- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Luật Đầu tư 2005
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật xây dựng 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 8Luật thanh tra 2010
- 9Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 10Nghị định 82/2012/NĐ-CP tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính
- 11Nghị định 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng
- 12Nghị định 216/2013/NĐ-CP tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2014/QĐ-UBND | Hà Tĩnh, ngày 28 tháng 07 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TRA VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004 và các văn bản liên quan;
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003; Luật Đầu tư năm 2005; Luật Đấu thầu 2005; Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Xây dựng; Nghị định số 216/2013/NĐ-CP ngày 24/12/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư; Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính;
Theo đề nghị của Thanh tra tỉnh tại Văn bản số 223/TT-NV2 ngày 04 tháng 6 năm 2014 và Báo cáo thẩm định dự thảo Quyết định của UBND tỉnh tại văn bản số 481/BC-STP ngày 27/5/2014 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung quản lý đối với hoạt động thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Giao Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức phổ biến, triển khai áp dụng; định kỳ 6 tháng, năm sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện Quy định này, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THANH TRA VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 28/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định một số nội dung đối với hoạt động thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm: Xây dựng Kế hoạch thanh tra; tổ chức thanh tra; phân công trách nhiệm, phối hợp hoạt động; xử lý chồng chéo trong quá trình tiến hành thanh tra giữa các tổ chức thanh tra và các tổ chức có liên quan.
2. Thanh tra đột xuất và thanh tra lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Hoạt động thanh tra thuộc lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng của Thanh tra tỉnh, thanh tra các Sở, ngành, thanh tra các huyện, thành phố, thị xã, Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý đầu tư xây dựng, đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Mục đích
Quy định thống nhất chương trình, kế hoạch thanh tra đối với lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian trong hoạt động thanh tra; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động thanh tra trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng.
Điều 4. Nguyên tắc
1. Tuân thủ quy định của pháp luật;
2. Cụ thể hóa hoạt động thanh tra đối với lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh bằng chương trình, kế hoạch thanh tra; thực hiện theo kế hoạch về các nội dung chủ yếu sau: Đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra, thời gian tiến hành thanh tra và các cơ quan, tổ chức thực hiện.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Thống nhất kế hoạch
1. Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh định hướng chỉ đạo chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm của các tổ chức thanh tra trên địa bàn tỉnh, đảm bảo các nội dung, lĩnh vực trong hoạt động xây dựng phải được đề cập một cách toàn diện. Việc hướng dẫn xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh và phê duyệt của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010.
2. Trước khi phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm Giám đốc các Sở, Chủ tịch UBND cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý đầu tư xây dựng phải lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của Thanh tra tỉnh. Thanh tra tỉnh thực hiện điều phối và xử lý chồng chéo trong chương trình, kế hoạch bằng việc cho ý kiến cụ thể trong việc xác định đối tượng thanh tra, nội dung thanh tra của các địa phương, đơn vị. Nếu có dự án, công trình cùng có trong dự kiến của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện thì Thanh tra tỉnh thực hiện điều chỉnh theo nguyên tắc ưu tiên thứ tự ổn định kế hoạch: Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Tài chính, Thanh tra sở chuyên ngành, Thanh tra cấp huyện. Trường hợp đến ngày 05/12 hàng năm nếu Thanh tra tỉnh chưa có ý kiến bằng văn bản nhưng không có lý do khách quan thì coi như đồng ý với chương trình, kế hoạch được trình.
3. Chậm nhất sau 10 ngày khi chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt Giám đốc các Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý đầu tư xây dựng phải gửi văn bản phê duyệt kèm kế hoạch về Thanh tra tỉnh. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, đưa lên trang thông tin điện tử của Ngành để theo dõi việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch chung trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Trường hợp Thanh tra các Bộ, ngành Trung ương có kế hoạch triển khai thanh tra trên địa bàn tỉnh thì Giám đốc, Chánh Thanh tra các sở phải biết cụ thể kế hoạch của Bộ, ngành liên quan và báo cáo cho Chánh Thanh tra tỉnh. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm chủ động phối hợp với Chánh Thanh tra Bộ, ngành Trung ương để xử lý chồng chéo (nếu có) đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch của địa phương; báo cáo kết quả phối hợp với Thanh tra bộ, ngành Trung ương cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 6. Tổ chức thanh tra
1. Các địa phương, đơn vị phải chủ động triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt đảm bảo đúng đối tượng, nội dung và thời gian tiến hành thanh tra.
2. Việc thanh tra đối với các đối tượng và nội dung không có trong chương trình kế hoạch thanh tra (nếu có) mà không phải do yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên thì được xem là tiến hành thanh tra đột xuất và phải được thực hiện theo quy trình tổ chức thanh tra đột xuất. Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm về việc tiến hành thanh tra đột xuất này.
3. Trường hợp việc tổ chức thanh tra không được tiến hành đúng theo chương trình kế hoạch, thì:
a) Trường hợp trong năm kế hoạch, các đơn vị đã được xác định là đối tượng thanh tra nhưng không triển khai thanh tra thì cơ quan tiến hành thanh tra (Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện, Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý đầu tư xây dựng) phải đồng thời thông báo cho Thanh tra tỉnh và đơn vị trước thời gian dự kiến thanh tra theo kế hoạch là 30 ngày. Thông báo phải nêu rõ lý do chưa triển khai và việc có hay không đưa vào kế hoạch năm tiếp theo.
b) Trường hợp các tổ chức thanh tra không tiến hành đúng thời gian theo kế hoạch thì Thủ trưởng cơ quan tiến hành thanh tra phải đồng thời thông báo cho Thanh tra tỉnh và đơn vị trước thời gian dự kiến thanh tra theo kế hoạch là 30 ngày. Việc điều chỉnh thời gian tổ chức thanh tra phải được bàn bạc thống nhất giữa đối tượng và cơ quan tiến hành thanh tra, đảm bảo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị.
Điều 7. Phân công và phối hợp hoạt động
1. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra chuyên ngành về đầu tư xây dựng, thanh tra các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài chính tập trung các nội dung sau:
a) Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung thanh tra các nội dung về lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch phân bổ, quản lý và sử dụng vốn; lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; lập, phê duyệt và thực hiện kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu; tiến độ thực hiện dự án.
b) Thanh tra Sở Xây dựng tập trung thanh tra các nội dung về quy hoạch, kiến trúc; áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng, định mức vật liệu đối với công trình xây dựng (kể cả việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam); quản lý chất lượng công trình xây dựng; phát triển, quản lý sử dụng nhà, kinh doanh bất động sản, quản lý sử dụng công sở; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện; cấp, thu hồi và quản lý xây dựng theo Giấy phép xây dựng; năng lực hành nghề của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng,
c) Thanh tra Sở Tài chính tập trung thanh tra việc quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.
2. Các dự án, công trình thuộc đối tượng thanh tra toàn diện đã nằm trong chương trình kế hoạch (đã được phê duyệt) của Thanh tra tỉnh, Thanh tra các sở, ngành và Thanh tra cấp huyện thì hoạt động thanh tra, kiểm tra của thanh tra chuyên ngành xây dựng (của Sở Xây dựng) chỉ được thực hiện khi cần thiết hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm nhưng phải thông báo cho đơn vị đã có kế hoạch thanh tra biết việc thanh tra và kết quả thanh tra ngay sau khi kết thúc.
Điều 8. Xử lý chồng chéo
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra giữa các tổ chức thanh tra trên địa bàn; trường hợp việc chồng chéo chưa được phát hiện trong quá trình xây dựng kế hoạch nếu phát sinh trong quá trình hoạt động thì việc xử lý thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 5 Quy định này; trường hợp vướng mắc do quy định của pháp luật phải kịp thời báo cáo Thanh tra tỉnh để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.
2. Các cuộc thanh tra do UBND tỉnh tổ chức nếu có nội dung nằm trong kế hoạch thanh tra của các đơn vị mà chưa thực hiện thi các đơn vị chủ động đưa ra khỏi kế hoạch và bổ sung chương trình, kế hoạch thanh tra phù hợp với đặc điểm tình hình; trường hợp đã thực hiện thì phải báo cáo kết quả thanh tra cho Đoàn thanh tra do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.
3. Khi các Bộ, ngành Trung ương tiến hành các hoạt động thanh tra chuyên ngành về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thì Giám đốc, Chánh thanh tra các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm nắm tình hình báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh để phối hợp. Chánh Thanh tra tỉnh có trách nhiệm phối hợp với Chánh thanh tra các Bộ, ngành liên quan để xử lý việc chồng chéo (nếu có) trong hoạt động đảm bảo sự thống nhất chương trình kế hoạch thanh tra trên địa bàn toàn tỉnh. Trường hợp việc xử lý gặp khó khăn, vướng mắc hoặc vượt thẩm quyền thì Chánh Thanh tra tỉnh phải kịp thời báo cáo và tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phương án xử lý và Báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Tổ chức thực hiện
Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các ban, ngành, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý đầu tư xây dựng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện, đánh giá, tổng kết Quy định này.
Điều 10. Sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề cần sửa đổi điều chỉnh, bổ sung các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Thanh tra tỉnh để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
- 1Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và an toàn vận hành các nhà máy thủy điện do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2014 về nội dung thực hiện cơ chế đặc thù về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La theo Quyết định 498/QĐ-TTg
- 3Quyết định 23/2014/QĐ-UBND về Quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Quyết định 19/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định phân cấp Quản lý Hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình kèm theo Quyết định 07/2016/QĐ-UBND
- 5Quyết định 02/2018/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2, Điều 19 Quy định phân cấp Quản lý Hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình kèm theo Quyết định 07/2016/QĐ-UBND
- 6Quyết định 14/2019/QĐ-UBND về phân cấp nội dung quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 7Quyết định 29/2021/QĐ-UBND quy định về một số nội dung về quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 8Quyết định 12/2021/QĐ-UBND về phân cấp một số nội dung quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 9Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định về phân cấp, phân công Quản lý Hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Luật Đầu tư 2005
- 3Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật xây dựng 2003
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 7Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009
- 8Luật thanh tra 2010
- 9Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 10Nghị định 82/2012/NĐ-CP tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính
- 11Nghị định 26/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng
- 12Nghị định 216/2013/NĐ-CP tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Kế hoạch và Đầu tư
- 13Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và an toàn vận hành các nhà máy thủy điện do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 14Quyết định 1551/QĐ-UBND năm 2014 về nội dung thực hiện cơ chế đặc thù về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La theo Quyết định 498/QĐ-TTg
- 15Quyết định 23/2014/QĐ-UBND về Quản lý hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 16Quyết định 19/2017/QĐ-UBND về sửa đổi Quy định phân cấp Quản lý Hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình kèm theo Quyết định 07/2016/QĐ-UBND
- 17Quyết định 02/2018/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 2, Điều 19 Quy định phân cấp Quản lý Hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình kèm theo Quyết định 07/2016/QĐ-UBND
- 18Quyết định 14/2019/QĐ-UBND về phân cấp nội dung quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 19Quyết định 29/2021/QĐ-UBND quy định về một số nội dung về quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 20Quyết định 12/2021/QĐ-UBND về phân cấp một số nội dung quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 21Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định về phân cấp, phân công Quản lý Hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Quyết định 32/2014/QĐ-UBND về nội dung quản lý đối với hoạt động thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 32/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/07/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Võ Kim Cự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực