vườn 05 | VI.NV-05 | 8,863 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.05 |
3.6 | Nhà vườn 06 | VI.NV-06 | 4,571 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.09 |
3.7 | Nhà vườn 07 | VI.NV-07 | 5,447 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.07 |
3.8 | Nhà vườn 08 | VI.NV-08 | 6,252 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.06 |
3.9 | Nhà vườn 09 | VI.NV-09 | 6,825 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.06 |
3.10 | Nhà vườn 10 | VI.NV-10 | 6,573 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.06 |
3.11 | Nhà vườn 11 | VI.NV-11 | 6,187 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.06 |
3.12 | Nhà vườn 12 | VI.NV-12 | 7,183 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.06 |
3.13 | Nhà vườn 13 | V7.NV-13 | 4,657 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.09 |
3.14 | Nhà vườn 14 | VI.NV-14 | 4,053 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.10 |
3.15 | Nhà vườn 15 | VI.NV-15 | 4,340 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.09 |
3.16 | Nhà vườn 16 | VI.NV-16 | 5,648 |
| 200 | 400 | 7 | 2 | 0.07 |
4 | Khu cây xanh sinh thái cắm trại và đón tiếp | VI.DT | 22,072 | 0.61 | 2,207 | 2,207 | 10 | 1 | 0.10 |
5 | Đất trang trại dịch vụ | VI.DV | 60,950 | 1.69 | 6,095 | 6,095 | 1 | 1 | 0.10 |
5.1 | Trang trại dịch vụ 01 | VI.DV-01 | 20,436 |
| 2,044 | 2,044 | 10 | 1 | 0.10 |
5.2 | Trang trại dịch vụ 02 | VI.DV-02 | 21,602 |
| 2,160 | 2,160 | 10 | 1 | 0.10 |
5.3 | Trang trại dịch vụ 03 | VI.DV-03 | 18,912 |
| 1,891 | 1,891 | 10 | 1 | 0.10 |
6 | Trung tâm cứu hộ gấu | VI.CHG | 100,000 | 2.78 |
|
| 5 | 1 |
|
7 | Khu trang trại thú nuôi | VI.NT | 100,000 | 2.78 |
|
| 5 | 1 |
|
8 | Trang trại trồng trọt và chăn nuôi | VI.CN | 686,646 | 19.07 | 34,334 | 34,334 | 5 | 1 | 0.05 |
8.1 | Trang trại trồng trọt và chăn nuôi 01 | VI.CN-01 | 66,275 |
| 3,314 | 3,314 | 5 | 1 | 0.05 |
8.2 | Trang trại trồng trọt và chăn nuôi 02 | VI.CN-02 | 79,156 |
| 3,958 | 3,958 | 5 | 1 | 0.05 |
8.3 | Trang trại trồng trọt và chăn nuôi 03 | VI.CN-03 | 78,265 |
| 3,913 | 3,913 | 5 | 1 | 0.05 |
8.4 | Trang trại trồng trọt và chăn nuôi 04 | VI.CN-04 | 22,267 |
| 1,113 | 1,113 | 5 | 1 | 0.05 |
8.5 | Trang trại trồng trọt và chăn nuôi 05 | VI.CN-05 | 141,655 |
| 7,083 | 7,083 | 5 | 1 | 0.05 |
8.6 | Trang trại trồng trọt và chăn nuôi 06 | VI.CN-06 | 103,866 |
| 5,193 | 5,193 | 5 | 1 | 0.05 |
8.7 | Trang trại trồng trọt và chăn nuôi 07 | VI.CN-07 | 61,723 |
| 3,086 | 3,086 | 5 | 1 | 0.05 |
8.8 | Trang trại trồng trọt và chăn nuôi 08 | VI.CN-08 | 14,151 |
| 708 | 708 | 5 | 1 | 0.05 |
8.9 | Trang trại trồng trọt và chăn nuôi 09 | VI.CN-09 | 37,637 |
| 1,882 | 1,882 | 5 | 1 | 0.05 |
8.10 | Trang trại trồng trọt và chăn nuôi 10 | VI.CN-10 | 9,083 |
| 454 | 454 | 5 | 1 | 0.05 |
8.11 | Trang trại trồng trọt và chăn nuôi 11 | VI.CN-11 | 72,601 |
| 3,630 | 3,630 | 5 | 1 | 0.05 |
9 | Trang trại trồng trọt và lâm nghiệp | VI.CT | 236,184 | 6.56 | 11,809 | 11,809 | 5 | 1 | 0.05 |
9.1 | Trang trại trồng trọt và lâm nghiệp 01 | VI.CT-01 | 120,080 |
| 6,004 | 6,004 | 5 | 1 | 0.05 |
9.2 | Trang trại trồng trọt và lâm nghiệp 02 | VI.CT-02 | 40,864 |
| 2,043 | 2,043 | 5 | 1 | 0.05 |
9.3 | Trang trại trồng trọt và lâm nghiệp 03 | VI.CT-03 | 22,713 |
| 1,136 | 1,136 | 5 | 1 | 0.05 |
9.4 | Trang trại trồng trọt và lâm nghiệp 04 | VI.CT-04 | 52,527 |
| 2,626 | 2,626 | 5 | 1 | 0.05 |
10 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan | VI.CQ | 245,056 | 6.8 | 12,226 | 12,226 | 5 | 1 |
|
10.1 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 01 | VI.CQ-01 | 42,679 |
| 2,134 | 2,134 | 5 | 1 | 0.05 |
10.2 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 02 | VI.CQ-02 | 13,881 |
| 694 | 694 | 5 | 1 | 0.05 |
10.3 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 03 | VI.CQ-03 | 21,732 |
| 1,087 | 1,087 | 5 | 1 | 0.05 |
10.4 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 04 | VI.CQ-04 | 7,584 |
| 379 | 379 | 5 | 1 | 0.05 |
10.5 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 05 | VI.CQ-05 | 30,417 |
| 1,521 | 1,521 | 5 | 1 | 0.05 |
10.6 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 06 | VI.CQ-06 | 3,900 |
| 195 | 195 | 5 | 1 | 0.05 |
10.7 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 07 | VI.CQ-07 | 3,869 |
| 193 | 193 | 5 | 1 | 0.05 |
10.7 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 08 | VI.CQ-08 | 8,731 |
| 437 | 437 | 5 | 1 | 0.05 |
10.8 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 09 | VI.CQ-09 | 5,321 |
| 266 | 266 | 5 | 1 | 0.05 |
10.9 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 10 | VI.CQ-10 | 20,685 |
| 1,034 | 1,034 | 5 | 1 | 0.05 |
10.10 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 11 | VI.CQ-11 | 4,218 |
| 211 | 211 | 5 | 1 | 0.05 |
10.1 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 12 | Vl.CQ-12 | 11,435 |
| 572 | 572 | 5 | 1 | 0.05 |
10.1 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 13 | VI.CQ-13 | 7,161 |
| 358 | 358 | 5 | 1 | 0.05 |
10.1 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 14 | VI.CQ-14 | 1,710 |
| 86 | 86 | 5 | 1 | 0.05 |
10.1 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 15 | VI.CQ-15 | 59,096 |
| 2,955 | 2,955 | 5 | 1 | 0.05 |
10.2 | Đất cây xanh sinh thái cảnh quan 16 | VI.CQ-16 | 2,106 |
| 105 | 105 | 5 | 1 | 0.05 |
11 | Đất rừng phòng hộ |
| 1,025,108 | 28.46 | 49,028 | 49,028 | 5 | 1 |
|
11.1 | Đất rừng phòng hộ 01 | VI.RPH- 01 | 890,687 |
| 44,534 | 44,534 | 5 | 1 | 0.05 |
11.2 | Đất rừng phòng hộ 02 | VI.RPH- 02 | 89,873 |
| 4,494 | 4,494 | 5 | 1 | 0.05 |
11.3 | Đất rừng phòng hộ 03 | VI.RPH- 03 | 44,121 |
| 2,206 | 2,206 | 5 | 1 | 0.05 |
12 | Đất mặt nước |
| 31,452 | 0.87 |
|
|
|
|
|
12.1 | Mặt nước 01 | VI.MN-01 | 4,831 |
|
|
|
|
|
|
12.2 | Mặt nước 02 | VI.MN-02 | 18,326 |
|
|
|
|
|
|
12.3 | Mặt nước 03 | VI.MN-03 | 2,857 |
|
|
|
|
|
|
12.4 | Mặt nước 04 | VI.MN-04 | 5,438 |
|
|
|
|
|
|
13 | Đất cách ly | VI.CL | 37,297 | 1.04 |
|
|
|
|
|
13.1 | Đất cách ly 01 | VI.CL-01 | 9,267 |
|
|
|
|
|
|
13.2 | Đất cách ly 02 | VI.CL-16 | 28,030 |
|
|
|
|
|
|
14 | Đất giao thông |
| 26,166 | 0.73 |
|
|
|
|
|
15 | Đất hạ tầng kỹ thuật | VI.HT | 700 | 0.02 |
|
|
|
|
|
15.1 | Đất hạ tầng kỹ thuật 01 | VI.HT-01 | 100 |
|
|
|
|
|
|
15.2 | Đất hạ tầng kỹ thuật 02 | VI.HT-02 | 100 |
|
|
|
|
|
|
15.3 | Đất hạ tầng kỹ thuật 03 | VI.HT-03 | 100 |
|
|
|
|
|
|
15.4 | Đất hạ tầng kỹ thuật 04 | VI.HT-04 | 100 |
|
|
|
|
|
|
15.5 | Đất hạ tầng kỹ thuật 05 | VI.HT-05 | 100 |
|
|
|
|
|
|
15.6 | Đất hạ tầng kỹ thuật 06 | VI.HT-06 | 100 |
|
|
|
|
|
|
15.7 | Đất hạ tầng kỹ thuật 07 | VI.HT-07 | 100 |
|
|
|
|
|
|
Các quy định khác:
- Bố cục và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của công trình trong các ô đất phải tuân theo bố cục và tổ chức không gian kiến trúc chung, theo phương hướng tổ chức các khu vực trọng tâm, các tuyến không gian, các điểm nhấn không gian và theo quy định phân vùng cảnh quan của khu vực quy hoạch.
- Các nhà dịch vụ du lịch bố trí tập trung thành từng cụm, thiết kế nổi bật theo chủ đề. Bố trí các nhà phù hợp với địa hình tự nhiên và đảm bảo nhu cầu sử dụng của du khách, thống nhất về khoảng lùi tạo không gian đệm trước dãy nhà.
- Mật độ xây dựng và chiều cao công trình tuân thủ chỉ tiêu quy định tại bản vẽ QH-05, khuyến khích sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường.
Điều 4. Diện tích khu trang trại giống lợn quốc tế Kỳ Phú
STT | Chức năng đất | Mã | Diện tích | Cơ cấu | Diện tích xây dựng | Diện tích sàn | Mật độ | Tầng cao Trung bình | Hệ số SDĐ (lần) |
II | Diện tích khu trang trại giống lợn quốc tế Kỳ Phú | VI.TL | 534,036 | 14.83% |
|
|
|
|
|
Các quy định khác:
- Khu vực được thực hiện theo dự án riêng.
- Giữ nguyên hiện trạng ranh giới khu đất. Chủ đầu tư của dự án cần thực hiện dự án theo đúng nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Khuyến khích đơn vị hợp tác cung cấp thức ăn cho các loài động vật dự kiến nuôi thả trong Công viên.
Điều 5. Diện tích khu đất quân sự
STT | Chức năng đất | Mã | Diện tích | Cơ cấu | Diện tích xây dựng | Diện tích sàn | Mật độ | Tầng cao TB | Hệ số SDĐ (lần) |
III | Đất quân sự | VI.QS | 228,100 | 6.35% |
|
|
|
|
|
Các quy định khác:
- Giữ nguyên về mặt cảnh quan và là một phần cảnh quan kết nối với rừng phòng hộ. Khu vực đồi thông tin sẽ là điểm nhấn cảnh quan thiên nhiên kết nối với các trục đường chính trong tổng thể dự án.
Điều 6. Đất giáp ranh (trong Quy hoạch), đất giao thông
STT | Chức năng đất | Mã | Diện tích | Cơ cấu | Diện tích xây dựng | Diện tích sàn | Mật độ | Tầng cao TB | Hệ số SDĐ (lần) |
IV | Đất giáp ranh (trong Quy hoạch), đất giao thông |
| 6,436 | 0.17% |
|
|
|
|
|
Các quy định khác:
- Chỉ trồng cây và hệ thực vật bản địa.
Điều 7. Quy định đối với hệ thống giao thông
Tiêu chuẩn thiết kế mạng lưới liên khu vực:
STT | Các thông số kỹ thuật | Đơn vị | Trị số | |
Quy phạm | Thiết kế | |||
I | Cấp quản lý |
| V | V |
II | Tốc độ tính toán | Km/h | 30 | 30 |
III | Quy mô mặt cắt ngang |
|
|
|
| Số làn xe cơ giới | Làn | 1 | 1 |
| Chiều rộng làn xe cơ giới | m | 3,50 | 3,50 |
| Bề rộng phần xe cơ giới | m | 3,50 | 3,50 |
| Bề rộng lề | m | 2 x 1,5 | 2 x 1,75 |
| Trong đó bề rộng lề gia cố | m |
| 2 x 0,75 |
| Bề rộng nền đường | m | 6,50 | 7,00 |
IV | Tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu |
|
|
|
| Độ dốc siêu cao lớn nhất | % | 5 | 2 |
| Bán kính đường cong nằm nhỏ | m | 30 | 100 |
| Bán kính đường cong nằm không | m | 350 | 100 |
| Độ dốc dọc lớn nhất | % | 10 | 11 |
| Bán kính đường cong lồi nhỏ | m | 250 | 250 |
| Bán kính đường cong lõm nhỏ | m | 400 | 400 |
| Độ dốc ngang mặt đường xe | % | 2,0-3,0 | 2,0 |
| Mặt đường khai thác bằng | Mác | 250 | 250 |
Điều 8. Quy định đối với hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường
Các công trình hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo tuân theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng có liên quan.
1. Về chuẩn bị kỹ thuật mặt bằng xây dựng: Phải tuân thủ các yêu cầu về hướng tuyến, cao độ của các mạng lưới thoát nước và cao độ san nền.
2. Về cấp nước: Phải tuân thủ các yêu cầu về hướng tuyến, điểm đấu nối và các yêu cầu kỹ thuật khác được xác định trong Quy hoạch cấp nước QH-09 kèm theo đồ án quy hoạch.
3. Về thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Phải tuân thủ các yêu cầu về hướng tuyến, điểm đấu nối và các yêu cầu kỹ thuật khác được xác định trong Quy hoạch thoát nước bẩn QH-11 kèm theo đồ án quy hoạch. Nước thải của khu vực quy hoạch phải được xử lý theo đúng yêu cầu về vệ sinh môi trường trước khi xả vào hệ thống thoát nước mặt. Rác thải phải được thu gom, phân loại để thuận tiện cho việc xử lý.
4. Về cấp điện: Phải tuân thủ yêu cầu về hướng tuyến, điểm đầu nối và các yêu cầu kỹ thuật khác được xác định trong Quy hoạch cấp điện QH-10 kèm theo đồ án quy hoạch. Nguồn cấp theo thỏa thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành.
Điều 9. Quy định đối với hành lang an toàn đối với tuyến điện cao thế 500KV
Hành lang an toàn cho đường điện 500KV qua khu đất là 7m mỗi bên tính từ mép dây ngoài cùng theo quy định (Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện) trong đó tuyệt đối không xây dựng công trình và trồng cây cao. Khoảng cách phóng điện an toàn là 8m đối với các phương tiện và thiết bị.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
Thống nhất quản lý toàn diện các hoạt động đầu tư xây dựng và quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan theo đúng đồ án được duyệt.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
1. Là cơ quan đầu mối, chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp UBND tỉnh Ninh Bình giám sát toàn bộ việc thực hiện, triển khai, quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Phân khu cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình và Quy định quản lý theo đồ án đã được duyệt.
2. Chủ trì, phối hợp với UBND huyện Nho Quan và các đơn vị có liên quan tổ chức công bố, công khai Quy hoạch chi tiết xây dựng Phân khu cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình và Quy định quản lý theo đồ án đã được duyệt theo quy định hiện hành.
Điều 12. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành và UBND huyện Nho Quan
Theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình thực hiện công tác quản lý đối với đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Phân khu cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình và Quy định quản lý theo đồ án đã được duyệt./.
- 1Quyết định 1298/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, lập quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù Công viên bảo tồn động vật hoang dã Tây Nguyên tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
- 2Quyết định 1506/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng Phân khu Cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
- 3Quyết định 11/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
- 4Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5Quyết định 5300/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh (phân khu 1) (quy hoạch sử dụng đất - kiến trúc - giao thông)
- 6Quyết định 6359/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu VI thuộc khu đô thị Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh (hạ tầng kỹ thuật)
- 7Quyết định 6361/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu VIII thuộc khu đô thị Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh (hạ tầng kỹ thuật)
- 8Quyết định 6746/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư dọc đường Nam Cao, phường Tân Phú, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh (hạ tầng kỹ thuật)
- 1Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 2Nghị định 14/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật điện lực về an toàn điện
- 3Luật Xây dựng 2014
- 4Quyết định 154/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án tổng thể xây dựng Công viên động vật hoang dã quốc gia tại tỉnh Ninh Bình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Quyết định 1298/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ, dự toán khảo sát, lập quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù Công viên bảo tồn động vật hoang dã Tây Nguyên tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
- 8Quyết định 1506/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng Phân khu Cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
- 9Quyết định 731/QĐ-UBND năm 2012 về phê duyệt quy hoạch xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
- 10Quyết định 60/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 xây dựng Phân khu cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
- 11Quyết định 11/2017/QĐ-UBND Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
- 12Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 13Quyết định 5300/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân cư nhà vườn xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh (phân khu 1) (quy hoạch sử dụng đất - kiến trúc - giao thông)
- 14Quyết định 6359/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu VI thuộc khu đô thị Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh (hạ tầng kỹ thuật)
- 15Quyết định 6361/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu VIII thuộc khu đô thị Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh (hạ tầng kỹ thuật)
- 16Quyết định 6746/QĐ-UBND năm 2013 về duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu dân cư dọc đường Nam Cao, phường Tân Phú, Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh (hạ tầng kỹ thuật)
Quyết định 32/2017/QĐ-UBND về quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng Phân khu cây xanh sinh thái thuộc Công viên động vật hoang dã Quốc gia tại tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 32/2017/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/10/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Đinh Chung Phụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra